Con đường của mỹ học wabi sabi trong tác phẩm Ngàn cánh hạc của Kawabata Yasunari

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ "KAWABATA YASUNARI: TỪ NHẬT BẢN ĐẾN VIỆT NAM"

Con đường của mỹ học wabi sabi trong tác phẩm Ngàn cánh hạc của Kawabata Yasunari

Ngô Trà Mi

ThS., Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

TÓM TẮT

Wabi sabi là phạm trù mỹ học truyền thống đặc biệt quan trọng trong văn hoá và văn chương Nhật Bản. Khởi đi từ tập thơ tối cổ của người Nhật Manyōshū Vạn diệp tập, phạm trù mỹ học này đã có sự vận động không ngừng, hoà nhập với các loại hình nghệ thuật, văn hoá đặc trưng của Nhật Bản qua các thời kỳ lịch sử như trà đạo, kiến trúc..., để trở thành một đặc trưng mỹ học mang đậm tinh thần Nhật Bản. Riêng trong lĩnh vực văn chương, những đặc tính của wabi sabi trở thành cái nhìn thẩm mỹ của nhà thơ, nhà văn về cái đẹp, về thế giới tự nhiên và đời sống trần thế của con người. Kawabata Yasunari, người từng tuyên bố với toàn thế giới trong bài diễn từ nhận giải Nobel Văn chương vào năm 1968 rằng ông “sinh ra từ vẻ đẹp Nhật Bản”, đã thâu nhiếp toàn bộ tinh thần mỹ học của wabi sabi, vừa nhìn nhận lại nó trong bối cảnh văn hoá Nhật Bản thời hậu chiến, vừa xiển dương cho cái đẹp đơn sơ, giản dị, đậm hồn cốt phong vị Nhật Bản này trong tác phẩm nổi danh Ngàn cánh hạc. Nghiên cứu tác phẩm này trong cái nhìn mỹ học wabi sabi, chúng tôi mong muốn sẽ đọc tác phẩm trong một chiều kích khác, chiều kích của mỹ học truyền thống, để có thể hiểu sâu hơn tư tưởng của Kawabata Yasunari biểu hiện trong tác phẩm.

Từ khóa: Mỹ học, wabi sabi, Ngàn cánh hạc, thế giới tự nhiên

Danh mục website