Bình luận văn học 2016

LỜI NÓI ĐẦU

Niên san Bình luận văn học 2016 của Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học TP.Hồ Chí Minh theo đúng lịch trình, đã đến tay bạn đọc vào dịp cuối năm. Năm 2016 Hội có một sự kiện quan trọng là Đại hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học TP.Hồ Chí Minh nhiệm kì VI (2016 – 2020) đã được tổ chức vào sáng ngày 28/5/2016 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM. Đại hội đã bầu PGS.TS. Trần Hữu Tá làm Chủ tịch, cùng 2 Phó Chủ tịch là PGS.TS. Nguyễn Viết Ngoạn và PGS.TS. Nguyễn Thành Thi. Ban chấp hành Hội có tất cả 25 thành viên, trong đó có nhiều gương mặt mới, năng động, hứa hẹn mang sức sống mới đến với Hội trong nhiệm kỳ này.

Tiêu điểm năm nay tập trung chú ý vào bộ sách giáo khoa ngữ văn mới theo định hướng phát triển năng lực, đây cũng là cam kết của BCH Hội trong việc gắn chặt hơn nữa hoạt động của Hội với việc dạy văn ở trường phổ thông. Mục Tiêu điểm kỳ này giới thiệu bài viết của GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết: Tích hợp trong sách giáo khoa ngữ văn mới, PGS.TS. Bùi Mạnh Hùng: Để ngữ văn trở thành môn học phát triển năng lực tư duy, PGS.TS. Nguyễn Thành Thi về Chuẩn đọc cùng với 4 bài của 5 tác giả có chuyên môn sâu về phương pháp giảng dạy văn học khác nữa là: Nguyễn Hồng Nam, Võ Huy Bình, Nguyễn Phước Bảo Khôi, Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thành Trung trong mục Văn học – Nhà trường.

Mục Chân dung nhân vật dành 2 bài viết trang trọng về giáo sư Trần Hữu Tá nhân dịp Đại hội nhiệm kỳ mới và kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của Giáo sư (bài của nhà báo-nhà thơ Lê Minh Quốc và nhà báo Vĩnh Thắng). Bài viết thứ ba dành cho giáo sư Nguyễn Khuê (Trường Đại học KHXH và NV) nhân dịp lễ Thượng thọ và ra mắt tuyển tập của Giáo sư (bài của PGS.TS. Đoàn Lê Giang).

Các mục Văn học Việt Nam, Lý luận văn học và Văn học nước ngoài, Nhìn ra thế giới, Đọc sách đã dành rất nhiều trang để các giáo sư, các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo hội viên, các anh chị nghiên cứu sinh công bố những nghiên cứu mới nhất của mình.

Ban biên tập Bình luận văn học – Niên san 2016 chân thành cảm ơn các vị giáo sư, các nhà nghiên cứu đã tin cậy mà gửi những bài viết có giá trị cho chúng tôi.

Năm Con Khỉ sắp qua đi, năm Con Gà sắp tới, theo quan niệm dân gian, con gà có đủ cả lễ nghĩa, trung tín, dũng cảm, cần cù, nên năm nay sẽ hứa hẹn một năm thành công của tất cả chúng ta. Qua Bình luận văn học – Niên san 2016, Ban chấp hành Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học TP.HCM xin gửi đến quý vị giáo sư, các nhà nghiên cứu, toàn thể anh chị em hội viên và thân hữu gần xa một năm mới sức khỏe dồi dào, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy văn chương đầy khó khăn, thách thức mà hết sức cao quý này. Ban biên tập mong nhận được những bài viết có giá trị của tất cả quý vị cho Bình luận văn học tới đây.

                                                                                    Ban biên tập

Tạp chí Khoa học

Đại học Sài Gòn

Scientific Journal of Saigon University

SỐ CHUYÊN ĐỀ

BÌNH LUẬN VĂN HỌC

NIÊN SAN 2016

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

-         HỘI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY VĂN HỌC TP.HỒ CHÍ MINH

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2016


MỤC LỤC

BÌNH LUẬN VĂN HỌC – NIÊN SAN 2016

Lời nói đầu.........................................................................................................................................

TIÊU ĐIỂM

  1. Nguyễn Minh Thuyết...... Tích hợp trong sách giáo khoa ngữ văn mới..........................
  2. Bùi Mạnh Hùng .............. Để ngữ văn trở thành môn học phát triển năng lực tư duy
  3. Nguyễn Thành Thi.......... Chuẩn đọc trong chương trình Ngữ văn Phổ thông Hàn Quốc – Trường hợp đáng tham khảo đối với viếc đổi mới chương trình ngữ văn ở Việt Nam

CHÂN DUNG NHÂN VẬT

  1. Lê Minh Quốc.................. Thầy Trần Hữu Tá - Một người hiền.....................................
  2. Vĩnh Thắng...................... Giáo sư Trần Hữu Tá và Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học Thành phố Hồ Chí Minh................................................................................
  3. Đoàn Lê Giang ............... Trăm năm hương xa bay (Đọc ba thi tập của nhà thơ-nhà giáo Nguyễn Khuê)....................................................................................

VĂN HỌC VIỆT NAM

  1. Nguyễn Quang Hưng...... Cảm quan hiện thực, con người trong hồi ký văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975.......................................................................................
  2. Thái Thị Phương Thảo... Đời sống tâm linh của người miền Trung trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu những năm 1980...........................................................
  3. Lê Thị Nhiên ................... Một vài phương diện nghệ thuật trong hồi ký cách mạng của Trần Huy Liệu từ góc nhìn diễn ngôn.......................................................................
  4. Trầm Thanh Tuấn.......... "Dữ", "tương", "cộng", "hựu", "tại", những nhãn tự nghệ thuật trong thơ thiên nhiên đời Trần........................................................................
  5. Thích Phước Đạt............. Tìm hiểu tác phẩm Tham đồ hiển quyết.................................
    1. Thích Hạnh Tuệ-Thích Minh Ấn

                 ........................................... Tâm - vấn đề then chốt của văn học Phật giáo Đại thừa.......      

  1. Lê Dương Khắc Minh..... Tìm hiểu về cái chết của các nhân vật trong một số truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam.......................................................................................
  2. Nguyễn Văn Hoài............ Những nguyên tắc và thủ pháp chuyển thể của truyện thơ Nôm: Trường hợp Truyện Song Tinh...........................................................
  3. Lê Quang Trường........... Phan Thanh Giản với những đóng góp vào văn học Hán Nôm Nam Bộ
  4. Nguyễn Thị Bích Đào...... Nguyễn Hàm Ninh: một tài năng, một nhân cách lớn.........
  5. La Mai Thi Gia ............... Vai trò của văn học dân gian Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp
  6. Đặng Quốc Minh Dương Tính hai mặt – một đặc trưng của nhân vật con vật tinh ranh trong truyện dân gian...............................................................................................

LÝ LUẬN VĂN HỌC VÀ VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

  1. Nguyễn Nam.................... “Đông Á” – “Thực thể” và “Phương Pháp”..........................
  2. Trần Lê Hoa Tranh........ Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc tại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa đại chúng....................................................................................
  3. Lê Ngọc Phương.............. Về chủ đề tính dục trong tiểu thuyết của Gabriel Garcia Marquez và Mario Vargas Llosa......................................................................................
  4. Nguyễn Ngọc Bảo Trâm. Giới thiệu thi pháp học cổ điển Arab.....................................
  5. Nguyễn Đăng Hai ........... Vấn đề ý thức cá nhântrong Tùy Viên thi thoại của Viên Mai
  6. Bùi Thị Thúy Minh......... So sánh tư tưởng thi học của Kim Thánh Thán và Viên Mai

VĂN HỌC – NHÀ TRƯỜNG

  1. Nguyễn Hồng Nam, Võ Huy Bình

Chuẩn năng lực, chương trình, cách dạy và cách đánh giá môn ngôn ngữ Anh của Hoa Kỳ - bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.......................

  1. Nguyễn Phước Bảo KhôiĐề xuất qui trình xác định hệ thống văn bản ngữ liệu trong sách giáo khoa trung học sau năm 2018..................................................................
  2. Nguyễn Thị Thu Hiền..... Khái niệm “Hoạt động dạy học” trong đổi mới giáo dục hiện nay
  3. Nguyễn Thành Trung..... Quan niệm của Northrop Frye về ngôn ngữ và văn học........

NHÌN RA THẾ GIỚI

  1. Dan Ben-Amos/ Huỳnh Vũ Lam dịch

Khái niệm “Bối cảnh” trong hướng nghiên cứu bối cảnh......

ĐỌC SÁCH................................................................................................................................

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG ...................................................................................................

Thông tin truy cập

63675965
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
19683
17595
63675965

Thành viên trực tuyến

Đang có 231 khách và không thành viên đang online

Danh mục website