Giáo trình sáng tác truyện ngắn

 

 

Hoạt động dạy - học của Khoa Viết văn - Báo chí được kế thừa và phát triển trên cơ sở kinh nghiệm và thành tựu của Trường Viết văn Nguyễn Du (1979-2004). Ngày đang còn là trường, các thầy cô giảng dạy ở đó đã biên soạn một số Giáo trình hoặc những tư liệu tham khảo. Tuy nhiên, số lượng những sách này đang còn rất khiêm tốn, đếm trên đầu ngón tay. Đặc biệt, là một trường dạy nghề viết văn, nhưng chưa có một Giáo trình nào được biên soạn để dạy cách sinh viên viết một tác phẩm văn học theo những thể loại nhất định. Các sinh viên ở đây đã từng được thụ giáo khá nhiều những nhà văn tên tuổi, và họ đã được học những điều mà không một giáo trình nào có thể có được. Nhưng do những người đứng lớp toàn là các nhà văn, nên họ chủ yếu truyền đạt kinh nghiệm là chính, vì thế mỗi người dạy theo những cách khác nhau. Các sinh viên không có một bài giảng  hoặc giáo trình khả dĩ để dựa vào đó mà nghiên cứu và thực hành. Trong khi đó, chương trình Đại học yêu cầu bắt buộc người dạy, người học phải có giáo trình làm căn bản.

          Trong một tình hình như vậy, đứng trước yêu cầu bắt buộc của quy chế đào tạo, do nhu cầu của sinh viên, khoa Viết văn-Báo chí mạnh dạn đứng ra tổ chức viết các tập bài giảng/giáo trình. Với phương châm không cầu toàn, chủ trương của Khoa là cần sớm có tài liệu để các thầy/cô, các nhà văn dựa vào đó mà chia sẻ, phát huy những sở trường của mình trong việc tổ chức bài giảng, còn sinh viên cũng có tài liệu để suy nghĩ, trao đổi, phát huy sáng tạo.

          Giáo trình viết văn có điểm khác so với giáo trình các bộ môn khoa học là: 1, Giáo trình viết văn ở Việt Nam chưa có tiền lệ, trong khi đó các bộ môn khoa học khác đã có truyền thống từ lâu đời; 2, Giáo trình viết văn rất khó trình bày kiến thức như một logic lý tính, mà có sự tham gia khá nhiều những trực giác và kinh nghiệm cảm tính. Đây là điểm có tính đặc thù, để người sử dụng lấy đó làm xuất phát điểm. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi dựa vào nhiều nguồn tài liệu về kinh nghiệm viết văn của các nhà văn lớp đi trước ở trong/ ngoài nước, và tiến hành phỏng vấn, trao đổi với  một số nhà văn hiện nay để sự tham cứu được đa dạng, rộng rãi hơn.

Nhân đây, tôi xin bày tỏ niềm biết ơn chân thành của Khoa Viết văn -Báo chí (trước kia là Trường Viết văn Nguyễn Du) đối với rất nhiều các nhà văn, nhà thơ, nhà NCPB, các nhà trí thức thuộc các thế hệ khác nhau trực tiếp góp phần đào luyện những cây bút đã và đang tu nghiệp từ mái trường này.

Bộ Giáo trình viết văn bao gồm các tập liên quan tới từng thể loại văn học. Dự kiến ngay sau Giáo trình Sáng tác truyện ngắn này hoàn thành, chúng tôi sẽ bắt tay tổ chức biên soạn Giáo trình sáng tác thơ, Giáo trình sáng tác tiểu thuyết, Giáo trình sáng tác Kịch, Giáo trình sáng tác Ký, Giáo trình viết Phê bình văn học.

Do lần đầu tiên biên soạn loại giáo trình viết văn, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các quý vị gần xa góp ý giúp để chúng tôi sửa chữa, nâng cấp cho những lần tái bản sau. Xin trân trọng cảm ơn!

 

                                                                   Hà Nội chớm Đông, 2013

                                                                                                                                                                               

 

 

MỤC LỤC

            Trang

Lời nói đầu............................................................................................ 3

Chương 1. Khái quát về thể loại truyện ngắn....................................... 5

I.  Truyện ngắn là gì? …….................................................................... 5                                               

II. Các mô hình cơ bản của truyện ngắn ............................................. 14 

Câu hỏi ôn tập .................................................................................... 21                    

Chương 2. Quy trình và cách viết truyện ngắn .................................. 22                 

I.  Phát hiện và xây dựng tình huống  ................................................. 23                                  

II. Tổ chức điểm nhìn và ngôi kể ......................................................... 27                                 

III. Lựa chọn bút pháp và giọng điệu .................................................. 33                             

IV. Tổ chức kết cấu và chi tiết nghệ thuật  .......................................... 40                              

V. Xây dựng nhân vật  ....................................................................... 50                              

VI. Ngôn từ nghệ thuật   ..................................................................... 60                              

VII. Tạo dựng không khí truyện ......................................................... 67                             

VIII. Những phẩm chất chung của truyện ngắn .................................. 73

 Câu hỏi ôn tập.................................................................................... 79               

Chương 3. Tổ chức thực hành sáng tạo truyện ngắn......................... 81                               

I. Công việc chuẩn bị .......................................................................... 81                                                

II. Viết và sửa chữa bản thảo  ............................................................. 88

 Câu hỏi ôn tập.................................................................................... 99     

Tài liệu học tập  …………………………………………………………100                                

Phụ lục ............................................................................................. 101                                                                                

. Lược sử truyện ngắn (William Boyd)............................................... 101                                 

. Với truyện ngắn hiện đại, cấu trúc là quan trọng nhất ( Charles Waugh) 106

. Kinh nghiệm viết truyện ngắn (Raymond Caver) ........................... 111

. Vài ý nghĩ về truyện ngắn (Bình nguyên Lộc)................................. 116                     

. Truyện rất ngắn - ấn tượng dài (Hoàng Tùng) ................................ 123 

. Tôi trao cho câu chuyện tất cả không gian mà nó cần (Lisa Dickler Awano)……………………………………………………………       133

 

Thông tin truy cập

63659753
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
3471
17595
63659753

Thành viên trực tuyến

Đang có 791 khách và không thành viên đang online

Danh mục website