Sáng ngày 18/4/2015, Khoa Văn học và Ngôn ngữ đã tổ chức Hội thảo Nghiên cứu khoa học sinh viên 2015 tại cơ sở Linh Trung, Thủ Đức. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Nghiên cứu khoa học sinh viên thường niên (13-18/4/2015) của Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn. Tham dự HT có đông đảo giảng viên, sinh viên của Khoa VH&NN, đặc biệt là sự hiện diện của cô Đỗ Kim Hoàng – chuyên viên NCKH SV, Phòng Quản lý Khoa học – Dự án.
Hội thảo có phiên làm việc với 3 Tiểu ban: (1) Văn học Việt Nam – Văn hóa dân gian – Lý luận và Phê bình văn học; (2) Văn học nước ngoài – Nghệ thuật học; (3) Ngôn ngữ học – Hán Nôm.
Năm nay, Khoa VH&NN có 17 đề tài tham gia NCKH cấp Trường. Hầu hết các đề tài đều được đánh giá cao ở mức độ đầu tư, ý nghĩa thực tiễn cùng tinh thần nghiêm túc, đam mê nghiên cứu khoa học. Nổi bật có: Truyện ngắn TP. Hồ Chí Minh từ đổi mới đến nay (Nguyễn Thị Tình (CN); Quan niệm về nữ quyền trong lý luận - phê bình văn học Nam Bộ đầu thế kỷ XX (Bùi Trọng Thùy Linh (CN), Võ Trần Thùy Trâm); Hội họa như một thủ pháp trong "Tên tôi là Đỏ" của Orhan Pamuk (Đinh Hoài Bảo (CN); Loại từ trong tiếng M’nông (Nguyễn Thị Hương Giang (CN), Huỳnh Thị Tú Linh, Tống Thị Khánh An); Đình cổ Vĩnh Long qua tư liệu Hán Nôm (Nguyễn Thị Việt Anh (CN), Võ Thị Hồng Điệp, Nguyễn Thị Liên, Hồ Như Nguyệt, Trần Thị Linh Quyên);…
Hội thảo đã diễn ra sôi nổi với phần trình bày của các nhóm đề tài; phần phản biện, góp ý của Hội đồng và các cử tọa tham gia. Phải nói rằng, hoạt động NCKH của sinh viên ngày càng được quan tâm. Sự quan tâm đó không chỉ đến từ Trường, Khoa mà chính từ chính các bạn sinh viên. Với số lượng hơn 150 sinh viên tham gia vào Hội thảo vừa qua cũng phần nào nói lên điều đó. Hội thảo đã góp phần giúp các bạn sinh viên tích góp thêm những kinh nghiệm, những phương pháp, yêu cầu… cho các công trình, dự định nghiên cứu khoa học của mình trong tương lai.
Một số hình ảnh trong Hội thảo:
Tiểu ban Văn học Việt Nam - Văn hóa dân gian - Lý luận và Phê bình văn học:
Tiểu ban Văn học nước ngoài - Nghệ thuật học:
Tiểu ban Ngôn ngữ học - Hán Nôm: