(Trần Thị Thuý An, In trong " Những vấn đề ngữ văn " (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN))
Để hoàn thiện bức tranh phương ngữ vô cùng phong phú của tiếng Việt, việc tìm hiểu và miêu tả ngữ âm các địa phương là rất cần thiết và mang nhiều ý nghĩa khoa học. Mục đích nghiên cứu vấn đề này không chỉ góp phần định hướng sử dụng đúng chính âm, chính tả của người dùng phương ngữ mà còn hướng đến tiếng Việt thống nhất trên toàn quốc. Theo đó, việc tìm hiểu miêu tả ngữ âm địa phương là hoàn toàn hợp lí và cấp thiết. Trước tình hình như trên, trong báo cáo “Hệ thống vần cái trong thổ ngữ Lý Sơn (Quảng Ngãi)”, tác giả -dựa trên những chứng cứ ngữ liệu điền dã được- chưa đi trình bày đặc điểm ngữ âm của vùng này mà tiến hành liệt kê, miêu tả và nhận xét bước đầu về các đơn vị gọi là vần cái (thành tố trực tiếp trong cấu trúc âm tiết, bao gồm từ đỉnh âm tiết cho đến kết thúc âm tiết, không kể âm đệm và thanh điệu) có đối chiếu với tiếng Việt toàn dân. Sở dĩ người viết chọn giọng Lý Sơn để khảo sát và nghiên cứu vì đây là một huyện đảo của tỉnh Quảng Ngãi, nơi mà đặc điểm ngữ âm còn mang nhiều nét dị biệt so với tiếng Việt toàn dân và cả với tiếng Quảng Ngãi.
Xin xem toàn văn ở tập tin đính kèm./.