Phát triển tài nguyên giáo dục mở

Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, giáo dục Việt Nam đã được xác định phát triển theo hướng là hệ thống mở. Tuy nhiên Việt Nam cần xác định hệ thống giáo dục mở đó gồm những thành phần nào, thành phần nền tảng của nó là gì để có thể tập trung các nguồn lực rất khiêm tốn của mình vào đâu để phát triển có hiệu quả nhất hệ thống đó.


Ngày hội STEM 2019. Ảnh: Ngô Hà.

Các tài liệu quan trọng mang tính định hướng gần đây ở Việt Nam như Nghị quyết số 29-NQ/TW năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, hay Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 đều khẳng định hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam là hệ thống giáo dục mở và “phát triển hệ thống giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập nhằm tạo cơ hội để mọi người được tiếp cận giáo dục, được học tập ở mọi trình độ, mọi hình thức, học tập suốt đời”Về cơ bản, nó tương tự với mục tiêu phát triển bền vững 4 - SDG 4 (Sustainable Development Goal 4) của Liên Hiệp Quốc tới năm 2030 về giáo dục, nhằm “đảm bảo giáo dục chất lượng bao hàm toàn diện và công bằng và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người”.

Xác định thành phần nền tảng để có tác động hiệu quả

Định nghĩa tài nguyên giáo dục mở gần đây nhất trong tài liệu Khuyến cáo tài nguyên giáo dục mở của UNESCO cuối năm 2019 gồm 2 mục sau:


- Tài nguyên giáo dục mở là các tư liệu dạy, học và nghiên cứu ở bất kỳ định dạng và phương tiện nào mà nằm trong phạm vi công cộng hoặc có bản quyền đã được phát hành theo một giấy phép mở, cho phép những người khác không mất chi phí để truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy biến thích nghi và phân phối lại.


- Giấy phép mở tham chiếu tới giấy phép tôn trọng các quyền sở hữu trí tuệ của người nắm giữ bản quyền và đưa ra sự cho phép trao cho công chúng các quyền để truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy biến thích nghi và phân phối lại các tư liệu giáo dục.


Các cuộc hội thảo gần đây về giáo dục mở và tài nguyên giáo dục mở được tổ chức ở Việt Nam đã cho thấy khái niệm hệ thống giáo dục mở được hiểu theo nghĩa rộng với nhiều khía cạnh của “mở” như: mở cho mọi đối tượng học; mở về thời gian học; mở về không gian học; mở về phương pháp giảng dạy - đào tạo; mở về quan hệ đào tạo xuyên quốc gia; mở về các loại hình học tập; mở rộng các công nghệ học tập và công nghệ thông tin; bên cạnh tài nguyên giáo dục mở. Tương tự, khái niệm “giáo dục mở” có thể được gắn với văn hóa phát triển trong bối cảnh tự chủ giáo dục, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa.

Thông tin từ các hội thảo đó cho thấy, khái niệm giáo dục mở được thế giới thừa nhận rộng rãi nhất cho tới nay là trong Tuyên ngôn Giáo dục Mở Cape Town năm 2007 với tài nguyên giáo dục mở là thành phần nền tảng của giáo dục mở, tương tự như với định nghĩa giáo dục mở của Liên minh Xuất bản học thuật và Tài nguyên hàn lâm (Scholarly Publishing and Academic Resources Coalition - SPARC).

Mục tiêu trong Khuyến cáo tài nguyên giáo dục mở của UNESCO

Dù được thừa nhận rộng rãi rằng giáo dục mở không chỉ giới hạn trong tài nguyên giáo dục mở nhưng giáo dục mở và tài nguyên giáo dục mở luôn đi liền với nhau và nhận thức tài nguyên giáo dục mở là nền tảng của giáo dục mở được chứng minh qua các cột mốc lịch sử phát triển của hai khái niệm đó trong chương trình nghị sự quốc tế, từ Tuyên ngôn Giáo dục Mở Cape Town năm 2007 cho tới các hội nghị tài nguyên giáo dục mở thế giới năm 2012, năm 2017, gần đây nhất là ngày 25/11/2019, tại hội nghị Toàn thể UNESCO lần thứ 40 ở Paris, nước Pháp, nơi 193 quốc gia đã phê chuẩn Khuyến cáo tài nguyên giáo dục mở, nó khuyến cáo các quốc gia thành viên UNESCO áp dụng các điều khoản của Khuyến cáo nhằm phát triển tài nguyên giáo dục mở và hướng tới việc hoàn thành các SDG của Liên hiệp quốc tới năm 2030, đặc biệt là SDG 4 về giáo dục như được nêu ở trên ở từng quốc gia theo năm khía cạnh mục tiêu, gồm:


Xây dựng năng lực: phát triển năng lực của tất cả các bên tham gia đóng góp chính cho giáo dục để tạo lập, truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy biến thích nghi, và phân phối lại TNGDM, cũng như để sử dụng và áp dụng các giấy phép mở theo cách thức ổn định với pháp luật bản quyền quốc gia và các bổn phận quốc tế;


Phát triển chính sách hỗ trợ: khuyến khích các chính phủ, các nhà chức trách và các cơ sở giáo dục áp dụng thường xuyên khung công việc hỗ trợ cho việc cấp phép mở cho các tư liệu giáo dục và nghiên cứu được nhà nước cấp vốn, phát triển các chiến lược để xúc tác cho sử dụng và tùy biến thích nghi tài nguyên giáo dục mở để hỗ trợ cho giáo dục chất lượng cao, bao hàm toàn diện và học tập suốt đời cho tất cả mọi người, được nghiêu cứu thích hợp trong lĩnh vực này hỗ trợ;


Truy cập hiệu quả, bao hàm toàn diện và công bằng tới tài n guyên giáo dục mở chất lượng: hỗ trợ áp dụng các chiến lược và chương trình, bao gồm qua các giải pháp công nghệ thích hợp để đảm bảo tài nguyên giáo dục mở trong bất kỳ phương tiện nào được chia sẻ ở các định dạng và các tiêu chuẩn mở để tối đa hóa truy cập công bằng, đồng sáng tạo, giám tuyển, và khả năng tìm thấy được, bao gồm cho những người từ các nhóm bị tổn thương và những người khuyết tật;


Nuôi dưỡng sự sáng tạo các mô hình bền vững cho tài nguyên giáo dục mở: hỗ trợ và khuyến khích sáng tạo các mô hình bền vững cho tài nguyên giáo dục mở ở các mức quốc gia, khu vực và cơ sở, và lên kế hoạch và kiểm thử thí điểm các dạng thức bền vững mới của giáo dục và học tập;

20200324 2

Hình 1. Các thành phần của ICT CFT v3 của UNESCO năm 2018[9]

Khai thác và tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế: hỗ trợ hợp tác quốc tế giữa các bên tham gia đóng góp để tối thiểu hóa đúp bản không cần thiết trong các đầu tư phát triển tài nguyên giáo dục mở và để phát triển kho toàn cầu các tư liệu giáo dục đa dạng, phù hợp với địa phương, nhạy cảm với giới tính, truy cập được trong nhiều ngôn ngữ và định dạng.


Hướng dẫn các hoạt động liên quan tới Khuyến cáo tài nguyên giáo dục mở của UNESCO

Mục tiêu Xây dựng năng lực của UNESCO liên quan tới phát triển năng lực của tất cả các bên tham gia đóng góp cho giáo dục để tạo lập, truy cập, tái sử dụng, tái thiết lập mục đích, tùy biến và phân phối lại tài nguyên giáo dục mở, cũng như để sử dụng và áp dụng các giấy phép mở theo pháp luật bản quyền quốc gia, quốc tế và với sự trợ giúp không thể thiếu của các công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT). Với tầm quan trọng này, UNESCO đặc biệt quan tâm tới năng lực CNTT-TT của các giảng viên, những người trước hết cần có các năng lực và kỹ năng tài nguyên giáo dục mở để có thể chiếm lĩnh được tri thức dễ dàng nhất mà không phải đối mặt với các rào cản cả về tài chính, pháp lý và kỹ thuật, để rồi từ đó đào sâu tri thức và sáng tạo tri thức. Không là ngẫu nhiên UNESCO đã xuất bản tài liệu ‘Khung năng lực CNTT-TT cho các giảng viên’ phiên bản 3 năm 2018 với mục tiêu biến các giảng viên thành những người sáng tạo với cấu trúc Khung gồm 3 mức độ sử dụng sư phạm CNTT-TT, 6 khía cạnh thực hành nghề giảng viên, kỹ năng về năng lực CNTT-TT của các giảng viên, như được minh họa trên Hình 1.

Tới nay, khoảng 20 quốc gia, tổ chức/cơ sở giáo dục trên thế giới đã và đang phát triển khung năng lực này. Điều quan trọng là tất cả các tài nguyên được sử dụng để xây dựng các khung năng lực đó đều được cấp phép mở và đều là tài nguyên giáo dục mở, cho phép bất kỳ ai tùy biến thích nghi/sửa đổi chúng cho phù hợp với ngữ cảnh của bất kỳ quốc gia và/hoặc cơ sở nào khác muốn phát triển khung năng lực tương tự cho mình 10. Điều này có nghĩa là nếu chính phủ hay bất kỳ tổ chức/cơ sở giáo dục nào của Việt Nam muốn xây dựng cho mình khung năng lực CNTT-TT đều không phải làm từ đầu, từ không có gì cả, mà sẽ xây dựng trên cơ sở ‘đứng trên vai những người khổng lồ’.


UNESCO và Khối thịnh vượng chung về học tập (Commonwealth of Learning - COL) đã trình bày khía cạnh ‘phát triển chính sách hỗ trợ’ trong tài liệu Các hướng dẫn phát triển chính sách tài nguyên giáo dục mở xuất bản năm 2019. Phát triển chính sách tài nguyên giáo dục mở là một quy trình với tầm nhìn dài hạn gồm 7 pha được triển khai tuần tự như trên hình 2, gồm: Hiểu tiềm năng của tài nguyên giáo dục mở; Xác định tầm nhìn chính sách tài nguyên giáo dục mở; Lên khung chính sách tài nguyên giáo dục mở; Tiến hành phân tích khoảng cách; Thiết kế kế hoạch tổng thể; Lập kế hoạch điều hành và triển khai; và Khởi xướng chính sách tài nguyên giáo dục mở. Từng trong số 7 pha đó đều được chi tiết hóa để bất kỳ ai cũng có thể dựa vào và tùy biến thích nghi chúng theo ngữ cảnh cụ thể của quốc gia/cơ sở giáo dục khi phát triển chính sách tài nguyên giáo dục mở cho mình.


Ví dụ, pha thứ 5 trong tổng số 7 pha là thiết kế kế hoạch tổng thể với 8 bước: Áp dụng khung cấp phép mở; Tích hợp tài nguyên giáo dục mở vào chương trình giảng dạy; Đảm bảo phát triển, lưu trữ và khả năng truy cập tài nguyên giáo dục mở; Điều chỉnh phù hợp các thủ tục đảm bảo chất lượng; Hỗ trợ xây dựng năng lực và nâng cao nhận thức về tài nguyên giáo dục mở; Khuyến khích các mô hình kinh doanh bền vững và khởi xướng các chiến lược cấp vốn; Thúc đẩy nghiên cứu dựa vào bằng chứng về tác động của tài nguyên giáo dục mở; và Có cơ chế điều hành cho chính sách tài nguyên giáo dục mở. Mỗi bước thành phần đều được chi tiết hóa theo các nội dung cụ thể bằng các câu hỏi như: Mục tiêu là gì? Các hoạt động là gì? Ai làm? Đo đếm thành quả các hoạt động như thế nào? Bạn hoàn toàn có thể bổ sung các tiêu chí để so sánh hiện trạng của quốc gia/cơ sở của bạn với các ví dụ/trường hợp điển hình trên thế giới như các ví dụ điển hình trên thế giới; và hiện trạng ở Việt Nam.


Các hướng dẫn và khuyến cáo ở trên cho thấy tính khả thi để Việt Nam lên kế hoạch triển khai các hoạt động xây dựng năng lực và phát triển chính sách hỗ trợ cho tài nguyên giáo dục mở.

Một vài gợi ý cho Việt Nam

Phát triển tài nguyên giáo dục mở là một vấn đề lớn, quan trọng, liên quan tới nhiều đối tượng trong xã hội và cần có tầm nhìn dài hạn, ngày càng có sự quan tâm nhiều hơn ở Việt Nam, dù với các mức độ khác nhau đối với các đối tượng khác nhau trong xã hội và chỉ mới bắt đầu trong thời gian rất gần đây.


Các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT như Công văn số 4301/BGDĐT-GDTX ngày 20/9/2019 về việc xây dựng và phát triển tài nguyên giáo dục mở của Bộ Giáo dục và Đào tạo rõ ràng là cột mốc tích cực để phát triển tài nguyên giáo dục mở ở Việt Nam, dù chúng chưa nằm trong quy trình bài bản với 7 pha như được khuyến cáo, ví dụ như, để có thể hạn chế các xung đột với các luật và văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khi phát triển chính sách tài nguyên giáo dục mở.


Ngay trong năm 2019, đã có thể kể tới vài sự kiện/hoạt động điển hình có liên quan tới phát triển tài nguyên giáo dục mở, như các hội thảo ‘Vai trò của trường đại học với việc xây dựng tài nguyên giáo dục mở, đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời của người lớn’ (tháng 8/2019) do Bộ GD&ĐT, Hội Khuyến học Việt Nam và Trường Đại học Tôn Đức Thắng phối hợp tổ chức; công văn số 4301/BGDĐT-GDTX của Bộ GD&ĐT về việc xây dựng và phát triển tài nguyên giáo dục mở, “đề nghị Thủ trưởng các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm (gọi chung là nhà trường) triển khai các nội dung” liên quan tới tài nguyên giáo dục mở; ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở tại Trường Đại học Thăng Long, Hà Nội (tháng 10/2019) do Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (AVU&C) cùng với Hội Thư viện Việt Nam (VLA), Hội Tin học Việt Nam (VAIP) và Câu lạc bộ Phần mềm Tự do Nguồn Mở Việt Nam (VFOSSA), Câu lạc bộ các Khoa - Viện - Trường CNTT-TT Việt Nam (FISU), và Khoa Thông tin - Thư viện của ĐHKHXH-ĐHQGHN đồng tổ chức hội thảo; đề tài ‘Xây dựng nền giáo dục theo hướng mở ở Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo’ do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì là một trong số ít các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan tới GDM và tài nguyên giáo dục mở ở Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại…



Hình 2: Quy trình xây dựng chính sách OER với 7 pha[11]

Tuy hữu ích và thiết thực nhưng so với những gì có trong Khuyến cáo tài nguyên giáo dục mở của UNESCO và các hạng mục chi tiết của 5 khía cạnh mục tiêu của nó thì các hoạt động đó còn rất khiêm tốn, cả về cường độ, mức độ, quy mô và thành phần các bên tham gia đóng góp cho tài nguyên giáo dục mở.


So sánh với các tài liệu gần đây của UNESCO có liên quan tới tài nguyên giáo dục mở như được nêu ở phần trên đã chỉ ra cho chúng ta thấy các hoạt động về tài nguyên giáo dục mở ở Việt Nam mới đang ở giai đoạn khởi đầu và rất nhiều công việc cần phải làm với sự tham gia của rất nhiều đối tượng trong xã hội để có thể thay đổi từ văn hóa đóng/khép kín sang văn hóa chia sẻ mở tri thức còn rất yếu hiện nay, kể cả trong các giảng viên/các nhà giáo dục và giới hàn lâm học thuật nói chung.


Và cuối cùng, không chỉ là giáo dục mở và tài nguyên giáo dục mở, mà còn là khoa học mở như những gì UNESCO đang chuẩn bị cho ‘Khuyến cáo Khoa học Mở’dự kiến sẽ được các quốc gia thành viên UNESCO đề xuất phê chuẩn vào năm 2021 và sẽ nằm trong khuyến cáo mới của UNESCO về tài nguyên giáo dục mở. Việt Nam có bắt kịp xu thế khoa học mở của thế giới hay không trong tương lai, có lẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc ứng dụng và phát triển tài nguyên giáo dục mở của Việt Nam ngay từ bây giờ và càng sớm càng tốt.


Để hòa chung vào dòng chảy của thế giới và hướng tới hoàn thành SDG 4, phát triển tài nguyên giáo dục mở phải nằm trong chiến lược giáo dục Việt Nam giai đoạn 2021-2030. □

Bên cạnh các hoạt động nâng cao nhận thức, OEDAB đã phối hợp cùng với các đơn vị trong AVU&C triển khai suốt trong năm 2019 tổng cộng 26 khóa tập huấn thực hành khai thác tài nguyên giáo dục mở ở dạng huấn luyện các huấn luyện viên cho hơn 500 cán bộ thư viện, cán bộ/nhân viên CNTT và giảng viên các bộ môn/khoa/phòng/trung tâm của hơn 70 trường đại học, cao đẳng và dạy nghề khắp cả nước 16.

 

Lê Trung Nghĩa

Nguồn: Tạp chí Tia sáng, ngày 09.03.2020.

Thông tin truy cập

60532744
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
14237
10018
60532744

Thành viên trực tuyến

Đang có 297 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website