Một bài Văn tế của một nhân vật tiểu thuyết cho một nhân vật tiểu thuyết: Văn Kim Trọng tế Thúy Kiều…

Nguyễn Văn Sâm phiên âm và giới thiệu 2015.

 

Thúy Kiều, dầu là nhân vật thiệt sự ngoài đời, được Thanh Tâm Tài Nhân cấu tạo thành nhân vật tiểu thuyết, đối với người Việt Nam nói chung hay đối với người đọc Đoạn Trường Tân Thanh nói riêng cũng chỉ là một nhân vật tiểu thuyết. Do đó những gì người ta viết thêm về Kiều - hay những nhân vật trong Đoạn Trường Tân Thanh - đều chỉ là hình thức bày tỏ lòng cảm phục Nguyễn Du qua sự lân mẫn hay oán ghét nhân vật của ông mà thôi… (Thúy Kiều Án chẳng hạn)

Đọc Văn Tế Vợ của Bùi Hữu Nghĩa, Văn Tế Võ Tánh và Ngô Tùng Châu, Văn Tế Bá Đa Lộc, Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc… Người đọc cảm xúc và có thể để lòng mình nổi lên tràn đầy tình cảm bi thương cho người được tế khi nghĩ đến số phận không may của họ. Đọc Văn Tế Kiều những tình cảm nầy chắc chắn sẽ được ngăn chặn lại không cho tràn đầy vì trong thâm tâm người đọc nổi lên một sự ngăn chận vô hình: Đó chỉ là nhân vật tiểu thuyết và người đứng tế cũng chỉ là một nhân vật tiểu thuyết chẳng qua một người nào đó viết giùm. Sự ngăn chặn nầy tuy vậy không làm mất giá trị thiệt sự của ĐTTT về phương diện văn học, đó chỉ là sự báo hiệu của tâm thức để phân biệt đời sống thực tế và đời sống do tác phẩm văn nghệ tạo ra trong trí độc giả mà thôi.

Tôi được người bạn chuyển bài Văn Tế Kiều anh lấy xuống từ trang mạng Nom Foundation, nhưng không thấy nói lấy từ tác phẩm A, B nào, đã lâu lắm rồi, 10 năm có lẽ, bây giờ ngồi lại phiên âm. (Nhân đây cũng xin cám ơn học giả Nôm Nguyễn Hiền Tâm đã góp ý sắc sảo trong một vài chữ đọc.) Bài văn tuyệt vời  ở chỗ đã dùng phương pháp lẫy Kiều để tạo nên gần như toàn bài. Lẫy Kiều theo thể phú - thể thường có của văn tế - là chuyện cần nhiều tài hoa, cũng như lẫy Kiều đem chữ câu trên xuống câu dưới của thi sĩ Vũ Hoàng Chương là một sự tài hoa khác.  Bài văn đáng đọc, đáng ghi thêm vào danh sách những phó phẩm của Đoạn Trường Tân Thanh cùng với những bài vịnh Kiều hay những phó phẩm dài hơi chuyển ĐTTT sang Hán văn bằng những thể thơ nầy nọ mà tôi nghĩ rằng học giới không phải ai cũng may mắn được biết. Những thước đo sự đi vào lòng người của tác phẩm là phó phẩm, là những bản in, là những bình luận, nghiên cứu suốt thời gian dài. Ba thứ nầy thì ĐTTT đã dẫn đầu.  

Sau khi bản thảo được đưa đến Suối Nguồn thì được nhắc rằng Nam Phong tạp chí số 92 năm 1925 đã có bài phiên âm rồi (trang 179-80), tác giả bài văn tế là tiến sĩ Phạm Liệu, người Quảng Nam, người sao lục (phiên âm) là ông Lê Viết Lượng nên xin ghi thêm những chi tiết nầy vào đây. Một vài chữ sai biệt nho nhỏ giữa hai bản phiên âm cách nhau chín mươi năm (1925-2015) không mấy quan trọng. Chữ quan trọng nhứt là gắn vó

Thông tin truy cập

63611282
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
18604
10905
63611282

Thành viên trực tuyến

Đang có 623 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website