Hà Hương phong nguyệt - cuốn tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên bị tiêu hủy trong lịch sử văn học Việt Nam

Xuất hiện lần đầu tiên trên Nông cổ mín đàm (số 19, năm 1912), Hà Hương phong nguyệt truyện của Lê Hoằng Mưu đã nhanh chóng được đông đảo độc giả khắp Nam Kỳ yêu thích, say mê. Tiểu thuyết thực sự trở thành một best seller đương thời và sau đó được in thành sách 2 lần vào các năm 1914, 1920.

Đây là cuốn tiểu thuyết kẻ chê bai cũng lắm mà người bênh vực cũng nhiều, tạo ra nhiều cuộc bút chiến, tranh luận sôi nổi. Nhiều nhà văn, trí thức khá nổi tiếng thời đó như Nguyễn Háo Vĩnh, Cao Hải Để, Nguyễn Chánh Sắt, Đẩu Nam Trần Huy Liệu … viết bài công kích tác phẩm này rất gay gắt. Hà Hương phong nguyệt truyện bị coi là dâm thư, đồi bại, làm phương hại cho đạo đức, thuần phong mỹ tục và Lê Hoằng Mưu bị lên án là “đứa tội nhơn lớn nhứt của An Nam”. Trước sức ép của báo chí và dư luận, năm 1923, chính quyền thuộc địa quyết định tịch thu tiểu thuyết này. Có lẽ đây là cuốn tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên bị tiêu hủy trong lịch sử văn học.

Sở dĩ có thể kể lể dài dòng như vậy vì tôi đã có ba tháng ròng rã đọc vi phim trong thư viện tổng hợp TP. Hồ Chí Minh hồi làm luận văn tốt nghiệp đại học với tờ Nông Cổ Mín Đàm. Bởi thế, tôi đã có được cái duyên tiếp cận với Hà Hương phong nguyệt từ hồi tiểu thuyết này còn ít được các nhà nghiên cứu văn học đương thời quan tâm tới (và độc giả đương thời càng không). May mắn thay, giờ đây, đông đảo bạn đọc đã có thể thưởng thức cuốn tiểu thuyết này một cách dễ dàng: Hà Hương phong nguyệt đã được xuất bản một lần nữa bởi Saigon Books, sau nhiều công sức sưu tầm, chỉnh lý và chú thích của PGS. TS Võ Văn Nhơn, đại học KHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh.
Xin chúc mừng Thầy và Saigon Books.
Xin trân trọng giới thiệu đến bạn bè gần xa.

Thông tin truy cập

60532688
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
14181
10018
60532688

Thành viên trực tuyến

Đang có 301 khách và không thành viên đang online

Danh mục website