CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN TÀI NĂNG GIAI ĐOẠN 2013-2017
Chương trình bao gồm:
- Khối giáo dục đại cương (khối môn học cơ bản): 46 TC (giống hệ đại trà), trong đó:
- Bắt buộc: 38 TC
- Tự chọn: 8 TC
- Khối giáo dục chuyên nghiệp (khối môn học cơ sở và chuyên ngành): 82 TC (giống hệ đại trà)
- 3. Các môn học tài năng (23 TC): gồm 19 TC cố định và 4 tín chỉ thay đổi tuỳ điều kiện từng năm. Đây là những môn học cơ bản, có tính phương pháp luận, liên ngành do các GV có khả năng chuyên môn cao và có kinh nghiệm đảm trách, hiện đại hóa tri thức và phương pháp giảng dạy làm thành các môn học CNTN. Các môn này có thể thay thế 16 TC tự chọn các môn học tương đương trong khối giáo dục chuyên nghiệp của chương trình đại trà.
- 4.Các môn học bổ trợ: 6 TC
- Hướng dẫn chuyên môn (năm 2, 3) : 4 TC
- Thực tập nghiên cứu (năm 3) : 2 TC
- Ngoại ngữ
Các sinh viên hệ tài năng bắt buộc học một trong 3 môn ngoại ngữ chuyên ngành sau đây (là môn tự chọn của chương trình đại trà):
- Tiếng Anh chuyên ngành Văn học (4TC, dành cho sinh viên ngành Văn học)
- Tiếng Anh chuyên ngành Ngôn ngữ (4TC, dành cho sinh viên ngành Ngôn ngữ)
- Tiếng Hoa đàm thoại nâng cao (3TC, dành cho sinh viên ngành Hán Nôm)
Ngoài ra, sinh viên hệ tài năng được đào tạo theo chương trình ngoại ngữ dành cho CNTN của Trường: tiếng Anh trình độ VNU-EPT cấp độ 10, chứng chỉ VNU-EPT 330 (tương đương TOEIC 550), hay các chứng chỉ tương đương khác. SV chuyên ngành Hán Nôm có thể chọn tiếng Hoa với trình độ tương đương.
- 6.Ngoại khóa
- Nghe nói chuyện chuyên đề (với các chuyên gia và nhà văn, thực tập phê bình điện ảnh, sân khấu): khoảng 3 buổi/ học kỳ
- Sinh hoạt học thuật: Tham gia hội nghị khoa học sinh viên; Tham dự các sinh hoạt học thuật của Khoa: Hội nghị khoa học trẻ, các hội nghị khoa học của GV do Khoa tổ chức hoặc liên kết tổ chức
- Công tác xã hội: Thăm và tham gia làm sách cho học sinh khiếm thị; Giúp đỡ, vui chơi, kể chuyện cho trẻ em mồ côi, bị nhiễm HIV…
- 7.Khóa luận tốt nghiệp: 10 TC
Danh sách các môn học và môn bổ trợ hệ CNTN
TT | MÔN HỌC CNTN | TC | GIẢNG VIÊN | Học kỳ | THAY CHO MÔN |
1 | TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HỌC CỔ ĐIỂN VIỆT NAM | 4 | Năm nhất/ HK2 | Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo (4 TC) | |
Tư tưởng Lão Trang và văn học cổ điển Việt Nam | 20 tiết | PGS. Lê Giang (Trưởng môn) | |||
Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam | 20 tiết | PGS. Nguyễn Công Lý | |||
Nho giáo và văn học cổ điển Việt Nam | 20 tiết | TS. Lê Quang Trường | |||
2 | MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ HỌC HIỆN ĐẠI | 4 | Năm hai/ HK1 | Thay cho 4 tín chỉ trong hướng nghiên cứu và giảng dạy | |
Tu từ học và phân tích ngôn ngữ văn chương | TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh (TM) | ||||
Ngôn ngữ học tri nhận | PGS. Nguyễn Công Đức | ||||
Ẩn dụ và hoán dụ trong ngôn ngữ văn chương | TS. Nguyễn Hữu Chương | ||||
Hiển ngôn và hàm ngôn trong văn chương | TS. Huỳnh Bá Lân | ||||
3 | MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI | 2 | Năm hai/ HK2 | Thay cho 2 tín chỉ trong hướng nghiên cứu và giảng dạy | |
Hệ thống và chức năng của Lý luận văn học. | GS. Huỳnh Như Phương (TM) | ||||
Những hướng tiếp cận mới của phê bình văn học Phương Tây hiện đại. | PGS. Nguyễn Thị Thanh Xuân | ||||
4 | MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC VIỆT NAM | 2 | Năm hai/ HK2 | Thay cho 2 tín chỉ trong hướng nghiên cứu và giảng dạy | |
Văn học quốc ngữ Nam bộ cuối TKXIX-đầu TKXX | PGS. Võ Văn Nhơn (TM) | ||||
Một số công trình tiêu biểu về nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam | PGS. Chu Xuân Diên | ||||
5 | MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KỊCH VÀ ĐIỆN ẢNH HIỆN ĐẠI | 2 | Năm hai/ HK2 | Thay cho 2 tín chỉ trong hướng nghiên cứu và giảng dạy | |
Văn học Nga qua các tác phẩm điện ảnh | PGS. Trần Thị Phương Phương (TM) | ||||
Một số vấn đề kịch hiện đại phương Tây | PGS. Trần Thị Thuận | ||||
6 | NIÊN LUẬN CNTN (năm 2) | 2 | Năm hai/ HK2 | Thay cho niên luận 1 chính quy (năm 3) | |
7 | MỘT SỐ VẤN ĐỀ VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY VÀ NGA HIỆN ĐẠI | 3 | Năm ba/ HK1 | Thay cho 3 tín chỉ trong hướng nghiên cứu và giảng dạy | |
Quá trình hiện đại hóa của văn học phương Tây | PGS. Nguyễn Hữu Hiếu (TM) | ||||
Các trào lưu văn học phương Tây TK.XX | Phan Nhật Chiêu | ||||
Thi pháp học của Bakhtin và Todorov | PGS. Đào Ngọc Chương | ||||
8 | NIÊN LUẬN CNTN (năm 3) | 2 | Năm ba/ HK1+2 | Thay cho niên luận 2 chính quy (năm 4) | |
9 | VĂN HỌC TRUNG QUỐC – NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU | 2 | Năm ba/ HK2 | Thay cho 2 tín chỉ trong hướng nghiên cứu và giảng dạy | |
Giá trị văn học của Kinh thi | TS. Nguyễn Ngọc Quận | ||||
Văn học Trung Quốc đương đại | TS. Trần Lê Hoa Tranh (TM) | ||||
10 | THỰC TẬP NGHIÊN CỨU | 2 | Năm ba/ HK2 | ||
TỔNG CỘNG | 25 |
Các môn học dự trữ: tuỳ điều kiện từng năm sẽ chọn ra 4 tín chỉ trong số các môn học sau
TT | TÊN MÔN HỌC | SỐ TC | GIẢNG VIÊN | Học kỳ | THAY THẾ CHO MÔN HỌC CQ | GHI CHÚ | |
1 | Chữ Hán qua thơ văn cổ điển Trung Quốc và Việt Nam | 2 | Nguyễn Văn Hoài (TM) & Nguyễn Đông Triều | Năm hai/ HK1 | Thay cho 2 tín chỉ trong hướng nghiên cứu và giảng dạy | ||
2 | Tự sự học và tiểu thuyết VN hiện đại | 1 | TS. Phan Mạnh Hùng | ||||
3 | Motif trong nghiên cứu truyện kể dân gian | 1 | TS. La Mai Thi Gia | ||||
4 | Ngôn ngữ học xã hội | 1 | TS. Đinh Lư Giang | Ngôn ngữ học xã hội | Học một phần bằng t.Anh | ||
5 | Danh học: nhân danh và địa danh | 1 | PGS.TS Lê Trung Hoa | Danh học: nhân danh và địa danh | Học một phần bằng t.Anh | ||
6 | Những khuynh hướng chính trong thơ Việt Nam đương đại | 1 | PGS.TS. Lê Tiến Dũng | ||||
7 | Thi pháp văn học cổ điển Ấn Độ | 1 | PGS.TS Phan Thu Hiền | ||||
8 | Ký hiệu học và phân tích tác phẩm văn học | 1 | GS.TS Nguyễn Đức Dân | ||||
9 | Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số | 1 | PGS.TS Nguyễn Văn Huệ | ||||
10 | Ngôn ngữ các dân tộc Đông Nam Á | 1 | PGS.TS.Lê Khắc Cường | ||||
11 | Tiếp biến văn hóa Trung Quốc ở Việt Nam thời trung đại | 1 | TS. Nguyễn Văn Hiệu | ||||
12 | Tống từ | 1 | TS. Nguyễn Đình Phức | ||||
13 | Văn hóa Trung Hoa ở Nam Bộ Việt Nam | 1 | TS. Nguyễn Ngọc Thơ | ||||
14 | Âm vận học chữ Hán | 1 | TS. Hồ Minh Quang |
Lưu ý: Danh sách môn học nói trên không liệt kê các môn ngoại ngữ chuyên ngành, vì đó là những môn tự chọn của hệ đại trà, không sử dụng kinh phí CNTN.