Characteristics of modernization process of Vietnamese society and literature in the bakground of Eastern Asia in the end of the 19th century – beginning of the 20th century

Prof. Tran Thanh Dam

(HCMC-USSH)

 

ABSTRACT

 

Facing the expansion and invasion of the imperialism and colonialism from the West into the East, the countries of East Asian region, such as China, Japan, Korea and Vietnam, with the feudal system of society and the agricultural economics were forced to be transformed into the industrial capitalist society. In those countries, the  modernization at the first period was called as the same name “DUY TAN”, that means innovation (or renovation, or modernisation). The need and the seeds of the modernization movement appeared in all region, however the development was various. The countries were located in the different places with the different geographical conditions, each of them had their own historical traditions and had their own way of contacting the West, so that the process of modernization of each had the rate and formation of their own, not only at the beginning but also in the later periods, leading to the differences in the present day, beside the similarities between them. Either the similarities and the differences were favourable to exchange relation, cooporation and co-development between the countries of East Asian region.

My paper will not be a comparative study of modernization process in the whole East Asian region. I would like only to give some notes on the Vietnamese specific characteristics of modernisation in the historical, social, cultural and literary aspects for exchanging opinion with the Vietnamese and international scholars.

 

 

ĐẶC ĐIỂM CỦA TIẾN TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA

XÃ HỘI, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

TRONG BỐI CẢNH ĐÔNG Á CUỐI THẾ KỶ XIX- THẾ KỶ XX

 

 

Trước sự bành trướng và xâm nhập của chủ nghĩa tư bản dưới dạng chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân Tây Phương vào Đông Phương, khu vực Đông Á với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam nói chung vốn còn trong giai đoạn kinh tế nông nghiệp và chế độ phong kiến đã chịu một sức ép và tác động lớn phải thay đổi sang thời kỳ văn minh công nghiệp- khoa học kỹ thuật. Ở các nước nói trên, công cuộc hiện đại hóa lúc ban đầu có chung một tên gọi là DUY TÂN- tức đổi mới hay cận đại hóa, hiện đại hóa (modernisation). Phong trào duy tân này đều có nhu cầu, xu thế và mầm mống ở các nước Đông Á nói trên, song do hoàn cảnh của mỗi nước, sự phát triển không đồng đều. Mỗi nước có vị trí địa lý, truyền thống lịch sử và cách thức tiếp xúc với phương Tây khác nhau nên tiến trình hiện đại hóa tuy có những nét tương đồng và tương quan song lại có những đặc điểm khác nhau, đưa đến nhịp độ và hình thái hiện đại hóa khác nhau, không chỉ ở khởi điểm mà ở các giai đoạn về sau, cho đến sự khác nhau hiện nay. Sang thế kỷ XX, Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam rõ ràng đều đã và đang hiện đại hóa song rõ ràng mỗi nước một khác, tuy vẫn có những điểm tương đồng và tương quan. Sự vừa giống nhau vừa khác nhau đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu, hợp tác, hội nhập lấy nhau trong phạm vi khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Châu Á- Thái Bình Dương và toàn cầu.

Tác giả không đủ kiến thức để tiến hành một nghiên cứu so sánh giữa các nước nói trên, chỉ xin nêu một số nhận xét về đặc điểm của Việt Nam trong tiến trình hiện đại hóa từ cuối thế kỷ XIX sang thế kỷ XX và đến nay về các mặt lịch sử, xã hội, văn hóa và văn học để trao đổi với các học giả trong nước và học giả quốc tế.

 

 

PGS. Trần Thanh Đạm         

Trường Đại học KHXH và Nhân văn TP.HCM

Thông tin truy cập

63539702
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
10961
25711
63539702

Thành viên trực tuyến

Đang có 247 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website