Phiên biên dịch: mấy vấn đề về đạo đức và công lý

Với hướng tiếp cận hậu thực dân và hậu cấu trúc luận, bài viết này tìm hiểu cơ cấu tạo nghĩa trong quá trình phiên/biên dịch mà trong đó dịch giả/phiên dịch viên đóng vai trò chủ đạo. Vai trò chủ đạo ở đây của dịch giả/phiên dịch viên không chỉ dừng ở tính sáng tạo và tự chủ, hay ở một tác nhân, mục đích chính trị nào đó, m à là một sự can thiệp khi thì trực diện, khi gián tiếp của dịch giả/phiên dịch để thương lượng với các bên liên quan một sự đồng thuận về nghĩa nào đó. Thông qua một vài trường hợp điển hình, bài viết này làm sáng tỏ tính liên ngành của dịch thuật, gắn kết lý luận phê bình hậu cấu trúc với các lý thuyết về về đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp, và vấn đề phát triển và công bằng xã hội trong mối tương quan giữa chính lưu và các nhóm tiểu nhược. Bài viết cũng hy vọng khơi gợi một cuộc đối thoại của những nhà lý luận phê bình văn học, những nhà hoạt động xã hội, và các dịch giả vốn hiện rất cần tại Việt Nam.

Phạm Quốc Lộc, TS

Đại học Hoa Sen 

 

Thông tin truy cập

63662714
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
6432
17595
63662714

Thành viên trực tuyến

Đang có 1002 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website