Chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Lý luận văn học

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH KHXH&NV

KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ

                       Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP HCM, ngày 25 tháng 9 năm 2011

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC

Mã số:                         62.22.32.01

Bộ môn quản lý chuyên ngành: Lý luận và phê bình văn học

Khoa:                          Văn học và Ngôn ngữ

Loại hình đào tạo:     Chính quy tập trung

Thực hiện Công văn số 907/XHNV-SĐH-QLKH của Nhà trường về việc Triển khai thực hiện Quy chế đào tạo trình độ Tiến sĩ ban hành kèm theo QĐ số 1020/ QĐ-ĐHQG-ĐH & SĐH ngày 10/09/2010, Khoa Văn học và Ngôn ngữ xây dựng chương trình đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Lý luận văn học áp dụng cho NCS trúng tuyển từ năm 2011 như sau:

I. YÊU CẦU CHUNG

- Giúp NCS hoàn chỉnh và nâng cao kiến thức cơ bản, có hiểu biết sâu rộng về kiến thức chuyên ngành Lý luận văn học, rèn luyện khả năng tự nghiên cứu và độc lập giải quyết các vấn đề có ý nghĩa khoa học trong lĩnh vực chuyên môn về lý thuyết lẫn thực hành, biết vận dụng những tri thức thu nhận được vào việc giảng dạy và nghiên cứu văn học Việt Nam và thế giới.

- Phát huy tinh thần tự học và phát triển tư duy sáng tạo của NCS, coi trọng sự rèn luyện về phương pháp và thói quen nghiên cứu khoa học của NCS, để từng bước trở thành chuyên gia có trình độ cao về lĩnh vực Lý luận văn học.

II. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Các học phần bổ sung:

1.1. Đối với NCS chưa có bằng thạc sĩ:

Đây các học phần ở trình độ thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học (chưa kể các môn triết học và ngoại ngữ). NCS phải hoàn thành chương trình trong vòng 24 tháng đầu của thời gian đào tạo, tổng số các học phần tối thiểu là 30 tín chỉ, gồm các môn học bắt buộc (20 tín chỉ) và các học phần tự chọn, cụ thể như sau:

TT

Môn học

Khối lượng (tín chỉ)

HK

TS

LT

TN

BT, TL

 

Số tiết

Số tiết

Số tiết

Khối kiến thức bắt buộc

14

1

Phương pháp luận nghiên cứu văn học

2

30

120

1

2

Huyền thoại và văn học

2

30

120

1

3

Nguyên lý văn học so sánh

2

30

120

1

4

Phân tích diễn ngôn và diễn ngôn nghệ thuật

2

30

120

1

5

Tư tưởng lý luận văn học cổ điển Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản

2

30

120

1

6

Các trường phái phê bình văn học phương Tây

2

30

120

1

7

Trường phái hình thức Nga

2

30

120

1

Khối kiến thức tự chọn

16

 

 

8

Bản chất của văn học

2

30

120

2

9

Sự tiến bộ trong văn học

2

30

120

2

10

Giá trị thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật

2

30

120

2

11

Lịch sử tư tưởng mỹ học

2

30

120

2

12

Ngôn ngữ học và nghiên cứu văn học

2

30

120

2

13

Một số vấn đề về lý luận văn học hiện đại

2

30

120

2

14

Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong văn học

2

30

120

2

15

Lý thuyết tự sự  học

2

30

120

2

16

Giọng điệu thơ trữ tình

2

30

120

2

17

Văn bản học và nghiên cứu văn học

2

30

120

3

18

Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam

2

30

120

3

19

Loại hình học tác gia văn học nhà Nho

2

30

120

3

20

Thơ Việt Nam hiện đại – những vấn đề thi pháp

2

30

120

3

21

Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

2

30

120

3

22

Lý luận sân khấu và kịch Việt Nam hiện đại

2

30

120

3

23

Trào lưu tiểu thuyết mới

2

30

120

3

24

Chủ nghĩa hiện sinh và văn học

2

30

120

3

25

Tiếp nhận văn học

2

30

120

3

TỔNG CỘNG

30

            1.2. Đối với NCS có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần

- NCS có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành Lý luận văn học, Văn học Việt Nam hay Văn học nước ngoài đã tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo trên đại học thì không cần học các học phần bổ sung.

- Trường hợp NCS có bằng thạc sĩ thuộc các chuyên ngành GẦN (Ngữ văn Trung Quốc, Ngữ văn Anh, Ngữ văn Pháp, Ngữ văn Nga, Ngữ văn Đức, Ngữ văn Nhật, Ngôn ngữ và văn hoá Phương Đông, Văn hóa học, Văn hoá dân tộc, Văn hoá quần chúng, Du lịch, Lý luận mỹ thuật, Lý luận nghệ thuật, Lý luận âm nhạc, Lý luận sân khấu, Lý luận điện ảnh, Triết học, Nhân học, Đông phương học, Đông Nam Á học, Báo chí học) thì phải học các học phần bổ sung sau: 

 

 

TT

Môn học

Khối lượng (tín chỉ)

HK

TS

LT

TN

BT, TL

 

Số tiết

Số tiết

Số tiết

 

 

Môn học bắt buộc

14

 

 

 

 

1

Phương pháp luận nghiên cứu văn học

2

30

120

1

2

Huyền thoại và văn học

2

30

120

1

3

Nguyên lý văn học so sánh

2

30

120

1

4

Phân tích diễn ngôn và diễn ngôn nghệ thuật

2

30

120

1

5

Tư tưởng lý luận văn học cổ điển Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam

2

30

120

1

6

Các trường phái phê bình văn học phương Tây

   2

30

120

1

7

Trường phái hình thức Nga

2

30

120

1

2. Các học phần tiến sĩ

                                          Những học phần này được thiết kế nhằm giúp NCS cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn, cả về phương diện lý thuyết lẫn thực hành nghiên cứu (tổng khối lượng từ 6 đến 12 tín chỉ theo quy chế hiện hành):

TT

Môn học

Khối lượng

(tín chỉ)

Giảng viên phụ trách

TS

LT

TN

Số tiết

Số tiết

   1

Văn hoá học và nghiên cứu văn học

 2

30

PGS. Chu Xuân Diên,

2

Triết học, mỹ học và văn học

2

30

TS. Bùi Văn Nam Sơn, TS. Trần Kỳ Đồng

3

Lý luận văn học cổ điển phương Đông

2

30

PGS. Lê Giang, TS. Nguyễn Đình Phức

4

Lý luận – phê bình văn học hiện đại phương Tây

2

30

PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân, TS. Nguyễn Nam

5

Thi pháp học cổ điển phương Đông

2

30

PGS. TS. Phan Thị Thu Hiền

6

Thi pháp học hiện đại phương Tây

2

30

GS.TS. Huỳnh Như Phương, PGS.TS. Lê Tiến Dũng

TỔNG CỘNG

12

3. Các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan.

Gắn với yêu cầu cụ thể của đề tài luận án và yêu cầu nâng cao khả năng nghiên cứu, dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn khoa học, NCS hoàn thành các chuyên đề với tổng khối lượng từ bốn đến sáu tín chỉ và hoàn thành theo quy trình được quy định trong quy chế.

Đối với tiểu luận tổng quan, NCS phải gắn với yêu cầu của đề tài, tập trung làm rõ lịch sử nghiên cứu vấn đề và thể hiện được khả năng nghiên cứu, chỉ ra được cái mới cần tập trung làm rõ trong luận án.

4. Nghiên cứu khoa học và thực hiện luận án

Nghiên cứu sinh phải chủ động thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Các đề tài nghiên cứu phải phù hợp với mục tiêu của luận án, đảm bảo tính trung thực, tính khoa học và tính mới.

Luận án tiến sĩ thực hiện đúng quy cách và đảm bảo các yêu cầu cơ bản của các quy định trong Quy chế đào tạo.

              TRƯỞNG KHOA                                      TRƯỞNG BM QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

 

 

 

            PGS.TS. LÊ GIANG                                              GS.TS. HUỲNH NHƯ PHƯƠNG                      

Thông tin truy cập

63677175
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
20893
17595
63677175

Thành viên trực tuyến

Đang có 221 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website