Mấy năm nay, trong khi tiến hành biên soạn bộ tổng tập Thơ văn Lý – Trần, một vấn đề vẫn làm chúng tôi băn khoăn, một vấn đề tưởng không quan trọng gì mấy nhưng thực ra lại có ảnh hưởng không kém phần quyết định đến nội dung bộ sách; đó là: xác định như thế nào ranh giới giữa bộ môn văn học với các bộ môn sử học, triết học, chính trị, v.v. trong kho văn liệu không kém phức tạp mà thời kỳ này còn để lại? Có nghĩa là, yêu cầu sưu tập thơ văn buộc chúng tôi phải nhìn lại những đặc trưng loại biệt của sáng tác văn học, để tiến tới phân loại một cách có quy tắc di sản thư tịch của quá khứ, và qua đấy, chọn đúng đối tượng cho bộ sách của mình.
Nguồn: Văn học Cổ cận đại Việt Nam từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2013; tr. 1017 - 1043
(Xin xem toàn văn ở tập tin đính kèm)