Mít đặc, một từ Việt kỳ ảo

Thượng đế sinh ra muôn loài . Chỉ có loài người Ngài ban cho họ tiếng nói . Tiếng nói để giúp họ hiểu nhau. Lời nói gió bay , chỉ có chữ viết mới khiến cho tiếng nói được truyền đi mọi lúc mọi nơi, bất chấp không gian và thời gian . Nước Việt và Do Thái là hai quốc gia thông minh nhưng bị mất nước lần lượt là 1000 năm và hai ngàn năm. Tại sao hướng đi của hai dân tộc này càng lúc càng ly tâm . Một bên tốt hơn . Một bên " như Xê .! . Đau! . Người Do Thái đã tìm ra đáp số và họ đã giải quyết được tốt đẹp . Họ có chữ viết trong khi ta vay mượn, cho mãi đến năm 1916 chúng ta mới tạm thống nhất bằng thứ chữ quốc ngữ này . Lời chào mỗi ngày của người Do thái , " hẹn gặp tại JEUSALEM " với lòng quyết tâm . Người Việt chào mỗi ngày " anh/chị khỏe không ? " . Lời chào này có nghĩa là anh chị có " ổn "không. Ổn về sức khỏe , ổn về vật chất, ổn về tinh thần. Đất nước này còn long đong lắm về mặt tinh thần . Rằng có một cái gì đó không " khỏe " - Việt Nam khỏe không ? - không khỏe chút nào! . Một trong các lý do khiến Việt Nam không khỏe là -ngôn ngữ. !. Trong đó có hai âm Mít đặc đầy ma lực mà nay trên thế giới này không có một từ nào của bất cứ quốc gia nào có nghĩa tương đương . Vậy mà trong Từ điển Tiếng Việt của quốc gia ghi rằng nó là một từ Thông tục . Thông tục!..Tại sao nó lại là thông tục. Sự gán ghép này do chính các nhà làm từ điển " áp đặt lên " , quả thật đây là một tắc trách , do người lại không am tường độ đa nghĩa, độ sâu của nó, cho nên thuận tay phán bừa một cách VÔ TRÁCH NHIỆM chăng?

I-Mít đặc là gì ? - Anh từ đâu đến ngôn ngữ quê hương tôi ?

I--Cấu tạo

Theo cách lý giải thông thường thì Mít đặc gồm hai từ "mít" và "đặc" có nghĩa riêng biệt kết hợp lại với nhau . Mít ==> theo từ điển Tiến Đức năm 1931 . MÍT là kín lắm ,không hở . Nghĩa bóng là ngu tối, không hiểu,không biết cái gì . Ví dụ: hỏi đâu mít đó ( trang 345 ) . Sau này các Từ điển , Việt Nam Tân từ điển của Thanh Nghị SG 1952 ,Tự điển Việt Nam của Khai Trí SG ,1971 hay Tự điển Việt Ngữ Hoàng Phê 2003 sau 75 cũng đều định nghĩa như thế .

Mít có nghĩa trên do từ sụ biến âm từ mít hay không ?

Mít có liên thông với Mịt và Mật từ chữ Hán hay không hay không ? . -Tự điển Tiến Đức đã định nghĩa Mịt là tối lắm và không đề cập đến nghĩa bóng. Lưu ý rằng Mít của Việt Nam là âm ,đa nghĩa , mật của Tàu tuy cùng một âm , nhưng mật trong "ba la mật " có hai ký tự khác nhau . Một từ có nghĩa là mật ngọt ,có bộ trùng ,và mật là kín có bộ Miên .

Đặc là gì? ==>Đăc là đông lại, đọng lại, cứng lại,

Đặc là một từ hậu tố ( suffix) -hàm ý tăng cường độ cho từ đi trước nó . Mít đặc là "mít" hoàn toàn, mít 100% , Việt Nam Tân từ điển của Thanh Nghị đã định nghĩa ignorer complètement. Khẩu ngữ Quảng Nam có câu " nhìn tề , -Người đâu mà đôngđặc ". Có nghĩa là người ở đâu mà đông quá ,đông đen .

II- từ mít có từ bao giờ?

Chúng ta cần phân biệt Âm và chữ . Âm có trước chữ viết. Mít là âm Việt có từ thời rất xa xưa . Khi mà cây Mít theo các tăng sĩ người Ấn thả thuyền theo dòng hải lưu đến Giao châu truyền bá đạo Phật . Từ này có thể xuất hiện đồng thời với âm Bụt . Bụt là từ thu gọn của từ Buddha ( hai âm ).Mít là từ thu gọn của từ paramita ( 4 âm ) . Từ này vừa chỉ cây mít ,vừa là một thuật ngữ Phật giáo mà người Tàu phiên âm là ba la mật đa ( đủ 4 âm ) - người Việt gọi là Mít - người Tàu không gọi Mật là cây mít .Họ gọi đủ ba âm . Tàu gọi cây mít là 菠 蘿 蜜 "bō luó mì" / âm hán Việt là "ba la mật" nhưng ,mật ở đây là có nghĩa là ngọt ,như mật ngọt như đừơng , 蜜 bộ trùng trùng 虫,trong khi Mật là bí mật ,là đông đúc thì mật là 密, bộ miên 宀 . Vậy nó không hề liên quan nhau . Việt là Việt, Hán là Hán, Tàu là Tàu . Mít là mít . Mật là mật .

Trong ngôn ngữ Việt , mít xuất hiện dưới hình thức chữ nôm khá lâu . Thời vua Minh Mạng lệnh truyền trồng cây mít trên khắp đất nước . Vào ngày 1 tháng 3 năm 1837 vua Minh Mạng ban chiếu có đoạn "Chiếu sai các thành trấn, thành phủ và đường quan đều trồng cây mít, cách 5 thước trồng một cây. Đê sông lớn, đê sông nhỏ (d)ều trồng cây liễu; các vườn tược bỏ hoang đều phải trồng đay gai". Và cửu đỉnh ở Đại Nội HUẾ ́ có khắc cây mít. HUẾ ,Thừa thiên và Quảng Nam có lẽ là hai nơi hưởng úng nhiệt liệt nhất. Nhà nhà đều trồng mít do bởi đất đai và thổ nhưỡng tại hai nơi này khắc nghiệt ,và mít là cây dễ sống , chịu hạn tốt và không kén đất, kể cả những chỗ đất đai cằn cỗi. . Từ đây từ Mít được nhắc nhở trong từng bửa cơm gia đình . "Mít đẹt và mắc địt " xuất hiện trong Khẩu ngữ Quảng Nam ,từ đó có âm "Mít đặc" do việc gom hai từ thành một . Tại Quảng Nam âm mít xuất hiện khá đều đặn, họ có câu ca dao

"Ai về nhắn với bạn nguồn , 
Mít non chở xuống cá chuồn chở lên "

Còn Mít đặc thì sao? . Mãi đến khi Quôc văn giáo khoa thư viêt năm 1935 do Nhà cầm quyền ĐÔNG PHÁP giao cho cụ TRẦN TRỌNG KIM viết ,thì hai từ Mít đặc xuất hiện trong Quốc văn Giáo khoa thư,trở thành bài học thuộc lòng cho trẻ .

Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài 
Cũng thành vô dụng cũng hòai ngọc đi 
Con người ta có khác gì 
Học hành qúy giá ngu si hư đời 
Những anh mít đặc thôi thời 
Ai còn mua chuộc đón mời làm chi!

Ngữ cảnh trong bài học thuộc lòng này là gì ?. Mít đặc có thể là dốt nát do vì lười biếng không chịu học. Anh ta không phải là loại NGU ĐẦN mà anh có thể là người sáng dạ đàng khác. Hai là cũng có thể là anh chỉ biết mỗi thứ chữ Nho,thứ chữ Hán lúc chợ về chiều , nay không chịu học chữ quốc ngữ, anh ta ,"không thức thời ". Anh cũng là một người ngu vậy !.

Điểm đặc biệt cần để ý là từ Mít đặc lại không được nhiều người Nam Bộ thường xuyên xử dụng, một vài nơi ."Bọn trẻ hay nói " lêu lêu cái đồ mít đặc" ,chủ yếu bọn trẻ dùng mít đặc vì âm nói lái đầy thú vị với trẻ ,sau đó là tiếng cười dòn và rượt chạy " , theo LẠC NGUYỄN người Sóc Trăng . Ngoài ra người miền Nam không khai thác và suy nghĩ nhiều về âm đầy "ma thuật" này. Tự điển Phương ngữ Nam Bộ của Nguyễn Văn Ái không có . Từ điển đồ sộ có tên là "Từ Ngữ Nam Bộ" -của tiến sĩ giảng dạy Huỳnh Công Tín mới đây cũng không thấy có. Có lẽ cây mít không chịu đất ngập nước ở đồng bằng Nam bộ chăng? . Một khi trái mít không phải là thứ cây trái của nhà nghèo thì âm và từ mít không thường xuyên xuất hiện trong ngôn ngữ giao tế hằng ngày của người Nam bộ chăng?, âu cũng là điều dễ hiểu. Nhiều nơi ở Nam bộ đất thấp , nước ngập mít khó sống, nhà vườn không trồng . Người Đàng Trong ngoài mít ráo ,mít mật ,mít nghệ , họ còn thích ăn mít ướt, bởi chính "mít ước" khiến họ ăn được nhiều và thấy ngon .Từ đó từ "mít ướt" cũng trở thành một từ trong kho tàng ngôn ngữ của họ . "mít ướt <==> mít ước " là một danh từ chỉ người mau nước mắt. Nhiều người Việt ,trẻ có già có khi nghĩ đến "Chuyện gì đó ,mà mình thầm ước ao nay chưa đến , họ rơi nước mắt-"Mít ướt ==> mít ước ==> Mít đã là từ tình cảm trong tâm trí người Việt, điều này khiến cho ai đó lấy HÁN làm TRUNG ( chữ của anh Nguyễn Cung Thông ) -không có đất sống.

Trong cảnh cùng khổ, trên đe dưới búa,thời tiết và thổ nhưỡng khắc nghiệt, người Đàng Trong thường mau rơi nước mắt khi thấy trong chén cơm của mỗi thành viên trong gia đình mình, chiều nay không có gì ăn . Họ "mít ướt ==> mít ước" , Người Quảng Nam nói riêng và người đàn ông thuộc sắc dân Lạc Việt nói chung, ngó vậy mà Họ đều mau rơi nước mắt. Họ dễ bị " dụ " bởi hai từ yêu nước. "?" . Hiểu ra thì mới hay mình đã NGU "?" . Chết cho quê hương "? Hay ! "., Chết cho đồng bào mình sống "?hay !" . Trẻ thơ Việt Nam nay đang "được" học bài "Quê hương" trong SGK , với câu cuối vô cùng tình cảm, dạy điều khôn dại ... " là chùm khế ngọt " thơ của ĐTQ . Họ đâu biết rằng, khế ăn một ai lát thì không sao, dùng vài lát để át mùi tanh của cá biển, khử mùi đắng của các ion Ca2+ , Mg 2+ vị tanh của Fe 3+ , ...tồn tại trong muối hạt muối rang của các xứ quê nghèo Trung eo ; thế nhưng, " cho ta trèo hái mỗi ngày , TRẺ tử vong là chắc! . Bởi người lớn không dạy cho trẻ biết trong khế có chứa 1% Oxalic acid trong 100 gam nước cốt ( theo giáo sư Võ Quang Yến , Paris ) . Ngoài ra Khế còn chứa một độc tố dữ dội khác là "neurotoxin, có thể gây ói mửa, rối loạn tâm thần, hôn mê, động kinh hay thậm chí là tử vong. Độc tố này cũng tìm thấy trong một số loài rắn hay nhện..." theo trang web "tokhoe.com". Vậy mình chọn nên chọn Mít để yêu quê hương hay là chọn khế hở các Bạn hiền?

"Mít và mít đặc" và Mít ướt không phải là từ xa lạ với người miền Nam yêu thương nhưng quả thật là từ họ rất ít khi dùng đến khi giao tiếp hay suy nghĩ về nó. Họ chỉ dùng để châm chọc nhau lúc nhỏ .Dù gì thì gì thì từ mít vẫn là từ tình cảm trong tâm trí họ . 
  

Và người Tàu thì sao? .Nhà ngôn ngữ học Nguyễn Cung Thông cho rằng, người Tàu, phương Bắc không có âm MÍT, nếu có chỉ là âm ngoại nhập vào ngôn ngữ của họ mà thôi, bởi Cây Mít không chịu được nhiệt độ lạnh, chính các ..." điều kiện môi trường này loại trừ Trung Quốc là một nguồn của loài mít, do đó không thể nào có cơ sở liên hệ bất cứ hiện tượng ngữ âm nào giữa tiếng Hán/TQ với loài mít! Ngoại trừ tiếng Hán/TQ nhập cảng tiếng nước ngoài vào ngôn ngữ mình " ,Nguyễn Cung Thông. Theo ngu ý, có thể nhà ngôn ngữ học người Tàu tên là Vương Lực, vào năm 1942 có qua Viện Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội làm việc chừng một năm; tại đây ông đã tìm lại cội nguồn tiếng nói của dân tộc ông . Ông cho là người Bắc là nơi còn ghi dấu " ngôn ngữ Tàu từ thời xưa , từ đời Ðường, mà sau này người Tàu Bắc kinh không còn ai dùng nữa" . Việc này cũng tương tự như người Việt chúng ta tìm về ngôn ngữ người MƯỜNG để tìm lại tiếng Việt xưa . Chính từ công trình của Vương Lực mà chúng ta cần giác từ các bài viết về từ nguyên học của các "nhà tự phong mình là nhà từ nguyên học ", bởi họ là "nhà từ nguyên học đường phố " đa phần là các anh Tàu sặc mùi Ðại Hán viết , Nhà Ngôn ngữ Ðông Phương trường lớp Nguyễn Cung Thông tặng cho họ " mỹ danh " này .

III Xét về thuộc tính của âm "ít" trong MÍT

Trong Âm mít , nếu ta để ý đến việc phân âm , cấu tạo từ khi đánh vần . Mờ (M) + ít sắc mít .Trong đó có phần tạo âm là ÍT . Thuộc tính của âm "it" là gì? . Đa phần các từ có cấu tạo "Phụ âm + ít " đều chỉ sự nhỏ nhoi, chật hẹp . Từ sẽ mang ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn. Sự sinh động dãn nở vắng bóng . Bưng bít , vung vít , mít ,khít rịt , tíu tít ( quắn lấy nhau trong không gian hẹp) ,ghịt ,vít đầu xuống vv . Âm "ít " chỉ thuôc tính tiêu cực .

Mít đã để lại trong ngôn ngữ Việt Nam một lời nhắc nhở " buòn phiền " cho toàn dân tộc này. Rằng Bạn hiền " phải lận lưng cho đến lúc chết ,rằng DÂN TỘC NÀY hãy " trưởng thành lên " , để từ này mất hẳn trong ngôn ngữ Việt . Trước 75 tại Miền Nam Việt Nam có từ Mẽo ,từ gọi người Mỹ một cách xách mé ,nay đã mất hẳn , do Người Mỹ không hề xấu xa ,mọi sự bêu rếu đều vô nghĩa . Thế nhưng câu Khẩu ngữ mà mình phải nghe " _Lại một anh MÍT!" . Anh Mít là một anh "annamite " ,Người Việt đã bị người Pháp dè bỉu . Từ Annam đã xấu xa do Tàu đặt cho,sau khi người Việt mình mất nước 1000 năm , nay người Tây thêm âm "íte" vào sau 100 năm đô hộ . Hai lần vong quóc sử!. Lần trước 1000 năm , rước lấy tên AN NAM - mà Tàu đọc trài trại, nghe như là Ố NHÂN , bọn người xấu xa! . Nay đến phiên người Pháp thêm cho nó một suffix là "ITE" nữa .Vậy mà nay đến phiên các nhà ngữ học , các nhà ngôn ngữ học lại làm thinh cho " người ta bêu rếu dân tộc mình bằng cách phân tích từ nguyên đầy chất xỏ lá " .Xin đọc phần sau -Nhà từ nguyên học lừng lấy trong nước ANCHI*.

Với Tây , "Kẻ xâm luợc Tàu - hỗ lốn - gọi chúng tôi là An Nam, các học giả thực dân chỉ thêm một tiếp vĩ từ (suffixe)  "ite".  Theo văn học Pháp thế kỉ XVIII thì "ite" và "iens" là để chỉ những dân tộc lạc hậu, yếu kém, hoặc môt vùng nhỏ, ví d : Les Indiens, les Cambodgienes, les Moscovites;... Sao các ông không gọi chúngtôi là Vietnamais cũng như Francais, Anglais, Japonais;... Bà và ông thấy thế nào?" ,trích lại từ một blogger .

IV - Vài tạp nghĩ

Trong Từ Điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, Từ điển Việt ngữ này được xem như từ điển của người trong nước sau 75 , xếp từ Mít đặc vào nhóm từ thông tục .Thông tục là gì ? tại trang 953

Thông tục là 1- phù hợp với trình độ của quần chúng đông đảo ,quàn chúng dễ hiểu ,dễ tiếp thu .2- Quá thông thường ,tự nhiên ,thuộc từ ngữ chỉ quen dùng trong lớp người gọi là kém văn hóa (kém văn hóaLaiquangnam tô đậm ) . Điều này chỉ rằng đây là từ mà giới " có học thức không dùng " . quả thật ta không thấy nó được dùng trong ngôn ngữ trang trọng, không xuất hiện trong cac văn bản "nghiêm túc " của giới học giả hay trong văn bản của người được gọi là " trí thức " . Thật đáng tiếc.

`Chúng ta thử đọc và nghe các câu thoại dưới đây . Đây là mẫu đối thoại giũa hai người tạm gọi là A và B về sự hiểu biết .

Ví dụ: thứ nhất

1-A : Này B , 2 cộng bới 2 là mấy con ?

B- là năm

A-Đồ ngu ! , đồ "mít đặc *"

2- Ví dụ: thứ hai

1-A: - Này B , ngày nay theo anh chế độ chính trị nào là tốt nhất cho Việt Nam

B- Theo tôi là chế độ độc tài, phong kiến cha truyền con nối. Bởi người lãnh đạo quốc gia cần phải có gien di truyền

A- "mít đặc**! "

3- Ví dụ: thứ ba

1-A: này B , niết bàn ( Nirvana) là gì Bạn hiền.

B- Chuyện này tôi "Mít đặc*** "

Qua ba mấu đối thoaị đó , Chúng tôi lần lượt phân tích lại. Cả ba tình huống đều dùng ký tự tạm ghi là " Mít đặc" .Như Bạn hiền đã thấy , ứng với với ba tình huống khác nhau laiquangnam có ghi với dâu sao * khác nhau

1-Tại Ví dụ thứ nhất, từ " đồ ngu ! ", Mít đặc* có thể thay bằng Đần, ngốc ngếch.Trong trường hợp này khẩu ngữ của Quảng Nam dùng đúng là "mít đẹt ". ĐẸT , ET thay vì ẶC là mít đặc* . Từ này được dùng trong giới người thân trong gia đình trong nhà . Họ nói vói con cháu mình bằng thứ ngôn ngữ của người trưởng thượng, có chút ngậm ngùi, bất lực,cảm thương .

Vậy Mít đẹt là gì? . Mít là loại cây trái ta đã biết . Đẹt là không lớn lên nổi . Thứ này còn gọi là "Dái mít" lớn bằng cở ngón tay cái . Không lớn thêm . Người ta hái và ăn non , nó có vị chát đặc biệt, ăn non còn hơn là để nó tự rụng

2- Tại Ví dụ thứ hai , từ " Mít đặc** " "không thể thay bằng "Đần" , "ngốc ngếch" được bởi đây, là câu hỏi dành cho một người có ăn học tử tế . Nó liên quan đến thể chế quốc gia . Khi mình ở một trình độ nào đó thì câu hỏi này mới được đặt ra . Trong trường hợp này, khẩu ngữ của Quảng Nam là "mắc địt " . Từ mắc địt này được dùng khi người thân trong nhà nghe con cháu mình nói lời khó nghe, rất chướng tai. Người bình thường nào đó ,không quá đần đều cũng cảm thấy chướng tai như họ . Câu khẩu ngữ thường dùng của người Quảng Nam là " Mi nói Tau nghe muốn mắc địt! " . Tại sao lại mắc địt? , bởi khi nghe xong , trong bụng người nghe liền cảm thấy lình bình ,khó tiêu hóa, Họ chỉ mong được địt /tức đánh rấm ( BẮC ) một cái thì cái bụng mình mới nhẹ được . Ngữ cảnh của nó là , người phát ngôn dùng nó ở trạng thái chê bai, đầy chất miệt thị . Lời này được tặng cho viên chức , cho giáo sư tiến sĩ mà nói lời khó nghe , trái với lương tâm và công lý thương tình . Bạn hiền, bạn vào Facebook sẽ gặp hàng ngày các vị này .

Trong ngôn ngữ của người phát ngôn, âm " mắc địt " có chút gì trưởng thượng, đầy chất miệt thị khinh thường . Vậy cái ngu của B trong trường hợp này là cái ngu của một anh có được ăn học , không thể dùng từ ngu ,đần ,ngốc , dại ,khờ thay cho từ "Mít đặc **" được

3-Tại ví dụ thứ ba, từ " Mít đặc " không hàm ý mĩa, bởi ở đây không ai mĩa ai . Tự thân ngừoi phát ngôn nhận mình " không biết hoàn toàn " về điều mà A vừa hỏi . Có thể B biết Niết bàn là gì , nhưng biết một cách mơ hồ , không đủ để A thoải mãn nếu như B chịu khó trả lời cho A. Trong trường hợp này từ " MÍT " lại càng khòng dính dáng gì với định nghĩa mà từ điển Tín Đưc đã ghi. Nó không liên quan gì đến Mít ==> mịt ==> Mật ( Hán ) .Lần này nó liên quan đến một từ từ Phạn ngữ , thuật ngữ Phật giáo .

Bạn hiền cùng laiquangnam đọc lại đoạn này trên Chim Việt Cành Nam năm xưa ,bài do Thầy Minh Chí viết .

" Tôi muốn nói từ mít. Các tăng sĩ Nam Ấn Ðộ, vào đầu kỷ nguyên, khi đạo Phật đại thừa đã hưng khởi, thường hay đi truyền giáo nơi xa, đến đâu họ thường đem hạt giống cây trồng theo, khi họ đến Bắc Việt Nam và Nam Trung Hoa họ có đem theo hạt giống loại cây mà không hiểu sao họ gọi là cây Paramita. Paramita, Hán dịch âm Ba la mật chỉ cho đức hạnh bồ tát, mà bồ tát, như chúng ta biết, là nhân vật tiêu biểu của Phật giáo đại thừa, tức Phật giáo Bắc truyền. Một hình thức Phật giáo rất năng động, sáng tạo, đầy nhiệt tình truyền giáo, hưng khởi vào những thế kỷ đầu công nguyên. Paramita có nghĩa là đức hạnh hoàn thiện. Hán dịch âm đầy đủ là Ba la mật đa. Có thể là các tăng sĩ Ấn Ðộ thời ấy gọi cây đó là Paramita để tự nhắc nhủ mình về hạnh bồ tát chăng, về hạnh nguyện của các vị bồ tát không ngại đường xa gian khổ đi khắp nơi, cùng trời cuối đất để truyền bá giáo lý của Phật đà chăng? Từ đó về sau, người dân miền Nam Trung Quốc cũng theo các tăng sĩ truyền giáo Ấn Ðộ, gọi đó là cây Ba la mật (họ bỏ âm đa, theo thói quen). Còn người Việt ta thì bỏ cả những âm đầu và cuối, chỉ gọi là cây mít (Paramita: giản âm hóa thành cây mít). Cây mít thường trồng nhiều xung quanh chùa, gỗ mít được xem là gỗ thiêng, chỉ dùng làm mõ, làm bàn thờ v.v...

Nhưng tôi xin phép hỏi các nhà ngôn ngữ học có mặt ở đây, vì sao người Việt ta lại có từ mít đặc, để chỉ người dốt, hỏi gì cũng không biết: mít đặc. Phải chăng đây là một trường hợp biến nghĩa, thường gặp trong ngôn ngữ. Một từ ngữ bác học, sau khi đã xâm nhập vào dân gian, thì hay bị biến nghĩa. Cũng như từ thiên binh, chỉ cho binh đội nhà trời của nước Trung Quốc ngày xưa. Vua Trung Quốc gọi là thiên tử, triều đình của vua Trung Quốc gọi là thiên triều, còn binh đội của vua Trung Quốc gọi là thiên binh, là quân đội nhà trời, đáng lẽ người dân Việt Nam phải kính nể, khiếp sợ. Ấy thế mà người dân Việt Nam lại nói: chuyện thiên binh, như một chuyện khôi hài, láo khoác, không có thật, không đáng sợ. Có thể đây là trường hợp cũng giống như từ mít đặcnói trên chăng? Paramita, là hoàn thiện, siêu việt lại dám dùng trong trường hợp mít đặc, để chỉ sự dốt nát không biết gì hết."

Mít lần này là mít trong từ cây mít ==> paramita .Cũng do thói quen tinh gọn , nuốt âm thuòng ngày của người Việt . Như âm BỤT vốn là Buddha , hai âm còn một âm .Gọn nhẹ. Một âm nếu đã đủ thì tại sao lại không dùng một âm cho ngắn ngọn ! . "Mít đặc " ,có âm "mít" là một âm gọn trong từ thuộc từ Phạn ngữ là paramita . Đặc là làm đông cúng lại . Mít đặc từ đó thành hình và tặng độ lớn ,độ dãn cho từ Mít đặc vốn có từ trước trong Khẩu ngữ Quảng Nam. Lần này có nghĩa là , cho dù ông là người, một bậc thức giả, cho dù ông đã thông hiểu sâu về Tánh Không, về dòng Bát nhã Ba la mật đa ,thế nhưng với cái đầu "Mít đặc", ông không chịu xả bỏ "cái đã có trong đầu mình" để đón nhận một minh triết mới hơn, tốt hơn , thì đó là một cái đầu không " ngu"là gì ! . Một cái đầu NGU của một anh dại chữ . Ngu vì ngoan cố và cố chấp. Họ đã lọt vào vùng U minh khác. Hoàng Phong là một tiến sĩ khoa học nay sống tại Pháp đã viết : "vô minh" trong tiếng Phạn gọi là Avidya và tiếng Pa-li là Avijja, nghĩa từ chương của chữ này là sự "thiếu hiểu biết", thế nhưng cũng có thể hiểu đấy là một sự "nhầm lẫn". "Thiếu hiểu biết" không có nghĩa là thiếu sự hiểu biết mang lại từ sự học hỏi từ chương trong sách vở, hay sự thiếu hiểu biết mang tính cách thông thái của một nhà bác học. Vô minh là một cách "nhìn sai" hay "hiểu sai" của bất cứ ai cho dù họ là một người học vấn uyên bác hay một người thất học .

Sự lầm lẫn này có thể từ một hình thức thấp là liên hệ đến những biến cố và sự kiện thường tình trong đời sống cho đến một hình thức cao là liên hệ đến một sự quán thấy lệch lạc, không nhận biết được bản chất đích thật của chính mình và của mọi sự vật, không quán thấy được ảo giác của mọi hiện tượng đang biến động chung quanh mình và những xung năng trong tâm thức mình" . Hoàng Phong

Vậy trong trường hợp này Mít đặc không thể dùng bất cứ từ nào khác ,cho dù tiếng Hán ,tiếng của người Phương Tây * ? có thể thay thế được .

*Quả thật tôi không biết trong thuật ngữ Phương Tây /ANH PHÁP MỸ có từ nào nào tương đường với từ Mít đặc như trường hợp này của Việt ngữ hay không. Nhưng tôi nghĩ rằng tiếng Tàu không hề có một từ có thể thay thế nó. Trong Việt ngữ , cụm Khẩu ngữ hằng ngày là "dại chữ " . Từ dại chữ này được áp đặt cho người biết chữ Hán nhưng không thông về Việt ngữ mà nói chuyện từ nguyên .

"Ai đó" đã giảng Gần ( tiếng Việt ) phát xuất từ âm Cận của Tàu, bởi vì sự biến âm C <=> G trong khoa ngôn ngữ học . Tôi nghĩ không đúng, bởi Gần là một từ cơ bản của người Việt. Nó là từ sinh tồn, bởi ước độ khoảng cách thì GẦN và XA cùng xuất hiện cùng lúc ; Tàu thì Cận Viễn. Cận và Gần có thể có bà con xa gần ,có thể vì từ thuở hồng hoang rất xa xôi ,họ có cùng cội nguồn . Ví dụ dễ hiểu , giả định việc này xảy ra; sau 75 tại miền Nam Việt Nam có hai chiếc thuyền cùng thả ra biển. Họ trôi dạt vào hai hải đảo xa xôi ,không còn liên lạc với nhau được. 10 ngàn năm sau dó ,"Ai đó" khảo sát ngôn ngữ về hai sắc dân này , họ gặp vài âm trùng nhau một cách kỳ lạ, thế nhưng vào lúc này hai sắc dân đã có các thuôc tính hoàn khác nhau . Ta,người Giao châu ,Lạc Việt và Tàu thuộc dòng Nam Việt hay Mân Việt cũng thế . Không thể nói ai đã chịu ảnh huỏng của ai .Một ví dụ khác , "Ai đó" cho rằng Bố trong Bố Cái Đại Vương liên quan đến âm Phụ của Tàu Hán là một liên tưởng TRẬT , do bởi Bố và Phụ là từ cơ bản của dân tộc Việt và Tầu .Bố /Bu là cập từ chỉ song thân của Việt . Phụ Mẫu cũng là từ chỉ song thân của Tàu . Âm có trước , chữ viết có sau, sự nhập nhằng do cách tìm từ nguyên qua ngôn ngữ kiểu như giáo sư Nguyễn Tài Cẩn chỉ đúng với các từ Hán Việt thật sự , nay còn tồn tại trong ngôn ngữ của ta. Lý luận này không đúng lắm với các nhóm từ cơ bân của người Việt .

Kết luân

Vậy từ nguyên của từ Mít Đặc là gì ?

Có hai giả thiết

1-Một là, mít đẹt .Đó là một âm Quảng Nam , chỉ sự Ngu ,Đần do thiểu năng trong một thể trạng không phát triển cho nên, Ngu bẩm sinh ,khó khai hóa

2-Hai là, từ khẩu ngữ Quảng Nam "MẮC ĐỊT" . Do âm thô tục quá , và rõ quá , không thích nghi trong đối thoại trong một xã hội cần lịch sự hơn . Từ mang tính chất miệt thị rõ quá cho nên phải "nói lái" thành MÍT ĐẶC lại cho dễ nghe hơn ,lúc này thì âm và ngũ nghĩa MÍT đã khá rõ ràng . Dần dần theo luật LUẬT DARMESTETER về Ngôn ngữ Sinh hóa mà tăng dần độ " thâm và kỳ ảo " mà nay trên thế giới này không có một từ nào có thể tương đương với nó .

3- Ba là, từ một thuật ngữ Phật giáo về dòng BÁT NHÃ. Từ Paramita ==> âm mít là từ thu gọn của một từ Phạn ngữ gồm 4 âm, gom còn một từ MÍT .Sau đó ,từ Mít được gia cố bằng một hậu tố (suffĩx) - vốn là một tính từ "đặc" . Từ Mít đặc nay có nghĩa KHÔNG BIẾT 100% . Không biết không phải vì dại ,vì ngu ,vì đần mà vì DẠI CHỮ và vì cố chấp . Đây là cái NGU của một anh DẠI CHỮ. Và điều quan trọng cuối cùng nó chả liên quan gì đến Hán ngữ như MẬT hay Độn ,hay Đần gì cả .

Vậy,Ta không thể dùng cách giải Từ Nguyên Học thuộc từ trường phái Ngôn ngữ học lúc ban sơ , đặt trên nguyên lý " Cận âm" ,hoặc do nói đớt , nói ngọng , nói nặng hoặc do khi phát âm các phụ âm gần nhau do vùng bật môi ,vv ...theo giản đồ hình V ngược , mà "Kẻ lưu manh dấu mặt "nhất quán cho rằng ngôn từ Việt là Đứa Con Lai của Tàu. Bọn họ đã dựa trên công trình của giáo sư Nguyễn Tài Cẩn đã dùng khi viêt về mối liên hệ ngôn ngữ Hoa Việt như một công cụ tuyệt đối đúng, bởi cách lý giải đó xuất hiện trong giai đoạn đầu về khoa từ nguyên học . Nay là thế kỷ 21 đã có những lý thuyết khả tín hơn nhiều .

Như vậy cho dù trong kho Việt ngữ xưa kia đã có các từ chỉ sự Ngu là " Ngu ,ngốc ,ngớ ,đần ,khờ ,dại , khạo , thộn, độn , chậm tiêu , con bò , bí rị , đực mặt ,đồ điên,u mê ,cà chớn... ". Thế nhưng từ Mít đặc vẫn là từ có thể thay cho các từ trên mà không sai lệch ngũ cảnh mà không có hiện tượng ngược lại .

SAIGON cuối tháng 9 . 
Lòng đầy nhớ thương .

Laiquangnam


=====o0o0o00===========

Phần chú thích và tham khảo

1-Minh Chi,Bàn về sự hội nhập của Phật giáo vào nền văn hóa Việt Nam

http://chimviet.free.fr/dantochoc/chung/chp0054.htm

2-Tiêu chí nghiên cứu từ nguyên học tiếng việt - Tạp chí khoa học Cần Thơ

https://sj.ctu.edu.vn/ql/docgia/download/baibao-4875/21-tran%20thanh%20ai.pdf

3- http://thuvienhoasen.org/a13717/khai-niem-vo-minh-trong-phat-giao#cmm_item_383698

4-Không phân biệt được các từ gốc Hán đã Việt hoá và các từ "thuần Hán" 

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=4143&rb=06

5-Hội Khai Trí Tiến Đức, Việt-Nam Tự-Điển, Trung-Bắc Tân-Văn, 1931.

6-Từ điển tiếng Việt hay Từ điển Hoàng Phê, NXB DANANG , năm 2003)

7-https://khoahocnet.com/2013/11/25/bui-xuan-dang-vietnam-hay-annamite/

8-https://thongism.wordpress.com/toi-la-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-vi%E1%BB%87t-nam/vietnamais-va-annamite/

9- không quên Vi-WIKIPEDIA và GOOGLE SEARCH .

10 - luật LUẬT DARMESTETER về Ngôn ngữ Sinh hóa

NGÔN NGỮ SINH HÓA , LUẬT DARMESTETER :

......" NGÔN NGỮ SINH HÓA là sự biến nghĩa theo thời đại, theo tác giả, theo vị trí lời văn....."

Định luật Darmesteter : "Ngôn ngữ có sinh hóa như một sinh vật. Nếu một sinh vật trải qua 3 thời kỳ ấu trĩ, trưởng thành, lão suy thì ngôn ngữ cũng có 3 thời kỳ : thô sơ với một vài nghĩa, phong phú với nhiều nghĩa tế nhị và cuối cùng mất hẳn nghĩa sâu xa chính yếu." trích nguồn từ Giáo sư Thạch Trung Giả

II - Phần đọc thêm

Mít đặc là gì ? .Do nhà TỪ NGUYÊN HỌC AN CHI viết

Khi bạn gỏ GOOGLE SEARCH "Anchi, ông là ai?"

Bạn sẽ gặp các bài viết ngợi ca này ,

http://nhavantphcm.com.vn/chan-dung-phong-van/an-chi-lam-rung-dong-nen-hoc-thuat.html

2- AN CHI - NHÀ NGHIÊN CỨU - Thư viện 
http://nhavantphcm.com.vn/an-chi-nha-nghien-cuu-thu-vien.html

3- Học giả An Chi 82 năm vẫn... rong chơi 
http://thanhnien.vn/van-hoa/hoc-gia-an-chi-82-nam-van-rong-choi-753033.html

Tuy nhiên với các bạn đã là bạn đọc của Chim Việt Cành Nam hay www.art2all.net thì không mấy xa lạ với nhà Từ nguyên học này, Các Bạn tôi, nếu đã chưa đọc thì nay xin đọc

1-Laiquangnam , tai sao goi Họ la người Tàu 
www.art2all.net/tho/laiquangnam/lqn_taisaogoiholanguoitau.htm

2- bạn gõ " Đêm đêm Hàn Thực,ngày ngày Nguyên Tiêu,( Kiều,942 )"

3-hay khi bạn gỏ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan mới đây.

Từ bài đọc thêm này bạn sẽ hiểu tại sao nhà ngôn ngữ học trường lớp NGUYỄN CUNG THÔNG tặng cho Anchi nick name "nhà Từ Nguyên Học đường phố " .

--o0o0o—

Trong tạp chí Kiến Thức Ngày Nay, số 580 trang 47, mục Truyện Đông Truỵện Tây, ANCHI, nhà từ nguyên học lừng lấy trong nước hiện nay đã trả lời câu hỏi của một bạn đọc như sau, laiquangnam sao lục

20171013

 Nguồn: Chim Việt Cành Nam

Thông tin truy cập

63688546
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
8838
23426
63688546

Thành viên trực tuyến

Đang có 899 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website