Họ và tên: Nguyễn Thiện Giáp
I SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
Năm sinh: 1944
Nơi sinh: Hà Tây
Học vị: Tiến sĩ
Chức danh: Giáo sư, Giảng viên Cao cấp
Thời gian công tác tại trường: từ 1966
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
Các bài báo khoa học:
1. Một vài suy nghĩ về hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt// Ngôn ngữ, số 4, 1971.
2. Về khái niệm thành ngữ tiếng Việt// Ngôn ngữ, số 3, 1975.
3. Tính độc lập - không độc lập của đơn vị ngôn ngữ // "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ", Tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, 1981.
4. Về mối quan hệ giữa "từ" và "tiếng" trong Việt ngữ// Ngôn ngữ,
số 3, 1984.
5. À propos des morphèmes subsyllabiques en vietnamien//Cahiers d'études Vietnamiennes, No. 9, Université de Paris VII, 1987.
6. Le phénomène de quasi-synonymie en vietnamien//Cahiers d'études Vietnamiennes, No. 9, Université de Paris VII, 1987.
7. Những bài học về cách Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng thành ngữ tiếng Việt// "Ngôn ngữ trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh", Nxb Khoa học Xã hội, 1988.
8. Ngôn ngữ văn hóa và ngôn ngữ văn chương// Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 1, 1989.
9. Từ điển biểu ý và từ điển biểu ý tiếng Việt// Scientific Bulletin of Universities, Hanoi, số 4, 1992.
10. Vấn đề "từ" trong tiếng Việt và trong tiếng Hán// Hội nghị Quốc tế về Việt Nam học, 1998.
11. Mấy suy nghĩ về cách phiên chuyển từ ngữ nước ngoài sang tiếng Việt// Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, 2000.
12. Quá trình hiện đại hóa tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay// Tạp chí Ngôn ngữ, số 9, 2000.
13. Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa - một tuyển tập có giá trị của GS Nguyễn Tài Cẩn// Tạp chí Ngôn ngữ, số 5, 2001.
14. Những vấn đề dạy và học tiếng Việt trong nhà trường - một cuốn sách bổ ích đối với giáo viên và học sinh// Tạp chí Ngôn ngữ, số 13, 2001.
15. Sự phát triển cấu trúc nội tại của tiếng Việt // Kỷ niệm 55 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
16. Ngữ cảnh và ý nghĩa trong giao tiếp ngôn ngữ// Ngôn ngữ văn hóa giao tiếp, Trung Tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2002.
17. Phân tích hội thoại // Ngôn ngữ văn hóa giao tiếp, Trung Tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2002.
18. Mak Halliday - một trong ba gương mặt tiêu biểu của trường phái ngôn ngữ học Luân Đôn// Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, 2002.
19. Những con đường làm giàu từ vựng tiếng Việt// Những vấn đề văn học và ngôn ngữ học, Nxb Khoa học Xã hội, 2003.
20. Ngôn ngữ học qua các nền văn hóa của Robet Lado// Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, 2004.
21. Lê Quý Đôn bàn về ngôn ngữ học và tiếng Việt// Kiến thức ngày nay, số 497, tháng 6-2004.
22. Lược sử ngôn ngữ học của R. Roling// Ngôn ngữ, số 7, 2004.
Các giáo trình, chuyên khảo, sách tham khảo:
1. Từ vựng tiếng Việt. Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1978.
2. Từ vựng học tiếng Việt. Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1985, Nxb Giáo dục; tái bản năm: 1998, 1999, 2000, 2002, 2003.
3. Dẫn luận ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, 1994; Tái bản các năm 1995, 1996; 1997, 1998; Tái bản lần thứ chín, 2001.
4. Từ và nhận diện từ tiếng Việt. Nxb Giáo dục, 1996.
5. La Lingua Vietnamita. Manuael di Lingua Vietnamita, per principanti; ISTITUTO Universitario Oriental, Napoli, 1997.
6. Cơ sở ngôn ngữ học. Nxb Khoa học Xã hội, 1998.
7. Từ điển Bách khoa địa danh Hải Phòng. Nxb Hải Phòng, 1998 .
8. Sổ tay từ ngữ Hán Việt bậc tiểu học. Nxb Thế giới, 1999.
9. Dụng học Việt ngữ. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.
10. Lược sử Việt ngữ học. Tập 1, Nxb Giáo dục, 2005.