LỜI ĐẦU SỐ
T |
rên cơ sở gần 100 tham luận, 60 báo cáo làm tài liệu chính thức và khoảng 30 bản được trình bày ở Hội thảo khoa học “Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á” (Vietnamese and Japanese Literature Viewed from an East Asian Perspective) do Khoa Văn học và Ngôn ngữ (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) chủ trì và tổ chức trong hai ngày 6 và 7-12-2011, Tạp chí Nghiên cứu Văn học và Khoa quyết định thực hiện số chuyên san Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á. Ngay sau kỳ hội thảo, các nhà nghiên cứu từ nhiều trường đại học, viện nghiên cứu của Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, lãnh thổ Đài Loan và của Việt Nam… đã gấp rút chỉnh sửa, nâng cao chất lượng và thống nhất tương đối về qui cách để kịp thời tham gia vào số chuyên san này.
Số chuyên san lần này chọn lọc giới thiệu 15 mục bài tiểu luận nghiên cứu. Mở đầu là bài Nghiên cứu văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á (Đoàn Lê Giang) nhấn mạnh tương quan tiến trình lịch sử văn học Việt – Nhật từ thời cổ đến đương đại, cả ở những phương diện tương đồng và khác biệt, những mối giao lưu, tiếp nhận và ảnh hưởng tích cực giữa hai nước và khu vực Đông Á thời Cận – Hiện đại.
Về những vấn đề chung của văn học Đông Á có các tiểu luận tập trung nghiên cứu so sánh văn hóa - lịch sử, xác định tính cộng đồng của các hiện tượng, trào lưu văn học và tính loại hình của hệ thống tác giả, tác phẩm: Cuộc tranh luận về quốc học (Imai Akio – Nhật Bản), phương thức giao lưu văn học Việt – Trung – Nhật qua hình thức “Dĩ văn hội hữu” (Đoàn Ánh Loan), vấn đề văn học di dân các nước Đông Á tại Hoa Kỳ (Trần Lê Hoa Tranh); có khi mở rộng tìm hiểu mối liên hệ giữa tác gia đương đại tiêu biểu của Nhật Bản Ōe Kenzaburo (Nobel văn học, 1994) với đời sống tinh thần, thực trạng và sứ mệnh của các nhà văn trước những vấn đề của đất nước và châu lục (Karen Thornber - Hoa kỳ)…
Về chủ điểm văn học cổ điển Việt - Nhật tập trung khảo sát sự tương đồng của ca dao, thơ ca, tùy bút, tâm thức thơ thiền, thể tài “kiến văn lục” (Trần Ích Nguyên - Đài Loan và Nguyễn Thị Thanh Xuân, Nhật Chiêu, Lê Thị Thanh Tâm, Ngô Trà Mi…). Việc đặt các hiện tượng tác gia, tác phẩm trong tương quan văn học cổ điển khu vực Đông Á tiếp tục gợi mở các vấn đề nghiên cứu so sánh và đưa đến những cách hình dung sắc nét hơn về con đường giao lưu, tiếp nhận và phát triển mỗi nền văn học dân tộc.
Về văn học hiện đại Việt - Nhật, các tiểu luận hướng đến những phương diện khác nhau trong so sánh, đối chiếu một số hiện tượng sáng tác cụ thể và đi đến xác định những tương đồng và khác biệt trong tư duy nghệ thuật tự sự, đặc điểm chủ nghĩa Hiện thực huyền ảo, khuynh hướng tự nhiên chủ nghĩa và sự ra đời của nền văn học mới gắn với tâm thế mỹ học kiểu mới, thể loại mới và xu thế hội nhập văn học khu vực cũng như diện mạo của một nền văn học toàn thế giới (Lê Ngọc Phương, Nguyễn Hữu Hiếu,…). Mở rộng hơn nữa là những khảo sát về tiếp nhận văn học và tổng kết thành quả nghiên cứu tiểu thuyết Hán văn Nhật Bản tại Trung Quốc, Đài Loan (Huỳnh Như Phương, Trần Thị Phương Phương, Vũ Thị Thanh Trâm…).
Thực hiện số chuyên san Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á, chúng tôi hy vọng giới nghiên cứu trong nước và quốc tế tiếp tục nỗ lực hợp tác, triển khai nhiều vấn đề học thuật chuyên sâu với nhiều mức độ, phạm vi khác nhau như hệ thống quan niệm thẩm mỹ, loại hình tác gia – tác phẩm, vai trò văn học dịch, hình thức phỏng tác, đặc điểm tiểu thuyết chương hồi, thể tài du ký, chính kịch, thơ mới…
Xin trân trọng giới thiệu số chuyên san cùng bạn đọc.
NCVH
nghiên cứu văn học
|
Tổng biên tập: PGS.TS. Phan trọng Thưởng Phó Tổng biên tập: PGS.TS. Nguyễn hữu sơn |
ISSN 1859-2856 |
MỤC LỤC
CHUYÊN SAN: VĂN HỌC VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN
TRONG BỐI CẢNH ĐÔNG Á
LỜI ĐẦU SỐ 3
ĐOÀN LÊ GIANG
Nghiên cứu văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á 5
HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
Ōe Kenzaburo đến Việt Nam 22
TRẦN ÍCH NGUYÊN
Nghiên cứu mới về cuốn Nhật Bản Kiến văn lục của tác giả Việt Nam
Trương Đăng Quế 32
ĐOÀN ÁNH LOAN
Dĩ văn hội hữu – phương thức giao lưu văn học Việt Nam – Trung Quốc – Nhật Bản 40
LÊ THỊ THANH TÂM
Mỹ học Mono no aware và văn chương Nhật Bản 53
NGÔ TRÀ MI
Cội nguồn thể loại tùy bút Nhật Bản 65
NGUYỄN THỊ THANH XUÂN
Haiku - Lục bát, một vài ghi nhận 83
NHẬT CHIÊU
Cái hài trong thơ senryu Nhật Bản và ca dao Việt Nam 91
IMAI AKIO
Nghĩ về “Quốc học” ở Đông Á thông qua cuộc luận chiến về “Quốc học”
ở Việt Nam thập kỉ 1930 99
KAREN THORNBER
Ōe Kenzaburo: Băn khoăn giữa Hiroshima và châu Á 110
LÊ NGỌC PHƯƠNG
Những biểu hiện của chủ nghĩa Hiện thực huyền ảo trong văn học
Nhật Bản đương đại 120
NGUYỄN HỮU HIẾU
Từ tiểu thuyết Gia đình của Shimazaki Tôson suy nghĩ về khuynh hướng
tự nhiên chủ nghĩa trong văn học Nhật Bản và Việt Nam 132
TRẦN THỊ PHƯƠNG PHƯƠNG
Những cuộc gặp gỡ của người Nga với Kawabata Yasunari 143
VŨ THỊ THANH TRÂM
Thành quả nghiên cứu tiểu thuyết Hán văn Nhật Bản tại Trung Quốc,
Đài Loan 150
TRẦN LÊ HOA TRANH
Văn học di dân Việt Nam trong bối cảnh văn học di dân các nước
Đông Á tại Hoa Kỳ 158
ĐỌC SÁCH
NGUYỄN HỮU SƠN
Văn học cận đại Đông Á từ góc nhìn so sánh 173
TIN TỨC
NGUYỄN THANH TÂM
Hội nghị khoa học Viện Văn học năm 2011 177
Ban biên tập và trị sự
PGS.TS. Lưu Khánh Thơ (Trưởng ban)
Nguyễn phương chi
Nguyễn thành long
dương huyền nga
Toà soạn và trị sự: 20 Lý Thái Tổ, Hà Nội Tel: (04) 3825 2895Fax: (04) 3825 0385. Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. WEBSITE: http://vienvanhoc.org.vn GP số 283/GP-BVHTT ngày 23-5-2001. In tại xí nghiệp in Tổng cục công nghiệp quốc phòng |
Literature studies
No.2 (480)
February - 2012
CONTENTS SPECIAL ISSUE: VIETNAMESE LITERATURE AND JAPANESE LITERATURE IN THE EAST ASIAN CONTEXT |
|
FOREWORD |
3 |
DOAN LE GIANGThe studies of Vietnamese literature and Japanese literature in the East Asian context |
5 |
HUYNH NHU PHUONGOe Kenzaburo came to Vietnam |
22 |
TRAN ICH NGUYENA new stdy on Truong Dang Que’s “Nhat Ban Kien van luc” |
32 |
DOAN ANH LOAN“Literature-based Friendship”: The literary exchange between Vietnam, China and Japan |
40 |
LE THI THANH TAMMono No Aware and Japanese literature |
53 |
NGÔ TRÀ MIThe origine of Japanese “Zuihitsu” |
65 |
NGUYEN THI THANH XUANSome considerations on Haiku and Luc bat |
83 |
NHAT CHIEUHumor in Japanese “Senryu” and Vietnamese “Ca dao” |
91 |
IMAI AKIOThe debate on “Quoc hoc” among Vietnamese and East-Asian intellectuals in the early 1930s |
99 |
KAREN THORNBEROe Kenzaburo: Back and forth between Hiroshima and Asia |
110 |
LE NGOC PHUONGElements of magic realism in contemporary Japanese literature |
120 |
NGUYEN HUU HIEUShimazaki Toson’s The Family, naturalistic elements in Japanese and Vietnamese novels |
132 |
TRAN THI PHUONG PHUONGRussian authors and Kawabata Yasunari |
143 |
VU THI THANH TRAMOn the studies of Japanese Kambun Novels in China and Taiwan |
150 |
TRAN LE HOA TRANHVietnamese emigrant literature in East Asian emigrant literature in the United States |
158 |
READING |
|
NGUYEN HUU SONPre-modern Est-Asian literature, from a comparative view |
173 |
Études littéraires
No.2 (480)
Février - 2012
TABLE DES MATIÈRES THÉMATIQUE: LA LITTÉRATURE VIETNAMIENNE ET LA LITTÉRATURE JAPONAISE DANS LE CONTEXTE DE L’ASIE DE L’EST |
|
AVANT-PROPOS |
3 |
DOAN LE GIANGLes études de la littérature vietnamienne et de la littérature japonaise dans le contexte de l’Asie de l’Est |
5 |
HUYNH NHU PHUONGOe Kenzaburo est arrivé au Vietnam |
22 |
TRAN ICH NGUYENUne nouvelle étude sur “Nhat Ban Kien van luc” de Truong Dang Que |
32 |
DOAN ANH LOANDi van hoi huu: un mode d’échange littéraire Vietnam-Chine-Japon |
40 |
LE THI THANH TAMMono no aware et la littérature japonaise |
53 |
NGO TRA MILes origines du “Zuihitsu” japonais |
65 |
NGUYEN THI THANH XUANRemarques sur haiku et luc bat |
83 |
NHAT CHIEUL’humour dans le senryu japonais et dans ca dao vietnamien |
91 |
IMAI AKIOLe débat sur “Quoc hoc” au Vietnam et en Asie de l’Est |
99 |
KAREN THORNBEROe Kenzaburo: hésitations entre Hiroshima et l’Asie |
110 |
LE NGOC PHUONGLes éléments du réalisme magique dans la littérature japonaise contemporaine |
120 |
NGUYEN HUU HIEULe roman “La famille” de Shimazaki Toson et la tendance naturaliste dans la littérature japonaise et celle dans la littérature vietnamienne |
132 |
TRAN THI PHUONG PHUONGLes auteurs russes et Kawabata Yasunari |
143 |
VU THI THANH TRAMLes études des romans japonais écrits en chinois en Chine et à Taiwan |
150 |
TRAN LE HOA TRANHLa littérature des émigrés vietnamiens dans la littérature des émigrés de l’Asie de l’Est aux États-Unis |
158 |
LECTURE |
|
NGUYEN HUU SONLa littérature prémoderne de l’Asie de l’Est, d’un point de vue comparé |
173 |