Pham Thi Hao
ABSTRACT
Guo Moruo (1892 – 1978) was a famous Chinese author, poet, historian, archaeologist, and. As a writer, he was the author of many historical plays, essays on some classical Chinese poets and the theorical issues of poetry.
Guo Moruo was considered as the founder of Chinese “New Poetry”. His book “Nu shen” (Goddess) published in 1921 made a big noise in the contemporary poetry circles because of its daring innovation, such as completely getting out of affected forms of classical poetry, freely expressing the new ideas which were full of optimistic enthusiasm and romantism. The characteristics of Chinese “New Poetry” were concentratively expressed in the poem “Fenhuang niepan” (Phoenix Nirvana), the full translation into Vietnamese of which was made by myself and will be attached with this paper.
Following Guo Moruo’s book “Nu shen” was a properious and contiuously growing movement of “New Poetry” in Chinese literature.
I will examine some characteristics of Guo Moruo’ poetry innovation and of Chinese “New Poetry” and try to compare them with the characteristics of Vietnamese “New Poetry” basing on the analyses of the social and literary conditions of both countries.
QUÁCH MẠT NHƯỢC VÀ PHONG TRÀO
“THƠ MỚI” TRUNG HOA
Quách Mạt Nhược (1892 – 1978) là nhà văn, nhà sử học, nhà khảo cổ học, nhà cổ văn tự học rất nổi tiếng của Trung Quốc. Riêng về văn học, ông viết tiểu thuyết và nhiều vở kịch lịch sử lớn có giá trị vang dội, ông viết chuyên luận nghiên cứu về một số thi hào cổ điển và các vấn đề lý luận thơ ca.
Về thơ, ông được xem là người đặt nền móng cho thể loại “thơ mới” của Trung Quốc. Với tập “Nữ thần” xuất bản năm 1921, ông đã gây xôn xao thi đàn bởi sự cách tân mạnh bạo: thoát ly hẳn hình thức gò bó của cổ thi, biểu đạt tự do những tư tưởng mới mẻ vừa lạc quan nhiệt tình vừa bay bổng lãng mạn.
Đặc điểm của loại “thơ mới” Trung Quốc thời đó được tập trung thể hiện trong bài tiêu biểu “Phượng hoàng niết bàn” (chúng tôi có dịch toàn bài sang tiếng Việt). Đây là bài thơ trữ tình giàu tính tượng trưng, vừa bi thương vừa hùng tráng, biểu đặt được tâm thái của thế hệ thanh niên đương thời mà các nhà nghiên cứu về “thơ mới” đều có nhắc đến.
Sau “Nữ thần” của Quách Mạt Nhược là cả một phong trào “thơ mới” phát triển phồn minh và liên tục.
Bài nghiên cứu khảo sát một vài đặc điểm cách tân của “thơ mới” Quách Mạt Nhược và “thơ mới” Trung Quốc, so sánh với “thơ mới” của Việt Nam trong hai bối cảnh xã hội và văn học khác nhau.
Phạm Thị Hảo
(Học giả Trung Quốc học)
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM