Mấy nhận xét về cách viết chữ Nôm ở miền Nam trong truyện Lục Vân Tiên

Chúng tôi xin phép được trình bày Mấy nhận xét về cách viết chữ Nôm ở miền Nam trong truyện Lục Vân Tiên  của Nguyễn Đình Chiểu .

 

  Quyển truyện này đã được Nguyễn Đình Chiểu đặt ra nhưng ông lại không tự tay viết thành văn bản được vì bị mù . Ông đã đọc cho người nhà hoặc học trò chép lại từng đoạn  nên có nhiều chữ đã không được thống nhất về tự dạng . Chỉ một cái tên truyện LỤC VÂN TIÊN , có bản đã viết là        ,   có bản lại viết là        . Đến cách viết trong toàn truyện thì chữ Nôm đã bị viết sai nhiều theo cách phát âm của người miền Nam không như các truyện Nôm in ở miền Bắc như  Hoa tiên , Kim Vân Kiều , Phan Trần , Nhị độ mai , Sơ kính tân trang , Phạm Công Cúc Hoa , Quan Âm Thị Kính v.v …  chữ nôm viết đã có qui cách khá rõ ràng . Hơn nữa việc khắc in quyển Lục Vân Tiên lại được giao cho những người thợ Trung Quốc ở Quảng Đông không biết tiếng Việt , không biết chữ Nôm nên sự sai lầm lại càng nhiều hơn .

   Trong phạm vi của bài thuyết trình hôm nay , chúng tôi không nói đến những chữ bị khắc sai , chữ nọ sai thành chữ kia như :

                          (nào)   đã bị khắc sai thành      ,     (điếu)

                          (mà)     -     -     -     -      -             (tịch)

                          (chi)     -     -     -     -      -             (minh)

mà chỉ nói đến những chữ Nôm bị viết sai theo cách phát  âm của người miền Nam . Chúng tôi cũng sẽ nói đến cách viết sai chính tả chữ quốc ngữ trong truyện Lục Vân Tiên do Trương Vĩnh  Ký phiên âm .

    Để quí vị dễ theo dõi , chúng tôi sẽ trình bày theo thứ tự như sau :

 1 . Sai về dấu giọng :  dấu sắc  ( / )  sai thành dấu nặng  ( . )

  Chúng tôi chỉ lấy một  chữ  lúc  trong các câu :

    Chẳng may mà gặp lúc nghèo  (c.35)

    Đương khi gặp lúc giữa đàng (c.205)

    Quán rằng gặp lúc mưa rào (c. 543)

    Bao giờ hết  lúc gian nan  (c.1197)

thì tất cả các chữ         (lúc) đều đã bị viết sai là    (lục) theo cách phát âm của người miền Nam .

   Chữ   lúc           là chữ  Nôm gồm chữ      (nhật) chỉ nghĩa và chữ      (lục)  chỉ âm khác với chữ      (lục) là chữ Hán có nghĩa là đất .

   Việc sai về dấu giọng này cũng thường gặp nhiều hơn trong cách viết chữ quốc ngữ mà chính Trương Vĩnh Ký , một nhà ngôn ngữ học nổi tiếng , cũng mắc phải khi phiên âm truyện Lục Vân Tiên .

  Chúng tôi xin dẫn ra mấy thí dụ :

   a . Dấu ngã (      )  sai thành dấu hỏi ( ? )  :

      Nhớ câu trọng  ngải   khinh tài  (c.207)

                               (ngãi)

      Tiểu đồng vội  va  ra đi  (c. 869)

                               (vã)

       Sở vương nghe tấu  ngơ  ngàng  (c.1903)

                                        (ngỡ)

    b . Dấu hỏi ( ?  )   sai thành dấu ngã  (     ) :

        Dạy rằng con hãy  nghĩ  an mình vàng  (c. 264)

                                       ( nghỉ )

        Ngữa  trông lượng cả cao dày  (c.1103)

        (Ngửa)

         Rày vua  ga  thiếp về Phiên  (c. 1455)

                        (gả)

  Ở đây chúng tôi xin nêu ra một thí dụ khác rất đáng quan tâm , lấy trong Kim Vân Kiều truyện  của Trương Vĩnh Ký phiên âm mà ông đã viết sai dấu hỏi ( ? ) thành ra dấu ngã (   )  làm sai lạc hẳn ý nghĩa của câu thơ .

     Trương Vĩnh Ký đã phiên âm câu 2722  là :

                             Đoạn trường phải đến để mà giã nhau .

  Chữ    ( giả , trả ) đã bị viết sai thành  giã  nên Abel des Michels đã hiểu  giã  là

từ giã , từ biệt  và đã dịch sang tiếng Pháp là :

 “ ( Pour moi )  condamnée au malheur j’ai du ici venir à ta rencontre afin de te dire adieu .”

  (  Đối với tôi , bị đày vào cảnh đoạn trường , tôi ( Đạm Tiên ) tới đây để chào từ biệt chị ( Thúy Kiều ) .

  Đúng ra thì câu 2722 :                  phải được phiên âm là :

                              Đoạn trường thơ phải nghênh mà giả nhau

và phải hiểu là :

      “ Đạm Tiên đến gặp lại Thúy Kiều để gia ( trả )  lại cho nàng mười bài thơ Đoạn trường mà nàng đã vịnh khi trước ”.

       Sự sai lầm dây chuyền này thật tai hại !

 2 . Phụ âm đầu  v  sai thành  d  .

        Người miền Nam thường đọc phụ âm  v  sai thành  d  nên trong câu 476 :

                         Bốn người ngồi lại một vòng làm thơ

chữ      ,      ( vòng )  đã bị viết sai thành   氵用   ( dòng )  .

    Vòng  mới có nghĩa : Bốn người là Bùi Kiệm , Trịnh Hâm , Lục Vân Tiên  và Vương Tử Trực quây lại thành vòng tròn cùng nhau đua tài làm thơ .

     Trường hợp viết sai phụ âm đầu  v  thành  d  thì không nhiều  nên chúng tôi chỉ đưa ra một thí dụ thôi .

    3 . Phụ âm cuối  t  sai thành  c  hoặc  c  sai thành  t .

  Các trường hợp này thì khá nhiều nên chúng tôi chỉ nêu ra mấy thí dụ như sau :

      Ai từng bán  đắt  mà ngồi chợ trưa  ( c. 1550 )

        ,     ( đắt )  đã bị viết sai thành     ( đắc ) 

      Áp vào  bắt  mẹ con nàng  ( c. 2079 )

      Đừng đừng  bắt   chước Quỳnh Trang  ( c. 2087 )

         ( bắt )  đã bị viết sai thành    ( bắc )

      Trải qua mấy dặm biếc ngàn  ( c. 2003 )

          ( biếc ) đã bị viết sai thành    ( biết ) .

Nếu so bản chữ Nôm với bản chữ quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký thì các lỗi trong bản quốc ngữ cũng không phải là ít mặc dầu Trương Vĩnh Ký nói đã rất chú trọng về chính tả . Trong quyển Kim Vân Kiều truyện  ông đã cho biết :

  “Nous avons mis toute notre attention à en faire une transcription rigoureuse , et l’orthographe précise que nous avons observée dans les accents comme dans les finales des mots .”

 ( Chúng tôi đã hết sức chú ý vào việc phiên bản Kim Vân Kiều truyện cho thật chính xác và cũng chú trọng vào việc viết chính tả cho phân minh như chúng tôi đã nhận xét về các dấu giọng cũng như các phụ âm cuối của mỗi chữ .)

   Tuy đã có sự chú ý về việc viết chính tả cho đúng nhưng Trương Vĩnh Ký vẫn để sai nhiều lỗi . Chúng tôi chỉ xin nêu ra một số thí dụ như sau trong bản Lục Vân Tiên :

        Nguyệt Nga liết thấy càng thìn nết na  ( c.196 )

                           ( liếc )

        Thuở xưa giặt mọi dấy loàn  ( c.1379 )

                       ( giặc )

        Ai từng mặt áo không bâu  ( c.1689 )

                    ( mặc )

        Phải ngươi đồng tử mắt nàng chốn ni  ( c.2010 )

                                       ( mắc nàn )

        Tiểu đồng dìu dắc gần cầu Lá Buôn  ( c.639 )

                              ( dắt )

        Tủi duyên con trẻ sắc cầm dở dang ( c.1220 )

                                    ( sắt )

        Mấy thu Hồ Việc đôi phang  ( c.1615 )

                          ( Việt )

Qua các thí dụ kể trên chúng ta nhận thấy với Trương Vĩnh Ký , một nhà ngôn ngữ  học nổi tiếng  mà còn sai như vậy thì với chữ Nôm rất khó học , khó viết ,  sự sai lầm chắc chắn phải nhiều hơn .

    4 . Phụ âm cuối  ng  sai thành  n .

     Sự sai lầm này cũng khá nhiều , chúng tôi chỉ nêu ra một vài thí dụ như sau :

          --  Hâm rằng : “ Lão quán nói nhăng  ( c.539 )

                ( nhăng ) đã bị viết sai thành    ( nhăn )

          --  Công danh phú quí màng chi  ( c. 553 )

                ,    ( màng ) đã bị viết sai thành    ( màn )

          --  Cùng là cang mục kém gì thanh nang  ( c. 686 ) 

                 ( cang ) đã bị viết sai thành      ( can )

          --  Vì chưng ma quỉ lộ trình rất thiêng  ( c. 762 )

                 ( thiêng ) đã bị viết sai thành     ( thiên )

          --  Ngỡ ngàng mình khách tha hương   ( c.851 )

                 ( ngàng )  đã bị viết sai thành    ( ngàn )

          --  Ân tình càng kể càng ưa  ( c. 1853 )

                  ( càng ) đã bị viết sai thành     ( càn )

          --  Ai cho sen muống một bồn  ( c. 1039 )

                 ( muống ) đã bị viết sai thành      ( muốn )   

       Ở đây chúng tôi chỉ xin được nói thêm về hai trường hợp sai lầm quan trọng :

một trong quyển Kim Vân Kiều truyện  do Trương Vĩnh Ký phiên âm và một trong quyển Lục Vân Tiên ca diễn của Abel des Michels  phiên âm và do Trần Ngươn Hanh chép bản Nôm .

    a . Sai  ng  thành  n  trong Kim Vân Kiều truyện .                                           

    Bản nôm Kim Vân Kiều truyện của Duy Minh Thị  đã khắc câu 1310 là :

                         扌愈               

Nếu phiên âm theo đúng mặt chữ thì phải viết là :

                     Thang  hương rủ bức trướng hồng sạch hoa

nhưng Trương Vĩnh Ký đã viết là :

                     Than  hương nưng bức trướng hồng rạch hoa

và đã chú thích là :

                     “ Bỏ than hương xông , ngồi mà thêu .”

Ông đã đọc chữ     ( sạch ) là rạch nhưng chữ vạch hoặc rạch lại viết khác là

( với bộ thủ chứ không phải bộ thủy ) .

   Abel des Michels đã theo Trương Vĩnh Ký mà dịch sang tiếng Pháp là :

 “ Kiều brulait des parfums , ou bien prenant une étoffe rouge (avec son aiguille) elle y tracait des fleurs ”.

  L. Masse cũng hiểu theo Trương Vĩnh Ký nên cũng đã dịch sai là :

  “ Kiều faisait bruler des parfums ou dessinait des fleurs sur la soie rouge ”.

Tưởng cũng nên nói thêm là chữ     (sạch)  cũng có nghĩa là tắm cho sạch nhưng Trương Vĩnh Ký đã phiên âm là  rạch  (rạch vẽ) nên Abel des Michels mới dịch là tracait des fleurs và L. Masse mới dịch là dessinait des fleurs .

   Ấy chỉ sai một ly mà đi một dặm là như thế : Cô Kiều đun nước cỏ thơm để tắm mà lại hiểu sai thành cô Kiều đốt than ( trầm ) cho có hương thơm để ngồi thêu !

   b . Sai  ng  thành  n  trong Lục Vân Tiên truyện .

     Bàn nôm do Trần Ngươn Hanh chép trong bộ Lục Vân Tiên ca diễn  của Abel des Michels phiên âm và dịch sang tiếng Pháp in năm 1883 ở Paris đã viết câu 783 là :

                                               

                         ( Pháp hay đạo hỏa phó than )                                                 

Nhưng câu ấy phải chép là :

                                               

                          ( Pháp hay đạo hỏa phó thang )

như  bản nôm Duy Minh Thị thì mới đúng  vì  Từ nguyên  có thành ngữ              ( đạo hỏa phó thang )  và có nói rõ là chữ lấy trong Hán thư nghĩa là đi trong nước nóng , đạp lên lửa bừng cháy , nghĩa bóng là không sợ nguy hiểm, làm được những việc không ai làm nổi  .  Vậy nếu chép là     ( than ) thì sai .

    Chữ  Nôm viết       ( thang ) và     ( than ) khác hẳn về tự dạng , một bên là bộ

    ( thủy ) , một bên là bộ     ( sơn ) nhưng nếu viết quốc ngữ thì chỉ khác nhau có    n  và  ng  thôi nên rất dễ nhầm lẫn .

      Lại có một trường hợp sai lầm  tương tự nhưng hơi khác về âm : oan hoang

Bản Duy Minh Thị khắc l :

                                      足等              

                          Ngồi gươm đứng giáo khai đường thiên oan

nhưng bản Trương Vĩnh Ký lại chép là :  

                           Ngồi gươm đứng giáo mở đường thiên hoang .

   Chúng tôi nhận thấy bản Nôm của Duy Minh Thi đã chép sai khi khắc theo cách  đọc

của người miền Nam về hai âm oanoang . Trường hợp này cũng đã gặp trong hai bài thơ xướng họa của Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị .

   Tôn Thọ Tường trong bài Tự thuật ( IV ) đã viết rằng :

                         Lên núi bắt hùm chưa dễ láo ,

                         Vào sông đánh cá há rằng oan .

     Chữ  oan  này đúng ra phải là hoang  ( tức hoang đàng , trộm cắp )  nên Phan Văn Trị khi họa lại mới thay bằng chữ  hoang .

                         Hai cửa trâm anh xô sấp ngửa ,

                         Một nhà danh giáo xáo tan hoang .

   Nhưng chữ  hoang  trong  thiên hoang  ở câu “ Ngồi gươm đứng giáo mở đường thiên hoang có điển rõ ràng  : “ Ở Trung Quốc đời Đường  các vị cử nhân đất Kinh Châu  (mới khai hóa) nhiều lần về kinh đô thi Hội nhưng không ai đỗ đạt nên Kinh Châu gọi là thiên hoang . Về sau Lưu Thuế là người Kinh Châu đầu tiên trúng tuyển trong kỳ thi Hội nên ông được coi là người phá thiên hoang .     

      Vậy hai câu  783 – 784  :

                                “ Pháp hay đạo hỏa phó thang ,

                             Ngồi gươm đứng giáo mở đường thiên hoang ”.

phải hiểu là : Thầy pháp có biệt tài đi được trong nước nóng , buớc được trên than cháy rực , ngồi được trên mũi gươm , đứng được trên ngọn giáo thì được coi là người  phá thiên hoang tức là người làm được việc xưa nay chưa có ai làm được .

   Theo giải thích trên thì thiên oan       trong bản Nôm rõ ràng là sai vì đã ghi theo cách phát âm sai của người miền Nam .

   Sự sai lầm trong câu           (đạo hỏa phó thang)  nếu chép  là          

( đạo hỏa phó than )  thì tuy có sai chữ nhung cũng không làm sai hẳn nghĩa như ở câu Kiều :

                                  Thang lan rủ bức trướng hồng tẩm hoa

mà chép sai thành :

                                   Than hương rủ bức trướng hồng rạch hoa .

 

     5 . Phụ âm cuối  n  sai thành  ng .

    Các sai lầm này cũng nhiều , chúng tôi chỉ nêu ra một vài thí dụ như sau ;

           --  Ra đi vừa rạng chân ( chưn ) trời  ( c. 79 )

                  ( chân , chưn , chơn ) đã bị viết sai thành     ( chưng , trưng )

           --  Ban mai ngàn dặm đăng trình mới an  ( c. 48 )

                  ( ban ) đã bị viết sai thành    ( bang )

           --  Trước han tìm bạn , sau là nghỉ chân   ( c. 92 )

                   ( han )  đã bị viết sai thành    ,     ,    ( hang )

           --  Vân Tiên còn hãy giấc nồng mê man  ( c. 1094 )

                   ( man ) đã bị viết sai thành    忄芒     ( mang )

           --  Trăm năm xin gắn keo sơn một lời  ( c. 78 )

                  ( gắn ) đã bị viết sai thành 亙力   ( gắng )

           --  Nào ai đòi cuộc đòi đàn chi ai  ( c. 712 )

                  ( đàn ) đã bị viết sai thành      ( đàng )

  Các sai lầm này thì rất dễ nhận ra nhưng có một trường hợp chữ chép sai phụ âm cuối  n  thành  ng  ở câu 1008 khá tế nhị  ,  chúng tôi xin được đưa ra để chất chính quí vị hầu tìm ra cách đọc và cách hiểu cho chính xác hơn  :

   Bản nôm Abel des Michels do Trần Ngươn Hanh sao chép đã viết :            

 

                                                         

                               Nắng dung chóp nón , mưa dầm áo tơi

Bản Duy Minh Thị đã khắc là :

 

                                      火曩                    

                                Nắng toan giúp nón , mưa dầm giúp tơi

Các bản Trương Vĩnh Ký , Solirène (1) , Ngọc Hồ (2) , Viện Khoa học Xã hội và Ty Văn hóa Thông tin Bến Tre (3) , Nguyễn Thạch Giang (4) đều chép là :

                              Nắng toan giúp nón , mưa giùm áo tơi .

    Theo nhận xét của chúng tôi thì bản Nôm Duy Minh Thị và các bản quốc ngữ đã sửa

  câu thơ lại cho rõ nghĩa nhưng đã làm mất cách đặt tiểu đối trong câu và không còn giữ được phép làm văn xưa có tính cách chung đúc ( ý tại ngôn ngoại ) :

                                                                          

                             Nắng dung chóp nón , mưa dầm áo tơi .

 

 Chữ  “dung” có thể là do chữ  “dun” viết sai như  ta đã thấy trong các chữ 

                         thuyền nan    sai thành     thuyền nang

                          hỏi han          sai thành    hỏi hang

                         chưn trời         sai thành     chưng trời  .    

 --  Quyển Tự điển chữ Nôm của Viện Nghiên cứu Hán Nôm ( Nguyễn Quang Hồng

chủ biên)  đã phiên âm chữ      là DUN  và đã chú thích như sau :

     DUN      : Nhóm chụm lại ( nắng dun : nắng hun) .

 

 --  Quyển Đại Nam quốc âm tự vị  của Huỳnh Tịnh Của đã ghi :

     DUN        :  Co thâu lại . HÉO DUN : héo dùn lại như lá cây , héo don .

     DÙN        :  Co thâu lại .

 

Như vậy DUN v DN kể như đồng nghĩa nn Abel des Michels mới phin m l :                            

                         Nắng , dn chĩp nĩn ; mưa , dầm o tơi

v đ dịch sang tiếng Php l :

       Quand le soleil brule , on met vite le chapeau ,  la pluie qui tombe , on oppose le chapeau de feuillage .

     ( Khi mặt trời nắng chy người ta dội ngay ci nĩn , lc mưa rơi người ta qung ngay ci o tơi ) ,

       Trong quyển từ điển Dictionnaire Annamite – Francais , J.F.M. Gnibrel đ dịch

 “ Dn chĩp nĩn ” l lcher la pointe du chapeau  Cd : Mettre son large chapeau pointu . (Buơng tay khỏi ci chĩp nĩn , tức l đội ci nĩn chĩp rộng vnh ln đầu )

   Chng tơi nhận thấy cch hiểu của Abel des Michels v Gnibrel đều khơng hợp lý vì muốn hiểu cu ny phải kết liền với cu trn thì mới rõ nghĩa được .

   Nguyễn Đình Chiểu viết :

                                     Mấy ai ở đặng hảo tm ,

                              Nắng dun chĩp nĩn , mưa dầm o tơi .

thì phải hiểu nghĩa l :

   Mấy ai đ cĩ lịng tốt , khi gặp trời nắng hun (nắng gắt)  đ gip cho người ta ci nĩn chóp  , khi gặp trời mưa dầm đ gip cho người ta ci o tơi .

  Cu thứ hai được đặt theo php tiểu đối :

                       Nắng dun    đối với    mưa dầm  

                        chĩp nĩn    đối với    o tơi

       Cách chấm cu của Abel des Michels đã hồn tồn sai .

 Cũng cĩ người đổi nắng dun ra nắng đun nhưng đ khơng căn cứ vo bn nơm no  . Theo chúng tôi nhận xét thì đây chỉ là sự viềt lầm chữ dun ra chữ dung  mà thôi .

 Chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ giáo của quí vị .   

                                                        *

    Vậy để kết luận cho bài tham luận này , qua năm phần trình bày ở trên . chúng tôi cho rằng không làm gì có cách viết chữ Nôm riêng của miền Nam mà chỉ có những chữ Nôm đã bị những người miền Nam viết sai tự dạng theo cách phát  âm của họ mà thôi cũng như cách viết sai chính tả chữ quốc ngữ trước đây của người miền Nam cũng đã sai như vậy .

   ----------------------------------------

(1)    Lục Vân Tiên truyện . Solirène Edité par Renoux . Saigon 1910 .

(2)    Lục Vân Tiên . Ngọc Hồ. Nhàxuất bản Phạm Văn Tươi . Sà Gòn – 1956 .

(3)    In năm 1982 .

(4)    Nguyễn Đình Chiểu toàn tập . Lục Vân Tiên . Ca Văn Thỉnh – Nguyễn Sĩ Lâm –   

       Nguyễn Thạch Giang biên khảo và chú giải . Nhà xuất bản Đại học và Trung 

       học Chuyên nghiệp . Hà Nội . 1980 .

 

Thông tin truy cập

63688002
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
8294
23426
63688002

Thành viên trực tuyến

Đang có 985 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website