Những hạt giống tâm hồn

 

Gần 200 nhà văn, nhà thơ, nghiên cứu phê bình, biên kịch, đạo diễn… của những thế hệ sinh viên khoa Văn học và ngôn ngữ (tiền thân là khoa Ngữ văn, sau đó là Ngữ văn - Báo chí) hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, như những “hạt giống tâm hồn” làm rạng danh tên tuổi Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn…

 Các nhà thơ Lê Minh Quốc, Trương Nam Hương, Phan Hoàng (ngồi, hàng đầu) vui mừng gặp lại thầy giáo cũ - Ảnh: Quỳnh Trân Các nhà thơ Lê Minh Quốc, Trương Nam Hương, Phan Hoàng (ngồi, hàng đầu) vui mừng
gặp lại thầy giáo cũ - Ảnh: Quỳnh Trân
Từ “vườn ươm” ban đầu

Ra trường gần 30 năm nhưng nhà thơ Trương Nam Hương, Ủy viên Hội đồng thơ (Hội Nhà văn VN), vẫn nhớ như in thời gian theo học tại khoa. Anh cho biết đó là những năm tháng không thể nào quên, hầu như các tác phẩm đoạt giải thưởng cao nhất trong sự nghiệp cầm bút của anh đều “thai nghén” ở đây, như: Khúc hát người xa xứ, Cỏ tuổi 20
 
 
Hội khoa 40 năm

Ngày hội khoa Ngữ văn/Ngữ văn và báo chí/ Văn học và ngôn ngữ sẽ diễn ra lúc 8 giờ sáng chủ nhật ngày 12.4 tại Hội trường D, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM (10 - 12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1). Hội khoa có gian triển lãm các tác phẩm của cựu sinh viên bao gồm: sách, truyện, thơ, băng đĩa. Các bạn có thể gửi theo đường bưu điện về khoa Văn học và ngôn ngữ hoặc gửi tại Văn phòng khoa. BTC mong được đón tiếp các bạn sinh viên về dự ngày Hội khoa 40 năm.
 
Trương Nam Hương cũng là nhà thơ trẻ đầu tiên của trường được vinh dự kết nạp vào Hội Nhà văn VN, có tác phẩm in trong sách giáo khoa. “Sinh hoạt của CLB Văn học lúc ấy rất sôi nổi, chúng tôi xem thơ văn… thiêng liêng lắm. Chúng tôi gồm Lê Minh Quốc, Kiều Kim Loan, Lê Đại Anh Kiệt, Ngô Thu An… tự tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề để học hỏi lẫn nhau.

Ai có sáng tác mới đều mang tới khoe, rồi mổ xẻ phê bình, sau đó gửi đăng ở các tờ báo chủ lực, nơi có biên tập viên khắt khe: Văn nghệ T.Ư, Văn nghệ TP.HCM, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Sài Gòn Giải Phóng để… thử lửa”, Trương Nam Hương kể. Khi tác phẩm đã xuất hiện trên các “thương hiệu” này thì mặc nhiên tên tuổi tác giả được khẳng định, chưa kể nhuận bút lúc đó khá hoành tráng, đủ để trang trải cuộc sống hằng ngày.

Khác với Trương Nam Hương thi thẳng vào ĐH, nhà thơ Lê Minh Quốc “lận đận” hơn. Anh xuất thân từ bộ đội Campuchia về rồi mới đi học. Mặc dù lúc ở lính cũng có thử “múa bút” nhưng phải vào khoa Văn, anh mới “phát lộ” tài năng bằng giải nhất đầu tiên với chùm thơ Hát với đất, viết về thanh niên xung phong. “Thời đó, ngoài giờ lên lớp, chúng tôi vùi đầu vào thư viện và… sách.

Tìm hiểu mọi luồng văn hóa và các khuynh hướng thơ ca để sáng tác. Nhiều hoạt động ngoại khóa, giao lưu với người nổi tiếng như Sơn Nam, Diệp Minh Tuyền, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng… đã giúp những sinh viên yêu văn chương có điều kiện tiếp cận kinh nghiệm sáng tác. Từ đó cảm nhận được nỗi vất vả của văn chương và dấn thân theo nghề” - Lê Minh Quốc bộc bạch.

Ở Khoa Văn học và ngôn ngữ, không chỉ có học trò giỏi viết lách, nhiều giảng viên cũng tham gia lĩnh vực sáng tác: Hữu Ái, Lê Thị Thanh Tâm, Song May, Nhật Chiêu, Huỳnh Như Phương, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Đào Ngọc Chương, Lê Thụy Tường Vy, Đào Thị Diễm Trang, Đào Lê Na… Có lẽ do nghề dạy văn, nghiên cứu văn chương và sáng tác cũng khá gần nhau nên giữa thầy cô và trò luôn có sự gắn kết.

Phải tiếp tục “truyền lửa”

Nhà thơ Phan Hoàng, Chủ nhiệm Văn phòng miền nam Báo Văn Nghệ, luôn trăn trở trước việc “xao nhãng” trong sáng tác của một số sinh viên Văn khoa hiện nay. Anh tâm sự: “Thời đại học là quãng đời đẹp và sung sức nhất.
 Một số tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ là cựu sinh viên của khoa Một số tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ là cựu sinh viên của khoa
Khi ấy, tôi và các bạn dù khó khăn đến mấy nhưng hằng tuần vẫn phải duy trì bản tin văn học. Nhờ vậy, anh em có đất viết, thể hiện mình và tạo dựng được tên tuổi, sau này nhiều người trở thành những nhà báo giỏi”. Các nhà thơ Lê Minh Quốc, Trương Nam Hương, Lê Thị Nam Bình… thì mong ước có nhiều dịp được mời dạy thỉnh giảng, giao lưu, nói chuyện nghiệp vụ để “truyền lửa” đam mê văn chương cho sinh viên.

Nhà báo Cẩm Lệ, Trưởng ban Văn hóa nghệ thuật Báo Phụ Nữ TP.HCM, dù hằng ngày bận rộn công việc nhưng vẫn dành nhiều thời gian để hướng dẫn sinh viên của khoa đến thực tập. Chị tâm sự: “Văn học là nhân học. Được xuất thân từ khoa Văn là một lợi thế rất lớn khi làm báo và nghệ thuật vì các bạn sẽ nhạy bén khi nhìn nhận đối tượng và sự kiện cần phản ánh.Chưa kể bây giờ phương tiện truyền thông mỗi ngày một hiện đại, sinh viên khoa Văn có đủ điều kiện và môi trường để phát huy được hết sở trường của mình. Quan trọng nhất là phải nuôi và giữ được “ngọn lửa” với nghề thì ở lĩnh vực văn chương hay báo chí đều dễ đến thành công. Tôi và đồng nghiệp vẫn luôn sẵn lòng đón nhận và “chăm sóc” những hạt mầm mới của khoa đang vươn lên, muốn khẳng định mình”.

PGS-TS Đoàn Lê Giang, Trưởng khoa Văn học và ngôn ngữ, cho hay hiện CLB thơ văn vẫn xuất hiện đều đặn, cùng với chuyên mục nội san trường, website của khoa cũng dành phần lớn nội dung cho mảng sáng tác. Sinh viên thường xuyên tham gia ngày hội thơ hằng năm, giao lưu liên kết với Hội Nhà văn VN, Hội Nhà văn các tỉnh, thành và mở trại sáng tác văn học. Ngày hội khoa sắp tới cũng sẽ là dịp thế hệ đi trước kết nối với các thế hệ sau để sinh viên có điều kiện phát huy tài năng.

1975 - 2015, tròn 40 năm dấu ấn thế hệ các sinh viên khoa Văn học và ngôn ngữ, những “hạt giống tâm hồn” đã trở thành niềm tự hào cho thương hiệu Trường ĐH Tổng hợp trước đây và Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM hôm nay.

Từ “chiếc nôi” của khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tổng hợp TP.HCM (nay là khoa Văn học và ngôn ngữ - Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM), 40 năm qua còn xuất hiện những tên tuổi rất đáng tự hào: Thơ có Thái Thăng Long, Hà Thiên Sơn, Nam Bình, Lệ Bình, Trần Quê Hương, Nguyễn Bính Hồng Cầu, Ngô Trọng Bình, Lê Thanh My, Bùi Nguyễn Trường Kiên, Thu Loan, Hà Thạch Hãn, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Ngô Liêm Khoan, Trương Gia Hòa, Lê Thị Thanh Tâm, La Mai Thi Gia, Trần Lê Sơn Ý, Hà Văn Bảy, Song May, Ngô Thị Hạnh, Nguyệt Phạm, Phương Lan, Yến Linh, Tú Trinh, Thục Linh, Nguyễn Thiên Ngân, Nồng Nàn Phố, Phạm Thị Chiêu Anh... Văn xuôi có Huỳnh Dũng Nhân, Bích Ngân, Nguyễn Xuân Châu, Võ Văn Cường, Kiều Kim Loan,Nguyễn Thị Lệ Thủy, Vũ Hồng, Nguyễn Hồng Lam, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Trần Nhã Thụy, Hoàng Long, Trần Thu Hằng, Phương Huyền, Phương Trinh, Nguyễn Thiên Ngân, Phạm Bá Diệp và Nguyễn Trần Thiên Lộc...

Lê Công Sơn

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/van-hoa-nghe-thuat/nhung-hat-giong-tam-hon-548079.html

Thông tin truy cập

63753668
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
16539
35223
63753668

Thành viên trực tuyến

Đang có 150 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website