I. NGÀY THÁNG XUẤT BẢN SÁCH HẢI NGOẠI KỶ SỰ VÀ NỘI DUNG CỦA SÁCH
Nguyên bản in sách Hải ngoại kỷ sự do Thích Đại Sán biên soạn, hiện còn tàng trữ tại Đông dương Văn khố Nhật bản (日本東洋文庫) và Quốc lập Trung ương Đồ thư quán Trung hoa (國立中央圖書館,中華) bản của Đông dương Văn khố (kệ sách số 11, 11-k-56) chia 6 quyển ra làm 6 tập. Còn bản của Trung ương Đồ thư quán thì 6 quyển đóng thành 2 tập. Đầu bản sách của Đông dương Văn khố có đóng 3 con dấu: “Đông dương văn khố”, “Tứ minh Lư thị bão kinh lâu Tàng kinh ấn”, và “Đăng điền kiếm phong tàng thư chi ấn” do đó, biết bản sách ấy nguyên thuộc Bão kinh đường tàng thư của Lư Văn Chiêu ở Dư Liêu, sau vào tay Đằng điền Phong bát (Khiếm phong), bác sĩ người Nhật bản và sau khi Đằng Điền bác sĩ qua đời, mới bỏ vào Đông dương văn khố. Đầu bản này có 3 bài “tựa” của Dũng Giang Cưù Triệu Ngao (Thương Trụ), Ngô Giang Từ Phàm (Thiên đình), Tấn Lăng, Mao Đoan Sỉ (Hành Cửu) và bài Bản sư Hải ngoại Kỷ sự Tự của Đại Việt Quốc Vương Nguyễn Phúc Châu (tức Minh vương Nguyễn Phúc Châu chép trong Đại Việt Sử ký); toàn bộ các quyển chưc in đều sạch sẽ, có thể gọi một bộ sách hoàn hảo. Trái lại, trong các bài tựa của bản sách Trung ương đồ thư quán, trừ bài tựa của họ Từ hoàn toàn, còn bài của họ Mao, họ Cừu đều không toàn vẹn, tuhứ tự cũng xáo trộn; vã lại, không thấy văn tự của Nguyễn Phúc Châu, cách sắp đặt bản in cũng không có mỹ thuật, trong sách chỗ nào cũng thấy có thiếu chữ, thiếu bài và thiếu trang (quyển 1 thiếu trang 9 đến trang 16, quyển 11 thiếu trang 11-12, 25-26 và 33, quyển III thiếu trang 25-26-35-36, quyển IV thieus trang 1-2-19-20-29 đến 36, quyển V thiếu trang 1 đến 4-17-18-21-24-31-33, quyển VI thiếu từ trang 3 đến trang 8). Chỉ có 2 bản đều thuộc bản nguyên san, điều đó không thể nghi ngờ.
Ngoài bản nguyên san nói trên, Thượng hải Tiến bộ Thư cục con phiên ấn, bản sách này chia làm 2 quyển, để đem vào bộ Bút ký tiểu thuyết đại quan, đệ lục tập, đệ lục hàm, đầu quyển có phụ chép bài “Hải ngoại kỷ sự đề yếu như sau” như sau: “Sách này do Đại Sán Hán Ông (大汕厂翁) đời nhà Thanh soạn, tất cả 6 quyển. Khương Hy năm giáp tuất, đáp ứng lời mời của Việt vương, ông đi qua Quảng nam; những nơi trải qua, sơn xuyên, hình thế, phong thổ, tập tục ông đều ghi chép tất cả xen lẫn những thơ văn tao nhã hứng thú, ông chính là một ẩn giả lánh mình trong cửa thiền vậy. Cừu triệu Ngao bảo sách này gồm có cái hay của Đồ Thiếu Lăng, Liễu Tứ Hậu, có thể bổ khuyết những điều mà các sách Sơn Hải kinh, Hải chí, Chức phương ký, Vương hội đồ chưa từng chép đến v.v…”.[1][1]
Lại ngoài ra, Tứ khố toàn thư tổng mục đề yếu (quyển 78), sử bộ 34, Địa lý loại tồn mục 7 chép rằng: “Hải Ngoại kỷ sự 6 quyển, bản sách do quốc triều Thích Đại Sán biên soạn và Chiết giang Tuần vũ tìm thấy đem dâng. Đại Sán là Đại sư ở chùa Trường thọ, tỉnh Quảng Đông. Mùa xuân năm Ất hợi Triều Khang Hy Đại Việt quốc vương mời qua thuyết pháp, hơn một năm lại trở về, nhơn ghi chép phong thổ nước ấy và những điều nghe thấy trong khi qua lại trên đại dương. Đại Việt quốc Tiên thế là rể của nước An nam, chia cứ nam biên, xưng hiệu Đại Việt. Đầu sách này có bài tựa của Nguyễn phúc Châu, đề lạc khoản bính tý bồ nguyệt (tháng 5), tức khang hy năm thứ 35 vậy”.
Xét lạc khoản bài “Bản sư Hải ngoại Kỷ sự tự của Nguyễn phúc Châu, đề giáp tý bồ ngyệt (tức tháng 5 niên hiệu Khương Hy) mà trong bài tự có nói rằng: “Chép một vài điều, góp lại thành tập, nhan đề “Hải Ngoại kỷ sự”, ngày trở về nước đưa cho tôi xem và khiến đề tựa”. Xem đó, đủ biết bài ấy do Đại Sán yêu cầu Minh vương viết lúc sắp sửa từ giả Quảng nam về Quảng đông. Thứ nữa, bài tựa họ Cừu đề Khương hy Kỷ mão mạnh xuân, bài tưạ họ mao đề Khương hy kỷ mão tháng 8, bài tựa họ Từ không để rõ ngày tháng, nhưng trong bài bảo rằng: “Khoảng mùa xuân năm Giáp tý (Khương hy năm 23) từng gặp thấy Thạch công hòa thượng (tức Đại sán). Mười lăm năm sau trở lại Châu giang, lại gặp Thạch hòa thượng từ cổ An nam về nước và được thấy bản thảo tập Hải ngoại kỷ sự và các tập thơ”. Thế thì, bài tựa ấy làm ra cũng có lẽ vào năm Khương hy kỷ mão. Xem các dẫn văn trên, năm san hành sách Hải ngoại kỷ sự có lẽ vào khoảng năm Khương hy Kỷ mão năm thứ 33 (1699) nghĩa là 3 năm sau ngày Đại sán từ Quảng nam trở về Quảng đông.
Sách ấy ghi chép khởi đầu từ tháng 8 năm Giáp tuất Khương hy 33 (1694), lúc Đại sán tiếp kiến sứ giả Đại việt tại Am trường thọ Quảng đông, cho đến khoảng tháng 11 năm Ất hợi Khương hy 34 (1695), lúc ông trở lại Thuận hóa, vì ngược gió chưa trở về Quảng đông, thì chấm dứt.
Xét tổng quát những ghi chép trong sách, chẳng những đối với việc Đại sán được quan dân Quảng nam nhiệt liệt hoan nghênh, những lời nói thù ứngtrong lúc ông cùng Nguyễn vương trò chuyện và việc ông chủ trì các ngày pháp hội, đều có tự thật rõ ràng, cho đến những trạng huống các thương thuyền vượt biển qua Nam, các nhân thổ, nhân vật, tập tục, chế độ xứ Quảng và tình trạng sinh hoạt Hoa kiều đương thời, cũng đều thuật lại một cách tỉ mỹ. Ngoài ra, còn thâu góp ghi chép các bài thơ điếu vãn, các bài luật thơ hay tuyệt cú do Đại sán trong lúc lưu trữ cư dân đất Việt, tùy thời tức cảnh, cao hứng ngâm đề, cộng tất cả 110 bài (trong số đó có 3 bài làm sau khi trở về Quảng đông, đầu thu năm Bính tý) và những bài thiền luận, những thư từ qua lại với các yếu nhơn trong Nguyễn phủ, tất cả cộng 21 bài văn. Duy chỉ tình trạng sinh hoạt của Đại sán trong lúc áp đông [2][2] tại chùa Thiên mụ Thuận hóa, từ tháng 11 năm Ất hợi đến tháng 6 năm sau, Bính tuất (Khương hy năm 35), và tình hình vượt biển trở về Quảng đông thì không thấy chép đến.
Những “An nam du ký” của người Trung Quốc trong khoảng cuối nhà Minh đầu nhà Thanh, thực ra thưa thớt không có bao nhiêu. Trừ tập “Hoa di biến thái”[3][3] của Nhật bản, ghi chép những báo cáo của bọn thương khách thông thương với Quảng nam, chỉ có tập ‘An nam cung dịch ký sự”[4][4] của Chu Thuấn Thủy (Chi dự), “An nam kỷ du”[5][5] của Phan Đình Khuê, “An nam tạp ký”[6][6] của Lý Tiên Căn và “Hải ngoại kỷ sự” của Thích Đại Sán, mấy bộ ấy mà thôi.
Tựu trung, xét về ký thuật rộng rãi, nội dung đầy đủ và tính cách khá tin cậy, thì bộ Hải ngoại kỷ sự hơn xa các sách khác; do cao độ của giá trị sử liệu, khiến người ta thấy một tia sáng về xã hội Hoa kiều và dân thổ trước Quảng nam cuối thế kỷ 17, đồng thời sách ấy có thể bổ khuyếtcho các bộ sử thực lục tiền biên, Đại nam liệt truyện tiền biên và các sách Quảng nam du ký hay văn kiến lục của người Âu khoảng thế kỷ 17-18 như C.BORI, BÉNIGNE VACHET, Ư.DAMPIER, THOMAS BOWYEAR, PIERRE POIVRE, JEAN KOFFLER, ROBERT KIRSOP.
Nay cứ theo bản của Đông dương văn khố, chúng tôi chụp hình toàn bộ 6 quyển Hải ngoại kỷ sự giải thích sơ lược tiểu sử của Thích Đại Sán và đầu đuôi chuyến lữ hành qua Quảng nam của ông, để giúp các học giả đồng chí tham khảo.
II. TIỂU SỬ CỦA THÍCH ĐẠI SÁN
Thuộc về danh hiệu của Thích Đại Sán, Đại Nam Liệt truyện tiền biên (quyển 6 ) chép rằng: Thạch Liêm hòa thượng (石濂和尚) hiệu Đại Sán, Hán Ông (大汕厂翁) người tỉnh Chiết giang nhà Thanh. Xét chữ tên Thạch liêm. Sách Hoa Di biến thái chép làm Thạch liên, (石蓮) ngoài biệt hiệu Đại Sán và Hán Ông, tục thường lại gọi “Thạch đầu đà” (石頭陀). Còn thuộc về quê quán, bài tựa của Tăng Sán trong Lục Đường Tập, tư tập của Đại Sán, chép rằng: “Hòa thượng người Cửu Giang cùng làng với tôi”, cũng trong tập ấy Đào Huyên chép rằng: “tôi nghe nói hòa thượng nguyên quán ở Giang Hữu và đến Quảng Châu thuyết pháp….”. Ngoài ra, hoặc bảo ông người Lãnh Nam, hoặc bảo người Ngô, hoặc bảo Giang Nam hoặc bảo Trì Châu, hoặc bảo Tô Châu, hoặc bảo Nam Kinh, các thuyết, phân vân chưa biết thuyết nào đúng. Cứ theo thiển kiến của tôi, trong các thuyết ấy, nên lấy thuyết của Chuyết Tây có thể đúng hơn. Xét hai bài tựa của họ Tăng, họ Đào bảo Cửu Giang, bảo Giang hữu thì cũng đều thuộc Giang Tây, hình như đều là chữ Chuyết Tây nói nhầm. vả lại, Đại Sán năm về già bị bắt giải về nguyên quán, giữa đường mất tại Thường Sơn thuộc tây nam tỉnh Chuyết Giang (tường thuật ở đoạn sau). Chiết Tây tức Chiết Tây lộ đời nhà Tống, lấy Hàng huyện làm lỵ sở, tức một giải Hàng Gia hồ ngày nay, nơi ấy cũng tiếp liền với Tô Châu (tức Ngô), có lẽ vì thế mà bảo nhầm là Giang Nam.
Thứ nữa, thuộc về tài cán của ngài Đại Sán, Đại nam Liệt truyện tiền biên chép tiếp rằng: “Bác nhã khôi ngô, phàm các môn tinh trượng, luật lịch, diễn xạ, lý sổ, triện lệ (viết chữ), đơn thanh (vẻ), môn nào cũng thông hiểu càng sở trường về thơ”. Câu này không phải do sứ giả Việt Nam tự ý viết ra, thực ra đã rút câu văn: “Trượng nhơn là bực bác nhã khôi kỳ, cáng sở trường về thơ, cho đến các loại tinh trượng, lịch luật, diễn xạ, lý số triện lệ đơn thanh, môn nào cũng siêu việt”, trong bài tựa của Mao tế Khả đề Ly lục Đường tập. Đại nam liệt truyện tiếp theo đoạn văn dẫn trên, chép rằng: “Cuối đời nhà Minh , người Mãn Thanh làm chủ Trung quốc, Thạchliêm giữ nghĩa chẳng chịu làm tôi, bèn từ biệt mẹ già, xuất gia đầu phật chống gậy vân du, phàm những nơi danh thắng sơn xuyên, dấu chân hầu khắp”.
Mao đoan Sỉ đề tựa Hải ngoại Kỷ sự cũng viết rằng: “Hán Ông hòa thượng sinh ra đã kỳ dị, từ trẻ theo đạo phật, rộng xem các kinh luận ngũ minh và âm dương toán số, thấu rõ cát hung, thường chu du thiên hạ, tiếng tăm dậy khắp trong ngoài”.
Và sách Hoa di Biến Thái (trong quyển 32) chép lời báo cáo của người Tàu, chủ thuyền Quảng Đông, chuyến 6, năm hợi (1695), rằng: “Nói tóm tắt,Thạch liêm tuy nguyên quán tại Nam Kinh, nhưng cư trú ở Quảng Đông hơn 20 năm, trong khoảng ấy đức thịnh của ông rất thịnh sáng, bởi thế quan dân xa gần quy y rất đông. Trong bọn thương khách thuyền chúng tôi cũng có người đã từng đến am Trường Thọ lạy phật”.
Mặt khác, đầu quyển Ly lục Đương tập, do Đại Sán biên tập, có phụ đính 34 bức tranh vẽ, miêu tả sự sinh hoạt hằng ngày của Đai Sán, từng bức phân biệt, có đề văn của Khuất đại quân (ông Sơn), Tăng Xán (Thanh lê), Lương bội Lan (Dược đình), Vương thế Trinh, Từ Phàm, Ngô Ỷ (Viên thứ). Ngô thọ Tiềm và Cao Tằng Vân; lại có bọn Khuất đại quân, Tăng XÁn, Lượng bội Lan, Ngô Ỷ, Vương Bồi, Ích Trọng, Hùng nhất Tiêu, Trương Tỗng, Cao tằng Vân, Đường Hóa Bằng, Châu lại Tuấn, Phàn trạch Đạt, Ngô thọ Tiềm, Đào Huyên, Lý phương Quảng, Mao tế Khả, Hoàng Hạc nham đề tựa, thực có vẻ dồi dào[7][7] và trong tập chỗ nào cũng thấy những thơ văn đề vịnh hoặc tống tặng nhau của Đại Sán cùng với Khuất ông Sơn, Ngô viên thứ, Tăng thanh Lê, Lương dược Đình, Ngô mai Thôn, Từ tùng Chi,và Trần kỳ Niên (Duy tùng), bọn văn nhân nổi tiếng triều Khương hy.[8][8]Gần đây Lý tuấn Chi biên tập Họa gia thi sử đời nhà Thanh (nhâm hạ 6 b), ở mục Đại Sán cũng chép rằng: “Đại Sán tự Hán Ông, người Lãnh Nam, tu ở chùa Kim Lăng, có tài vẽ chân dung rất khéo. Khương hy năm Mậu ngọ (1678) vẽ cho Trần Già Lăng một bức đồ hình, có đề lời, mặt đẹp râu dài, tinh thần hoạt bát, thời ấy hầu khắp mặt danh nhơn trong nước đều có đề vịnh. Có biên soạn Lục-(sic) Ly đường Tập”.
Và người Mỹ A.W.HUMMEL biên tập “Thanh Đại Danh Nhân Liệt Truyện” ở mục Ngô Ỷ cũng có nói đến sự tích Đại Sán. Mục ấy chép rằng:[9][9] “Những tập sách của Ngô Ỷ được xuất bản nhờ ở sự khuyến khích của bao nhiêu bạn tốt lúc sinh tiền, thứ nhất là nhờ ở sự giúp đỡ rất đắc lực của một nhà sư giàu có tên Đại Sán (1633-1702). Nhà sư ấy nhờ sự cung dưỡng của Thượng Chi Tín (con Bình Nam vương, Thượng Khả Hỷ) và của bọn quan viên quản lý việc mua bán ở nước An nam phồn thịnh, mà trở nên giàu có. Ydùng những của cải súc tích ấy viện trợ cho các văn nhân địa phương. Nên nói thêm rằng bọn văn nhân đó, do những tác phẩm của họ, làm cho việc tốt lành của kẻ viên trợ được đồn tiếng khắp nước”.
Xen tổng quát các bài Kỷ sự và các sự thực nêu ra trên đây, chúng ta có thể tưởng thấy: khoảng giữa triều đại Khương hy, ở xã hội Lãnh Nam và trong thơ đàn có một vị tiếng tăm lừng lẫy, y cùng với bọn Khuất ông Sơn, Ngô viên Thứ, Tăng thanh Lê, Lương dược Đình, Ngô mai Thôn, Từ tùng Chi, Trần kỳ Niên, giao tình rất khăng khít. Những người đến tham thiền tại am Trường Thọ do y chủ trì, chắc đông đúc lắm, và trong ấy cũng có nhiều thương khách, bọn thong thương với nước Nhật bản, Quảng nam. Nhưng đọc kỹ Hải ngoại kỷ sự và ly lục đường thơ tập, chúng ta nhận thấy rõ vị hòa thượng ấy tự phụ chẳng tầm thường, đắc ý tỏ ra ngoài mặt, quyết chẳng phải là một nhà tu hành khiêm tốn; đối với sự ương gàn tự thị, dua nịnh quan trường, ngôn luận quá buông luông, và sinh hoạt đời tư quá xa xỉ của hòa thượng Thạch Liêm, trong bọn nhơn sĩ trí thức lúc bấy giờ, có kẻ đề lời phiền tách, đến đổi xem y như yêu tăng, đứng lên đả kích chẳng thiếu chi người. Nay lược cử ra vài điều sau đây, để giúp độc giả hiểu rõ đời sôngds lạ lùng của Đại Sán.Vương sĩ Trinh, Ngư dương sơn nhân, làm bộ sách Phân cam dư thoại (qu.4) từng công kích gắt gao việc làm và nhân cách của Đại Sán. Bài ấy viết rằng:[10][10] “Quảng châu có yêu tăng tên Đại Sán, tên chữ Thạch Liêm, tự xưng người Giang nam, hoặc bảo người Trì châu, hoặc bảo người Tô châu, quê quán chẳng biết nơi nào đích xác. Xuất thân rất bần tiện, có kẻ bảo y từng làm tùy phái các phủ huyện, tính sâu độc, vẽ khéo, xây cất nhà cửa rất có xảo tứ. Cạo đầu làm sãi, tự xưng Giác lãng Đại sư[11][11]. Mang y bát dẫn môn đồ, du phương Lãnh nam, cư trú ở phía tây thành, chùa Trường thọ; hằng ngày hầu chực các nhà đương sự có thế lực, thường vẽ đồ hình tố nữ, điểm kiểu chơi bí mật, để dua nịnh các quý nhơn, càng được thân cận, chừng ấy không còn kiêng sợ chi nữa; những quan lại tỉnh Việt Đông, lọt vào vòng mưu mô xúc xử cả y, mười người hết chín. Năm Giáp tý, (Bút giả chú thích: Khương hy năm thứ 23 tức năm 1684) ta vâng sứ mệnh đến tỉnh Việt, nghe chuyện, trong lòng rất ghét, sau nghe y buôn lậu qua An nam, chở về hàng thuyền báu vật, như sừng tê, ngà voi, châu ngọc, san hô….trị giá hàng vạn, mà các quan địa phương chẳng ai làm khó dễ gì”.
Nay xét Vương sĩ Trinh là người đồng thời với Đại Sán, thời kỳ biên soạn bộ Phân Cam Dư Thoại là tháng chạp năm Kỷ sửu triều Khương hy (48), tức đầu năm công nguyên 1710, vài năm sau khi Đại Sán tạ thế; những ghi chép trong ấy được xem như đại biểu ý kiến của người đương thời, tất nhiên có thể tin cậy được. Cuối đời nhà Thanh, Mậu Thuyên Tôn có soạn một bài “Thạch Liêm Hòa Thượng Sự Lược”, ghi chép nhiều việc có thể bổ sung thiếu sót của “Phân cam dư thoại”. Sự xuất thân quỷ quyệt của Đại Sán, thời gian y trú trì Trường thọ như thế nào, sự thực y cấu kết với các yếu nhơn Quảng châu và bọn Khuất đại quân ra làm sao, đều do bài ấy làm sáng tỏ, bài văn của họ Mậu chép rằng:[12][12] “Sư Đại Sán tự Thạch Liêm, người Ngô quận, từ bé đã tinh ranh, vẽ hình sĩ nữ rất khéo, làm thơ có câu hay; chẳng biết cớ gì mà xuất gia, tông tích rất bí mật quỷ quyệt; chẳng hề thọ giới với thầy nào, nhưng nhờ Khuất ông Sơn chứng nhận, mạo xưng đích tự nối dòng sư Giác Lãng. Nay xét sư Giác lãng mở thiền đường vào cuối đời Vạn lịch, thời ấy Thạch Liêm còn chưa sinh, ngài viên tịch vào năm Mậu tý đời Thuận trị, (bút giả chú thích: Thuận trị thứ 5, tức năm 1648) Thạch Liêm mới 16 tuổi, chẳng hề được tiếp kiến hay được phó chúc điều chi bao giờ. Lúc đầu mới váo Quảng châu y bán họa tượng Quan Âm, chỉ xưng là thầy giảng mà thôi, sau ngờ nịnh hót Kim Quang Huyến, mạc khách của Bình nam vương, nhờ Huyến giới thiệu được vào yết kiến Bình nam vương và Yêm đạt Công[13][13]. Nguyên chùa Trường thọ ở Quảng châu và chùa Phi lai ở Thanh viễn, hai chùa đều do Thực Hành hòa thượng chủ trì. Sau khi Thực Hành tịch, Quang Huyến nói với Yêm Đạt Công cho Thạch Liêm chủ trì Trường thọ am; Trường thọ không có sản nghiệp, chùa Phi lai có ruộng cho thuê mỗi năm được hơn 70 thạch lúa; Thạch Liêm xin các nhà đương sự lấy chùa Phi lai làm Hạ viện, rồi đuổi hết đồ đệ của hòa thượng Thực Hành để nuốt hết số lúa của ruộng chùa, việc đó có nhờ Ông sơn giúp sức. Từ ấy Thạch Liêm ngày càng giàu có, y vốn người có nhiều xảo tứ, thường lấy gỗ lê, gỗ đàn, đồng thau, đá hoa, chế làm các đồ dùng như bàn ghế, bình phong, tủ bàn, bát đĩa….để biếu các nhà đương sự và các bậc sĩ phu, rất được mọi người tán thưởng. Bức họa đồ có đề từ cữa Trần già Lăng, chính do tay Thạch Liêm vẽ, rực rỡ như hình sống, có kẻ bảo y có vẽ một tập hình tố nữ với kiểu chơi bí mật rất khéo, để dua nịnh các quý nhơn, việc đó chưa biết chừng cũng có. Ngô viên Thứ (Ỷ) ra chơi Quảng châu, Thạch Liêm than phiền với Ngô về việc thù ứng rộn ràng, khó nhọc không chịu nỗi. Ngô cười bảo rằng: “Ngươi chịu không nỗi, sao chẳng xuất gia cho rồi?” Người ta truyền tụng câu ấy để cười chơi”.
Cứ theo Quảng Đông Thông Chí (San lại năm Đồng Trị thứ 3, bản khắc họ Nguyễn, quyển 229) chép rằng: Trường thọ am tọa lạc cách phía tây nam thành Quảng Đông 5 dặm, nền cũ của Thuận Mẫu Kiều; đời Vạn Lịch nhà Minh năm thứ 34 (1606), Tuần vũ ngự sử Trầm Chánh Long xây cất Từ độ Các và Diệu chánh Đường, hai cánh thiền phòng đất rộng chừng tám mẫu, Huyện lịnh Lưu đình Nguyên lấy ruộng chùa Bạch vân (chùa bỏ hoang) 43 mẫu thêm vào để cung phụng hương hỏa, có bài bi (bia)-lý của quan ngự sử. Nhưng đến cuối đời nhà Minh am ấy cũng chưa nổi tiếng, từ ngày Đại Sán kế vị Thực Hành hòa thượng, am ấy mới ngày càng hưng thịnh, trở nên một nơi danh thắng tỉnh Quảng châu. Vương sĩ Trinh Quảng châu du lãm tiểu chí (Chiêu đại tùng thư Ất tập, quyển 22), mục Trường thọ am chép rằng: “Trường thọ am ở ngoài thành, phía tây, sáng lập khoảng triêu Vạn Lịch, sư Đại Sán sữa mới lại. Đại Sán hay thơ khéo vẽ, kiến trúc có xảo tứ. Mé phía Tây chùa có ao chảy thông với Châu giang, nước khi đầy khi cạn ăn dịp với nước lên nước ròng ở sông; phia bắc ao là đình Bán Phàm (半帆)quang co theo hành lang đi qua phía đông là Hội không Hiên (繪空軒), trước hiên trăm hoa tươi tốt, cảnh trí đáng yêu, từ đình bán Phàm và ao đi qua phía nam, thẳng bờ đều trồng lệ chi (cây vải) long nhãn, phía nam ao là Hoài cổ Lâu (懷古樓) , nguy nga rộng rãi, phía đưới là Ly lục Đường (離六堂), cây Nước trong xanh, phòng hiên u tịch, như kiểu nhà ở vùng ngô việt. Chùa có Tượng Thích Ca niêm hoa, quang thiếp vàng ngọc , mã não xà cừ, nghiêm trang rực rỡ, lại có tượng đồng, nghe nói đúc từ đời Đường”.
Mậu Thuyên Tôn trong bài “Thạch Liêm hòa thượng sự lược” cũng có thuật qua cách bố trí của Trường Thọ am như sau: “Trước cửa am có hai tượng thiên vương do tay Thạch Liêm vẻ, tinh thần linh động phi thường; thiên qua phía đông am có ao chảy thông với sông Châu giang, nước sông quanh co chảy quanh trước điện rồi dội vào ao, có hòn non bộ xây bằng đá Anh (đá non bộ sản xuất tại huyện Anh Đức, tỉnh Quảng Đông) lập vườn trồng cây, có nhà nghĩ mát, phía bắc ao có bán phàm thất, phía bắc hội không hiên, phia nam hoài cổ lâu, phía dưới Ly lục đường, đều làm hồi lang nối thông với nhau v.v…”
Do đó, chúng ta có thể tưởng thấy Trường Thọ am thanh u đẹp đẻ như thế nào.
Trong bài của Mậu thị có dẫn tiếp hai bài văn kể tội Đại Sán của Phan Thứ canh, bài thứ nhất viết cho Lương Dược Đình (Bội lan), bài thứ hai viết cho đại đương sự tỉnh Việt. Văn ấy như sau:
Thư viết cho Lương Dược Đình: “Thạch Liêm lòng kiêu khí hoạnh, chuyên nói láo để dối đời; chê bai cựu đức tiên hiền, chẳng chút kiêng sợ, lại nói láo đã từng gặp dị nhơn, thông thiên văn, hiểu độn giáp, có tài hô phong hoán vũ, như Văn Thành, Ngũ Lợi[14][14] ngày xưa. Kịp đến một lần lên Kinh sư, một lần qua Giao chỉ, lại càng lếu láo quá đỗi, ngang nhiên tự cho là “Duy ngã độc tôn”! Gần đây tôi có xem tập Hải ngoại kỷ sự của y viết, một bằng chúng giả dối, không nói không được. Những bộ sách Nguyên Lưu Tựu Chánh[15][15], bao nhiêu láo khoét không sách vở, ngụy biện vô lý, không thể kể xiết. Nay chỉ đơn cử tập Hải ngoại kỷ sự, chương đầu nói “ hầu sắp sửa lên phương bắc, vì có lệnh bề tên tuyên triệu”, ấy là nói láo vậy. Dạy học trò uống rượi, ấy là phá luật vậy. Truyền phép cho Phiên Quốc Vương, ấy là bán phép vậy. Khắc chữ “tính dữ thiên đạo” vào đồ chương (ấn), tự coi mình như Khổng tử, ấy là tiếm thánh vậy. Ngự chế bài tự khen ngợi Ngũ Đăng Hội Nguyên (五鐙會元) mà y lại bắt bẻ chê bai không tiếc lời, ấy là kháng chỉ (chống ý vua) vậy. “Hủy bản in, nghiêm cấm” là lịnh phán xử nhất thời của đương sự tỉnh Chiết Giang, thế mà y bảo “phụng chỉ nghiêm cấm” ấy là kiểu chỉ (mạo xưng chỉ dụ của nhà vua) vậy. Bộ sách Ngũ Đăng toàn thư đã được dâng lên Ngự lãm và được ngự chế cho bài tự văn, thế mà y dám nặng lời chê bai, ấy là sán thượng (chê vua) vậy. Tước động Tôn (dòng Tào Động) bọn Đôn hà Thuần (bút giả chú:tức Đơn hà tử thuần) 5 đời, ấy là san tước tổ tông vậy. Đổi Vân cư Ưng (bút giả chú: tức Vân cư đạo Ưng) làm Cữu Phong Mãn, Đông an Phi làm Đồng an Uy, âý là thay đổi tổ tông vậy. Vốn xưng đời thứ 34, Tào động lại xưng đời thứ 29, ấy là trái loạn thế thứ vậy. Bấy nhiêu việc trên ấy có hại cho thế giáo và làm trở ngại cho pháp môn rất lớn”.
Và thư viết cho Đại Vương sự tỉnh Việt: “Thạch Liêm cuồng quấy quá đỗi! kẻ tu hành, trọng nhất là giới luật, thì y uống rượi ăn thịt, điềm nhiên chẳng biết xấu hổ; ưa nhất là chất phác nâu sòng, thì y quá đỗi xa xỉ, tự phụng sang như vương hầu; chuộng nhất là tính nhu hòa, thì y kiêu ngạo ba hoa, xem người nửa mắt; giữ gìn nhất là đức chân thành, thì y bịp bợm dối đời, chẳng bao giờ có một lời nói thật; quý nhất là lòng từ bi, thì y lập tâm hiểm ác, lấy việc hại người làm sở trường. Sự tối phạm pháp của Thạch Liêm là tư thông ngoại quốc, lịnh cấm xuất dương tuy đã bãi bỏ, nhưng mua bán là việc của nhà buôn, nay Thạch Liêm là kẻ tu hành, dám tư thông ngoại dương, đem hóa vật can cấm bán cho Giao châu để cầu lợi; ai nghe cũng lắc đầu, thè lưỡi,, ấy là việc y thêu 6 chữ vàng: “Vương phủ dụng, Trường thọ định”, (đồ dùng vương phủ, do Trường thọ định) ở đầu múi những cây hàng lụa. Xét lúc An nam Mạc thị mới quy thuận, chỉ phong Đô Thống Sứ, nay Nguyễn phúc Châu chưa xin phong, chưa chịu sắc mạng triều đình, sao được xưng “vương phủ”, nghiễm nhiên ngang hàng với các thân vương Trung Quốc?Lại nữa, Quốc luật cấm mua bán người, thế mà y dám mua con gái nhà lành làm con hát, rồi lần lượt đem bán lại1 Thiết tưởng những kẻ có trách nhiệm phong cương đân xã, nên thâu hết các sách xuất bản của y đem đốt hết; nghiêm cấm y tư thông ngoại dương, tư giấy các sở quan tấn, từ nay về sau cấm các sãi chùa Trường thọ không cho một người nào xuất dương, và hóa vật chùa Trường thọ không cho một thùng nào ra khỏi cửa biển, ngõ hầu chấn chỉnh phép nước, khỏi di hại cho địa phương”.
Trên đây liệt cử các sự tích đê hèn của Đại sán, phải chân đúng chân tướng đương thời, điều đó không thể xét rõ. Ví xử các việc ấy đều đúng sự thực, thì sự kết án tội lỗi của y cũng tùy theo sở kiến của từng người; sư nói phải, vãi nói chăng, ý kiến chẳng giống nhau hết thảy. Chẳng qua trong các hành động của Đại sán, cũng có chỗ hơi vượt qua lề lối, ấy là sự thực không thể chối cãi được. Ví dụ như Hải ngoại kỷ sự (KI 332a) chép rằng: ‘Trong nước (Quảng nam) các Tả, Hữu, Thừa tướng, bốn Đại đồn dinh và Quốc nguyên lão Đông triều hầu, Học sĩ Hào đức Hầu, Vương huynh Lệ tuyền Hầu, Thiều dương hầu, các vị đại lão ấy thường cùng ta tiếp kiến, nghe ta ở Trung hoa thường có rao bán gió sấm, cầu mưa, muốn tâu với quốc vương xin ta cầu một đàn”….Và ở quyển đầu Ly lục Đượng tập có phụ chép một bản đồ bán mưa (mãi vũ đồ), trong đó vẽ 5 người học trò đứng quây quần trước cửa “Trường thọ thiền lâm” xem một tờ yết thị mấy chữ: “Thạch dầu đà hữu ta phong vũ xuất mại” (Ông sãi họ Thạch có chút ít mưa gió đem bán). Các việc ấy có thể chứng thực câu văn “lại nói láo từng gặp dị nhân, tinh thiên văn, hiểu độn giáp, có thể hô phong hoán vũ, như bọn Ngũ Lợi Văn Thành ngày xưa” trong bữ sthư của Phan thứ Canh đẫn ra trên đây. Nay xét hai phong thư của Phan thứ Canh, tội trạng rất lớn của Đại sán và cũng là nguyên nhân chính yếu làm cho y phải hỏng chân, chẳng ngoài việc du hành ở Quảng nam của y. Bình tâm mà kuận, truyền pháp cho Phiên Quốc vương, thì có gì là tội lỗi, vã lại đứng về quan niệm truyền thống của văn hóa Trung hoa mà nói, thì “Viễn bá thánh giáo”, còn đáng được khuyến khích là khác, nhưng đây lại diễn thành việc phạm tội “Mại pháp”. Cứ theo thiển kiến, ấy chẳng qua vì cớ Đại sán nịnh Nguyễn phúc Châu, kẻ tu hành chưa chịu sắc mạng triều đình mà xưng vương, và đã là kẻ tu hành còn theo việc bán buôn phi pháp…..
Trong Ly lục Đường tập, bài tựa của Cao tằng Vân viết rằng: “Thạch hoà thượng là thiền giới pháp tự, nơi theo Tào động chánh truyền”. Cũng trong tập ấy, bài tựa của Đường Hóa Bằng (Bàn đàm) viết: “Hòa thượng là dòng thứ 29 dòng Tào động, con của Trượng nhân, cháu của Thọ xương”. Và Nguyễn phúc Châu, cuối bài “Bản sư hải ngoại kỷ sự tự” đề lạc khoản như sau “Đại Việt Quốc Vương Nguyễn Phúc Châu, thọ bồ tát giới đệ tử, pháp danh Hưng Long, đính lễ san tại Tây cung Giác vương nội viện, tĩnh danh phương trượng và có đóng 3 con dấu: “Tào động chánh tông tam thập thế”, “Nguyễn phúc Châu ấn”, và Thiên Túng Đại Nhân”. Việc ấy có thể chứng thực hai xử sự mới sau đây: Việc thứ nhất, Khương hy năm thứ 34 (1695), lúc Đại sán đến Đại việt đã xưng thế thứ dòng 29 dòng Tào động, đến sau khi truyền giới cho Nguyễn phúc Châu ở Quảng nam lập ông làm pháp tự, đặt cho danh hiệu là “Tào động chánh tông đời thứ 30” và đạo hiệu là Thiên túng đại nhơn. Việc thứ hai, cứ theo Đại nam thực lục tiền biên (qu 8 và 9-10) ghi chép, họ Nguyễn ở Quảng nam lúc đầu xưng Trần thủ, đến Khương hy năm thứ 31 91692) tức Nguyễn thị đệ lục đại Phúc châu kế lập, năm thứ hai, mới xưng “Quốc chúa”, kể đến tháng chạp năm kỷ sửu thứ 18 (1705) mới bắt đầu đúc Quốc tỷ, khắc chữ: “Đại Việt Quốc Nguyễn Vương vĩnh trấn chi bảo”, lại đến Càn Long năm thứ 9 (1744), đệ bát đại Phúc khoát (tức Võ vương 1738-65) ở Phú xuân tức Thuận Hóa mới chính thức tức vương vị, đúc vương tỷ, đổi “phủ” xưng làm “điện”, các công văn còn noi dùng Quốchi êụ và niên hiệu Lê triều. Nay xem bài “Bản sư Hải ngoại kỷ tự sự”, biết rằng Phúc châu đã xưng Đại viêt Quốc Vương sớm từ năm Bính tý (1695), trên sự thực trước ngày xưng vương của Nguyễn phúc Khoát đến 48 năm. Việc đáng chú ý hơn hết, là Đại sán đối đãi Nguyễn phúc châu, xưng hô bằng quốc vương chẳng chút kiêng kỵ gì, thậm chí trên bài “Khãi” còn tôn xứng lên làm “Đại vương” là khác nữa.
Xét các bài dẫn trên ra đây, Đại sán còn xưng đích tự của Giác lãng thiền sư, đã là một việc rất khả nghi, y xưng pháp tự thứ 29 dòng Tào động, lại bị bài xích làm hỗn loạn thế thứ, nay y lại đem pháp thống truyền cấp cho Phiên quốc vương, thì sự làm sôi nổi sóng gió giới Phật giáo Trung hoa là lẽ tất nhiên vậy. Đại sán xưng Nguyễn phúc Châu làmĐại Việt Quốc vương, ví sử y có a dua, cũng chẳng qua thừa nhận địa vị thực tế của ông ấy mà thôi, nhưng đối với luật nhà Thanh và đối với đại nghĩa danh phận của phái Đạo học, thì cũng như y thông đồng với ngoại quốc, trao đổi riêng danh hiệu với nhau, hình thành một hành động vi9 pháp, một tội danh không thể giảm khinh vậy.
Đến như Đại sán làm việc buôn lậu, thì sự hiềm nghi lại càng đậm đà tăng thêm. Cứ theo Hải ngoại kỷ sự kỷ thuật lúc Đại sán khởi hành từ Quảng đông: “Tăng chúng đi theo hơn 50 người, hành lý cũng nhiều, thuyền chủ nhìn nhau chẳng biết cách sắp đặt thế nào, phải đem khách hàng chuyển lui Dương thành (Quảng đông), còn phải chia một nửa tăng chúng, hành lý cho tháp tùng hai thuyền đi sau”. Đoạn văn ấy có thể chứng thực số hàng hóa Đại sán qua Quảng nam vì mục đích tặng biếu hay buôn bán, qua nhiều một cách lạ lùng; Phan thứ Canh chỉ trích những “cây đoạn theo chữ vàng”, là một món trong số hàng hóa đấy. Người ta lại có thể suy tưởng những khí cụ dùng trong các phật hội do Đại sán chủ trì tai Quảng nam, nhất thiết đều do Đại sán cung cấp cả. Và trong thời gian lưu trú đất Việt, từ Phúc châu trở xuống, quan chí dân đều cung dưỡng rất thành kính long trọng, từ các món tiền, gạo, yến sào, dầu dấm, tương muối, cho đến kỳ nam hương, trân châu, vàng bạc, người ta đem đến tặng biếu ngày nào cũng có; gia dĩ Phúc Châu hưởng ứng nhân duyên trùng tu Trường thọ am của Đại sán, khảng khái xuất ra 50000 lượng bạc (ngũ thiên kim) để cúng dường làm kinh phí kiến trúc Trường thọ am đại điện; lúc Đại sán sắp sửa lên đường, Phúc châu còn tặng nhiều gỗ quý để giúp vào việc trùng tu trúc am ấy (nói rõ ở đoạn sau). Phân cam dư thoại cũng chép rằng: ( sau gnhe nói y buôn lậu qua An nam, chở về hàng thuyền các loại trân báu như tê giác, ngà voi, san hô, châu ngọc……trị giá hàng vạn mà các quan địa phương chẳng ai động đến). . Xem thế dầu Đại sán không có mưu tính kinh doanh thương nghiệp, nhưng kết quả chuyến du hành Quảng nam, y thu hoạch được vàng trân báu, không phải là ít, khó lòng tránh khỏi sự kinh ngạc của giới nhân sĩ Lãnh nam; do đó có những đồn đại buôn lậu với Quảng nam và gây mầm họa cho y sau nầy.
Thuộc về đầu đuôi việc Đại sán bị bắt bị trục xuất và bị giam chết, Phân cam Dư thoại chép rằng: “Hứa Trung thừa Tự Hưng làm án sát sứ (Hiện nay do Hà nam bố-chánh-sứ thăng Phúc Kiến tuần vũ), rất ghét Đại Sán, bèn ra lịnh bắt trị; xét rõ gian trạng trước sau, đánh đòn đuổi đến Cống châu. Y đình chú ở sơn tự, hưng khởi trở lại, tín đồ quy y rất đông.Giang hữu Lý Trung thừa Cơ Hòa lại đuổi đi, áp giải về nguyên quán, giữa đường chết ở Thường sơn”.
Đại sán sinh và mất năm nào, Hummel chép: “Thanh đại danh nhơn liệt truyện”, vừa dẫn ra trên đây, ghi vào công nguyên 1633-1702 (tức Sùng Trinh năm thứ sáu đến Khương hy năm thứ 41). Nay xét bài của Mậu thị, năm Thuận Trị Mậu tý (1648) lúc Giác lãng thiền sư tạ thế, Thạch liêm mới 16 tuổi, thì năm sinh của ông ta chắc chắn là năm 1633, nhưng bút giả chưa tìm được điển cứ nào có thể chứng tỏ Đại Sán mất vào năm 1702.
Xét Hưa tự Hưng nhiệm Quảng đông án sát sứ vào năm Khương hy 41 (1702), tại nhiệm 2 năm, năm Khương hy 43 (1704) thăng Hà nam chánh bố sứ[16][16]. Còn Lý Cơ Hòa do Hồ Bắc bố chánh sứ thăng Giang Tây tuần vũ vào năm Khương hy năm thứ 43 (1704).[17][17]Thế thì Đại sán bị Hứa tự Hưng bắt tra hỏi và đuổi về Cống châu sơn tự phải ở vào khoảng nămKhương hy 41 (1702); y lưu lại ở Cống châu chừng 1 năm, nhơn đó “phục hưng trở lại, tín đồ quy y rất đông”, cho nên Khương hy năm thứ 43 (1704). Lại bị Giang tây Tuần vũ Lý cơ Hòa đuổi, áp giãi về nguyên quán, nửa đường chết ở Thường sơn.
Việc Hưa stự Hưng xử án Đại sán, phải chăng có quan hệ với lời hạch tội của Phan thứ Canh, việc đó hiện nay chưa có cách để đoán định được, nhưnh trong đó có những dính lúi quanh quanh hay hay. Khoảng tháng 8 năm Khương hy thứ 30, lúc Hứa tự Hưng đương nhiệm chức Đồng Tri Mân Châu vì những lỗi “làm nhục thuộc viên và hạch xá đòi ăn hối lộ tiền bạc, ngựa….” bị tuần vũ Y Đồ dâng sớ tham bạch, phải bị cách chức, qua năm 34, quyên tiền được phục chức, năm 38 được bổ Hồ Quãng hạ Kinh Nam đạo, năm 41 đổi đi Quảng đông Án sát sứ. Kịp đến tháng 12 năm 45 lại nhơn việc thẩm án chẳng đúng sự thật, bộ xử phạt giáng 1 cấp, đổi đi chỗ khác; sau nhờ Tuần vũ Uông Hạo dâng sớ xin cho giáng cấp lưu niệm, được triều đình chuẩn y; tháng 11 năm 48, thăng tần vũ Phúc kiến.
Do đó, mà xem chứng tích của Hưa Tự hưng trong lúc làm quan, đâu đã chắc thanh liên đúng bậc, thì việc xích trục Đại sán có thể nghi ngờ là “mọi đen ăn thịt mọi đen” (kẻ có tật bắt kẻ có tỳ). Vậy Vương sĩ Trinh trên bài văn dẫn trên, viết tiếp rằng: “Ta chẳng biết rõ Hưa Trung thừa, cứ một việc này, thực khá gọi “trụ đồng ngăn sóng cả”; nghe nói ông làm quan cũng rất thanh liêm, cứ xem việc này, nếu chẳng phải kẻ “uống nước ao tham, cũng chẳng thay lòng đổi dạ”, thì làm sao được như thế”. Lời nói trên đây, chính là sự chìm nổi quan trường của Tự Hưng mà nói vậy.
III. CUỘC DU HÀNH QUẢNG NAM CỦA THÍCH ĐẠI SÁN
Nói về chính truyện. Hiện tại chúng ta thuật lại đầu đuôi câu chuyện lữ hành Quảng nam của Đại Sán. Đại nam liệt truyện tiền biên (quyển 6) chép tiếp rằng: “Anh Tông Hoàng Đế thường khiến Tạ nguyên Thiều qua tàu cầu Cao tăng, nghe Liêm giỏi thiền học, bèn qua thỉnh cầu. Liêm mừng, cùng Nguyễn Thiều vượt qua bể Nam, đã đến nơi cư trú tại chùa Thiên mụ, Hiễn Tông Hoàng đế thường vời ông vào ra mắt, cùng đàm luận thiêng giáo. Hòa thượng trọng sự học uyên bác của ông, rất yêu quý kính lễ, ông khéo tùy việc can giám, cũng có bổ ích”.
Đoạn văn ấy cho chúng ta ấn tượng như sau: “Lúc Anh Tông (tức Nghĩa Vương Phúc Trăn, 1687-1691) còn tại thế, từng khiến Tạ Nguyên Thuiều qua Quảng đông rước Thích Đại sán. Sau khi đến Thuận Hóa, Đại sán ở chuàThiên mụ. Kịp đến ngày Hiển Tông (tức Nguyễn Phúc Châu) kế vị, mới hằng vời ông ra mắt, và rất được Hiển Tông kính trọng. Thực ra đoạn văn ấy truyền chép có hơi kông đúng, có nhiều chỗ cần đến sự đính chính của chúng ta. Nay trước hết xin lược thuật sự tích của Tạ Nguyên Thiều. Đại nam liệt truyền tiền biên (quyển 6) truyện Tạ nguyên Thiều chép rằng: “Tạ nguyên Thiều, tự Hoán Bích, người huyện Trình Hưng, phủ Triều Châu, tỉnh Quảng đông, năm 19 tuổi xuất gia tu chùa Báo Tư, làm đồ đệ của Khoáng Viên hòa thượng. Thái Tông Hoàng đế Ất tỵ năm thứ 17 (1665) Nguyên Thiều đi theo thuyền buôn qua Quảng nam, lưu trú tại phủ Quy Ninh, dựng chùa Thập Tháp Di Đà[18][18] giảng truyền phật giáo, kế ra Phú xuân sơn, tỉnh Thuận hóa, dựng chùa Quốc Ân[19][19], xây tháp Đồng phổ, sau phụng mệnh Anh Tông Hoàng Đế qua Quảng đông rước Thạch Liêm Hòa thượng và thỉnh tượng phật, chuông khánh lúc trở về phụng sắc cho trụ trì chùa Hà Trung[20][20], lúc lâm bịnh tập họp tăng chúng dặn dò, cầm bút viết bài kệ rằng: “Lặng lặng gương không bóng, sáng sáng ngọc chẳng dung, lọng lọng vật chẳng vật, mờ mờ không chớ không”. Viết xong ngồi thẳng mà tịch, hưởng thọ 81 tuổi. Các môn đò và các quan tể từng quy y thọ giới, dâng tháp ở cửa chùa để chôn dấu xá lợi, tâu vua xin làm bài ký Minh Hiển Tông Hoàng đế ban cho Thụy hiệu Hạnh đoan thiền sư, và làm một bài “ký” ghi chép công đức”.
Căn cứ theo bài này, thời trong giới phật giáo, Tạ nguyên Thiều là một vị tiền bối của Đại sán, Đã qua Nam từ Ất tỵ, năm thứ 17 đời Thái Tông (tức Hiền Vương Phúc Trăn 1648-1687) tức Khương hy năm thứ 4 (1665), và từ ấy ở luôn lại Quảng nam. Năm ông mất tuy không có Sử văn có thể dẫn chứng, nhưng cứ theo bài dẫn chứng trên đây, thì có lẽ vào năm đầu Minh Vương mới lên ngôi và trước ngày tới nước Việt của Đại sán, tức khoảng Khương hy năm thứ 30 đến nửa năm đầu năm 33; vì vậy Hải ngoại kỷ sự không hề nói đến tên ông ấy[21][21]. Chúng ta vốn chẳng phủ nhận việc Tạ nguyên Thiều phụng mệnh Anh Tông (Phúc Trăn) qua Quảng đông rước mời Đại sán, nhưng trên sự thực Đại sán chưa hề cùng đi với Tạ nguyên Thiều qua Quảng nam. Nói cách khác Đại sán đi qua Quảng nam không phải kết quả trực tiếp của Nguyên Thiều rước. Nguyễn phúc Châu Hải ngoại kỷ sự tự viết rằng: “Trường thọ Bản sư lão hòa thượng, ta từ ngày làm thế tử đã bao năm ngưỡng mộ, Tiên vương đưa thư mời rước hai lần chẳng qua. Mùa thu năm Giáp tuất, ta muốn vâng chịu Bồ tát giới pháp, nối chí trước đôn đốc thỉnh cầu, quả được như ý nguyện”.
Và Đại sán trong sách hải ngoại kỷ sự (K.1 1b) cũng chép rằng: “Ngày mồng 4 tháng 8 (năm Giáp tuất) Tri khách gõ cửa có sứ nhân nước Đại Việt đến; mời vào ra mắt, sứ giả là người tỉnh Mân (Phúc kiến), tay nâng một phong bì giấy vàng rất cung kính, sụp lạy dâng lên, vớilễ vật các thứ vàng nam song hoa, lụa vàng và kỳ nam, dâng lễ xong, quỳ gối thưa rằng: “Đại Việt quốc vương đã bao lần ngưỡng mộ lão hòa thượng, ngày nay đốt hương xa lạy, dâng phong thư trước tòa sư tử, kính thỉnh cầu đạo giá lai lâm; nếu khứng chịu lời, thực là phước lớn cho tiểu quốc”. Kể từ Tiên vương có thư mời, đến nay nữa là 3 lần, mời đến 3 lần, cũng đã thành tâm lắm vậy”.
Xem đấy đủ thấy Quảng nam Nguyễn Vương thỉnh cầu Đại sán nguyên từ thơì Tiền Vương (tức Phúc Trăn), đến nay qua lại đã đến ba lần, và lần này ngoài bức thư của Đại việt Quốc vương (tức Phúc Châu) còn có thư riêng của quốc sư Hưng Liên (Quả Hoằng) nữa. Đồng thời chúng ta cũng biết rằng, nếu Tạ nguyên Thiều phụng mạng đi rước Đại sán, quả như lời Đại nam Liệt truyện tiền biên đã chép, thì có lẽ là 1 chuyến trong chuyến trước; còn người tỉnh Mân, sứ giả thứ ha Đại việt, trọng chuyến này, sách Hoa di biến thái (quyển 22) chép lời khẩu cung của chủ thuyền Quảng đông, chuyến 36 năm Hợi (1695), nói rằng: “Nhưng mà Quảng nam Quốc vương lâu nay vẫn quy y phật giáo, sẵn lòng hâm mộ Thạch liêm thiền sư, cư trú tại Quảng đông Trường thọ am, là người có đạo đức thịnh tốt, cho nên mùa thu năm ngoái từng sai Trần Thiêm Quan và Ngô Tư Quan, hai tên ấy làm chuyên sứ đi qua Quảng Đông rước mời[22][22]. Vậy khá biết “người tỉnh Mân, chuyên sứ nước Đại việt, mà Đại sán đã bảo đấy, là chỉ hai người Trần Thiêm Quan và Ngô Tư Quan. Hai người ấy hiển nhiên là thượng khách từng qua lại buôn bán giữa Quảng đông và Quảng nam, nhưng trong hai người, hình như Trần Thiêm Quan có một lai lịch có giá trị hơn. Cứ theo báo cáo của bọn thương khách, chép trong sách Hoa di biến thái (quyển 11), thì Trần Thiêm Quan từng làm thuyền trưởng thuyền Quảng nam chuyến 73, ngày 12 tháng7 năm Bính dần, Khương hy năm 25,1686) do Quảng nam đến Trường .
Đối với sự mời rước đến hai ba lần của Quảng nam Quốc Vương, Đại sán lẽ ra vui lòng tiếp nhận. Hải ngoại kỷ sự tiếp theo đoạn văn vừa dẫn trên, chép rằng: “Chưa lên phương bắc , nhân còn nhàn rỗi, sao chẳng rong chơi hải ngoại đi đến chỗ lạ tai mớ mắt, hoặc giả sơn xuyên, phong thổ nhân vật, còn nhiều thứ ngoài tầm nghe thấy của ta chăng”?
Ly Lục Đường Tập (k-12 23b-24a) cũng chép một bài thơ để là (An nam thư sính) theo điệu “Độ Vân Giang”
BÀI THƠ
Nơi hoang phục cũng trong đồ bản,
Gió xuôi vượt biển một phen.
Áo môn sắm sửa khi thuyền,
Tuy nơi có rẽ (phân mao) cũng miền phong nhiêu.
Quốc vương trước, gởi nhiều thư trát,
Nay tân triều há biết danh ta.
Ân cần sính lễ đưa qua,
Vàng thoi, đằng trượng, với là kỳ nam.
Sai sứ giả thư hàm kính đệ,
Nâng hoàng phong rạng vẽ long vân.
Thuyền hồng chờ đón Hải tân,
Nhờ đem mưa ngọt thấm nhuần cỏ khô.
Nhớ câu “phu hãi thừa phù”.
Còn về thời kỳ khởi hành của Đại Sán (lời báo cáo của chủ thuyên Quảng đông, chuyến 36, năm hợi), vưad dẫn ở trên nói tiếp rằng: “Thạch liêm cũng cảm lòng mến mộ của Quảng nam Quốc vương, bèn cùng đệ tử vừa tăng vừa tục chừng 100 người. khoảng trung tuần thang 5 năm nay, do Quảng đông khởi trình qua nam.
Lại cứ theo hải ngoại kỷ sự; đêm treo đèn thượng nguyên tháng giêg năm ất hợi (Khương hy năm 34 tức 27-2-1695), Đại sán đem tăng chung hơn 20 người lên thuyền ở Hoằng phố, qua giữa trưa ngày 16-1 kéo buồm, trên đường đi ngang qua Đồng Quảng, Hỗ Môn, Lỗ Mán sơn, ngày 27 tháng giêng thuyền đến cù lao Tiêm Bích la (Poulo Cham) ngoài cửa Hội An, bình yên vô sự. Từ đây đổi sang chiến thuyền của Minh Vương sai đón, qua ngày 28 thẳng đến thành Thuận Hóa, định cư ở Thiền lâm tự[23][23] (chứ không phải Thiên mụ tự), lam khách quý của Minh Vương Nguyễn Phúc Châu.
Nguyễn phúc Châu là vị quân chủ trẻ tuổi hăng hái, kế vị từ 4 năm trước, lúc ấy mơí 17 tuổi, ông đã bao phen xuất binh đi đánh Chiêm thành, năm Quý dậu (Khương hy năm 23, 1693) thâu phục đất xứ ấy đặt trấn Thuận thành; lại nguyện muốn quy y Phật để cứu đời. Việc rước mời Đại sán qua Quảng nam, chính do tôn giáo tính của ông làm động cơ thúc đẩy, và sau Đại sán đến Đại việt, trên thực thực tế lúc nào cũng lấy lễ sư phụ tôn thờ, mỗi việc đều bàn luận hỏi han, thái đọ rất khẩn thiết. Ví dụ như lúc tiếp kiến Đại sán lần đầu, Minh vương liền nói rằng: “Đệ tử hâm mộ đạo phong của Lão hòa thượng đã lâu, nay may mắn chẳng vì xa xuôi mà bỏ, xin rũ lòng dạy bảo, ngõ hầu để đệ tử biết đường chánh để noi theo”.
Đại sán thưa rằng: “Đạo của nhà vua, ở nơi trị nước an dân. Đạo chỉ có một nhưng địa vị từng người khác nhau, nếu kẻ cai trị quốc gia, lơ bỏ tất cả chánh lệnh kỉ cương, để cưỡng cầu thanh tịnh, ấy là chẳng biết thanh tịnh vậy. Nếu quả thực những nhưng không dục vọng, lạt lẽo không doanh cầu; trong lòng hư linh, thời tùy việc thuận lý, tùy vật ứng phó; tuy ngầy xử trí muôn việc, cũng chẳng có một việc, một vật gì quấy rầy, bởi thế nước trị an dân, rủ áo vòng tay không làm mà nên đạo; thanh tinh tột bậc, Đế vương phật tổ nào có khác biệt bao nhiêu”.
Trong những hoạt động tôn giáo ở Quảng nam của Đại sán, chỉ việc triệu tập tăng chúng toàn quốc mở 3 pháp đàn truyền giáo, là trọng yếu nhất. Việc ấy nhằm cứu tế nhân dân Quảng nam đương thời và thanh trừng những phần tử trụy lạc trong Phật giáo. Sau khi Đại sán đến Quảng nam 4 ngày, Minh vương khiến các quan Nội Giám và Bộ Công suất lãnh linh và thợ hơn nghìn người, trong 3 ngày đêm phải làm xong 5 gian phương trượng và 5 gian liêu xá để làm nơi cư trú cho các thầy trò Đại sán. Đại sán trong sách Hải ngoại k ýuự, cảm thán công tác nhanh chóng và tả tuinhf cảnh của quân nhơn công dịch như sau: “Nhơn hỏi thăm, biết rằng trong nước trăm thứ thợ đều quân nhân làm. Mỗi năm khoảng tháng 3, tháng 4 quân nhân ra các làng bắt dân, những ngưiờ 16 tuổi trở lên,, thể chất cường tráng, đều bắt sung quân, xiết cổ bằng một cái gông bằng tre, hình như cái thang nhưng đẹp hơn. AI tình nguyện tòngqu ân sẽ được cho học chuyên môn một nghành, thành nghề rồi phân phát vào đạo chiến thuyền để luyện tập; lúc hữu sư ra trân đánh giặc, vô sự bắt làm lao dịch trong quan phủ, chưa đến 60 mươi tuổi chưa cho về làng, chung sống với cha mẹ vợ con, vợ chồng, hàng năm, thân nhân đem áo quần vật thực đến thăm mà thôi. Vì thế dân còn lại đều ốm yếu tàn tật, ít có người tráng kiện, cha mẹ sợ con bị bắt lính, con lớn tuổi đều cho ở chùa làm sãi, may ra được khỏi. Vì cớ ấy tăng đò rất đông, nhưng PHật pháp cũng nhân đó mà sinh ra hỗn loạn, chẳng những thiền tông không được đếm xỉa, cho đếnc ác việc luật, luận, cũng buông trôi chẳng chút quan tâm, đến nỗi những phường áo tràng mão ni, nết xấu tật hư còn quá dân quê nơi làng mạc”.
Đại sán cho tệ phong ấy chẳng khá kéo dài, bèn thảo một bài văn, dán lên các cửa chùa để quảng cáo Quảng nam nhơn sĩ, mặt khác Minh vương cũng thương tâm vì thấy Phật pháp trong nước hỗn loạn, ít kẻ chân chĩnh tu hành, vả lại, chính giáo kỷ cương trong nước còn nhiều việc phải canh cải, muốn đem phỏng vấn Đại sán.
Ngày rằm tháng chạp, từ sáng sớm rước Đại sán vào phủ, cùng nhau đàm đạo đến nửa đêm, trên tiệc Minh vương biểu thị rằng: “Tăng chúng phần đông chẳng giữ giới luật, tôi sẽ phát lịnh bài đi các phủ, bắt bọn chúng đem về trình Lão hòa thượng, bắt mỗi người phải cầu chịu 3 đàn giới luật, mới được cấp cho giới điệp, miễn trừ giao dịch tô thuế. Lão hòa thượng nên ra báoth ông tri, định ngày mồng 1 đến mồng 8 tháng 4 sẽ viên mãn cả 3 đàn cũng được. Tôi sẽ đem quyền thuộc và bá quan văn võ, ai có tín tâm, đều cầu làm Bồ Tát giới đệ tử, xin hòa thượng đặt cho đạo hiệu pháp danh….”.
Ngày 13 tháng 3, tốp thứ hai, bọn tăng chúng theo hầu Đại sán, cũng từ Quảng châu đến Thuận hóa bình yên, đồng thời, những liêu xá, bàn ghế, khí mãnh cần dùng để mở giới đàn, cũng đều do Minh vương ra lịnh trù biện hoàn bị. Ngày mồng 1 tháng 4, pháp hội long trọng khai mạc, do Đại sán truyền sa di giới, ngày mồng 6 lại truyền tỳ kheo giới, mồng 8 ngày phật đản, Minh vương đem vương mẫu, công chúa, hậu cung, quyến thuộc, đồng thọ Bồ Tát giới và quỳ thọ Hộ pháp kim thang thư; ngày thứ (tức mồng9 0 Đại sán truyền giới cho tăng chúng; qua 3 ngày sau (tức ngày 12), Đại sán suất quốc sư hai hàng, đới lãnh hơn 1400 tân giới đệ tử, mặc cà sa, cầm bình bát, cử hành lễd cổ phật khất thực và tạ ơn Minh vương đã thành tựu công đức. Minh vương mời hai hàng sư vào cúng chay, đãi trà bọn tân giới đệ tử và ban thêm 300 quan tiền, 100 thạch gạo, khiến quân nhơn gánh đến chùa Thiền lâm, lại đem tất cả giới điệp có đóng Kiềm vương ấn, ban cấp cho tăng nhơn, những người đã tham gia pháp hội. Đến đây, phật lễ lớn nhất từ xưa đến nay tại Quảng nam, mới tuyên bố bế mạc.
Trong lúc, yết kiến Minh vương giữa ngày rằm tháng 2 trước đây. Đại sán cảm thấy: “Ngôn ngữ chẳng thông hiểu nhau, tuy có thông ngôn cũng chưa chắc minh lý, mười điều phiên dịch không được 3, 4, khiến trong lòng có bao nhiêu điều muốn nói, chẵng làm sao uyển chuyển đề đạt được lên quốc vương, nhơn đem các việc muốn nói viết ra giấy trình lên Minh vương. Trình tất cả bốn đều, phân biệt rõ ràng, có lẽ đắc thất lợi hại. Nội dung như sau:
1) Cống hiên trung triều để chính danh hiệu.
Triều ta (Đại sán tự nói) Khương hy hoàng đế thống trị chín châu, mười lăm tỉnh, đất rộng mấy muôn dặm, giáp binh hhùng mạnh cả ngàn trăm muôn; mà đất nước Đại việt lại gần kề tỉnh Quảng đông; nếu khiến sứ thông hảo với các quan Đốc vũ tướng quân, rồi sau dâng biểu tiến cống triều đình, xin phong vương để chính vị hiệu, lấy thanh thế Quảng đông làm nương tựa, thì bọn tiểu khấu các nước lân cận tự nhiên kiêng sợ chẳng dám dòm hành; thực danh chính lý thuận , ngồi hưởng tháibình, mọi việc làm ven toàn vậy. Người xưa bảo: “chẳng đánh mà binh giặc phải thua”, chính là như thế. Những lý do thông hảo nhà vua sẽ tường trần sau.
2) Đặt binh đồn thủ để củng cố biên thùy.
Bản quốc địa giới liên tiếp Đông kinh (Bắc Kì), chỉ cách một con sông, dọc biên giới chắc có nhiều nơi nên đóng binh trấn giữ. Binh ít thì sợ khi xung đột, binh nhiều thì hao tốn khó lòng, hai lẽ đều khó tính. Lão tăng xem xét sơn xuyên hình thế, có cách giảm bót binh số, chỉ đặt cơ binh (cũng như binh lưu động) mà có thể cổ hủ được; nếu nhà vua dùng sẽ xin tâu bày sau.
3) Thương yêu binh sĩ để khích lệ lòng trung dũng.
Thời xưa trong việc võ bị, chẳng hề phân biệt binh dân, lúc vô sự an cư làm ruộng, lo việc cấy cày, đến khi có việc chiến tranh, ra tòng sung chinh vào đội ngũ. Mỗi năm lúc công nông nhàn rỗi, đem ra tập luyện, giảng cho biết nghĩa tôn quân thân thượng, dạy cho rành phép tác chiến giao phong; bình thời được vui sướng với gia đình, hữu sự ra tận trung báo quốc; tự nhiên dõng khí bách bội, ai nấy đều vui lòng đi lính, chống kẻ xâm lăng. Nay nghe dân trong nước một lúc đã ghi tên vào sổ lính, trọn năm phải phục dịch quan phủ, không được về thăm viếng cha mẹ vợ con; như vậy tuy chúng sợ phép phải tuân theo, nhưng trong lòng sao khỏi oán hận. Sao chẳng khiến quân sĩ luân phiên theo diễn, mỗi năm ở quân phủ phục dịch huấn luyện chừng một quý hay nửa năm; hết hạn cho về làng cày bừa, cùng với gia đình đoàn tụ; bắt chước theo phép quân đồn ngày xưa. Đến lúc có việc phải hưng sư; bắt ra tòng binh, ai lại chẳng hết lòng phò chúa. Như thế người đều cảm kích, giành nhau làm bổn phận, làm sao quân chẳng thêm mạnh, dân chẳng thêm giàu. Các chi tiết về việc này, sẽ có điều ước qui định.
4) Đặt học quan để giáo dục quân tài
Khổng thánh là “Vạn thế sư biểu”, tứ thư ngũ kinh chép đủ mọi lẽ sửa mình trị dời, phải thể nhận cố làm theo, mới sử sự hợp lý được. Nay nhà vua nên lập Quốc học phủ để phụng thờ Khổng thánh, tàng trữ nho thư, mời các nhà lý học danh nho để giảng dạy thánh đạo, từ Vương Thế Tử (con vua), con em các đại thần, cho đến nhân gian những người tuấn tú, đều bắt theo học; sẽ mở kỳ thi hoạch đẻ phân biệt kẻ kém người hơn. Như thế lâu ngày sẽ hiểu biết nghĩa lý cương thường, chánh đại trị đạo, dần dần sẽ trở nên một quốc gia văn minh.
Ngày 24 thánh 4, Minh vương mời 10 đồ đệ của Đại sán, mở một đàn tụng kinh Đại bi đà la ni sám và mời Đại sán ở lại trong Viện để chứng minh. Lúc rãnh cùng nhau nói chuyện cổ kim, luận bàn chính trị. Đại sán nhân những dịp ấy trình bày ý kiến về các việc khoan hình chuộng đức, thương lính yêu dân, thông thường giảm thuế….Minh Vương mỗi việc thảy đều nghe theo, giận mình tuổi trẻ, thấy nghe chưa được rộng rãi. Ngày nọ, trong lúc đương đàm đạo, xảy ra có quân hầu báo cáo trại lính phát hỏa, Minh vương lập tức đem quan binh đến chữa, chặp lâu mới trở về. Đại sán nhân khuyên nhà vua nên tự ái, kiến nghị nên đặt “lệnh tiễn”, gặp lúc trong nước có việc gấp, cần nhà vua phải thân hành thì sai nội giám quan quân đem lệnh tiễn đi, nếu quan quân tiếp được lệnh mà chẳng đến sẽ bị tội không tha. Minh vương nghe rất lấy làm phải, bèn tỏ ý rằng: “Mấy ngày nay đàm đạo, có nhiêù chính kiến vì dân, xin lão hòa thượng chỉ thị từng việc rõ ràng, tôi sẽ cho khắc yết trước triều môn, để vĩnh viễn cùng thần dân noi giữ”[24][24].
Ngày sau (tức 25 tháng 4) Đại sán từ giả lui về, Minh vương yêu cầu ông đem các việc đàm đạo trong các ngày nay chép rõ ra từng việc một. Đại sán bèn điều trần “Lập quốc chánh cước” 18 điều, nội dung các việc thương lính, yêu dân, thông thương, lợi quốc, kỷ cương, pháp độ,…Vương duyệt xem rất mừng, nói với Chưởng sự Nội quan rằng: “Pháp độ dân tình nước ta chưa được đúng đắn, nay nhờ Lão hòa thượng đem lễ pháp Trung hoa, vì ta bày tỏ 18 giáo điều, nên khắc vào bảng treo trước phủ đường, hiển dụ cho văn võ quân dân đều biết. Mặt khác làm 24 thẻ bài, nêu rõ từng loại, nếu có người nào phạm pháp, trái điều luật, sẽ cho kẻ bị thiệt hại cầm thẻ bài đến thưa, bất luận vương thân quốc thích văn vũ quân dân, đều cứ xét luật trị tội, vĩnh viễn nêu làm pháp nước”.
Lại ngày sau nữa (26 tháng 4) Minh vương nghe Đại sán dự định đến tháng 6 sẽ trở về nước, bèn mời Đại sán vào cung khẩn khoản xin lưu lại; trên tiệc, Đại sán thuật chuyện Thanh Thế Tổ sùng tín tam bảo, Hoàng đế đương kim (tức Thánh Tổ) rất thần thông nhân từ và các viên Lưỡng Quảng tổng đốc, Tướng quân, Đề đốc, Tư đạo rất thanh liêm tài cán; nhơn khuyên Minh vương làm biểu văn cầu phong. Vương đáp rằng: “Nay nghe Lão hòa thượng thuật chuyện, mới biết rõ ràng. Ta ở nơi góc biển xa xuôi, vốn chẳng am tường lễ giáo; tuy sẳn lòng qui thuận, nhưng tiểu quốc xưa nay chưa hiến cống lần nào, nay đường đột dâng biểu thỉnh phong, e biên giới đại thần chẳng sẳn lòng đề đạt, chỉ mất công đi về mà thôi. Lão Hòa Thượng chẳng lưu lại hạ bang, sau khi hoàn sơn (về chùa) xin vì ta trần tình với các nhà đương sự tỉnh Việt. Nếu tiếp được tin cho phép tiến cống, ta sẽ sắm sửa các vật thổ sản và làm biểu dâng lên ngay, quyết chẳng sai lời.
Đại Sán viện những lí do: (Nhơn tạm nghĩ qua nam, còn chờ ngày phải đi lên phương bắc; vả lại, xây cất nhà cửa chưa xong, đại chúng đương chờ đợi) v.v…Ngày mồng 3 tháng 6, từ giả Minh Vương xin đi, và quyết định ng ảyằm tháng sáu sẽ dời khỏi Thuận Hóa đi Hội An để sắp sửa ngày về nước cho kịp mùa thu gió thuận. Quốc vương lưu lại đãi chay, mỗi lúc nói đến chuyện chia phôi, nghẹn ngào bảo rằng: “Từ ngày lão Hòa Thượng đến đây, tiểu bang đã được nhờ ơn tám chữ “Phong điều vũ thuận, quốc thái dân an”. Mấy năm trước tầu ngoại quốc đến buôn bán, một năm chừng 6,7 chiếc, năm nay tăng lên 16, 17 chiếc, trong nước tiêu dùng nhân đó được dư dũ, ấy cũng nhờ phước đức Hòa Thượng che chở vậy. Chưa biết phen này hòa thượng về bửu sơn cong khứng trở qua nữa chăng? Nửa năm náo nhiệt, một phút vắng tanh, khiến người phải khởi thương rơi lụy. Đạo giá không thể lưu lại, xin để lại vài người đồ đệ, khiến sớm chiều gần gũi, cũng như gặp mặt tôn sư. Lão Hòa thượng sai bảo điều gì, tôi đều phụng mệnh cả, nay tôi sở nguyện có bấy nhiêu, xin hòa thượng chớ từ”. Đại Sán thâm lòng ái mộ của Minh vương bèn thương lượng lại hai tên, hậu đường Khánh Ngu và Tri khách Thiên Vũ, để phục tại Giác Vương Nội Điện phần tu sở.
Trên đây tường thuật tình hình đối xử giữa Minh Vương cùng Đại Sán và những lời đàm đạo với nhau, khiến người ta có thể tưởng thấy vị thanh niên quân chủ đã thành tâm đối đãi Đại Sán và khiêm hư tiếp thụ những lời chỉ đạoc ủa ông ấy như thế nào. Thứ nhất là việc “Dâng biểu cầu phong”, h nhieển gui]aã Minh Vương với Đại Sán đã thông cảm nhau một cách triệt để, việc ấy rõ ràng do Đại Sán chủ động, dụng ý muốn mượn việc ấy để tăng giá trị của mình. Mặt khác, Minh vương cũng không tỏ ý nghi ngờ, nghĩ rằngtrong tình thế đối với họ Trịnh ở phương bắc, dựa thế Thanh triều và các nhà đương cuộc Quảng Đông cũng là một việc rất cần yếu, vì thế hoan nghinh đề nghị của Đại Sán, và mong mõi sau khi về nước ông ấy sẽ vận động giúp cho.
Ngày 28 tháng 6 cả bọn thầy trò Đại Sán đi trên 8 chiếc Hồng thuyền và 8 chiếc thuyền cọ (Điến xá) lìa bến Thuận Hóa, đi ngang chùa Hà Trung, chiều tối ra đến của biển. Quốc vương đã từ ngày 18 đem các quan văn võ đi trước đến của bể làm thủy các để tiển đưa Đại Sán. Sáng bữa sau (ngày 29) Đại Sán đến ra mắt Quốc Vương, ngày 30 quốc vương đi với Đại Sán du lãm chùa Vĩnh Hòa ở núi Khuê (Quê Phong). Ngày 1 tháng 7, Đại Sán từ biệt quốc vương lên thuyền ra cửa bể, đi ngang ngũ hành sơn, ghé chơi chùa Tam thai[25][25]. Chiều hôm ấy thẳng đến Hội An, sáng ngày mai (ngày 2 tháng 7) lên bờ đình trú tại chùa Di Đà[26][26]. Chùa nầy chật hẹp, không đủ chỗ dung nạp cả tốp đông nhân viên. Lúc đầu Đại Sán nghĩ tạm lưu trú ít ngày sẽ lên tầu về nước; không cần làm thêm nhà cửa làm chi cho quân lính phải khó nhọc. Nhưng viên cai bá và nội quan không giám làm trái lịnh quốc vương, lâm thời triệu tập quân nhân, cất vội 8,9 gian nhà để làm nơi tạm trú cho Đại Sán.
Đại Sán đình lưu Hội An chừng 15 hôm, trong thời gianays cũng khá bận rộn. Đến Hội An được vài hôm đã có bọn tăng nhân và bình dân, những ngườichưa tham d ự pháp hội đầu tháng 4, đến cầu xin thụ giới; Đại Sán vui vẻ nhận lời, chọn ngày mồng 7 mở pháp hội để hoàn nguyện “truyền bồ tát giới” cho hơn 300 người, và khiến Quốc sư và hậu đường cấp phát chứng điệp. Ngày 19, Đại Sán rời Hội An, sớm bửa sau đến Tiêm Bích La (Cù Lao Chàm) lên thuyền chờ gió, đến ngày 30 mới kéo neo vượt biển; chằng ngờ chiều hôm ấy gió chuyển chiều thổi nghịch, qua sáng ngày mồng 1 tháng 8 thuyền bị đưa trở lại Tiêm Bích La. Đại Sán suốt đêm không nhắm mắt, gia dĩ đi thuyền nhọc mệt, bị cảm, nhức đầu sôi bụng, lúc nóng, lúc lạnh, ăn uống chẳng được, buộc phải lên đảo Tiêm Bích La tạm thời tĩnh dưỡng; sau nhân gió mãi không được thuận, phải quyết định lưu lại Quảng Nam “áp đông” (ở cho qua mùa đông) chẳng bao lâu lại trở về Hội An. Quốc Vương nghe tin vô cùng mừng rỡ, lập tức khiến triệt phương trượng chùa Thiền Lâm, lợp lại ở chùa Thiên Mụ[27][27] để làm nơi cư trú cho Đại Sán lúc trở ra Thuận Hóa.
Lúc nầy, Đại sán định lưu lại Hội An chừng hơn 2 tháng, bế môndưỡng bêhj, nít đi ra ngoài; sau nhân Minh Vương mấy phen thúc mời, ngày 12 tháng 10 bèn khởi hành đi Thuận Hóa, do đường bộ đi qua Ngãi Lãnh (tức Ải Vân quan) mất 3 ngày ra đến cửa Thuận Hóa. Quốc vương sai công bộ cai bá đem hồng thuyền đón chờ tại cửa bể; sáng ngày đi từ cửa bể, tối hôm ấy đến chùa Thiên Mụ, Thuận Hóa. Ngày sau (ngày 16) Quốc vương mời vào yết kiến, thăm hỏi ân cần. Lúc nói chuyện đến việc cất chùa Trường Thọ, Minh vương khảng khái phát nguyện cúng 5.000 đồng, đảm phụ kinh phí kiến đại điện ấy. Đại Sán về chùa Thiên Mụ làm bài sớ nhân duyên trùng tu chùa Trường Thọ, khen công đức Minh Vương, cho rằng có thể sáng với việc dâng chùa Pháp tướng tại Triết Giang của quốc vương Cao Ly thời nhà Tống. Sớ văn trình lên, minh vương đinh ninh nói rằng: “Sang năm lão Hòa thượng về bên ấy, thay ta xây cất điện đường chùa Trường Thọ, nếu tiểu quốc được phúc ấm đều nhờ tư bi che chở của tôn sư vậy”. Và định đến ngày mùng 4 tháng 11 rước Đại Sán đồ đệ 24 người làm lễ vạn Phật sám kỳ hạn 40 ngày.
Từ đó, Hải ngoại kỷ sự thôi không chép đến hành động của Đại Sán nữa trong lúc lưu lại Quảng Nam và tình hình lúc ông đi thuyền trở về cố quốc. Bài cuối quyển V, Đại Sán chép rằng: “Thắm thoắt hơn một năm, hằng ngày trò chuyện với quốc vương, quần thần, tiếp xúc với tứ phương đại chúng, những điều tai nghe mắt thấy, như chính trị đắc thất, phong tục chánh tà, hay sơn xuyên nhân vật, thảo mộc trùng ngư.v.v…tuy còn nhiều chỗ chưa trải qua nhưng biết xa từ gần, cũng rõ được đại khái. Bởi thế, việc cất câu lớn nhỏ, vật chẳng nệ tốt xấu, hễ gặp việc quan yếu là chép, gặp vật kì dị thì ghi, dám đâu tự cho mình là bậc quân tử muốn hành đạo nam bang, chỉ muốn sao cho phong tục viễn phương được phổ biến kiến văn về Trung Quốc mà thôi vậy”.
Xem đoạn văn trên, chùng ta nhận thấy Đại sán viết đến quyển V, cho rằng tập “kỷ sự” đã đầy đủ, vả lại bấy lâu vất vả mệt nhọc, cho nên sau ngày trở lại Thuận Hóa, chuyên lo tĩnh dưỡng, làm biếng không muốn viết văn. Trên sự thực trên quyển thứ VI, chỉ chép lại mấy bài thiền luận và út bài thơ của Đại Sán trao tặng cho các nhà quí hiển Quảng nam mà thôi.
Đại Sán trong Hải ngoại Kỷ sự thỉnh thoảng cũng nói đến tình tạng Hoa kiều tại Quảng nam luc sbấy giờ. Đầu tiên tả tình hing đường nhơn nhai (đường người tàu) ở Hội an và công việc buôn bán ở đó như sau: “Hội An la nơi bến tàu tập họp hàng hóa ngoại quốc, một con đường lớn thẳng bờ sông dài chừng 3-4 dặm, hai bên đường phố xá ở khít nịt liền nhau, cuối đường là Nhật Bản kiều và Cẩm phố; hai bên sông là Trà Nhiêu, nơi đình bạc của các thương thuyền ngoại quốc. Nhân dân trù mật, cá tôm rau quả bán tấp nập tối ngày. Hóa vật thuốc men, những món hàng ở Thuận Hóa mua không ra, người ta đều mua ở đây cả. Đại ước Hội An đông nam bắc 3 mặt gần bể, chỉ có mặt tây một con đường núi non liên tiếp giao thông với Tây việt và Đông kinh. Bởi thế, cách phia tây chừng 10 dặm có đặt nha Trấn Thổ giống như Vương phủ, để phòng ngự biên cương”.
Và cứ theo lời Đại sán ghi chép, phía hữu chùa Di đà có miếu thờ Quan công rất nguy nga, và quán chỉ Hội quán Phúc kiến cũng ở đó. Đại sán nhận thấy ở đây khách trú ngày càng đông đảo, đến lúc mãn phần quá cố, bơ vơ lữ thấn, nắm xương đành gởi quê người, bèn viết một bài khuyến cáo, dặn Quả Hoằng Quốc sư cùng với thương khách Phúc kiến đề xướng mở một vùng nghĩa địa để làm nơi chôn cất di cốt những kiều bào bất hạnh, an giấc nơi tha hương. Ông lại hưởng ứng lời Quốc sư, làm một bài sớ văn khuyến quyên để tu bổ chùa Di đà. Ngoài ra Đại sán cũng có ghi chép sự tích của một vài Hoa kiều như sau:
1) Trong thời gian lưu trú ở Hội An lần thứ hai, Đại sán thấy trong bọn Hoa kiều có hai người kế nhau tạ thế. Hải ngoại kỷ sự (K.4.28a) chép rằng: “Bẩm chất người phương Bắc đến đây hay sinh bịnh, vã lại, đieeuf dưỡng không biết cách, bịnh trở nên nặng càng mau. Trước đây vài ngày một người lính hầu Hữu giai, người Giang bắc, chết ở Thuận hóa; nay chủ Điềm ba Đường người Sơn tả lại qua đời ở Hội an. Tuy sống chết do mạng trời, nhưng người cũng có quyền di chuyển, chẳng qua Bắc nam bất phục thủy thổ mà ra cả”.
2) Tăng văn Lão người Phúc kiến phạm tội nặng, bị án xử tử, đương gia, trong ngục để chờ ngày hành hình. Bỗng ngày nọ chết đói, sau 5 ngày lại hiôì sinh. Ngày 24 tháng 4 người vợ đón đường Đại sán lúc đi vào Vương phủ, cầu xin trần thuyết giùm khổ tình với nhà vua. Đại sán nhận lời và tỏ bày việc ấy cho vua rõ. Minh vương tức htì hạ lịnh phóng thích Tăng lão, đồng thời phóng thích những tù nhân nhẹ tội, và giảm án cho những người trọng tội đương bị giam
3) Trương Tiết Phụ, nguyên quán ông bà người Chiết Giang, sing trưởng ở Quảng nam, lấy chồng tên Từ phụ. Lúc Quảng nam giao chiến với Chiêm thành, từ Phụ tòng chinh chết giữa biển. Bà Trương ngày đêm than khóc, khô héo ruột gan, sau tìm thấy chồng trên bãi cát đêm về chôn cất, từ đoa trọn đời giữ tiết, thờ mẹ chồng, nuôi con, thực đúng trang liệt đáng kính. Đại sán vốn thương tâm về phong tục dâm ô ở bản xứ, bèn cảm động viết một bài tứ ngôn cổ thư và bài tự sự để biểu dương tiết phụ họ Trương.[28][28]
4) Có một người Tàu tên Lưu Thanh có lẻ dư đảng của Trịnh thị (Trịnh thành Công) đời nhà Minh, đương lúc Thanh quân đánh dẹp trên mặt bể, (có lẽ chỉ lúc tướng nhà Thanh là Thi Lương, năm Khang hy 22, đem quan công phạt Đài loan) Lưu Thanh về nương tựa Lam tổng binh[29][29], sau lại trôi dạt đến Quảng nam. Đương lúc Đại sán đau nằm ở Hội An, Quả Hoằng Quốc sư mấy lần thôi cử Lưu Thanh lên Minh Vương cho sung chức Cai phủ, quản lý hàng hóa ngoại quốc. Đại sán chưa kịp xeý rõ, tiến cử Thanh lên Quốc Vương, liền được Quốc vương phê chuẩn và khiến chiếu theo lệ cũ, trong 10 ngày trình nạp đủ 10 vạn bạc. Lưu Thanh nhơn việc đó ra các nơi bức sách, làm người ta bị thiệt hại rất nhiều. đến khi Đại sán trở ra Thuận Hóa các Kiều khách và thuyền chủ đều trình bày việc bất chính và cách hành động ngang tàng của Lưu Thanh. Đại sán nghĩ, nếu dùng người ấy làm việc, kẻ buôn bán sẽ bị bóc lột và sẽ làm hại cho dân, bèn viết giấy trình lên Minh vương xin bãi chức Lưu Thanh lập tức.
Trong thời gian Đại sán lưu trú tại Đất Việt, hằng được vương mẫu[30][30] và công chúa (tức chị Minh vương) thiết tiệc chay đãi khoản, lại thường hay giao du với bọn Vương huynh Lệ tuyền hầu, Thiều dương Hầu[31][31], Nguyên lão Đông triều Hầu[32][32], Đại học Sĩ kí lục Hào đức Hầu, cùng nhau tố tặng văn thơ, giảng bàn đạo học. Những thư từ và thơ văn qua lại chép trong Hải ngoại ký sự, phần nhiều giảng bàn về kinh nghĩa, đạo đức, luân lý và chính trị….có những yêu mục như sau:
QUYỂN THỨ I
Thư của Hào đức Hầu (bàn về thơ) (38a-39b)
QUYỂN THỨ II
Lai thư của Hào đức Hầu (7a-9b) và thơ văn của Đại sán đưa tặng (10a-15a)
QUYỂN THỨ III
Bài văn Đại sán viết cho Hào đức Hầu (22b-23b), văn của Đại sán viết cho Quốc Cậu Tả thái úy[33][33] (25a-27b), thư Đại sán viết cho công chúa (28b-31b)
QUYỂN THỨ IV
Văn tạ ân Minh vương ủy vấn (21a-22a), văn của Đại sán viết cho Văn chứcThế Nam[34][34] (22a-25a), thư Đại sán viết cho Vương huynh Lệ tuyền Hầu (26a-26b). Đại sán nghe tin Chưởng Thanh Nguyễn công tả xu mật qua đời, viết thư cho 5 vị công tử và làm thơ ai vãn[35][35] (33a-39b)
QUYỂN THỨ V
Thư Đại sán gởi cho Phò Mã Hữu đồn dinh tức Xu Mật Phó Mã Nguyễn Công[36][36] (7a-8b). Thư hồi phúc Đông triều Hầu (21a-22b). Thư mừng nhị Quốc cậu Tống Công[37][37] thăng chức tả thừa tướng (22b-23b). Phúc đáp thư Đăng long Hầu 924a-27a)
QUYỂN THỨ VI
Thư gởi Đại Việt Quốc Hữu Thừa Tướng Tống Công[38][38] (7b-13b).
Về thời kỳ Đại sán trở lại tỉnh Việt, tại phương diện Trung quốc, không có một sử văn nào chứng thực, nhưng bọn thương khách Quảng nam và Quảng đông qua buôn bán ở Trường kỳ Nhật bản, đều có nói đến rất rõ ràng. “Báo Cáo” của bọn thương khách tàu Quảng đông chuyến 67, khởi hành từ Quảng đông ngày 16 tháng 6 năm Khương hy 35 (Bính tý 1696) và đến Trường kỳ ngày 13 tháng 7 năm ấy, nói rằng: “Nói về Thach liên thiền sư, cư trú Trường thọ am Quảng đông, vì nổi tiếng đại đức, nên mùa xuân năm ngoái Quảng nam Quốc vương rước đến Quảng nam. Nghe đồn sau khi Thạch liêm đến nước ấy rất được Quốc vương tôn kính, hơn nữa, quân dân trong nước đều nhất trí quy y; tại Quảng đông cũng thường được nghe tin tức. Nhưng Thạch liêm từ mùa xuân năm ngoái ở luôn lại Quảng nam, cho nên tín đồ Phật giáo tỉnh Quảng đông, những người đã quy y với thiền sư ấy, từ mùa xuân năm nay hằng phái thuyền đến Quảng nam tiếp đón; chắc cũng chẳng bao,lâu nữa Thạch Liêm cũng sắp sửa trở về”.
“Báo Cáo” của bọn thương khách tàu Quảng nam (thuyền trưởng Tăng Doãn Quan)chuyến 48 ngày 22 tháng 6 cùng năm ấy (1696) từ Hội an chạy qua Trường kỳ, cũng nói gần giống báo cáo trên, chỉ sau cuối bài có phụ thêm rằng: “Thạch Liên thuật trên đây, nhơn vì Quảng đông hai ba lần cho thuyền qua đón, nên đã quyết định cuối tháng 6 năm nay sẽ trở về nước”. Lại báo cáo của bọn thương khách tàu chuyến thứ 50 (thuyền trưởng Thái cố Quan) ngay 26 tháng 6 cùng năm ấy, do Hội an chạy qua Nhật bản, nói rằng: “Về việc Thạch Liêm thiền sư từ Quảng đông qua nam, bọn thương khách thuyền đến trước đã báo cáo rõ ràng. Sư Thạch Liêm vì có thuyền Quảng đông đến đón, nguyên định cuối tháng 6 sẽ trở buồm, nhưng vì ngày 24 có gió tốt, nên trước thuyền chúng tôi hai ngyà, đã khai thuyền lìa bến Quảng nam”.
Đại Sán lìa bến Hội An ngày 24 tháng 6 (22-7-1696), chùng trung tuần tháng 7 sẽ về đến Quảng đông
Ngày Đạu sán khởi hành về Tàu, Minh Vương lại một phem tống tuyển long trọng và biếu rất nhiều vật phẩm. Tường trình việc ấy tuy không thấy chép trong tập Hải ngoại kỷ sự, nhưng Đại Nam liệt truyện tiền biên (quyển 6) chép rằng: “Ít lâu sau Liêm từ giả về Quảng đông, Minh vương tiễn tặng hóa vật rất hậu, lại biếu cho gỗ quý đem về làm Trường Thọ[39][39]; từ ấy không trở qua nữa, sau nhân có thuyền buôn qua Nam, Thạch Liêm có làm 4 bài thơ “ký hoài” gởi qua hâù thăm, có làm bài “dẫn” đại lược nói rằng: “Một sông núi tỏa, đường cách từng mây, tám độ xuân về, tóc phơ mái tuyết. Lần tính nhân gian ngày tháng, chạnh niềm phương ngoại nhân duyên. Xa nghe phương trượng bồ đoàn, đã có tin mai truyền báo. Nay nhân thuyền khách, kính gởi tin hồng. Tạm dâng thơ mới vài bài, xiết thẹn lời quê chắp nối”
Bài Thơ
Đông phong tân lãng mãn giang tần,
Tưởng kiến hồ sơn vũ lộ tân.
tự thị dương hòa qui thảo mộc,
Thái bình nhơn túy hải thiên xuân.
Dịch Nghĩa
Sóng gió đầy sông cuốn ngọn tần,
Hồ sơn mơ tưởng mốc mưa phùn.
Từ nay câu cỏ đua tươi tốt,
Trời biển thanh bình chuốc chén xuân.
Xem bài ấy Đại Sán từ khoảng tháng 7 Khương Hi thứ 35 (1969) sau khi trở về Quảng Đông, ngoài việc gởi thương thuyền mấy bài thơ thuật hoài, hìnhnhư kh ông có qua lại gì với Việt Nam nữa. Nhưng theo tôi tưởng, chân tướng chưa chắc như vậy. Xét bài của Phan thứ canh, gởi cho đại đương sự tỉnh Việt dẫn ở trên, cuối bài có nói rằng: “Nghiêm cấm việc tư thông với ngoại dương, tư giấy các quan ải, từ nay về sau cấm không cho một người sãi nào ở chùa Trường Thọ được đi ra khỏi cửa biển. Ngõ hầu chấn chỉnh kỷ cương hiến pháp, khỏi di hại cho địa phương” thì có thể suy tưởng sau khi Đại Sán trở về nước, tăng nhân chùa Trường Thọ vẫn thường đi lại giữa Quảng châu và Quảng Nam và việc buôn bán riêng của Đại Sán vẫn lén lút kế tục.
Sau khi Đại Sán đi rồi, ngày mùng 2 tháng 9 năm Khương Hi 34 (tức 3-10-1701) có một chiếc thuyền của cống sứ Tiêm La chạy qua Quảng Đông, giữa đường bị phong nạn trôi vào Quảng Nam. Minh Vương được tin lập tức hạ lịnh tu bổ thuyền ấy và cấp cho gạo lương củi nước; qua khoảng tháng 5 năm sau (1702) lúc Tiêm thuyền khởi trình đi Quảng Đông, Minh Vương khiến bọn Hoàng Thần, Hưng Triệt đem quốc thư và cống phẩm (Kỳ lam 5 cân 4 lượng, vàng sống 1 cân 13 lượng 5 tiền, ngà voi một đôi nặng 350 cân, mây sông 50 sợi), theo thuyền qua tỉnh Việt, ý muốn do Lưỡng Quảng tổng đốc đến Thanh đình chính thức cầu phong[40][40]. Trong biểu văn có nói rằng: “Thầy tôi, Quảng đông Trường Thọ am tăng nhân Thạch Liêm, những lúc giảng tụng kinh điển rãnh rang, thường thuật chuyện Hoàng thượng là bậc thánh thần văn võ, nhân đức như trời. Bọn Quảng Đông giám sinh Hoàng Thần, Tăng nhân Hưng Triệt cũng đến xưng tụng thiên triều thanh giáo, truyền khắp phương xa v.v…”[41][41]
Xem đó thấy khá việc Minh Vương cầu phong vốn do kiến nghị của Đại Sán năm Khương Hi Ất Hợi (1695) làm động cơ thúc đẩy và Minh Vương đã thực hiện lời hứa với Đại Sán. Lại nữa, Việt sứ tháp tòng Tiêm la công thuyền, chứng tỏ Nguyễn chúa Minh vương khéo nắm cơ hội để thực hành tư tưởng “phụng thờ nước lớn” đối với Thanh đình vậy.
Còn về lai lịch của bọn Hoàng thần, Hưng Triệt, Đại nam thực lục tiền biên (quyển 7) chú thích rằng: Thần, Triệt người Quảng Đông, nhà Thanh, theo Thạch Liêm hòa thượng đến yết kiến, nhân khiến đi. Đoạn chú thích ấy, khiến chúng ta nhớ lại lời Đại sán lâm hành có lưu lại Thuận Hóa hai người đồ đệ, tức Tri khách Thiên Vũ và hậu đường Khánh Ngu. Tri khách là một tăng đồ coi việc tiếp đãi tânkhách, còn Hậu đường cũng chỉ chức vị của nhà chùa, tuy dang xưng của bọn chúng, Hải Ngoại Kỷ Sự và Thực Lục Tiền Biên chép khác nhau nhưng chúng ta tin rằng Quảng đông giám sinh Hoàng Thần chính là tri khách Thiên Vũ và Tăng lữ Hưng Triệt cũng chỉ là pháp hiệu của hầu đường Khánh Ngu.
Chúng ta không biết được Đại Sán, sau khi về Quảng Đông có vận động trù bị cho việc Quốc chúa Quảng Nam cầu phong hay không; một sự thực chắc chắn là việc cầu phong dạo ấy không được nhà Thanh chấp nhận. Đại Nam Thực Lục Tiền Biên (quyển 7) chép rằng: “Thanh đế hỏi các quan đình thần, đều bảo rằng nước Quảng Nam hùng cứ nhất phương, chiêm thành, chân lạp đều bị gồm thâu, sau này chắc sẽ trở nên nước lớn? Nhưng an Nam còn có họ Lê, không nên phong vương một họ khác. Việc ấy bị bỏ qua”. Xét lại từ năm Khương Hi thứ 2 (1663) Lê Huyền Tông lần đầu khiến sứ cầu phong trở về sau, nhà Thanh chỉ thừa nhận Lê triều ở Bắc Kì (Đông Kinh) làm phiên quốc, thì cự tuyệt việc cầu phong của chúa Nguyễn, nhà Thanh cũng có lí do chính đáng. Nay chỉ xét việc thúc đẩy Nguyễn vương cầu phong, trên sự thực, nhân vật đứng sau màn chính là Đại Sán, và cũng trong năm ấy (tức Khương Hi 41) Đại Sán bị Quảng Đông an sát sứ Hứa Tự Hưng bắt giam và phóng trục, thì chúng ta có thể suy tưởng có những thêu dệt trong việc nầy, có thể đoán rằng việc cầu phong của Nguyễn vương, cùng với việc “hỏng chân” của Đại Sán, thế nào cũng có nhân quả tương quan, nhưng việc nào là quả, việc nào là nhân, cứ theo sử liệu có thể tin cậy, hiện nay chúng ta chưa có thể phân tích được. Tuy thế thời ấy giữa Quảng nam với các nhà đương cục Quảng Đông không phải tuyệt nhiên không có vãng lai giao thiệp. Ví dụ, Lê Quí Đôn, Vũ biên tạp lục chép rằng: “Thuận hóa với tổng đốc Quảng Đông, thường thông tín qua lại”, và sách ấy có thâu chép tờ thư văn của Minh vương gởi cho Quảng Đông tuần vũ và bài văn tế gởi điếu Lưỡng quảng tổng đốc Dương Lâm. Do đó biết trên sự thực, Quảng đông đốc viện muộn lắm cũng cuối thời Minh vương, vẫn thừa nhận Nguyễn vương ở Quảng Nam.
Đại Sán nhất sinh li kì biến hóa, và năm về già lại bị nạn lao tù; tuy hành vi thái độ của ông, khá khen mà cũng khá chê nhiều, nhưng chúng ta cũng nhận thấy ông ta có một nhân cách phóng lãng không chịu bó buộc. Thực như bài Hải ngoại kỷ sự đề yếu, trong bút kí tiểu thuyết đại quan bản đã viết: “Tuy có những tiếng tăm bất ngờ, nhưng ông vẫn là người thác cớ để lánh đời, muốn mượn văn chương để tỏ chí mình, điều đó thực rõ như ban ngày vậy”. Hơn nữa, đáng cho chúng ta chú trọng là sự thành tựa trên việc quốc dân ngoại giao. Còn các việc khác như trong chuyến du hành Quảng Nam, Đại Sán đã làm cho vua tôi Nguyễn phủ cảm mến và long trọng cúng dưỡng, cho đến thái độ thành thực của Đại sán đối với họ, tuy những ghi chép trong Hải ngoại Kỷ sự chẳng khỏi có khoa trương tô vẻ thêm ít nhiều, nhưng cũng có thể xem như một phụ trương có thú vị trên lịch sử quan hệ Trung Việt, xứng đáng cho Trung Việt nhân sĩ suy nghĩ vậy. Đại nam thực lục tiền biên, cuối bài “Thạch liêm truyện” chép rằng: “Khoảng năm Minh mạng (1821-1840) Trương hảo hiệp phụng phái qua Tàu, đến chơi chùa Trường thọ, chủ trì chùa ấy còn nhắc nhở sự tích Thạch Lão”, đó cũng là một chứng cớ rõ ràng.
[1][1] Bản ấy hiện tồn trữ tại kho sách Trung Ương đồ thư quán thôn Bắc câu, làng Vụ Phong, huyện Đài Trung, Đài Loan. Tồn-Đài-Văn-Vật thanh sách của Quốc Lập Trung ương đồ thư quán sách thứ 5 (nguyên chữ 5, trước để thùng 95) chép rằng: “Hải ngoại kỷ sự 6 quyển, 2 tập, do Thích Đại Sán soạn, nguyên san bản khoảng Khương Hy đời nhà thanh”.
[2][2] Hải ngoại kỷ sự (quyển 4-18b) chép rằng: “áp đông là từ chỉ sự đình lưu qua năm sau tại nước khác của các tàu biển”. Trịnh Hoài Đức, Gia Định Thành Thông Chí (Sơn Xuyên Chí) cũng chép rằng: Các tàu Trung Quốc phải đợi đến mùa xuân có gió đông bắc, gió xuôi, mới đi qua và phải đợi đến mùa hạ có gió nam mới trở về được. Nếu trễ qua mùa thu trở gió, phải đậu lại từ mùa thu suốt đến mùa đông , gọi là “lưu đông” cũng gọi là “giáp đông”..
[3][3] Thuộc về biên soạn và nội dung của sách Hoa D biến thái xin xem bài “Thanh sơ thương thuyền chi Trường kỳ mậu dịch dữ Nhật Nam thuyền vân” của bút giả, đăng trong Nam dương học báo, quyển thứ 13, tập 1.
[4][4] Đạo-diệp Quân-Sơn biên tập, Chu Thuấn-Thủy toàn tập, Đông kinh văn hội-đường thư-Điếm, Minh-Trị năm thứ 45 xuất bản, trương 541-565.
[5][5] Mã tuấn Lương long Uy-bí thư (san hành năm Càn-Long thứ 39) tập thứ 7 và thu vào trong quyển thứ 10 bộ Dư địa tùng sao của Vương-Tích-Kỳ, Tiểu-Phương-Hồ-Trai, đời nhà Thanh.
[6][6] Tiểu-Phương-Hồ-Trai Dư-địaTùng-sao, quyển thứ10, và học hải loại biên do Tào-Dung và Đào-Việt biên soạn, tập thứ 8, Du-Lãm có thâu chép.
[7][7] Trong các bài tựa tập này, bài t ựa của Lý phương Quảng (Đinh mão 1687) và của Mao khả Tế (Mậu thìn 1688) đều đề: (HÁN ÔNG YÊN DU thi tự); còn các bài khác đề : (Ly lục Đương thi tập tự) hay là (Hán Ông thơ tập tự), bài tựa của Trương Tỗng đề lạc khoản làm Đinh tỵ (1677) quý hạ, bài của Phàn sử Đạt đề Bính tý (1696) đông thập nguyệt, bài của Ngô thọ Tiềm đề Kỷ mão ? (1699) bát nguyệt, bài của Đào Huyên cũng vậy, do đó có thể suy tưởng từ Khương hy năm 17 (1677) sau khi Đại Sán đi Bắc kinh về, đã có ý xuất bản thơ tập, lúc đầu tính đề tên “HÁN ÔNG YÊN du thi”sau vì cớ nhằng nhai mãi đến năm Khương hy 38 (1699) mới tổng hợp các tập thơ cũ và lấy tên “Ly lục Đường thi” cho xuất bản. Tập thơ ấy đến năm Càn long 53 (1788) bị liệt váo số những sách do tỉnh Chiết giang xin tâu bỏ. Duyên cớ hình như tập ấy có liên quan với các sách bị cấm của Khuất đại quân và tập Lâm huệ Anh Liêm biên trấp, Dân quốc năm thứ 36 Thươnh vụ ấn thư quán xuất bản).
[8][8] Mặt khác, ở trong tập của các nhà thơ đương thời cũng rải rác thấy có những thơ văn liên quan đến Đại Sán. Ví dụ như Ngô viên Thứ Lâm Huệ Đường văn tập tục khắc, thấy có bài (Thạch Liêm Thượng nhơn thơ tập tự) (quyển 2) và bài (Hán Ông Triều hàng thi tự) (quyển 3) vaì Từ hoàn Nam châu Thảo đường tập thấy có bài đề “Hương Tuyền Lang làm tặng Thạch liêm Thuyền sư.
[9][9] A.W.Hummel, Eminent Chinese of the Ching Period, Washington, 1944, t-11, p.864b, Emile Gaspardone, Bonzé dé Ming Réfugiés en Anam, Sino-logica, vlo.2, Nr.1 (1949), p.20 note 57.
[10][10] Vương sĩ Trinh (Ngư dương lão nhơn) Mạn bút, Phân Cam Dư Thoại, Ngư dương tam thập lục chủng, Khương hy kỷ sửu, tháng chạp san hành.
[11][11] Bọn Tăng Quốc Phiên trùng tu, Quang Tự năm thứ sáu san hành, Giang tây thông chí quyển 179, tiên thích mục, Giác lãng, chép rằng: “Giác Lãng tên Đạo Hạnh, biệt hiệu lão Trượng Nhơn, con của họ Trương ở thác phố, lúc còn nhỏ theo học khoa cử, nhơn ông nội bị tù, tội chết, nghĩ rằng linh hồn ấy sẽ đi nơi nào? Ngày nọ đang đi giưã đường nghe tiếng mèo nhảy bèn tỉnh ngộ, gặp lúc có Thụy Nham Thức Công đi qua phố, bí mật xin theo xuất gia, lên ở núi Mộng Hoa, tham thiền chùa Bác Sơn, kế tham thiền chùa Thọ xương, qua Thư lâm ra mắt Đông uyển cảnh; có một lần đau gần chết, Uyển cho uống thuốc cứu sống; nhơn lúc nhàn rồi Uyển hỏi thăm lai lịch lúc sinh bình, thất kinh nói rằng: chi Tuệ đăng của chùa thọ xương ta sẽ thuộc về ngươi vậy, nhơn trao phó cho nguồn đạo. Khoảng niên hiệu Thuận Trị xin chủ trì chùa Bác sơn, sau đến Thiên giới Côn lư Các nghỉ hạ, thình lình khiến dời đến trước thiền đường, đúng ngọ, viết xong bài kệ, quăng bút mà viên tịch. Có ngữ lục trước tác 52 loại sách.
[12][12] Mậu thuyên Tôn, Nghệ phong Đường Văn tục tập (Tuyên thống năm thứ 2 san hành) quyển II.276-296
[13][13] “ Bình nam” tức Bình nam vương Thượng Khả Hỷ, “Yêm Đạt Công” tức con của Khả hỷ Thượng chi Tín. Hoa Di Biến Thái (quyển 4) chép lời khai của người Tàu, thuyền Quảng Đông chuyến 21, năm thìn (1676), cũng xưng là An đạt vương
[14][14] Văn thành tức Phương sĩ Thiếu ông, Hán Vũ đế phong làm Văn thành tướng quân, Ngũ Lợi tức Phương Sĩ Loan Đại, Vũ đế phong làm Ngũ Lợi tướng quân, đều tinh thông phương thuật.
[15][15] Nguyễn phúc Châu Bản sư Hải ngoại Kỷ sự tự chép rằng: Thầy ta khai hóa hơn 30 năm, trước tác hơn 20 loại sách cho ra đời đã lâu, tự có giá trị nhất định của nó”. Tên các sách ấy, có lẽ là một bộ trong 21 loại sách trên
[16][16] Lý Hằng (Quốc triều kỳ hiến loại trung sơ biên) quyển 161, mục cương thần 13, Quảng đông thông chí (Đồng trị năm thứ 3 san hành lại abnr in chụp hình của Thương vụ ấn Trung quán), quyển 44, chức quan biêu 35.
[17][17] Lý Cơ Hòa, tự Hiệp Vận, lại tự Mai giai, người Hán quận Nhương hồng kỳ, đậu tiến sĩ năm Khương hy thứ 13, đồi làm hàn lam viện Thứ cát sĩ. Làm quan thăng đến Hồ Bắc bố chánh sứ, năm Khương hy năm thứ 43 thăng Giang tây Tuần vũ, có mai Giai thơ tập (xin xem Giang Tây thông chí quyên 128, Hoạn tích lục 3, Quốc triều). Quốc triều kỳ hiến loại trung sơ biên, quyển 161, mcj cương thần 13, cũng dẫn Đại Thanh nhất thống chí rằng: “Bổ đi Tuần Vũ Giang tây, lúc gần đến nhận chức, nghe tỉnh ấy có nạn đói, ông đi đến Hồ Khẩu, quá giang thyền buôn gạo để xuống nam, bèn xuất bạc mua cả thuyền gạo đến Nam xương y giá bán ra, giá gạo bèn trở lại bình thường. Sau thôi quan về cư ngụ tại chùa, cam chịu thanh bần đến ngày chết. Giang tây tuần vũ Cơ Hòa là người thứ nhất nổi tiếng là thanh liêm vậy.
[18][18] Đại Nam Nhất Thống Chí (Duy Tân tam niên, 1910 soạn, quyển 9, tỉnh Bình Định) Mục tự quán chép rằng: “Chùa Thập Tháp ở làng Thuận Chánh, huyện Tuy Viễn, sau chùa có 10 cái tháp chàm, cho nên đặt tên như vậy, nay đỏ nát hết rồi. Bản triều đời Thái Tông, Đường tăng Hoán bích hòa thượng xây cất chùa ấy, thời Hiển Tông sắc ban biển ngạch đề “Thập Tháp Di Đà tự” và liễn đối…Minh Mạng nguyên niên, thầy tu chùa Linh Mụ là Mật Hoằng hòa thượng trùng tu lại, chùa chiền rỗng rãi, sơn thiếp huy hoàng, cùng với chùa Linh Phong đều nổi tiếng thắng cảnh”.
[19][19] Đại Nam Nhất Thống Chí (quyển 2, tỉnh Thừa Thiên) mục tự quán chép rằng: “Chùa Quốc Ân ở ấp Phước Quả. Tục truyền do Hoán Bích thiền sư xây cất, bản triều Hiển Tông có ban cho hai bấc liễn đối…bên tả có khắc 8 chữ “Quốc vương thiên túng đạo nhân ngự đề”, nay đương còn và trước chùa có tháp Phổ Đồng cũng do Hoán Bích thiền sư xây, sau bị binh hỏa tàn phá. Gia Long năm đầu, Mật Hoằng hòa thượng tu bổ lại, chùa chiền rộng rãi rất mỹ quan”.
[20][20] Đại Nam Nhất Thống Chí (quyển 2, tỉnh Thừa Thiên) mục tự quán chép rằng: “Chùa Hà Trung ở xã Hà Trung, huyện Phú Lộc, đời Hiển Tông bản triều, sư Hoán Bích làm chủ trì ở đó”.
[21][21] Thuộc về sự tích Tạ Nguyên Thiều (Hoán Bích), xin xem E. Gaspardone, loc, cit., p.14-17.
[22][22] Thuyền nầy ngày 25 tháng 5 do Quảng Đông khởi hành, ngày 28 tháng 7 đến Trường Kì, thuyền trưởng tên Mạch Xán Vũ. Những báo cáo trong năm ấy của các thuyền Quảng Đông, chuyến 50 (thuyền trưởng Lữ Vũ Quan), chuyến 51 (thuyền trưởng Lý Tướng Quan) và chuyến 52 (thuyền trưởng Lâm Tam Quan) cũng đều có nói đến tin ấy, giản lược rõ ràng hơn (Xem Hoa Di Biến Thái quyển 22 hạ)
[23][23] Đại Nam Nhất Thống chí (quyển 2, Thừa Thiên), mục tự quán chép rằng: “Chùa thiền lâm ở xã An Cựu, tương truyền do thạch liêm hòa thượng kiến tạo, cảnh trí rất u tịch. Ngụy Tây Sơn thái sư Bùi Đắc Tuyên chiếm ở, sau Đắc Tuyên thất bại, người trong làng nhơn theo nền cũ sửa chữa lại. Bản triều khoảng đời Gia Long, Thừa thiên cao Hoàng Hậu bỏ tiền ra kiến trúc lại, nay dần dần hư nát, chỉ còn ngôi chùa chánh. Phía tả chùa có một quả chuông đồng lớn, cao 4 thước, vòng lưng 6 thước, dày 4 tấc, có khắc chữ “Lê vĩnh thịnh thập nhị niên, chú” (bút giả chùa: tức năm 1716), Vĩnh thịnh là niên hiệuvua Dũ Tông nhà Lê, vua gia Long sau khi đã khắc phục Bắc Thành, chở quả chuông ấy về kinh bỏ vào kho, đến lúc sửa chùa xong, cho đem treo để dùng)
[24][24] Đại Nam Liệt Truyện tiền biên (quyển 6) chép câu chuyện nầy, từ bắt đầu đến việc trải qua có hơi khác, đoạn văn ấy chép rằng: “gần đây xóm nhà ở ngoài đô thành thường đêm hay bị phát hỏa, Chúa thượng tự mình đốc suất quân lính đến chữa, Thạch liêm can rằng: Đêm hôm tối tăm, Xa giá há nên khinh thường đi ra. “Rồng trắng đội lốt cá”, Cổ nhân lấy câu ấy ra làm răn, xin Vương lưu ý. Vua khen phải, nghe theo, từ ấy không ra ban đêm nữa.
[25][25] Đại Nam Nhất Thống Chí (quyển 5 quảng nam) Mục tự quán chép rằng: “ Chùa Tam thai ở phía Tây núi đại hành, có nhiều cổ tích danh thắng, từ sau ngày binh hỏa, đều bị phá hoại. Minh mạng năm thứ 6 (1865, bút giả khảo án) khiến quan sữa chữa lại”.
[26][26] Đại Nam Nhất Thống Chí (quyển 5 quảng nam) mục tự quán chép rằng: “chùa Di Đà ở cồn Đông an, Tiên Triều Sắc ban biển vàng, liễn đối nay bị phá hoại”.
[27][27] Đại Nam Nhất Thống Chí (quyển 2 kinh sư) mục tự quán chép rằng: “Chùa Thiên mụ ở ngoài kinh thành trên gò núi xã An ninh tây, nguyên trước có chùa Phật, Gia Long năm 14 xây cất lại…Nay xét bản Triều Thái Tổ Hoàng đế Tân sửu năm 44 (bút giả khảo án: 1601) Xa giá đến viếng Hà khê, thấy nơi đồng bằng nnổi lên một gò đất như hình đầu rồng quay lại, ngó thẳng ra Trươmgf giamg, phía sau có hồ, cảnh trí rất đẹp, nhơn hỏi chuyện người bản xứ hỏi rằng:gò này rất linh dị, tương truyền ngày xưa có người ban đêm thấy bà già áo đỏ quần lục ngồi trên gò, nói rằng: “ Sau sẽ có vị chơn Chúa đến sữa lại chùa này, tụ linh khí để giữ long mạch cho được bền vững”, nói rồi biến mất , nhơn đặt tên Thiên mụ sơn. Vua cho rằng đất này có linh khím bèn dựng chùa gọi Linh mụ tự. Thái Tông Hoàng đế năm Ất tỵ năm thứ 17 (1665) sửa chữa lại, Hiễn Tông Hoàng đế Canh dần năm 19 (1901) đúc chuông lớn, năm Giáp ngọ 23 (1714), trùng tu nhà chùa…Ất mùi năm 24 (1715)ngự chế bài văn bia dựng trước chùa, xây cất điếu đài ở bờ sông làm nơi du ngoạn, sau bị binh hỏa tàn phá, dấu cũ đương cong… Thành Thái năm 16 (1904) nhơn gió bão, nhiều nơi bị đổ nát, năm 19 (1907) tu bổ lại, triệt hạ điện Di lặc, và hai tòa tả hữu thập điện, dời Hương Nguyện Đình cất lên ở nền Di lặc cũ. Mặt khác, Đại nam Thực lục Tiền biên (quyển 8) mục tháng 6 năm giáp ngọ, Hiển tông năm thứ 23 (1714) chép đầu đuôi việc trùng tu chùa Thiên mụ và khiến người qua Tàu mua Đại tạng kinh và luật luận hơn ngàn bộ, có chua ở sau rằng: “Hồi ấy có Chiết tây hòa thượng teen Đại sán hiệu Thạch liêm đem thiền đạo yết kiến rất được vua yêu, sau ông về Quảng nam đem những gỗ quý do nhà vua tặng cho, cất xây chùa Trường thọ, nay có di tích đương còn:. Xét Đại sán diên lưu ở Quảng nam từ cuối tháng giêng năm ất hợi khương hy (1695) đến cuối tháng 6 năm bính tý (1696). Chú văn trên đây rõ ràng do sự lầm lẩn của kẻ biên soạn Đại Nam Thực Lục.
[28][28] Hải ngoại kỷ sự, quyển 3, 16b-20a. Đại sán vì biểu dương Trương Tiết phụ mà làm bài tứ ngôn cổ thơ và bài dẫn, cũng thấy chép ở Ly lục đường tập, quyển 1 hạ, 1a-4a.
[29][29] (Lam tổng binh) ở đây có lẽ là Lam Lý tên tự là Nghĩa Phủ, hiệu Nghĩa sơn, người Chương phố, từng theo Tịnh Hải tướng quân Thi Lương qua đánh Trịnh Phiên ở Đài Loan. Khương hy năm 27 (1688) nhậm chức Chiết giang Định hảitrấn Tổng binh trải 10 năm,có tiếng khen tốt, sau trấn thủ Thiên tân, năm 45 (1706) dời bổ Phúc kiến lục độ, Đề đốc, mùa thu năm Tân mão (1711)vì vụ án ăn trộm của Chương Bình Trần Ngũ Hiển, bị giải chức. Năm Nhâm thìn (1712)) bị tham hạch, gia sản bị trịch thâu, và biên tên vào kỳ tịch (sổ lính). gặp lúc Tây tạng có chiến tranh, Lý đem con đi theo Tướng quân Chân mục Thại ra đông độ, đóng ở đài 25, hơn 1 năm vì tuổi già cho về kinh. Năm 59 (1720) tạ thế, năm ấy đã 72 tuổi. Sinh bình tính nóng nảy, lúc nổi giận như sấm sét, qua đó quên liền, muốn tự tôn, tự đại chẳng muốn phục ai, hay gây mắng chưởi, đối với kẻ quyền thế bề trên thường hay kiêu ngọaọ khinh khi, tỏ thị thiên hạ chẳng ai bằng mình; nhưng gặp kẻ tài ba hào kiệt, tuy nghèo cũng hạ mình kính lễ; gia đình giữ cần kiệm, cơm thô áo vải cũng vui lòng.( Xem Phúc kiến, Thông chí Liệt truyện, quyển 35, Thanh 4, 14b-19b).
[30][30] Vương mẫu Tống thị, tức Hiến nghĩa Hoàng hậu, con gái quan Thiếu phó Tống Phúc Vinh, mất ngày Mậu Dần tháng 3 năm Hiển tông (tức Minh Vương) Bính Tý thứ 5 (1696), hưởng dương 44 tuổi, truy tôn Quốc Thái phu nhân, lăng phần an táng tại làng Định Môn (thuộc huyện Hưng Trà, tức Vĩnh Mậu lăng). Xem Thực Lục Tiền Biên quyển 7, 12a-12b)
[31][31] Cứ theo Thực Lục Tiền Biên quyển 7, Hiển tông Hiếu Minh Hoàng Đế thực lục thượng, Hiển tông sinh vào năm Khương Hi thứ 14, con trưởng của Anh Tông Hiếu Nghĩa hoàng đế (tức Nghĩa Vương). Nhưng nay cứ theo Hải Ngoại Kỷ Sự, Lệ Truyền Hầu và Thiều Dương Hầu là anh thưa hai và anh thứ ba của vua, thế thì hai ông này con bà thứ chăng?
[32][32] Đông Triều Hầu tức tước danh của Tham Chính Đoán sự Trần Đình Ân: Tháng 8 năm Quý Mùi, Minh Vương năm thứ 12 (1703), Trần Đình Ân năm ấy 78 tuổi, xin về hưu trí, hai ba lần trần thỉnh, Minh Vương mới chuẩn y; đến lúc Đình Ân vào tạ, Minh Vương cho một bài thơ viết vào lụa hoa trắng, khen ngợi công phụ tá bốn triều của Đình Ân, và đặc ân cho 10 mẫu ruộng, 10 người lính hầu để dưỡng lão. Đình Ân an cư chùa Bình Trung (tại làng Hà Trung, huyện Minh Linh), tự vui với thiền học. Đến tháng giêng năm thứ 15 Bính Tuất (1706) tạ thế. Minh Vương truy tặng Đôn Hậu Công Thần Đặc Tiến Trụ Quốc Kim Tử Đại phu, Đại Lý Tự Khanh, thụy hiệu Thuần Thiện, cho phu giữ mộ 10 người và tha thuế 230 mẫu tư điền. Xem Thực Lục Tiền Biên quyển 7, 22a-23a-26b)
[33][33] Quốc Cậu Tả Thái Úy ở đây có lẽ tức Tống Phúc Tráng, nhiệm chức Nội Tả cai cơ tháng 8 năm Tân Mùi (1691) (Thục Lục Tiền Biên quyển 7, 3a). Xét bốn chức Nội Tả, Ngoại Tả, Nội hữu, Nhoại Hữu xưng Tứ Trụ, chức quan tối cao của Nguyển phủ, do Công Thượng Vương (tức Thần Tông Phúc Lan,1635-1648) thiết lập để phụ tá Quốc Vương. Xem Trần Trọng Kim, Việt Nam sir-bidc, 1954, p.325.
[34][34] Hải Ngoại Kỷ Sự (quyển 3, 5b) có nói rằng: “Ta đến Đại Việt, đầu tiên có tứ triều Nguyên Lão Đông Triều Hầu xin ra mắt và con của ông là Văn chứ Thế Nam qui y với Lão Tăng v.v…” thế khá biết Văn chức Thế Nam (tên một chức quan) là con của Đông Triều hầu Trần Đình Ân. Nhưng xét Đại Nam Thực Lục Tiền Biên (quyển 7) con Đình Ân nhiệm Văn chức có hai người, một người tên là Trần Đình khánh (Thực lục nguyên chú: con của Trần Đình Ân), tháng 12 năm Canh Thìn Minh Vương năm thứ 9, phụng mạng đi với Nội Hữu Cai Cơ Tống Phúc Tài ra Quảng Bình và Bố Chánh khảo sát việc phòng bị biên thùy; tháng 9 năm Tân tỵ thứ 10 (1701) nhiệm Quảng Nam dinh cai bộ. Người thứ hai là Trần Đình Thuận (thực lục nguyên chú: con của Trần Đình Ân) tháng 3 năm Quí Mùi thứ 12 (1703) cùng với Ngoại Tả Chưởng dinh Tôn Thất Diệu đốc binh đắp bờ đê của Hà Kì cho tiện việc tàu thuyền vận tải, tháng 8 năm Giáp Thân thứ 13 (1704), nhiệm chức Đô tri xuất Xá sai ty, tháng 11 năm Bính Tuất thứ 15 (1706) thăng nhiệm Cai bộ phó Đoán sứ, quản sát tương thân lại ty.
[35][35] Bài thơ và tự văn của Đại sán vãn Chương Thanh Nguyễn công, cũng thấy chép trong Ly Lục Đường tập (quyển 1, 4a-7a) nhan đề vãn Đại Việt quốc Xu Mật Tướng quân Chưởng Thanh Nguyễn công. Đại Sán tiếp được phó âm (ai tín) của Chương Thanh Tả xu Mật, có lẽ vào khoảng tháng 8 năm Ất Hợi (1695), lúc ông còn lưu dưỡng bệnh tại Hội An. Về sự tích của vị ấy, Đại Sán kể rằng: “Chưởng Thanh là rường cột của nước Đại Việt, giữ chức Xu Mật luôn bốn triều. Luyện đạt lão thành, trung hậu trầm nghi, có dũng lực, mưu lược hơn người, gặp lúc Chiêm thành gây họa, vua khiến ông làm tướng đi đánh phương nam, ông đánh thắng luôn mấy trận, bắt vua chém tướng Chiêm Thành, chiếm đất mấy nghìn dặm, dân mường mán nghe danh thảy đều khiếp đảm; ông đi đến đâu chẳng hề động chạm mảy may của dân, rất được lòng người, bởi thế ông khởi ca về triều mà dân xứ ấy đến nay còn cảm đức”. (Hải Ngoại Kỷ sự quyển 4, 32b). Cứ thiểu kiến của tôi, xét tổng quát công thần Nguyễn Đình thời ấy, chưởng thanh Nguyễn Công, nhân vật ấy trừ Nguyễn hữu Cảnh ra khong con ai nữa. Cứ Đại Nam Thực Lục Tiền Biên quyển 7 ghi chép, tháng 8 nămNhâm Thân Hiển Tông (Minh Vương) nguyên niên, Vua nước Chiêm Thành là Bà Tranh làm phản, đem binh đánh cướp dinh Binh Khang. Minh Vương khiến Ngiuyễn Hữu cảnh làm thống binh suất lãnh chính dinh (tức Thuận Hóa) và binh Quảng Nam, Bình Khang đi đánh, qua tháng 3 năm Quí Dậu thứ 2 (1603), Nguyễn Hữu Cảnh đánh bắt được Bà Tranh và bọnthần thuộc đem về, từ đó đất Chiêm Thành thuộc về Quảng Nam thống trị, đổi tên làm Thuận thành trấn. Tháng 8 cùng năm ấy, lại đổi tên làm Bình Thuận phủ, lập thổ quan và bắt thay đổi phục sức. Chẳng ngờ tháng chạp cùng năm ấy, người tàu tên A Ban (tức Ngô Lãng) dấy loạn ở Thuận thành, qua tháng 3 giáp tuất năm thứ 3 (1694), Nguyễn Hữu Cảnh lại phụng mạng vào nam đánh dẹp, kế nhiệm chức Chưởng Cơ lãnh Bình khang dinh trấn thủ. Lại cứ nguyên lời chua của Thực Lục Tiền Biên (quyển 7, 4a) Nguyễn Hữu Cảnh là con của Nguyễn Hữu Dật thời ấy xưng là Lễ Tài Hầu, chữ Tài có chỗ chép thành chữ Thành, lại có chỗ chép thành chữ Hòa. Mặt khác Gia Định Thông Chí (cương vực chí) thì lại chép làm Chưởng Cơ Lễ thành hầu Nguyễn. Nay xét tước hiệu của quan lại Quảng nam Nguyễn Đình, thường thường lấy một chữ nghĩa tốt chép với chữ tên của chính người được phong, hợp hai chữ lại thành tước hiệu và chữ Thành với chữ Thanh tiếng việt đọc giống nhau, bởi thế có thể suy tưởng “Chưởng Cơ Nguyễn Công” chép trong Hải Ngoại Kỷ Sự, chắc là “Chưởng Thành Nguyễn Công” tức Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn truyền chép nhầm. Nói tóm lại, Chưởng thanh Nguyễn công chắc chỉ Nguyễn hữu Cảnh mà nói. Chỉ có ngài tạ thế của ông ấy, Thực Lục Tiền Biên(quyển 7, 17b-18a) ch éplàm tháng 5 năm Canh Thìn thứ 9 (1700) cùng với ngày chép trong Hải ngoại Kỷ Sự sai nhau đến 5 năm, ấy chắc cũng do sự nhầm lẫn của người biên soạn Đại Nam thực lục.
[36][36] Người ấy chắc là Nội Hữu Phó Mã Tống Phúc Thiệu (con của Tống Phúc Trí), ông ta năm Kỷ Sửu thứ 18 (1709) âm mưu dấy loạn, bị giáng xuống làm thường dân. Xin xem Đại Nam Thực Lục Tiền Biên (quyển8, 6a-6b)
[37][37] Nhị quốc cậu có lẽ là Nội Tả Chưởng dinh Tống Phúc Trí, tức thân phụ của Phó Mã Hữu Đồn Dinh thuật trên đây.
[38][38] Hữu Thừa Tướng Tống Công có lẽ là Nội Hữu Cai cơ Tống Phúc Tài (Thực Lục Tiền Biên quyển 7, 18b)
[39][39] Khoảng hậu bán thể kye 17, Tăng nhân Trung Quốc thường thường đi thuyền qua các nước phương nam, tìm mua gỗ quí. Ví dụ năm 1681, Nhật Nhĩ Bá, giáo sĩ nước Pháp đến ở Tiêm La truyền giáo đã 5 năm, viết bộ Tiêm La Thiên Nhiên cập Chánh Trị Sử (chương thứ 12) cũng bảo rằng: “Trong lúc ông ở Tiêm La có gặp hai vị Tăng nhân Trung Quốc đến tìm mua san gỗ để đem về cất chùa.” (Tham khảo Nicolas Germaise, Histoire natủelle et Politique du Royaume de Siam, Paris, 1688, p.231-232).
[40][40] Thực lục tiền biên (quyển 7, 20b) mục tháng 5 năm Nhâm Ngọ, Hiển Tông năm thứ 11.
[41][41] Bài biểu văn nầy do Lê Quí Đôn tìm thấy trong tủ sách của Nguyễn Quang TIền và chép lại trong sách Vũ Biên Tạp Lục (quyển 5, 27b-2a, H.M.2.108). Cao Lãng trong Lịch Triều Tạp Ký (H.M.2.163; quyển 1, 75b-76b) nói lầm bài biểu ấy do Nguyễn Quang Tiền soạn. Xét Nguyễn Quang Tiền là nho thần từ thời Vũ vương đến Duệ Tông, đảm nhiệm soạn tả những văn kiện ngoại giao cho Nguyễn Chúa.
Nguồn: Hải Ngoại kỷ sự, Viện Đại Học Huế xuất bản, 1963, tr. 237-279.