Tại sao người Nhật thích xây trường học?

TTO - Nhân câu chuyện những người lính hai nước Mỹ - Nhật xây tặng trường học ở xã Hòa Liên 2, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) mới thấy một điều: người Nhật học rất thích xây trường học.

Là quốc gia giàu có, nhưng học sinh Nhật rất tự lập. Trong ảnh: học sinh phân công nhau phục vụ bữa trưa cho mọi người - Ảnh: Fast Japan

 

Trên đây là cảm nhận của bạn Trúc Nguyễn gởi đến chuyên mục cùng làm báo Tuổi Trẻ Online.

Nhằm góp thêm một góc nhìn, Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu bài viết này.

"Như tin đã đưa, chiều 12-5-2017 nằm trong chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2017 (PP17) Đà Nẵng, Hải quân của hai nước Mỹ và Nhật Bản đã đến dự buổi khánh thành trường học mầm non tại xã Hòa Liên 2, huyện Hòa Vang.

Trường gồm bốn phòng học với trang thiết bị đầy đủ có tổng kinh phí 3 tỈ đồng, do chính tay các binh sĩ người Mỹ và Nhật Bản trực tiếp thi công. Toàn bộ dụng cụ vật liệu đều được mua tại địa phương.

Trước đó ngày 15-3-2017, Bộ GD&ĐT đã trao kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” cho ông Hiroshi Tanikawa, quốc tịch Nhật Bản, chủ tịch Hiệp hội Hữu nghị và giáo dục châu Á, vì đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. 

Tính từ năm 2005-2016, ông Tanikawa đã hoàn thành việc xây dựng được 140 điểm trường cho vùng khó khăn, vùng nghèo khó của Việt Nam, trong đó miền Bắc gồm 30 điểm trường; miền Trung gồm 35 điểm trường, Tây nguyên gồm 55 điểm trường, miền Nam gồm 20 điểm trường với tổng giá trị ước tính khoảng 6 triệu đôla Mỹ".

Tại sao người dân các nước giàu thì "khoái" đi xây trường học? Đi đến đâu họ cũng lên lịch giao lưu với học sinh sinh viên, đi thăm chợ và bệnh viện...?

Nói đến đây, tôi nhớ câu chuyện lịch sử "Một trăm bao tải gạo" lưu truyền khá phổ biến trong các trường học Nhật Bản.

Chuyện kể rằng: trong chiến trận Meijiishin quân của phủ Nagaoka (ngày nay là trung tâm của thành phố Nagaoka tỉnh Niigata) bị bại trận. Lương thực đã cạn kiệt đến nỗi quân lính phải bán hết đồ dùng cá nhân để lấy tiền mua thức ăn nhưng đến lúc cũng không còn gì để mà bán, tình hình rất khốn đốn.

Mùa xuân năm Minh Trị thứ 3 (1870) nhờ bắt tay liên minh với quân của phủ Mineyama (ngày nay là thành phố Niigata tỉnh Niigata) mà quân của phủ Nagaoka được viện trợ cho 100 bao tải gạo. Quân lính phủ Nagaoka nhảy lên vì vui sướng, tâm trạng mong chờ được phân phát gạo càng làm họ phấn khích. 

Tuy nhiên, vị tướng là Kobayashi Torasaburo lại quyết định không phân phát gạo ra cho mọi người mà đem gạo bán lấy tiền xây dựng trường học. Nghe tin đó, quân lính liền nổi xung thiên gọi nhau tập hợp tại nhà của tướng Kobayashi để chất vấn: "quân lính đói sắp chết tới nơi sao không phát gạo mà xây trường làm cái gì"?

Vị tướng trả lời: “Nhân khẩu trong phủ chúng ta tính luôn cả người nhà là trên 85.000 người, nếu phát số gạo này ra thì ăn chưa tới hai ngày là hết. Vấn đề bây giờ là phải suy nghĩ xem trong phủ này điều quan trọng nhất cần phải được cải thiện là gì rồi tiến hành làm cho tốt".

“Việc mà cuộc sống nhân dân trong phủ khốn đốn như ngày nay một phần là do bại trận trong chiến trận Meijiishin, nhưng nguyên nhân sâu xa hơn là do trong phủ của chúng ta có sự bần cùng về nhân lực.

"Nếu chúng ta có những con người tài giỏi thì chúng ta đã không chịu cảnh nghèo khổ như thế này đâu. Địa hạt này đói nghèo hay giàu có, đất nước Nhật Bản này mạnh lên hay suy yếu tất cả đều phụ thuộc vào yếu tố con người. Chính vì vậy điều quan trọng là tập trung vào việc đào tạo con người, bằng mọi giá phải đầu tư xây dựng trường học để đào tạo ra con người tài đức, đó là suy nghĩ của tôi"!

Suy nghĩ của tướng quân thật là sâu xa. Cái nguyên nhân gốc rễ gây ra đói nghèo yếu kém cho các gia đình trong hạt phủ như thế mà chúng tôi không ai nhận ra, bây giờ chúng tôi đã hiểu ra rồi.

Vị tướng nói tiếp: “Bản thân ta cũng là một cá thể trong cái đói nghèo chung của các vị. Nếu xây trường và đào tạo ra những con người tài giỏi thì từ một trăm bao gạo chúng ta có thể làm ra một ngàn, mười ngàn bao gạo. Hãy cùng nhau chia sẻ những tháng ngày gian khó này, hãy đoàn kết xây dựng địa hạt Nagaoka thịnh vượng, xây dựng một vị thế vững vàng cho đất nước Nhật Bản trên trường quốc tế”. 

Ý kiến sâu xa và đầy quyết tâm như thế cho nên cuối cùng toàn bộ binh lính cũng đồng ý chấp thuận. 

Chẳng bao lâu sau, trường học của phủ Nagaoka đã được xây xong, ngành giáo dục của Nagaoka phát triển và từ đây đã đào tạo ra nhiều nhân tài và đã được gởi đi làm việc ở nhiều vùng miền khắp cả nước.

Xem ra, bài học về việc xây trường của người Nhật không phải không có ý nghĩa với VN khi mà sau thời gian tạm lắng xuống "mốt" xây "công trình nghìn tỉ" rộ lên ở nhiều địa phương".

Nguồn: Tuổi trẻ, ngày 18.5.2017

Thông tin truy cập

63696765
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
17057
23426
63696765

Thành viên trực tuyến

Đang có 437 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website