Đó là tiêu đề của hội thảo và triển lãm về nhà nhân chủng học Claude Lévi-Strauss được tổ chức ngày 11/5 tại Trung tâm Văn hóa Pháp, Hà Nội. Hội thảo có sự góp mặt của ba diễn giả là dịch giả Phạm Anh Tuấn, dịch giả Nguyễn Trí Dũng và tiến sĩ Đinh Trần Phương.
Tiến sĩ Đinh Trần Phương (trái) và Dịch giả Nguyễn Trí Dũng (phải)
Theo nhận định của dịch giả Phạm Anh Tuấn, Claude Lévi-Strauss là người: “Suốt cả cuộc đời ông chỉ đi tìm cái gì là cái phổ quát, cái gì là cái đặc thù của dân tộc”. Và đó chỉ là một trong nhiều tư tưởng của Claude Lévi-Strauss về lĩnh vực xã hội nhân văn được nhắc tới tại hội thảo.
Bên cạnh đó là các tác phẩm: Tristes Tropiques (tựa Việt: Nhiệt đới buồn), L'Homme nu (tạm dịch: Người khỏa thân), Le Totemisme aujourdhui (tạm dịch: Tư tưởng Totem ngày hôm nay),... làm nổi bật tư tưởng “xóa bỏ khái niệm người nguyên thủy mà chỉ có tư duy nguyên thủy” và xóa bỏ “cái vực thẳm giữa “người văn minh” và “người hoang dã”. Đây là những tác phẩm tiêu biểu làm nổi bật tư tưởng văn học mang đậm chất phương Đông của ông.
Về phần giải mã các mô-tip văn học và nghệ thuật dân gian phương Đông, nhiều lý giải gần gũi, trực quan với khán giả qua những hình ảnh văn hóa Nhật Bản – một trong số nhiều chủ đề của Claude Lévi-Strauss để làm sáng tỏ tư tưởng của bản thân ông. Bắt đầu về dòng tranh Phù Thế đối lập với các dòng tranh khác của phương Tây hay dòng Gốm Jōmon, cash tìm kiếm vẻ đẹp từ những điều nhỏ nhặt,…
Dù ở một thái cực khác so với phương Tây, nhưng dưới phương pháp luận cấu trúc và phương pháp phân tích huyền thoại của Claude Lévi-Strauss, tất cả các dân tộc đều giống nhau: “Các câu truyện huyền thoại ở khắp mọi nơi trên thế giới có điều gì, ở Nhật cũng có những huyền thoại đó”; hay “Huyền thoại đối với Claude Lévi-Strauss như một bản nhạc, mỗi một nền văn hóa đề có bản nhạc riêng nhưng đó cũng là mỗi phần để ghép lại bản nhạc chung của thế giới” – Dịch giả Nguyễn Trí Dũng phân tích.
Qua các chia sẻ, ta có thể thấy rằng, Claude Lévi-Strauss có mối quan tâm đặc biệt đến văn hóa phương Đông, đặc biệt qua các nghiên cứu về góc nhìn, tổng quan tư tưởng của ông qua các mô-tip nghệ thuật giữa phương Tây và Nhật Bản. Đúng như dịch giả Nguyễn Trí Dũng nhận xét: “Chủ đề Hội sách Châu Âu năm nay là Di sản, tôi nghĩ rằng tư tưởng của Claude Lévi-Strauss là một di sản lớn đối với mảnh xã hội nhân văn của toàn nhân loại”.
Ngoài những chia sẻ tại tọa đàm, triển lãm mini trưng bày những tác phẩm nghệ thuật của phương Tây với Nhật Bản giúp khán giả có cái nhìn tổng quan hơn đối với những chia sẻ của ba diễn giả về Claude Lévi-Strauss.
Bên cạnh đó là các tác phẩm: Tristes Tropiques (tựa Việt: Nhiệt đới buồn), L'Homme nu (tạm dịch: Người khỏa thân), Le Totemisme aujourdhui (tạm dịch: Tư tưởng Totem ngày hôm nay),... làm nổi bật tư tưởng “xóa bỏ khái niệm người nguyên thủy mà chỉ có tư duy nguyên thủy” và xóa bỏ “cái vực thẳm giữa “người văn minh” và “người hoang dã”. Đây là những tác phẩm tiêu biểu làm nổi bật tư tưởng văn học mang đậm chất phương Đông của ông.
Về phần giải mã các mô-tip văn học và nghệ thuật dân gian phương Đông, nhiều lý giải gần gũi, trực quan với khán giả qua những hình ảnh văn hóa Nhật Bản – một trong số nhiều chủ đề của Claude Lévi-Strauss để làm sáng tỏ tư tưởng của bản thân ông. Bắt đầu về dòng tranh Phù Thế đối lập với các dòng tranh khác của phương Tây hay dòng Gốm Jōmon, cash tìm kiếm vẻ đẹp từ những điều nhỏ nhặt,…
Các tác phẩm thần thoại của người Nhật Bản trong triển lãm
Dù ở một thái cực khác so với phương Tây, nhưng dưới phương pháp luận cấu trúc và phương pháp phân tích huyền thoại của Claude Lévi-Strauss, tất cả các dân tộc đều giống nhau: “Các câu truyện huyền thoại ở khắp mọi nơi trên thế giới có điều gì, ở Nhật cũng có những huyền thoại đó”; hay “Huyền thoại đối với Claude Lévi-Strauss như một bản nhạc, mỗi một nền văn hóa đề có bản nhạc riêng nhưng đó cũng là mỗi phần để ghép lại bản nhạc chung của thế giới” – Dịch giả Nguyễn Trí Dũng phân tích.
Qua các chia sẻ, ta có thể thấy rằng, Claude Lévi-Strauss có mối quan tâm đặc biệt đến văn hóa phương Đông, đặc biệt qua các nghiên cứu về góc nhìn, tổng quan tư tưởng của ông qua các mô-tip nghệ thuật giữa phương Tây và Nhật Bản. Đúng như dịch giả Nguyễn Trí Dũng nhận xét: “Chủ đề Hội sách Châu Âu năm nay là Di sản, tôi nghĩ rằng tư tưởng của Claude Lévi-Strauss là một di sản lớn đối với mảnh xã hội nhân văn của toàn nhân loại”.
Ngoài những chia sẻ tại tọa đàm, triển lãm mini trưng bày những tác phẩm nghệ thuật của phương Tây với Nhật Bản giúp khán giả có cái nhìn tổng quan hơn đối với những chia sẻ của ba diễn giả về Claude Lévi-Strauss.
Nguồn: Văn nghệ quân đội Online, ngày 13.5.2018.