Thông báo

Thông tin truy cập

60799620
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
19121
24669
60799620

  • Hoa giữa tinh sương

    Chợ hoa tết ở Cần Thơ (Nguồn: Báo Quân đội nhân dân) Những ngày cuối năm, đọc lại truyện ngắn Ngày xuân êm đềm của Võ Hồng, mà nhất là chi tiết cậu bé An sung sướng thấy Tết đang về trên những hàng vạn thọ mới trồng, đọt lên xanh mướt trong tinh sương, tôi không khỏi nhớ về mình của những ngày tuổi nhỏ. Dù không lớn lên ở nông thôn, ít sống gần cây trái thiên nhiên như nhân vật An của Võ Hồng, song không hiểu vì sao trong hình dung của tôi ngay từ thơ ấu, Tết

    Xem chi tiết
  • Sự lưỡng lự

    Nhận xét về Gustave Flaubert, Xavier Darcos trong Lịch sử văn học Pháp (Phan Quang Định dịch, NXB. Văn hóa thông tin, 1997) đại ý cho rằng ngay từ thiếu thời, nhà văn này đã là con người của “nỗi bứt rứt tồn sinh”, của những giằng xé không dứt “giữa nỗi ưu sầu và lý tưởng”. Các sáng tác của Flaubert, theo Darcos, vì vậy cũng mang đậm tính “lưỡng đối”, vừa “không ngừng thăm dò thực tại”, lại “vừa phơi trần tính phù phiếm xuẩn ngốc của nó” (tr.427). Tính chất này, theo tôi, phủ rộng trên nhiều

    Xem chi tiết
  • Thẩm mỹ truyền thống như là chuẩn mực: Ngàn cánh hạc của Kawabata nhìn từ bối cảnh Nhật Bản hậu chiến

    HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ "KAWABATA YASUNARI: TỪ NHẬT BẢN ĐẾN VIỆT NAM" Thẩm mỹ truyền thống như là chuẩn mực: Ngàn cánh hạc của Kawabata nhìn từ bối cảnh Nhật Bản hậu chiến   Nguyễn Đình Minh Khuê ThS., Khoa Văn học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.   TÓM TẮT Trong bài viết này, tôi sẽ phân tích tiểu thuyết Ngàn cánh hạc để chứng minh rằng trong hình dung của Kawabata, thẩm mỹ truyền thống được nhìn nhận như là chuẩn mực. Ý niệm ấy được thể hiện

    Xem chi tiết
  • Thơ Quang Dũng và những thương nhớ trên đường

    Hồn thơ Quang Dũng sớm biết rung cảm trước những cuộc lữ. Bài Chiêu Quân ông viết năm mười sáu tuổi là một thí dụ: Đây Nhạn Môn quan đường ải vắng/ Trường thành xa lắm Hán vương ơi!/ Chiêu Quân che khép mền chiên bạch/ Gió bấc trời Phiên thấm lạnh rồi. Năm năm sau, tức năm 1942, khi viết Giang hồ, Quang Dũng càng tỏ rõ nỗi xúc động đặc biệt của mình trước những kiếp gió bụi: Mấy gã thanh xuân, lòng bốn cõi/ Nhẹ nhàng thân gửi kiếp ra đi/ Gói, khăn, trăng, gió trời mây bạc/ Hồn

    Xem chi tiết
  • Văn chương và sự vật

    Bản in Stopping by Woods on a Snowy Evening - Robert Frost - Nxb Scholastic (1978) Vào một buổi sáng mùa hè năm 1922, sau một đêm thức trắng làm thơ, Robert Frost bước ra trước hiên nhà, ngước nhìn cảnh mặt trời mọc trên bầu trời vùng đồng quê Shaftsbury phía đông bắc nước Mĩ. Chính trong thời khắc ấy, theo lời Frost kể lại, chẳng hiểu vì đâu những ảo ảnh về một vị khách lãng du trên lưng ngựa trong buổi chiều u ám tuyết trắng lại đột ngột tràn về, và một bài thơ bốn khổ bật lên,

    Xem chi tiết
  • Mộng mị và tình thế của sự làm người

    (Đọc Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa, Minh Thương dịch Tao Đàn & NXB. Hội nhà văn, 2019) Có một giòng thông suốt và dữ dội chảy qua truyền thống thuyết thoại Trung Hoa: những tự sự về mộng. Khởi thủy là giấc mơ hóa bướm của Trang Chu thời Xuân Thu. Tiếp nối sau đó mấy trăm năm là những truyền kỳ đời Đường, từ Chẩm trung ký của Thẩm Ký Tế kể chuyện chàng Lư sinh nằm trên chiếc gối của một đạo sĩ mà mơ giấc hoàng lương, cho đến Nam Kha thái thú truyện của

    Xem chi tiết
  • Nhà văn Diêm Liên Khoa và sự nghiệp từ một thôn trang

    GD&TĐ - Mới đây, khoa Văn học - Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐHQG TPHCM, tổ chức buổi sinh hoạt khoa học với chủ đề “Trung Quốc và văn học trong một thôn trang” cùng diễn giả là nhà văn đương đại Trung Quốc Diêm Liên Khoa. Nhà văn Diêm Liên Khoa (giữa) chụp ảnh cùng các giảng viên ngữ văn.   Nhà văn Diêm Liên Khoa là một tiểu thuyết gia người Trung Quốc với những tác phẩm tái hiện hiện thực sâu sắc đến mức nhức nhối. Ông có 5 tựa sách được xuất bản tại

    Xem chi tiết
  • Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu nói chuyện về cảm thức siêu hiện đại và phê bình chủ đề

    Tọa đàm khoa học “Cảm thức Siêu hiện đại và Phê bình chủ đề” đã diễn ra vào lúc 8h sáng ngày 25/03/2019 tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM với sự tham gia của đông đảo các giáo sư, nhà nghiên cứu, các nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên của khoa Văn học và nhiều bạn đọc quan tâm. Mở đầu bài nói chuyện, nhà văn, dịch giả, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu – diễn giả của chương trình – nhấn mạnh ngay rằng nên hiểu Siêu hiện đại như một

    Xem chi tiết
  • Văn đàn Việt 2018 và những cuộc trở lại

    Khi nghĩ về diện mạo văn chương Việt Nam 2018, tôi nhận ra sự bất lực của những tính từ. Một năm văn học vừa qua, theo tôi, chứng kiến quá nhiều những cuộc chuyển động, mà chuyển động nào cũng mạnh mẽ, quyết liệt, phức tạp đến nỗi không một hình dung từ nào, dù tinh vi nhất, có thể bao quát được, mô tả được chúng một cách chân xác và thuyết phục. Tuy nhiên, nếu ta thực lòng muốn có một mường tượng tổng quan về toàn cảnh văn học Việt Nam 2018, thì tôi cho chỉ

    Xem chi tiết
  • Nỗi ám ảnh cơ cấu: Con đường sáng tạo của Đỗ Long Vân

    Từ cuối thập niên 1950 đến những năm 1970, trên các tờ tạp chí Đại học, Nghiên cứu văn học… của Sài Gòn, người ta bắt gặp một Đỗ Long Vân tuy xuất hiện khá khiêm tốn so với các cây bút cùng thời, nhưng mỗi lần đăng đàn, ông luôn để lại những ấn tượng sâu đậm. Khởi xuất từ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan đến Vũ Trọng Phụng, Chế Lan Viên và nhất là thế giới võ hiệp Kim Dung, Đỗ Long Vân đã lựa chọn để đi trên một con đường độc đáo mà ở

    Xem chi tiết
  • 1
  • 2

Danh mục website