CLB Kĩ năng Rubic (trực thuộc Đoàn khoa Văn học, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TPHCM) vừa tổ chức phát động chương trình gây quỹ mang tên “999 đóa hồng” cho bệnh nhân ung thư vú.

Theo đó, chương trình kéo dài đến hết ngày 7/3/2021. Toàn bộ số tiền quyên góp sẽ được gửi đến Mạng Lưới Ung Thư Vú Việt Nam (BCNV – Breast Cancer Network Vietnam). Đây là một tổ chức phi lợi nhuận trực thuộc thành viên của Hiệp hội Phòng chống Ung thư Quốc tế với sứ mệnh nâng cao ý thức phát hiện sớm và hỗ trợ chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư vú.

Điều đặc biệt của hoạt động là những người tham gia không quyên góp tiền mặt trực tiếp mà thực hiện ba bước trên Fanpage CLB Kĩ năng Rubic, trong đó có bước thay đổi khung ảnh đại diện Facebook cá nhân. Mỗi một lượt thay khung ảnh hợp lệ sẽ đóng góp 999 đồng vào quỹ thiện nguyện.

Hoạt động này ngay lập tức nhận được đông đảo sự ủng hộ của các sinh viên trong và ngoài trường vì giá trị nhân văn sâu sắc, đúng dịp chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Nguyễn Lê Hoàng Như (khoa Báo chí – Truyền thông, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) cảm kích: “Mình đã tham gia chương trình. Cảm ơn Rubic vì một chương trình ý nghĩa như thế này. Mình nghĩ là bất kì người phụ nữ nào cũng xứng đáng được hạnh phúc”. 

 

Bạn Lưu Nhật Nam rất vui vì được đóng góp một phần cho hoạt động. (Ảnh:
Facebook Nhật Nam)

Bạn Lưu Nhật Nam (khoa Ngôn ngữ Anh, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) cũng chia sẻ: "Hoạt động này có sức lan tỏa mạnh mẽ đến với mọi người, thể hiện sự trân trọng dành cho những người phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là bệnh nhân mắc căn bệnh ung thư vú thế kỉ. Từ những khung ảnh đại diện nhỏ của mỗi người lại có thể tạo thành nguồn động viên to lớn dành cho các bệnh nhân. Mình rất vui vì đã đóng góp một phần nhỏ vào chương trình”.

 20210306 7

Rất đông các bạn sinh viên ủng hộ chương trình ý nghĩa này.

Nhận thấy hiệu quả tích cực mà chương trình đem lại, Mai Thanh Huyền – Trưởng Ban Tổ chức chương trình, đồng thời là Chủ nhiệm CLB Kĩ năng Rubic bày tỏ: “CLB Kĩ năng Rubic may mắn nhận được nhiều sự quan tâm thông qua chương trình này. Điều đó đã góp phần quan trọng trong việc giúp chúng tôi có thể lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, dành tặng món quà ý nghĩa dành cho những người phụ nữ Việt Nam".
Như Mai
Nguồn: Sinh viên Việt Nam, ngày 05.3.2021.

20181207 NNT

Gần đây, một cuốn sách với cái tên hết sức gợi hình, gợi nghĩa và gợi cả tư duy vừa xuất hiện trên văn đàn - Cố định một đám mây. Đám mây thì làm sao cố định được? Câu hỏi bật ra trong đầu tôi khi lần đầu thấy bìa sách vụt qua trên trang bán sách online. Phải chăng, đó là câu hỏi mà tác giả cuốn sách – cô Nguyễn Ngọc Tư – muốn người đọc tự đi tìm câu trả lời qua các câu chuyện được tập hợp trong đó.

Từ trước đến nay, các câu chuyện của Nguyễn Ngọc Tư luôn lấy nguyên liệu từ những điều mộc mạc, giản dị và chất phác của đời sống. Tập truyện ngắn mới này cũng không thiếu những điều đó; một vùng quê nghèo, một ngôi nhà xập xệ, một hòn đảo biệt lập cũng có thể trở thành cảm hứng cho cô. Với những nơi chốn ấy, không thể viết bằng ngôn từ hoa mỹ hay trau chuốt, mà cũng chẳng cần làm chi. Chỉ cần những “cái hầm nước đá đầy vẩy cá”, “lá mục trên mái nhà hay rớt rụng vào cơm canh” hay “có con sông Vàm chảy trước ủy ban” là đã đủ, không cần phải miêu tả thêm gì nữa. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để cô làm nên câu chuyện, làm nên số phận nhân vật.

Mười truyện ngắn, mười câu chuyện khác nhau kể về những cảnh đời khác nhau. Có đau khổ, chia ly, mất mát nhưng cũng có hạnh phúc, khoái cảm, niềm vui và phấn khích. Nhưng điểm chung là nhân vật chính trong những câu chuyện ấy luôn tìm cách trôi đi khỏi bầu trời cố định họ bấy lâu, hoặc là tìm kiếm một bầu trời thuộc về họ để có thể tự cố định mình. Liệu rằng mây có cố định được không? Mây của trời, chẳng phải là để gió cuốn đi sao? Nguyễn Ngọc Tư đã tạo nên những nhân vật mà số phận buộc họ phải bị cố định lại một chỗ, bởi điều này hay điều khác: hôn nhân, tình thân, ngôi nhà dột mái lá, hòn đảo buồn bã, sự cô độc trong tâm hồn. Có lẽ tập truyện ngắn này là một bộ sưu tập những nhân vật được xây dựng theo những kiểu bất thường. Trong các câu chuyện, họ luôn hiện lên với những suy nghĩ khác biệt với số đông mọi người, những hành động bốc đồng ngược đời, ngược lại cả với bản chất của thế giới mà họ đang hiện hữu. Điều tài ba của Nguyễn Ngọc Tư là cô khiến người đọc không cảm thấy những nhân vật đó sai, họ luôn dị biệt nhưng lại khiến tôi muốn xem xem họ sẽ tìm ra chân lý của đời họ bằng cách nào. Họ không sai, thế nhưng chân lý của họ có đúng không? Một người chồng muốn ruồng rẫy cô vợ của mình nên giả vờ chết đuối, một người con trai muốn chối bỏ giới tính sinh học của bản thân, một kẻ đánh bom chỉ vì muốn thoát khỏi sự tĩnh lặng. Nghe qua có thể thật là sai trái, nhưng tác giả đã để họ làm điều đó với tất cả những sự bình thản, sự “trôi đi” và nhẹ nhõm. Đôi khi, tác giả cho người đọc biết kết quả (hay hậu quả) dành cho nhân vật, đôi khi không. Nhưng điều đó không làm ảnh hưởng đến cảm xúc của người đọc, có đôi khi sự gợi mở sẽ khiến ta nhận ra thêm nhiều điều, và tôi lại được dịp đặt câu hỏi “Đám mây thì làm sao cố định được?” Từng câu chuyện một đều có đôi điều khiến ta suy ngẫm, về xã hội bất công, về hôn nhân bình đẳng, về cơn đói cơn nghèo, về nỗi sợ hãi trong tâm trí và nỗi cô độc trong tâm hồn.

Cuốn sách khiến ta chợt nhìn lại chính ta, ta có muốn bị cố định không. Ta sẽ trôi đi chứ, hay ta sẽ lẫn vào những đám mây khác. Cố định lại một đám mây, thì sẽ khiến nó tan mất.

Bài viết được chọn từ chương trình “Sách trong đôi mắt tôi” do được câu lạc bộ Cây Bút Trẻ thuộc khoa Văn học tổ chức.

20201124 5

Kính thưa quý Thầy Cô, quý đại biểu, các anh chị cựu sinh viên và toàn thể các anh chị, các bạn sinh viên thân mến!

Em là Nguyễn Đức Lam Thảo, tân sinh viên khoá 2020 của khoa Văn học. Ngày hôm nay, em vinh dự được đứng ở đây để đại diện toàn thể sinh viên các khoá, gửi đến Quý Thầy Cô đôi lời tri ân nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 

Là thành viên nhỏ nhất trong đại gia đình Văn học, sự gắn bó của em với các Thầy Cô giảng viên của Khoa vẫn còn ít ỏi, em chưa được nghe nhiều bài giảng thật hay của các Thầy Cô, chưa trải qua cảm giác miệt mài cùng sách vở và những trang tiểu luận, cũng chưa có nhiều cơ hội để gặp gỡ hay chia sẻ với các Thầy Cô về chuyện Văn chương. Thế nhưng, các Thầy Cô từ lâu đã trở thành một phần vô cùng quan trọng đối với hành trình theo đuổi Văn chương, theo đuổi ước mơ của em. 

Biết đến các Thầy Cô qua những công trình nghiên cứu đã được xuất bản, em từng chút một được dẫn dắt đến với những chân trời mới lạ của Văn chương. Có những Thầy Cô em đã may mắn được gặp trong những buổi toạ đàm, có những Thầy Cô lại lần đầu nhìn thấy sau buổi gặp gỡ được tổ chức khi khai khoá. Và đối với em, đó là những cuộc hạnh ngộ vô cùng quý giá. Nhờ biết đến các Thầy Cô, được đọc những bài nghiên cứu sâu sắc, những sáng tác tình cảm của các Thầy Cô mà em đã luôn có cảm hứng, có động lực để dấn thân và cố gắng để trở thành một Người Khoa Văn thực thụ. Em cũng tin chắc rằng, không chỉ riêng em mà các bạn sinh viên ở đây, lẫn các anh chị đi trước đều sẽ cảm nhận được điều này, cảm nhận được nguồn năng lượng dồi dào tụi em đã luôn có để theo đuổi ước mơ của mình đã được tiếp sức rất nhiều từ các Thầy Cô. 

Ngày hôm nay, em xin thay mặt các anh chị, các bạn gửi đến Quý Thầy Cô lời cảm ơn chân thành nhất, vì những cống hiến của các Thầy Cô dành cho Khoa Văn, cho Nhân Văn suốt những năm tháng qua. Cùng với đó là lời cảm ơn vì các Thầy Cô đã là người dìu dắt, truyền lửa cho bao thế hệ của Người Khoa Văn. Cuối cùng, em xin gửi đến các Thầy Cô lời chúc sức khoẻ và em mong các Thầy Cô sẽ luôn tìm thấy thật nhiều nguồn cảm hứng để tiếp tục đạt thêm nhiều thành tựu trên con đường của mình. Và chúng em, tất nhiên sẽ luôn chờ đợi, dõi theo những thành tựu ấy, xem đó như động lực để cố gắng hằng ngày.

Nguyễn Đức Lam Thảo

Sáng 10.11.2018, tọa đàm “Sách trong đôi mắt tôi” đã được câu lạc bộ (CLB) Cây Bút Trẻ thuộc khoa Văn học, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-TPHCM (cơ sở ĐTH) tổ chức tại phòng D302 (cơ sở Đinh Tiên Hoàng), thu hút hơn 40 bạn sinh viên trong và ngoài khoa đến tham dự. Buổi tọa đàm diễn ra với mục đích tổng kết cuộc thi review sách đã phát động ba tuần trước đó.

Chia sẻ về lí do tổ chức cuộc thi, chị Phạm Thị Thái Hà – chủ nhiệm CLB cho biết: “Review sách luôn là hoạt động cần thiết trong văn hóa đọc. Bởi có người viết thì phải có người đọc và phản hồi. Nhưng trước giờ CLB chưa chú ý nhiều đến vấn đề này. Cuộc thi review sách được tổ chức với mong muốn giúp các bạnchia sẻ suy nghĩ về những cuốn sách các bạn tâm đắc, đồng thời cũng để giới thiệu cho các bạn nhiều đầu sách hay, có giá trị”.

Sau ba tuần tổ chức, câu lạc bộ nhận được 15 bài review hợp lệ. Mỗi bài viết chọn một quyển sách khác nhau, đa dạng về thể loại, phong phú trong cách viết, có cả sách trong nước và nước ngoài, sách của các tác giả tên tuổi và những tác giả trẻ hiện nay.

Chó trắng (Romain Gary), Ở quán cà phê tuổi trẻ lạc lối (Patrick Modiano), Bambi - Câu chuyện rừng xanh (Felix Santen), Cố định đám mây (Nguyễn Ngọc Tư), Cả một trời thương (Trúc Thiên),… là những tác phẩm xuất sắc được chọn trình bày trong buổi tọa đàm.

TS. Lê Ngọc Phương – giảng viên khoa Văn học, cố vấn CLB Cây Bút Trẻ, đánh giá rất cao về chất lượng các bài dự thi: “Với sáu bài chung cuộc, tất cả đều thể hiện được quan điểm cá nhân khi đọc tác phẩm, có sự phản hồi với tác giả bằng lối văn review rất đẹp, trau chuốt và mượt mà”. Tuy nhiên, cô cũng nhắc nhở thêm rằng để những bài viết này được chọn đăng báo, các bạn cần bổ sung thêm thông tin về quyển sách, đặt nhan đề hay hơn, tách ý chia đoạn rõ ràng và gợi mở được một kết thúc ấn tượng.

Với những bài viết có chất lượng, ban tổ chức sẽ lựa chọn, biên tập và gửi đăng báo. Đồng thời, hai bài review tốt nhất về tác phẩm Chó trắng (Romain Gary) của sinh viên Nguyễn Thu Trang và Cố định một đám mây (Nguyễn Ngọc Tư) của sinh viên Lê Huỳnh Thơ đã được chọn để đăng lên trang web của khoa Văn học. Sắp tới câu lạc bộ dự kiến sẽ tổ chức trại sáng tác, các buổi giao lưu với các tác giả tên tuổi và các nhà xuất bản, với hi vọng thành viên câu lạc bộ có thể phát huy thế mạnh sáng tác  của mình, có thể đọc và phản hồi nhiều hơn nữa.

 

20200926

Chiều ngày 21/9/2020, tại Văn phòng khoa khoa Văn học, Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG-HCM (phòng A.214, cơ sở Đinh Tiên Hoàng), Hội nghị Kiện toàn BCH Đoàn - Hội khoa Văn học lần thứ nhất đã được tổ chức.

Hội nghị vinh dự đón tiếp: TS. Hồ Khánh Vân - Phó Trưởng khoa Văn học, đại diện Chi ủy - Ban Chủ nhiệm khoa, ThS. Lê Thị Thanh Vy - Giảng viên phụ trách CTSV khoa, Đ/c Nguyễn Huỳnh Minh Phúc - Phó Bí thư Đoàn trường và Đ/c Lý Tuấn Anh - Chủ tịch Hội sinh viên trường.

Hội nghị thống nhất thôi nhiệm các đồng chí:

  1. Đ/c Huỳnh Thị Cẩm Nương - Bí thư Đoàn khoa;

  2. Đ/c Nguyễn Phương Quỳnh - Phó Bí thư Đoàn khoa, LCH trưởng;

  3. Đ/c Đỗ Thảo Anh - UV BCH LC HSV;

  4. Đ/c Nguyễn Thiên Mai Hân- UV BCH LC HSV;

  5. Đ/c Đặng Thị Diệu Linh - UV BCH LC HSV;

  6. Đ/c Võ Nguyễn Huỳnh Như - UV BCH Đoàn khoa;

  7. Đ/c Phạm Thị Quỳnh Như  - UV BCH Đoàn khoa;

  8. Đ/c Ung Công Nghĩa - UV BCH Đoàn khoa;

  9. Đ/c Đinh Thanh Toàn - UV BCH Đoàn khoa;

  10. Đ/c Trịnh Thế Tân - UV BCH Đoàn khoa;

  11. Đ/c Nguyễn Minh Anh Thư - UV BCH Đoàn khoa.

Đồng thời, Hội nghị kiện toàn BCH Đoàn khoa bỏ phiếu và bầu ra BCH Đoàn khoa gồm 07 đồng chí: 

  1. Đ/c Nguyễn Phước Hoá - Bí thư Đoàn khoa;

  2. Đ/c Phan Minh Nhân - Phó Bí thư Đoàn khoa;

  3. Đ/c Đỗ Trúc Uyên - Phó Bí thư Đoàn khoa;

  4. Đ/c Đoàn Thị Cao - UV BCH Đoàn khoa;

  5. Đ/c Trần Trung Nhật - UV BCH Đoàn khoa;

  6. Đ/c Lê Hồng Mai Trúc - UV BCH Đoàn khoa;

  7. Đ/c Nguyễn Thảo Vi - UV BCH Đoàn khoa.

Hội nghị kiện toàn BCH Liên chi Hội Sinh viên khoa hiệp thương nhân sự và thống nhất với danh sách BCH LC HSV khoa gồm 07 đồng chí:

1. Đ/c Phan Minh Nhân - LCH trưởng;

2. Đ/c Nguyễn Minh Tiến - LCH phó;

3. Đ/c Nguyễn Thy Ngân - LCH phó;

4. Đ/c Mai Thuỳ Duy - UV BCH LC HSV;

5. Đ/c Bùi Thị Huyền Trân - UV BCH LC HSV;

6. Đ/c Hà Thị Phương Ly - UV BCH LC HSV;

7. Đ/c Mai Phan Anh Thư - UV BCH LC HSV.

Hội nghị bày tỏ sự ghi nhận với những đóng góp nhiệt thành từ những các đồng chí đã gắn bó cùng Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên khoa trong thời gian qua và chúc các đồng chí thành công trong công việc, cuộc sống. Đồng thời, sự ra mắt của Ban chấp hành mới cũng hứa hẹn sẽ mang đến cho hoạt động sinh viên khoa thời gian sắp tới những hoạt động thiết thực, bổ ích, mang bản sắc sinh viên khoa Văn học. 

Phước Hóa

20181030 Thai Ha

Vào ngày 27 tháng 10 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với trường Đại học Huế đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2018 tại thành phố Huế. Năm nay, trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG Tp.HCM có ba đề tài NCKH đạt giải cấp Bộ, trong đó có một giải Ba và hai giải Khuyến khích.

Trải qua các vòng thi với gần 400 đề tài đến từ hơn 80 trường đại học trong cả nước, sinh viên Phạm Thị Thái Hà - hiện đang học năm thứ 3, khoa Văn học - đã đạt giải Ba trong cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học” cấp Bộ năm 2018. Được biết, đây là giải Ba đầu tiên mà trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG Tp.HCM có được trong vòng 5 năm trở lại đây.

Sinh viên Phạm Thị Thái Hà cho biết, công trình NCKH mang tên “Tiếp nhận và cải biên tác phẩm Những người khốn khổ của Victor Hugo: từ văn học đến các loại hình nghệ thuật khác” do Thái Hà thực hiện là một hướng nghiên cứu còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Dưới sự hướng dẫn của TS. Đào Lê Na, Thái Hà đã vận dụng lí thuyết cải biên và phương pháp nghiên cứu liên ngành (sân khấu, điện ảnh) để nghiên cứu việc tiếp nhận và cải biên một tác phẩm văn học kinh điển trong bối cảnh hiện đại. Qua đó, tác giả công trình đóng góp thêm các tư liệu về cải biên học và đưa ra cái nhìn bao quát về tình hình tiếp nhận Những người khốn khổ tại Việt Nam và thế giới trong nhiều giai đoạn bằng các số liệu thống kê cụ thể.

Với thành công của sinh viên Phạm Thị Thái Hà và TS. Đào Lê Na trong cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học” cấp Bộ năm 2018, khoa Văn học hi vọng các sinh viên sẽ có thêm nguồn cảm hứng, động lực để tham gia nghiên cứu khoa học, mang lại nhiều đóng góp thiết thực hơn nữa cho ngành Văn học nói riêng cũng như ngành khoa học xã hội và nhân văn nói chung.

Nhằm đảm bảo cho các bạn sinh viên trong thời gian nghỉ tránh dịch không bị trì trệ trong việc học tập và rèn luyện, Liên chi Hội sinh viên (LCHSV) khoa Văn học trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG-HCM đã tổ chức rất nhiều hoạt động truyền thông trực tuyến hữu ích cho các bạn sinh viên thông qua mạng xã hội, cụ thể là fanpage Đoàn - Hội khoa Văn học. 

Có thể kể đến những hoạt động nổi bật đã thu hút lượng lớn tương tác và tham gia từ các bạn sinh viên như: Chương trình thứ 7 tình nguyện, Ngày thênh thang, Cơm nhà mình, Minigame mode on - Sẵn sàng rinh son,....

CHUỖI TRUYỀN THÔNG: CHƯƠNG TRÌNH THỨ 7 TÌNH NGUYỆN

6 bộ ảnh ý nghĩa thuộc “Chuỗi truyền thông: Chương trình thứ 7 tình nguyện” lần lượt mang tên: Tụi con cảm ơn, Giữ gìn sức khỏe, Bảo vệ môi trường, Nông thôn mới, Tên hay dịch bay, Thư gửi con người đã được các bạn sinh viên đón nhận với tổng hơn 1000 lượt tương tác. Những bộ ảnh đã được các bạn chia sẻ nhiệt tình và thích thú có lẽ vì nội dung gần gũi, lồng ghép đa dạng xoay quanh những chủ đề thực tế: các cách để bảo vệ sức khỏe mùa dịch, lời cảm ơn đến những “người hùng” thầm lặng chiến đấu trong dịch, bảo vệ môi trường, nông thôn mới, “trendy” đặt tên vần hưởng ứng công cuộc chống dịch.  

20200628 2

CUỘC THI VIẾT KÈM ẢNH “NGÀY THÊNH THANG”

Thật là một thiếu sót lớn nếu không nhắc đến cuộc thi viết kèm ảnh “Ngày thênh thang” - Một cuộc thi không chỉ nhận được sự hưởng ứng đông đảo từ các bạn học sinh, sinh viên trong nước mà còn nhận được sự hưởng ứng từ các bạn du học sinh. Cuộc thi không những được mở rộng về quy mô thí sinh mà còn mở rộng ở cả loại hình thi. Ngoài hạng mục viết tiếng Việt như các cuộc thi thông thường trước đó trong Khoa, “Ngày thênh thang” còn có một hạng mục dành cho các bài viết tiếng Anh và một hạng mục chấm giải ảnh của bài viết. Chính những điều này đã tạo nên một luồng gió mới mẻ so với các cuộc thi viết trước trong Khoa và tạo nên một cơ cấu giải thưởng cực kì hấp dẫn. “Ngày thênh thang” đã góp phần khiến cho những ngày dịch của các bạn sinh viên mà đặc biệt là các bạn sinh viên khoa Văn học - trường ĐH KHXH&NV trở nên sôi động hơn và là cơ hội cho các bạn trải lòng trong kì nghỉ bất chợt dài "thênh thang" này.

CUỘC THI ẢNH “CƠM NHÀ MÌNH”

Nối tiếp “Ngày thênh thang” là hậu duệ “Cơm nhà mình” - một cuộc thi ảnh do Liên chi hội sinh viên khoa Văn học hợp tác cùng Liên chi hội sinh viên khoa Ngữ văn Pháp tổ chức - với chủ đề cuộc thi: ảnh chụp một bữa ăn ở gia đình bạn/ bữa ăn ở gia đình ai đó khiến bạn nhớ mãi. Những bức ảnh chất lượng và chất chứa đầy những ân tình lần lượt được lên sóng. Và cũng không kém đàn anh đàn chị “Ngày thênh thang”, “Cơm nhà mình” đã nhận được hơn 100 bài dự thi từ các bạn sinh viên qua 2 tuần tổ chức. 

20200628 3

MINIGAME MODE ON - SẴN SÀNG RINH SON

Bên cạnh việc tổ chức các cuộc thi viết nhằm đáp ứng sở thích và phát huy khả năng của các bạn sinh viên khoa Văn. LCHSV khoa Văn học còn ưu ái tổ chức một minigame mà đặc biệt là dành cho các bạn nữ sinh. “Minigame mode on - Sẵn sàng rinh son” đã thu hút hàng trăm lượt bình luận chan chứa đầy nhiều tình cảm của các bạn bày tỏ với người phụ nữ mà các bạn yêu mến, ngưỡng mộ. 

Những ngày này, tình hình dịch ở nước ta đang được kiểm soát khá ổn, các hoạt động đời sống dần dần được khôi phục. Cũng trở lại với nhịp học tập và rèn luyện hối hả sau dịch, LCHSV khoa Văn học mong muốn sẽ tiếp tục đem đến cho các bạn sinh viên thật nhiều chương trình bổ ích hơn nữa trong thời gian sắp tới.

LCHSV khoa Văn học

20200327

Hưởng ứng hoạt động “Tháng Thanh niên”, Đoàn khoa Văn học đã tổ chức các chương trình, hoạt động học tập, vui chơi giải trí để phục vụ các bạn sinh viên trong kỳ nghỉ chống dịch. Nổi bật nhất là cuộc thi tìm hiểu kiến thức văn học 2020 mang tên Về với Văn. Cuộc thi là vừa sân chơi bổ ích và thú vị dành cho sinh viên trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG-HCM, vừa là nơi để các bạn tìm hiểu về những nét đặc sắc của nền văn học dân tộc. Cuộc thi tìm hiểu kiến thức văn học 2020 - Về với Văn gồm có ba vòng thi với tên gọi lần lượt: Thả mây cho gió (từ 20 giờ, ngày 26/03/2020 đến 20 giờ, ngày 28/03/2020); Thả xanh cho cỏ (19 giờ, ngày 31/03/2020 đến 23 giờ, 31/03/2020); Ta về với Văn (từ 12 giờ, 03/04/2020 đến 12 giờ 05/04/2020). 

Dù chỉ mới khởi động vòng 1 vào đêm qua (26/3/2020) nhưng cuộc thi đã thu hút hơn 250 thí sinh đến từ khoa Văn học và các khoa, bộ môn khác tham gia. Kết thúc vòng 1, 15 thí sinh xuất sắc nhất sẽ được chọn để tham gia vòng 2. Vòng 2 cũng đã sẵn sàng với nhiều câu hỏi khó và ý nghĩa hơn để tìm ra 5 thí sinh chung cuộc tham gia vòng 3. Ban tổ chức hy vọng cuộc thi sẽ giúp cho các bạn sinh viên có không gian vui chơi, học tập mới lạ, hứng thú trong những ngày nghỉ chống dịch và cũng là nơi thoả mãn niềm đam mê của các bạn dành cho văn chương.

Hồng Thảo

20191209 SV5T1

Ngày 16/11/2019 vừa qua, Lễ trao giải "Sinh viên 5 tốt" cấp Liên chi hội năm 2019 và Workshop “Train to the future” đã diễn ra tại Văn phòng khoa khoa Văn học (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh).

20191209 SV5T

Lễ tuyên dương "Sinh viên 5 tốt" là một hoạt động thường niên của Hội Sinh viên Việt Nam nhằm ghi nhận sự cố gắng đồng thời khích lệ tinh thần phấn đấu học tập tốt của sinh viên. Năm nay, khoa Văn học chào đón 19 sinh viên có thành tích xuất sắc trên cả 5 tiêu chí: học tập tốt, đạo đức tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt và hội nhập tốt trong năm học 2018-2019.

20191209 TVQ

Hoạt động nối tiếp Lễ tuyên dương là workshop “Train to the future“ với sự góp mặt của diễn giả Trần Viết Quân - CEO công ty cổ phần ứng dụng “Di Động Xanh”. Thông qua buổi chia sẻ, anh đã cung cấp những thông tin bổ ích và thú vị về khởi nghiệp qua góc nhìn của bản thân. Đồng thời, anh cũng giải đáp những thắc mắc, băn khoăn về cơ hội việc làm của các bạn sinh viên đang đứng trước ngưỡng cửa tương lai nhiều thách thức.

Lễ trao giải SV5T cấp Liên chi hội năm 2019 kết hợp cùng Workshop “Train to the future” là hoạt động ý nghĩa và bổ ích, tạo động lực cho các bạn sinh viên rèn luyện, phấn đấu trong học tập. Đồng thời, đây là môi trường tốt giúp các bạn sinh viên trang bị kĩ năng, kinh nghiệm cho hành trình khởi nghiệp của bản thân mình.

Liên chi hội sinh viên khoa Văn học

20180424 LBVH2

Ảnh: Các đội thi chụp hình lưu niệm với Ban giám khảo và Ban tổ chức

Mong muốn đem đến cho sinh viên nhiều hoạt động học thuật mới mẻ, bổ ích, cuộc thi tranh biện do Đoàn khoa Văn học tổ chức mang tên Let’s Debate 2018 với chủ đề Luận bàn văn học đã trở lại. Ngay từ khi phát động, Let’s Debate đã nhận được sự quan tâm của sinh viên trong và ngoài khoa khi khai thác nhiều vấn đề của văn học và đời sống theo mô hình tranh biện Karl Popper. Đồng hành cùng cuộc thi năm nay còn có sự góp mặt của Ban giám khảo là các giảng viên của khoa Văn học: ThS. Nguyễn Ngọc Bảo Trâm, TS. Đào Lê Na, ThS. Nguyễn Thị Phương Thuý và ThS. Lê Thị Thanh Vy.

Sáng ngày 22/4/2018, tại phòng A1.02, vòng bán kết Let’s Debate 2018 đã chính thức khởi tranh với sự tham dự của 6 đội thi. Các vấn đề được tranh biện đều là những vấn đề mang tính thời sự văn học như: “Có nên bỏ truyện Tấm Cám ra khỏi sách giáo khoa vì tính bạo lực của nó?”, “Tác phẩm văn học có thể được đọc tách rời bối cảnh lịch sử – văn hoá – xã hội của nó?”, “Nghệ thuật là sản phẩm đầy tính chủ quan?”. Kết thúc 3 bảng đấu, 4 đội thi Gà rừng, If you not, Trà xanh và Zero9 đã xuất sắc giành tấm vé bước vào chung kết.

20180424 LBVH

Ảnh: Cuộc thi tranh biện Let’s Debate 2018

Buổi chiều cùng ngày, tại café học thuật Youth Station, vòng chung kết của cuộc thi chứng kiến nhiều màn tranh biện hấp dẫn và kịch tính hơn hẳn. Vấn đề chưa bao giờ cũ “Cái đẹp phải là cái thiện” đã mở đầu bảng đấu thứ nhất giữa hai đội Trà xanh và If you not. Bằng chiến lược đúng đắn của mình, phần thắng đã nghiêng về đội Ủng hộ - If you not. Tại bảng đấu thứ hai, Zero9 và Gà rừng gặp gỡ nhau với vấn đề “Đại học phải giúp sinh viên tìm được việc làm”. Sau loạt đối đáp sôi nổi, Zero9 ở phe Phản đối bằng nhiều lập luận và dẫn chứng thu hút đã có màn thể hiện xuất sắc hơn để có mặt tại trận tranh nhất nhì.

Bước vào trận tranh biện cuối cùng, độ khó được nâng lên khi vấn đề tranh biện “Văn học mang chúng ta lại gần nhau, hay Sự đọc là một hoạt động thuần túy cá nhân?” bắt buộc mỗi đội thi vừa phải bảo vệ quan điểm của mình, vừa phải phản đối quan điểm từ phía đối phương. Càng về cuối, không khí tranh biện càng trở nên căng thẳng khi cả hai đội đều tỏ ra ngang tài ngang sức. Kết quả chung cuộc, vị trí quán quân của Let’s Debate 2018 đã gọi tên các sinh viên năm 3 và năm 4 - Mạnh Phong, Ánh Trâm, Kiều My đến từ If you not.

Trải qua 2 mùa tổ chức, Let’s Debate đã đem đến cơ hội tiếp cận, mổ xẻ nhiều vấn đề học thuật mang tính chất chuyên ngành thông qua hình thức tranh biện sinh động, hấp dẫn. Đặc biệt, hoạt động này còn giúp các đội thi học hỏi nhiều kĩ năng quan trọng cho quá trình tự học và làm việc sau này như kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, tư duy phản biện,… Với những thành công nhất định đã đạt được, đây chắc chắn là sân chơi học thuật cần được duy trì và phát triển để đưa tranh biện đến gần hơn với sinh viên, giúp sinh viên rèn luyện tri thức và bản lĩnh của mình.

P.H.

Từ dư âm của Tháng Thanh Niên, các hoạt động và phong trào Đoàn – Hội khoa Văn học cho đến tháng 4 vẫn chưa có dấu hiệu “giảm nhiệt”. Vòng chung kết cuộc thi viết du kí Gió Trời Vi Vu do Đoàn khoa Văn học tổ chức đã diễn ra thành công với phần trình bày đặc sắc của top 4 thí sinh. Giải nhất thuộc về sinh viên Trần Hoàng Nhật, chàng trai Cần Thơ viết về chính quê hương mình. Cũng trong tinh thần sáng tạo, Câu lạc bộ tình nguyện Cầu Vồng Lửa lần đầu tiên tổ chức cuộc thi Nhật Kí Sống Xanh”, kết hợp công tác thiện nguyện với việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên. Câu lạc bộ Cây Bút Trẻ cũng trở lại với buổi gặp gỡ trao giải cho các tác phẩm đặc sắc nhất trong trại sáng tác Lam 2019 và cuộc thi thơ Nguyên Xuân lần 3. Với tình yêu dành cho văn chương, các tác phẩm gửi về ngày một chất lượng, có sự đầu tư về tâm lẫn trí của người viết.

20190514 1

Ảnh 1: Sinh viên Trần Hoàng Nhật

20190514 2

Ảnh 2: Buổi gặp gỡ trao giải của CLB Cây Bút Trẻ

Không chỉ tham gia các hoạt động thuộc khuôn khổ “sân nhà”, sinh viên khoa Văn học còn nhiệt tình, năng động trong các phong trào ở quy mô cấp trường. Trong cuộc thi Thủ lĩnh Sinh viên 2019 do Đoàn Hội trường tổ chức, sinh viên Phan Minh Nhân đã xuất sắc giành được ngôi vị Quán quân. Sinh viên Đỗ Hồng Ngọc Uyên cũng xuất sắc đoạt giải Ba trong cuộc thi Bản lĩnh Sinh viên Triết học. Mới đây, tại chương trình Âm Vang Thời Đại 2019, hội thi tìm hiểu các môn khoa học Nguyên lí triết học Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhóm 4 sinh viên năm nhất gồm bạn Châu Minh Trọng, Võ Nguyễn Huỳnh Như, Nguyễn Văn Quốc Huy và Nguyễn Kim Ngân đã có phần thi đấu đầy ấn tượng. Vượt qua rất nhiều nhóm đối thủ đến từ các khoa bạn, sinh viên Văn học đã giành được giải Ba, sau khoa Triết học và Lịch sử.

20190514 3

Ảnh 3: Sinh viên Phan Minh Nhân

20190514 4

Ảnh 4: Sinh viên Đỗ Hồng Ngọc Uyên

20190514 5

Ảnh 5: Nhóm sinh viên Văn học trong cuộc thi Âm Vang Thời Đại 2019

Thủy Vy

201710112Hình 1: Nghi thức truyền lửa - tiếp nối đam mê

Khởi đầu mới là ngày hội truyền thống của khoa Văn học nhằm chào đón Tân sinh viên, chúc mừng Tân cử nhân và trao quỹ học bổng Ngữ Văn. Viết tiếp truyền thống và ý nghĩa đó, Khởi đầu mới 2017 tiếp tục trở thành ngày hội lớn của khoa Văn học. Với mong muốn xây dựng nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực và hấp dẫn sinh viên, chương trình đã có nhiều đột phá trong khâu thiết kế, truyền thông và tổ chức. Chương trình diễn ra xuyên suốt ngày chủ nhật 29/10/2017 với nhiều hoạt động nổi bật.

Workshop “Nói thuyết phục”“Nhà tuyển dụng cần gì?” diễn ra đồng thời vào buổi sáng chính là hai hoạt động mở màn đầy ấn tượng cho Khởi đầu mới năm nay.

201710113

Hình 2: Workshop Nói thuyết phục

Workshop “Nói thuyết phục” dành riêng cho sinh viên năm 1, năm 2 được tổ chức với sự tham gia của hơn 100 sinh viên cả trong và ngoài khoa. Workshop diễn ra dưới sự dẫn dắt độc đáo và hấp dẫn của diễn giả Dương Thành Truyền – Chủ tịch HĐQT NXB Trẻ và khách mời TS Lê Quang Trường – Phó trưởng khoa Văn học. Trải qua hơn 3 giờ lắng nghe và thực hành những chia sẻ của diễn giả, các bạn sinh viên có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về nghệ thuật nói thuyết phục và tầm quan trọng của nó trong giao tiếp thường ngày cũng như trong học tập, phỏng vấn, làm việc. Buổi chia sẻ diễn ra sôi nổi với nhiều bí quyết và bài học bổ ích, thú vị. Đây chắc chắn sẽ là hành trang cần thiết để mỗi sinh viên tự tin trên con đường khẳng định bản thân và chinh phục đam mê.

201710114

Hình 3: Workshop Nhà tuyển dụng cần gì

Workshop “Nhà tuyển dụng cần gì?” dành riêng cho sinh viên năm 3, năm 4 có sự hiện diện của nhiều diễn giả: anh Lê Minh Tuấn, chị Đặng Thị Hương, chị Phùng Thị Hạ Nguyên, anh Lưu Hồng Sơn. Đây đều là những cựu sinh viên trưởng thành từ khoa Văn, hiện đang công tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau: báo chí, truyền thông, nghiên cứu, giảng dạy… Dưới sự dẫn dắt của ThS Lê Thị Thanh Vy và sự góp mặt của ThS Nguyễn Ngọc Bảo Trâm – giảng viên khoa Văn học, workshop mở ra một không gian chia sẻ thân mật, gần gũi, nơi các diễn giả trải lòng về những câu chuyện vui có, buồn có, đầy suy ngẫm trong nghề nghiệp của chính mình. Sở hữu nhiều kinh nghiệm trong nghề, các diễn giả cũng đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích và giúp các bạn trẻ nhận rõ những khó khăn, thuận lợi khi hoạt động trong từng lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau. Workshop chính là cơ hội để mỗi sinh viên học hỏi, tiếp thu nhiều bài học kinh nghiệm quí báu cho riêng mình. Từ đó trong thời gian tiếp theo, có sự chuẩn bị, trau dồi và phát triển những kĩ năng phù hợp, phục vụ tốt nhất cho công việc tương lai.

          Nối tiếp thành công của hai workshop, gian hàng “Sắc màu khoa Văn” đến từ Câu lạc bộ và chi đoàn các khóa được tổ chức ngay sau đó đã trở thành một điểm nhấn không thể không nhắc đến tại Khởi đầu mới. Mỗi năm, bằng sự sáng tạo và năng động của những người trẻ, các gian hàng lại được bài trí theo những phong cách khác nhau, các sản phẩm cũng có phần đa dạng, hấp dẫn hơn. Ngoài gian hàng ẩm thực, thư pháp và sách quen thuộc, một sân khấu acoustic đặc biệt hoành tráng đã xuất hiện ngay tại sảnh C để các bạn sinh viên có thể tự tin thể hiện tài năng văn nghệ, góp phần tạo bầu không khí lôi cuốn, náo nhiệt cho ngày hội năm nay.   

201710111

Hình 4: Sân khấu acoustic

Lễ đón Tân sinh viên, chúc mừng Tân cử nhân và trao quỹ học bổng Ngữ văn chính là phần được trông đợi nhất của Khởi đầu mới 2017. Chương trình có sự góp mặt của PGS.TS Trần Lê Hoa Tranh - Phó trưởng khoa Văn học, TS. Lê Quang Trường - Phó trưởng khoa Văn học; các thầy cô là giảng viên khoa Văn học: ThS. Đào Thị Diễm Trang, ThS. Hồ Khánh Vân, TS. Đào Lê Na, ThS. Lê Thị Thanh Vy; cô Nguyễn Thị Tâm, thầy Lê Văn Dũng - giáo vụ khoa; đại diện nhà tài trợ có ông Trần Văn Tấn (Giám đốc công ty Đại Việt) và chị Nguyễn Lâm Như Quỳnh (công ty Duy Lợi); cùng các thế hệ sinh viên, cựu sinh viên, cán bộ Đoàn - Hội các thời kì cũng đã có mặt đông đảo trong ngày hội lớn của khoa. 

Với thông điệp, dù cho con đường phía trước có lắm chông gai, và đôi chân ta quá ngại, nhưng hễ lòng quyết tâm vẫn còn thì những đỉnh núi ước mơ, hoài bão vẫn còn chờ ngày ta bước chân lên để đón ánh bình minh của tri thức, sức mạnh, “Đón bình minh” đã được chọn làm chủ đề của Khởi đầu mới năm nay. Ca khúc chủ đề “Đón bình minh” với giai điệu vui tươi, tràn đầy sức sống cũng đã mở màn cho buổi lễ. Nối tiếp chương trình, PGS.TS Trần Lê Hoa Tranh – Phó trưởng khoa Văn học đã có bài phát biểu đầy xúc động và truyền cảm hứng đến các thế hệ sinh viên đã, đang và sẽ học tập, trưởng thành từ khoa Văn học. Đại diện nhà tài trợ, ông Trần Văn Tấn cũng đã có những gửi gắm nhiều tâm huyết đến toàn thể sinh viên có mặt tại hội trường.

Lễ tuyên dương thủ khoa tuyển sinh đầu vào và đầu ra đã diễn ra với nhiều cảm xúc hân hoan xen lẫn lắng đọng. Kể từ thời khắc này, những bước ngoặt mới mẻ và quan trọng sẽ mở ra trong cuộc đời mỗi sinh viên. Với các bạn Tân sinh viên, khung trời của văn chương, tình yêu và sức trẻ đang rộng mở, đón đợi những đôi chân ham thích khám phá. Với các bạn Tân cử nhân, phía trước là ngưỡng cửa vào đời đầy khó khăn, thách thức nhưng cũng hứa hẹn nhiều cơ hội và trải nghiệm. Nhưng dù các bạn là ai, đang ở đâu trên chuyến hành trình của riêng mình, thì đừng quên rằng, phía sau bạn luôn là sự dõi theo và đồng hành từ những người đặc biệt. 20 suất học bổng Ngữ văn được trao ngay tại buổi lễ chính là sự hỗ trợ đặc biệt ấy từ phía BCN khoa và các cựu sinh viên đến các bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn nỗ lực vươn lên trong quá trình học tập và rèn luyện. Buổi lễ cũng đã kịp thời ghi nhận, biểu dương những sinh viên có thành tích tiêu biểu trong học tập và rèn luyện, có những đóng góp tích cực cho công tác Đoàn - Hội của khoa trong năm học vừa qua.

Điểm nhấn đặc biệt của buổi lễ chính là nghi thức truyền lửa - tiếp nối đam mê, kết nối thế hệ - nghi thức lần đầu tiên xuất hiện sau 6 mùa Khởi đầu mới. PGS.TS Trần Lê Hoa Tranh - Phó trưởng khoa Văn học đã tận tay trao biểu tượng ngòi bút cách điệu hình cánh chim đến đại diện các Tân sinh viên là thủ khoa, á khoa, có thành tích tiêu biểu. Trên nền nhạc ca khúc “Đừng ngại ngùng”, các thế hệ sinh viên tiếp tục chuyền tay nhau biểu tượng truyền thống của khoa, mang theo khát vọng đem văn chương, tri thức và sức trẻ cất cánh vươn xa đến những chân trời mới. Nghi thức truyền lửa - tiếp nối đam mê, kết nối thế hệ cũng đã khép lại buổi lễ trong cảm xúc vỡ òa của người tham dự.

Khởi đầu mới lần thứ 7 năm 2017 với chủ đề Đón bình minh đã kết thúc với nụ cười tin yêu và cả những giọt nước mắt xúc động đã thêm một lần chứng tỏ sức hút và ý nghĩa tốt đẹp mà ngày hội này mang đến. Có được một mùa Khởi đầu mới thành công như thế, không thể không nhắc đến và tri ân công sức, tâm huyết của tập thể BCN, cán bộ giảng viên và BCH Đoàn - Hội khoa; cũng như sự đồng hành, hỗ trợ lớn lao từ phía nhà tài trợ và các thế hệ sinh viên.

Tin rằng trên hành trình viết tiếp đam mê và tình yêu của mỗi sinh viên, Khởi đầu mới mãi là viên gạch đầu tiên, nâng bước những đôi chân còn đang e ngại, để mỗi người khoa Văn thêm vững tin và bản lĩnh tiến về phía trước. Để hằng năm cứ vào dịp cuối tháng 10, những thế hệ người khoa Văn lại thì thầm gọi nhau, hình như một mùa Khởi đầu mới nữa lại về... 

20190204 Cho trang

Tiểu thuyết "Chó trắng" của Romain Gary

Milan Kundera từng viết: “Để có thể nghe thấy giọng nói bí mật gần như không thể nghe thấy của ‘tâm hồn sự vật’, tiểu thuyết gia, ngược lại với nhà thơ và nhạc sĩ, phải biết làm im miệng những tiếng kêu từ tâm hồn chính mình.”(Milan Kundera, 2014, 91). Thế nhưng Romain Gary là một những trường hợp hiếm hoi mà ở đó ta chứng kiến sự dung hợp giữa thái độ trữ tình cao độ cùng lối miêu tả hiện thực tỉnh táo, nhạy bén, lặn xuống chiều sâu của tồn tại sự vật nhằm khơi dậy bản chất của chúng. Một trong những quyển tiểu thuyết tiêu biểu cho lối viết đó chính là “Chó trắng”.

Quyển tiểu thuyết kể về giai đoạn ông sống ở Los Angeles. Sự nghiệp chính trị gia song song với nghề viết đã mang lại cho ông nguồn “dưỡng chất trần gian” trong sáng tác. Quyển tiểu thuyết đào sâu vào lòng đời sống xã hội Mỹ lúc bấy giờ mà nổi bật là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Với một chủ đề mang đậm tính chính trị - xã hội, Romain Gary đã biến nó trở thành bức chân dung của những mảnh tâm thức thời đại lấp lánh chất thơ qua cái nhìn giàu lòng trắc ẩn. Cái nhìn ấy được bộc lộ qua hình tượng chó trắng - Batka bước vào nhà ông ngày mưa nọ là một chú chó được huấn luyện để chống lại người da đen. Hành trình cuộc đời Batka kéo thành sợi chỉ đỏ dẫn lối cho xuyên suốt mạch truyện cũng như mạch suy tưởng của tác giả.

Hình tượng động vật mang dấu ấn đặc biệt trong tiểu thuyết của ông với Rễ trời đoạt giải Goncourt năm 1956 và Quấn quít dưới bút danh Emile Ajar. Hình tượng động vật phản ánh những mối ám ảnh lớn trong tiểu thuyết Romain Gary như là bản nguyên trần trụi, sự vô tri, nỗi cô đơn, sự sợ hãi, khả thể,… Nhân vật trong tiểu thuyết của ông luôn nhìn vào mắt loài vật để rồi nhận ra “mang kiếp trăn hay kiếp người là một nỗi bất hạnh khiến ta ngơ ngác đến mức nỗi hốt hoảng được chia sẻ này trở thành mối tình bằng hữu thật sự.”(Romain Gary, 2018, 14) Không dùng lối nhân hóa để động vật chỉ là sự minh họa của đời sống con người như thường thấy, Romain Gary đặt sự tồn tại của thú vật và con người trong sự đồng đẳng, để con người tự soi mình trong con ngươi của loài vật mà thức tỉnh khiếp đảm trước tình trạng vô tri và bơ vơ của chính mình. Romain Gary tìm kiếm sự hiểu biết trong tồn tại câm lặng của loài vật và cả niềm âu yếm ở đó : “Nơi duy nhất trên thế gian này ta có thể tìm thấy một con người xứng đáng với tên gọi ấy, đó là trong cái nhìn một con chó”(Romain Gary, 2018, 232).

Trước Chó trắng, ta đối diện với phần thú tính, với căn tính bạo lực và dấu vết thù hận đã vạch lên gương mặt của xã hội chúng ta ngày hôm nay. Phần sau tiểu thuyết ông miêu tả bức tranh hiện thực của nạn phân biệt chủng tộc với cái nhìn sắc sảo, đa diện. Cái cách con chó là nạn nhân của phân biệt chủng tộc cũng chính là cái cách con người bị giam hãm trong vòng kim cô định kiến của mình. Với ông, bị cầm tù bởi phân biệt chủng tộc không chỉ là người da đen mà còn là người da trắng bởi họ là nạn nhân của ý thức hệ. Nhưng dù màu da nào thì “tôi không muốn đi giết người da vàng để tập luyện về sau sẽ giết người da trắng, tất cả chỉ vì tôi là một thằng da đen. Tôi không phải chỉ là một màu da.”(Romain Gary, 2018, 140) Song song đó, ông miêu tả xã hội hỗn độn Mỹ mà ông giễu cợt rằng nó xử lí hiện thực bằng cách xé toạc ra thành từng mảnh như tranh Picasso. Một xã hội kích động lòng tham, sự phân hóa giai cấp bằng sự phô trương văn hóa tiêu thụ.  

Chó Trắng mang rõ đặc tính văn chương của ông là sự hòa trộn của dòng trữ tình ấm nóng cùng dòng nước lạnh trí tuệ đầy khoái hoạt. Tấm áo giáp cho thứ văn chương nổi loạn của Romain Gary chính là cái hài. Một cái hài sánh đôi với cái bi để khám phá ra trong bản chất sự vật một vũ trụ hài hước đen. Nơi đó mọi thứ trở nên nhẹ tênh như một cuộc chơi mà chính ông tuyên bố: “Cuộc sống là một việc nghiêm chỉnh, vì tính tầm phơ của nó”(Emile Ajar, 2014, 49).

Danh mục tài liệu trích dẫn:

  1. Emile Ajar (Romain Gary), 1974. Quấn quít. Dịch từ tiếng Pháp. 2014. Hà Nội: Nhà xuất bản văn học, Công ty cổ phần và truyền thông Nhã Nam.
  2. Milan Kundera, 2005. Màn. Dịch từ tiếng Pháp. Trần Bạch Lan. 2014. Hà Nội: Nhà xuất bản văn học, Công ty cổ phần văn hóa và truyền thông Nhã Nam.
  3. Romain Gary, 1970. Chó trắng. Dịch từ tiếng Pháp. Nguyên Ngọc. 2018. Hà Nội: Nhà xuất bản văn học, Công ty cổ phần văn hóa và truyền thông Nhã Nam.

Nguồn: Bài viết được chọn từ chương trình “Sách trong đôi mắt tôi” do được câu lạc bộ Cây Bút Trẻ thuộc khoa Văn học tổ chức.

20190123 Bich Van

Ảnh: Bích Vân viết bài theo phương pháp Braille của người khiếm thị. Ảnh: Nguyễn Nhung

“Đôi khi tôi cảm thấy may mắn vì tôi không ôm ấp suy nghĩ là tôi sẽ được nhìn thấy, để rồi cứ phải chờ đợi mà không thể thoát ra được”. Đó là tâm sự của Danh Thị Bích Vân, cô sinh viên năm nhất, Khoa Văn Học, Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM. Vân kể về cuộc đời mình cùng những ước mơ thật tươi đẹp.

Tôi muốn được đi học

* Vân mất đi ánh sáng từ khi nào?

- Đó là do một tai nạn hồi tôi còn nhỏ. Năm đó, tôi và em gái sinh đôi của mình sinh non nên khá yếu. Hai chị em phải nằm trong lồng kính. Riêng tôi phải chiếu đèn đến nửa tháng khiến đôi mắt tôi đã bị hư hoàn toàn. Khi gia đình phát hiện và đưa lên thành phố để chữa trị thì mọi thứ đã quá trễ. Mẹ kể lại với tôi rằng, lúc mẹ biết được tin, mẹ suy sụp lắm. Mẹ gọi điện báo ba, ba cũng chẳng bình tĩnh được, đòi truy cứu bệnh viện đó, cũng là nơi ba đang làm y tá. Lúc đầu, bệnh viện chối, nhưng sau đó có thêm nhiều em bé khác cũng bị hư đôi mắt, vậy là bệnh viện xin lỗi và hứa… rút kinh nghiệm. Nhưng thôi, cũng là do sơ suất, đâu phải ý muốn của ai.

* Lúc đó, Vân đã mơ ước điều gì cho bản thân?

- Ước được đi học. Tôi muốn được đi học như em gái, như bạn bè mình vậy. Mẹ kể lúc em đi học, mỗi tối mẹ dạy em, tôi ngồi kế bên. Em chưa kịp đọc tôi đã đọc lớn trước em rồi, nhưng tôi có biết hình dáng con chữ ra sao đâu. Tôi cứ thế mà đọc theo thôi, rồi cũng dùng bút viết lên bảng, viết bậy bạ gì đó.

Nhiều người hỏi tôi có ước muốn được sáng mắt không? Nói thật tôi chưa từng có suy nghĩ là được nhìn thấy. Ba mẹ kể tôi từng làm một cuộc phẫu thuật khi chỉ mới 3 tháng 10 ngày tuổi. Bác sĩ nói phẫu thuật thì có khả năng nhìn thấy, dù nhỏ thôi. Nhưng cuộc phẫu thuật nào mà không có rủi ro. Mẹ nói tôi suýt chết trên bàn mổ, cuộc phẫu thuật đang dang dở phải tạm ngưng để cứu lấy mạng sống của tôi. Từ đó, tôi không còn cơ hội nào thêm nữa. Mẹ nói chẳng mong tôi sáng mắt, chỉ cầu tôi được sống bình an.

Tôi là người rất dễ xúc động. Nghe cải lương cũng khóc, đọc sách cũng có thể khóc. Nhưng nếu là khóc vì mình không nhìn thấy thì… hình như chưa bao giờ. Tự nghĩ về bản thân, tôi không thấy mình bất hạnh hay mặc cảm gì. Chắc cũng là một may mắn, tôi không thấy từ lúc nhỏ nên cũng chẳng hiểu cách nhìn mọi thứ qua đôi mắt ra sao. Cũng không quá khó để chấp nhận.

* Vậy Vân đã thực hiện ước mơ này của mình như thế nào?

- Tôi bắt đầu học từ 5 tuổi, cái tuổi còn khá sớm so với một người khiếm thị. Trong một lần lên thành phố khám bệnh, một người trong bệnh viện giới thiệu với mẹ tôi mái ấm Nhật Hồng dành cho trẻ khiếm thị thuộc giáo xứ Thị Nghè ở Bình Thạnh. Khi tới mái ấm, tôi kiên quyết muốn ở lại học dù mẹ không cho. Ba mẹ tôi cũng muốn cho tôi đi học, nhưng phải đợi tôi lớn hơn một chút, chừng 10 tuổi. “Chờ 10 tuổi thì lâu lắm, mẹ cho con học đại từ bây giờ đi”, tôi đã nói với mẹ như thế. Nhưng khi biết mẹ về Rạch Giá, còn tôi ở lại mái ấm, tôi đã khóc rất nhiều.

Mấy lần sau đó, mẹ gọi điện lên thăm tôi, mẹ nói ba giận lắm, nói mẹ lên đón tôi về Rạch Giá ngay. Mẹ thuyết phục mãi, ba cũng xuôi. Nhưng mỗi lần mẹ lên thăm, ba đều dặn: “Bà nhớ mang nó về đó”. Nửa năm sau, tôi lần đầu về nhà sau khi được dạy chữ nổi, dạy cách tự chăm sóc bản thân, chắc ba thấy tôi tốt hơn, ba cũng không đòi dẫn tôi về nữa.

Lên thành phố lúc 5 tuổi, học mẫu giáo 2 năm, lần đầu tiên xa nhà sống tự lập nên cái gì tôi cũng lạ và sợ. Nhưng dần dà, tôi cũng quen. 7 tuổi là tôi có thể tự tắm gội, giặt đồ và rửa chén. Học ở thành phố đến lớp 3 thì tôi chuyển về quê học tiếp. Sau đó, lớp 10 lại lên thành phố, học ở Trung tâm Giáo dục Thường xuyên quận Bình Thạnh, rồi học lên tới đại học như bây giờ.

Trở thành cô giáo dạy văn

* Những lúc rảnh rỗi Vân thường làm gì?

Tôi rất thích công tác tình nguyện. Tuy không thể đi xa như các bạn, nhưng tôi vẫn tham gia bằng cách dành ít tiền mua những món hàng gây quỹ hay quyên góp đồ dùng cho những đợt tình nguyện. Đó là một cách để tôi cho đi.

Những ngày rảnh rỗi, tôi thường đọc sách, đọc các tác phẩm văn học, tập chơi đàn tranh hoặc cùng các bạn khiếm thị trong mái ấm đi chơi với nhau. Khi nào có lễ lớn, chúng tôi cùng với các sơ dọn dẹp, trang trí nhà thờ, như là dịp Giáng sinh vừa rồi. Tuy bất tiện, nhưng chúng tôi vẫn đang cố gắng hòa nhập cuộc sống hằng ngày. Chúng tôi muốn mình không là gánh nặng của mọi người.

* Dự định của Vân sau khi tốt nghiệp đại học?

- Tôi không rõ ước mơ trở thành giáo viên dạy văn của mình có từ khi nào. Biết là lúc nhỏ tôi hay nói vui với mẹ rằng sau này lớn lên con sẽ làm cô giáo để nuôi mẹ. Lúc đó mẹ chỉ cười. Hồi học lớp 4, tôi khá thân thiết với cô giáo chủ nhiệm của mình. Cô quan tâm và giúp đỡ tôi rất nhiều. Năm đó lớp chỉ có mình tôi là học sinh giỏi nhưng do điều kiện khó khăn, tôi chỉ được một tờ giấy khen mỏng viết tay. Cô dẫn tôi lên nhận phần thưởng, vỗ vai nói với tôi rằng: “Con phải cố gắng học thật giỏi trong những năm tới nha!”. Câu nói ấy là nguồn động lực lớn cho tôi sau này. Cô chính là hình mẫu giáo viên mà tôi muốn hướng tới, không chỉ dạy học sinh kiến thức mà còn đối xử với học sinh bằng cái tâm của mình.

Còn với văn chương, chắc là do cái duyên từ nhỏ. Mẹ kể lại rằng những lúc em gái đi học, tôi thường đòi mẹ lấy sách tập đọc tiếng Việt của em gái rồi đọc cho mình nghe những bài thơ. Sau này, được đi học và tiếp xúc nhiều hơn với môn văn, tôi càng thích đọc những tác phẩm văn học lớn, thích được viết những bài nghị luận dài ngoằng. Đến tận năm lớp 12, được giáo viên chọn đi thi học sinh giỏi văn, tôi mới tự tin là mình có khả năng. Dù sau đó, tôi không thể tham dự cuộc thi ấy, có lẽ nhà trường không tin tưởng vào một học sinh khiếm thị như tôi nên không cho phép. Nhưng với tôi, đó là một hướng đi mới, cũng là động lực để tôi nộp đơn xét tuyển vào Khoa Văn Học, chứng tỏ cho mọi người rằng, tôi hoàn toàn có khả năng.

Tôi hy vọng sẽ trở thành một cô giáo dạy văn ở một ngôi trường bình thường nào đó. Nhưng nếu ước mơ đó không thực hiện được, tôi mong có thể dạy cho các bạn trong trường khiếm thị. Trước mắt, tôi phải cố gắng học thật giỏi, đạt điểm trung bình trên 7,0 để giữ nguồn học bổng ở thư viện sách nói. Tôi còn phải cố gắng học cả tiếng Anh lẫn tin học. Do môn tiếng Anh thầy dạy khá là nhanh, tôi cũng ít có điều kiện tiếp xúc bên ngoài nên học hơi chậm so với các bạn. Với chứng chỉ tin học, tôi vẫn đang tìm chỗ học vì trường không có hỗ trợ cho sinh viên khiếm thị.

* Vân muốn nhắn gửi điều gì với các bạn khiếm thị không?

Có những điều mình cần phải chấp nhận và học cách sống chung với nó, vượt qua nó. Bất hạnh là điều không ai mong muốn, cũng như không ai được phép chọn nơi mình sinh ra, nhưng ta có thể quyết định cuộc đời mình, tùy thuộc vào cách mình đối mặt. 

Tôi hy vọng rằng những người khác trong xã hội sẽ có cái nhìn công bằng hơn đối với người khiếm thị. Có thể chúng tôi không có đôi mắt sáng, nhưng theo quy luật bù trừ của cuộc sống, người khiếm thị sẽ có những khả năng để bù lại đôi mắt đã mất đi. Vì vậy mong xã hội hãy cho người khiếm thị một cơ hội để hòa nhập cuộc sống bình thường, đánh giá khách quan khả năng thực sự của người khiếm thị. Vì họ cũng có thể làm được những điều phi thường, như một người bình thường.

Xin cảm ơn Vân.

Nguồn: Bản tin ĐHQG-HCM số 191-192 - 2019

(Đọc Đi qua những mùa vàng của Hồ Huy Sơn)

             Từng bước chân Đi qua những mùa vàng đã phác họa toàn cảnh miền ký ức tuổi thơ  của những đứa trẻ vùng thôn quê Bắc Trung bộ- nơi con người tận hưởng được khí trời thiên nhiên đặc thù rõ nét nhất của tứ mùa Xuân- Hạ- Thu- Đông. Cầm cuốn sách này trên tay, tuổi thơ tôi như trở về mạnh mẽ trong vị ngọt ngào của tình yêu quê hương, đất nước, tĩnh lặng trong ngàn vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc, chân quê nhưng sôi nổi, rạo rực, âm vang một cách hồn nhiên trong tiếng cười của trẻ con đất Bắc nơi đây.

            Hồ Huy Sơn là một nhà văn trẻ, sinh ra tại quê hương xứ Nghệ nhưng anh lại bén duyên văn chương với đất Nam, đặc biệt là cái duyên với trẻ con. Văn phong của Hồ Huy Sơn luôn man mác một sự hồi tưởng của quá khứ đan xen hiện tại. Đến với Đi qua những mùa vàng tuổi thơ như xem một thước phim tua ngược, từng dòng ký ức đọng lại trong một miền thăm thẳm, từng chút từng chút khẽ rơi khi hội ngộ cùng không gian, thời gian. Ngòi bút chân thật, lấp lánh một tuổi thơ gây sự thích thú, tò mò của trẻ con trong đô thị rộng lớn nhưng lại chật hẹp cho những cái chạm khẽ vào tự nhiên, hòa mình tận hưởng tình yêu, thức quà trời đất.

25 miền ký ức trong một mùa vàng ươm tình yêu quê nhà, đọng lại từng giọt trong tâm trí nhà văn. Tuổi thơ của anh là những ngày mưa rất mưa, những buổi ban trưa rực nắng, không ngủ trốn ba má tìm về với sông, ôm trọn dòng nước mát lành vào lòng, thu chiến lợi phẩm từ những con tôm đỏ quạch óng ánh trứng vàng trên ngọn lửa, những trứng vịt đẻ rớt dưới sông, mùi thum thủm nhưng rất ưa là thức đời. Kỷ niệm gom trọn trong mùi hương của mẹt thị thơm giữa phố, trong màu sắc sặc sỡ của những con tò he ngày bé làm bằng bột gạo hễ chơi chán thì đem nướng vào than hồng rồi ăn, kỷ niệm len lỏi trong những que kem đổi từ việc thu nhặt ve chai mang lại, nhìn những que kem chảy thành từng giọt rồi đưa miệng tóm gọn hay chơi sang cắn lấy một miếng rồi cảm nhận cái mát chan chứa từ đầu lưỡi đến cổ họng. Anh nhớ những ngày lớn lên cùng cây cùng khu vườn tuổi nhỏ trong những mùa rộ trái say quả, yêu thương cũng đong trong từng món ăn quê nhà, những trái cà muối ngâm mặn giòn tan, làn da trắng óng ả hòa quyện cùng hương mắm tôm với vị chua của canh lẫn với vị cay của ớt, vang dậy trong tiếng “rụp” nhẹ nhàng từ trái cà muối cắn vỡ làm đôi lan tỏa từng kẽ răng khuôn lưỡi. Anh cũng nhớ nồi canh rau nhót, hay chảo rau nhót đảo vừng thơm nức mũi, những con sứa dai, vàng hòa trong ruốt chấm thơm lựng đã như một món ăn tuyệt thú không bao giờ quên của biển mang lại. Và ký ức anh cũng đong đầy cái nhớ cái thương ấm áp trong ký ức buồn về bà, về những ngày tháng gian khổ, cơ cực của mẹ,… Đọc Đi qua những mùa vàng, tôi mới cảm nhận ký ức con người luôn được gợi lại từ tiếng vọng không gian của những cơn giao mùa, thu gợi xúc cảm, đông sang nhớ người, kỷ niệm chợt ùa về với những tình thương ấm áp từ gia đình, sự hy sinh bảo ban cho những ngày hờn dỗi không hiểu chuyện của con nít chúng tôi. Tất cả đọng lại, theo ngày tháng chúng rỉ rả, râm ran khiến lòng bùi ngùi khó tả.

            Mỗi con người trưởng thành đã từng là những đứa trẻ. Hồ Huy Sơn đã cho những người từng là trẻ con ngắm nghía lại tuổi thơ mình và những trẻ con cảm nhận một tuổi thơ tươi đẹp trên chính đất nước của mình. Cái kết cho một vùng ký ức phân mảnh tinh tế qua những mảnh ghép tâm hồn sống động, đầy sắc màu đã được tác giả chốt bằng những gía trị đạo đức từ ngàn xưa trong truyền thống dân tộc. Cái quay về quá khứ của tác giả là một minh chứng rằng, cuộc sống thông minh, hiện đại cho đến đâu con người vẫn cần một truyền thống để quay đầu nhìn lại nghĩ suy cùng cổ tích cùng nhữ giá trị hướng con người đến việc bảo tồn và phát huy nhân cách một dân tộc.

20190118 Ve xuan

Ảnh 1: BST “Sài Gòn - Trong mắt tôi”

Ngày 13-01-2019 vừa qua tại Saigon Outcast (Q.2) đã diễn ra đêm nhạc và trình diễn thời trang gây quỹ từ thiện “Vẽ Xuân”. Đây là chương trình thuộc chuỗi Dự án Bốn Mùa - Four Seasons Project - dự án về giữ gìn và quảng bá văn hóa Việt, trực thuộc Liên chi Hội sinh viên Khoa Văn học.

Đêm nhạc đã trình làng 2 bộ sưu tập (BST) áo dài có tên “Hoa Xuân Đông Hồ” và “Sài Gòn - Trong mắt tôi”. Đây là sản phẩm của bạn Bảo Châu, một trong những người thành lập dự án. Hai BST mang hai sắc thái khác nhau. Một bên là áo dài cách tân với những hình vẽ mô phỏng theo phong cách của dòng tranh dân gian Đông Hồ với những biểu tượng của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh như Nhà thờ Đức Bà, Chợ Bến Thành, Landmark 81 và Trung tâm thương mại - kinh tế Bitexco. BST còn lại với các hoa văn, họa tiết xưa, gắn kí ức của những người sinh ra và lớn lên cùng với mảnh đất Sài Gòn này, nắm bắt những hương vị Tết mộc mạc, giản dị nhưng sống động, lung linh.

20190118 Ve xuan 2

Ảnh 2: Bạn Châu Nhi chia sẻ cảm nhận về các các khúc Xuân xưa

Bên cạnh đó, chương trình còn mang đến một không gian âm nhạc nhẹ nhàng với những ca khúc Xuân trước 1975 được phối mới qua phần trình diễn của những nghệ sĩ trẻ và các bạn sinh viên. Bạn Châu Nhi, sinh viên năm nhất khoa Văn học, một trong những nghệ sĩ trẻ đã hòa âm phối khí các ca khúc có “tuổi đời” nhiều hơn so với bạn ấy tận 40 thậm chí 50 năm đã chia sẻ:

“Cảm xúc của em khi lần đầu tiếp xúc với những bài hát này, thứ nhất là giai điệu khá dễ nhớ và dễ thuộc. Thứ hai là về ca từ, đa số được sử dụng rất tinh tế, trau chuốt, và giàu hình ảnh. Em không gặp khó khăn khi cảm nhận ca từ và nội dung bài hát dù nó đã được viết cách đây mấy chục năm, cũng không muốn thay đổi hay thêm bớt quá nhiều vì em nghĩ nó vốn là cái hồn, mang tâm tình riêng của tác giả ở một thời điểm nhất định. Bản thân em thì thích những ca khúc có sự mới lạ về phần nhạc, tức là phần giai điệu, nên em tập trung làm mới phần đó, sáng tạo và thay đổi hợp âm để nó khác đi một chút mà vẫn giữ nguyên tinh thần”.

Số tiền sau khi thu được từ đêm nhạc sẽ được dùng để mua 300kg gạo dành tặng cho bà con tại xã Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận trong chiến dịch Xuân Tình Nguyện 2019 của khoa Văn học.

BTC

Thôi mình về làm một đứa trẻ đi em

Ngày đầu tháng Sáu lại có quà có bánh

Được yêu thương mà chẳng cần cầu cạnh

Cứ nghênh ngang vòi vĩnh thế là xong!

Thôi mình về làm một đứa trẻ đi em

Để khi buồn lại được dịp rúc vào lòng ba mẹ

Mặc ngoài kia người lớn cười với nhau bằng thật nhiều những lọc lừa, mánh khóe

Rồi họ có thấy vui?

Thôi mình về làm một đứa trẻ đi em

Để sáng sáng giả vờ đầu đau xong ngủ vùi trong lười biếng

Chẳng cần lắng lo giải quyết trăm công hay nghìn việc

Cứ mơ giấc mơ dài chuyện cổ tích xa xưa.

Thôi mình về làm một đứa trẻ đi em

Để cởi truồng tung tăng giữa cơn mưa đầu mùa mát lạnh

Thay vì nhốt mình trong phòng và lặng im trốn tránh

Khi mưa cứ nhắc nhớ cái ngày

hai đứa bỏ lại nhau…

Thôi mình về làm một đứa trẻ đi em

Để không phải nghĩ suy đi đâu, ăn gì, chi tiêu như nào là hợp lí

Để không dán mắt vào màn hình cả ngày và luôn miệng “phải làm gì để cuộc đời này không trở nên hoang phí?”

Chỉ vô tư đuổi bắt sau hè và chờ mẹ mắng “đến giờ cơm!”

Thôi mình về làm một đứa trẻ đi em

Kéo con diều vút lên mà cứ nơm nớp sợ nó đứt dây đi mất

Để lủi thủi về nhà nghe ba dỗ dành khi cuối cùng nỗi lo thành thật

Giờ thì mất cả bầu trời cũng phải tự đứng lên.

Thôi mình về làm một đứa trẻ đi em

Để khỏi mệt nhoài với cuộc đời ngoài kia chông chênh bão nổi

Bon chen chi hoài với những bộ mặt người thản nhiên lừa dối

Cứ thế nằm dài nghe mưa nắng ngoài hiên…

Thôi mình về làm một đứa trẻ bình yên.

Chuyên mục phụ

Thông tin truy cập

62677763
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
9551
19497
62677763

Thành viên trực tuyến

Đang có 591 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website