Thư mục tổng hợp sách Hán Nôm Việt Nam tại bốn tàng thư lớn của Nhật Bản (1)

 

Bốn tàng thư lớn ở đây gồm:

- Đông Dương văn khố (TOYOBUNKO);

- Quốc lập Quốc hội đồ thư quán (KOKURITU KOKAI TOSHKAN);

- Thư viện Đại học Khánh Ứng (KAIO DAIGAKU);

- Thư viện Viện Nghiên cứu văn hoá Đông Dương, thuộc Đại học Tokyo (TOKYO DAIGAKU TÔYBUNKA-KEN KYUJO).

Đã có một số bản thư mục riêng lẻ giới thiệu sách Hán Nôm Việt Nam tại các thư viện trên (trừ Thư viện Viện Nghiên cứu văn hoá Đông Dương) như sau:

1. Thư mục sách An Nam doNagata sưu tầm (Nagata Yasuyoshi Shosusho Annambon mokuroku ): do Iwai Hirsak biên soạn, đăng trên Tạp chí Sử học (Shigaku) số ra ngày 14-2-1935, tr.104-109, giới thiệu 92 tác phẩm Hán Nôm Việt Nam do Nagata Yasukichi mua được trong thời gian làm việc ở Tổng lãnh sự quán Nhật tại Hà Nội; sau khi kết thúc nhiệm kỳ công tác trở về nước, ông đã tặng lại số sách này cho Đông Dương văn khố.

2. Thư mục sách An Nam tại Đông Dương văn khố (Toyo Bunko Annambon mokuroku ): do Đông Dương văn khố biên soạn, in trong phần phụ lục của Thư mục sách Triều Tiên tại Đông Dương văn khố (Toyo Bunko Chosenbon mokuroku ), xuất bản năm 1939, giới thiệu 104 tác phẩm Hán Nôm Việt Nam lưu giữ tại Đông Dương văn khố lúc bấy giờ.

3. Thư mục sách Hán nôm tại Đông Dương văn khố, do Nguyễn Thị Oanh soạn, in trên Tạp chí Hán Nôm số 4-1994, tr.55-77, giới thiệu 193 tác phẩm Hán Nôm Việt Nam hiện có tại Đông Dương văn khố, kể đến 1993.

4. Thư mục sách Hán Nôm Việt Nam tại Đông Dương văn khố ( (稿 ) do Goto Kinpei ( ) cùng một số cộng tác viên soạn năm 1995, gồm thư mục 206 tác phẩm Hán Nôm Việt Nam tại Đông Dương văn khố ở thời điểm 1995. Chưa xuất bản.

5. Điểm qua sách Hán Nôm Việt Nam tại Thư viện Quốc hội ( ), cũng do Kinpei cùng một số cộng tác viên soạn năm 1995, giới thiệu 29 tác phẩm Hán Nôm Việt Nam tại Thư viện Quốc hội Nhật Bản.

6. Sách Hán Nôm ( ), do Matsumoto Nobuhiro cùng một số cộng tác viên sơ bộ thống kê, gồm 59 tác phẩm Hán Nôm Việt Nam tại Đại học Khánh Ứng.

Trên cơ sở 6 bản thư mục vừa nêu, kết hợp với những bổ sung, đính chính cần thiết qua việc khảo sát tại chỗ các nguồn sách, chúng tôi xin cung hiến cùng bạn đọc bản THƯ MỤC TỔNG HỢP dưới đây, gồm 250 mục sách chính thức và 12 mục sách phụ lục, với hy vọng giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn, chuẩn xác hơn, bao quát hơn về tình hình sách Hán Nôm Việt Nam hiện tàng trữ tại bốn tàng thư lớn của Nhật Bản(2).

Để tiện sử dụng bản thư mục, các đơn vị sách trong Thư mục tổng hợp được sắp xếp theo trật tự A, B, C…, có ghi rõ nơi tàng trữ và ký hiệu xếp giá. Sách nào duy nhất có ở Nhật Bản, sẽ được giới thiệu nhiều hơn một chút so với những sách tuy có ở Nhật Bản nhưng đồng thời cũng có ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm mà bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ nội dung của chúng qua bộ sách Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu (3 tập, Nxb. KHXH, H. 1993).

Các ký hiệu và chữ viết tắt sử dụng trong Thư mục tổng hợp:

*: sách duy nhất có ở Nhật Bản.

D: sách tàng trữ ở Đông Dương văn khố.

F: nguồn sách (From)

FC: sách Việt Nam, do Trung Quốc biên tập và in lại.

FJ: sách Việt Nam, do Nhật Bản biên tập và in lại.

FMF: sách in từ vi phim.

FV: sách Trung Quốc, do Việt Nam sao chép hoặc in lại.

K: sách tàng trữ ở Thư viện Đại học Khánh Ứng.

MF: vi phim

Q: sách tàng trữ ở Thư viện Quốc hội.

T: sách tàng trữ ở Viện Nghiên cứu văn hoá Đông Dương, thuộc Đại học Tokyo.

Vt: viết tay.

X: xem

*
*
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/icones/ecart_07.gif*

1.* AN NAM CHÍ LƯỢC Cổ Ái Đông Sơn Lê Trắc biên soạn. Bài tựa của tác giả đề năm Nguyên Thống sơ nguyên Ất Mão (1333) (Đúng ra, phải là “Nguyên Thống sơ tam Ất Hợi” tức năm 1335, theo sự khảo chứng của Trần Kinh Hoà trong bài Soạn niên, tài liệu và truyền bản An Nam chí lược. Xem Bd. An Nam chí lược, do Ủy ban phiên dịch sử liệu VN thuộc Viện Đại học Huế thực hiện, 1961, tr.VII-tr.XVIII).

Nguyên bản gồm 20 quyển, nay các truyền bản chỉ còn 19 quyển (mất Q20: Danh công đề vịnh An Nam chí).

D.X-2-53. Nhật Bản Nội các văn khố tàng Tiền Đại Hân thủ hiệu sao bản: đựng chung hộp với Lịch triều hiến chương loại chí.- FMF.-vt.-2 tập, 19 quyển (TCàn: tựa, mục lục, Q1-Q6; TKhôn: Q7-Q19).

D.X-2.54. Đông Kinh Tĩnh Gia Đường văn khố tàng Văn Lan Các truyền sao bản: FMF.-vt-20 quyển (bản này thực ra cũng chỉ có 19 quyển: Q11 Triệu thị thế gia chính là A10, và Q20 Đồ chí ca chính là Q19 của các truyền bản).

Q.WA37-3. Tòng Ngũ Nghiễn Lâu tàng Hồ Từ Thôn sao bản; Tiền Thiếu Chiêm (tức Tiền Đại Hân) giả độc thủ hiệu bản truyền lục: MF.-vt.-19 quyển.

Q.292-33-R17a. Thượng Hải Lạc Thiện Đường diên ấn năm Quang Tự 10 (1884): 424tr., 22,5x14,5cm, trang/10 dòng, dòng/24 chữ. Bản in này đã được Tiền Đại Hân và Ngạn Điền Ngâm Hương (Kishida Ginko) hiệu đính, chất lượng văn bản do đó có khá hơn so với các truyền bản khác.

Q.158-31. Đông Kinh Ngạn Điền Ngâm Hương diên ấn năm Minh Trị 17 (1884), theo bản Lạc Thiện Đường: nội dung giống hệt bản 292-33-R17a.

2. ANH NGÔN THI TẬP Ngọ Phong Ngô Thì Sĩ sáng tác.

K.244-54-1:vt.-126tr.,27x15, trang/8 dòng, dòng/22 ~ 24 chữ, bìa bồi cậy. - x. Di sản, 2364. Ngô gia văn phái tuyển (T1, Q2).

3. BẠCH MÃ TỪ TAM GIÁP HƯƠNG LỆ

D.X-3-16: FMF (A.1023). - x. Di sản, 81.

4. BẠCH VÂN AM THI VĂN TẬP

Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn và viết tựa.

K. 244 - 59 - 1: vt. - 172 tr., 26x15; không có tựa, bạt, mục lục, bìa bồi cậy. - Sách nguyên không có đầu đề; đầu đề là do chúng tôi dựa vào nội dung sách mà tạm đặt. Sách mở đầu bằng bài Kinh luân thiên hạ đại kinh phú, tiếp đến là bài Lại bộ Thượng thư vịnh thi, và bài Trình Quốc công tạ hoãn binh khải; phần còn lại của sách chép thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Nếu so với Di sản, 84, Bạch Vân An thi văn tập, thì đây chỉ là một phần thơ, văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

5. BANG GIAO LỤC

Lê Thống soạn và viết tựa năm Gia Long 18 (1819).

D.X - 2 - 98: vt. - FMF (A.691/1-2). - x. Di sản, 126.

6. BẢN TRIỀU BẠN NGHỊCH LIỆT TRUYỆN

Giá Sơn Kiều Oánh Mởu soạn năm Thành Thái Tân Sửu (1901).

D.X - 2 - 69: vt. - FMF (A.997). - x. Di sản, 118.

7. BẢN TRIỀU THỨ CHÍNH TẠP BIÊN

D.X - 2 - 113: vt. - FMF (A.870). - x. Di sản, 123.

8. BẮC KỲ HÀ ĐÊ SỰ TÍCH

D.X - 2 - 67: vt. - FMF (A.1938). - x. Di sản, 173.

9. BẮC NAM THỰC LỤC

D.X - 2 - 67: vt. - FMF (A.25). - x. Di sản, 181.

10. * BẮC THÀNH ĐỊA DỰ CHÍ 輿

Hàn lâm viện biên tu, nguyên lĩnh Nam Trực Huấn đạo Thanh am Vũ Trọng Liên soạn vào mùa xuân năm Canh Tí (1900).

K. 244-29-1: vt. - 130 tr., 28,5x13,5, bìa bồi cậy. - Giới thiệu về diên cách, số huyện, tổng, xã của 16 tỉnh Trung châu và 12 tỉnh Thượng du thuộc Bắc Thành. Nhiều tỉnh có bản đồ minh hoạ, nhưng đã bị cắt lấy mất.

11. BẮC THƯ TẢI NAM SỰ

D.X - 2 - 106: vt. - FMF (A.117). - x. Di sản, 209.

12. * BÍCH NGỌC THẦN KINH

D.X - 3 - 3: vt. - 66 tr,m 30,5x19,5, trang/10 dòng, dòng/30 chữ. - Gồm 18 bài bàn về tinh tượng, phong thủy… như Ngũ tinh luận, Huyệt hướng luận, Dương cơ luận v.v.

13. BÌNH NAM THỰC LỤC 平南實錄

Tĩnh vương Trịnh Sâm sai triều thần biên soạn.

D.X - 2 67: đựng chung hộp với Tây Nam biên tái lục Cao Bằng thực lục.- vt. - FMF (A.1396).- x. Di sản, 256.

Q.W951 - 9: vt. - 3 quyển. - 212 tr., 24x13,5, trang/8 dòng, dòng/19 chữ. - x.Di sản, 256.

14. BÙI GIA HUẤN HÀI

Cổ Hoan Bùi Dương Lịch soạn năm Cảnh Hưng 38 (1787).

D.X - 3 - 11: vt. - FMF (A.253). - x. Di sản, 288.

15. BÙI THỊ GIA PHẢ

Bùi Phổ soạn và viết tựa vào năm Gia Long 7 (1808)…

D.X - 2 - 76: vt. - FMF (A.1002). - x. Di sản, 290.

16. CÁC NHA MÔN CÂU SAI

D.X - 2 - 100: vt. - FMF (A.331). - x. Di sản, 325.

17. CÁC TRẤN TỔNG XÃ DANH BỊ LÃM

D.X - 2 - 117: vt. - 2 tập - FMF (A.570). - x. Di sản, 328.

18. CẢNH HƯNG ĐIỀU LUẬT

D.X - 2 - 86: vt. - FMF (A.1945). - x. Di sản, 347.

19. CAO BẰNG THỰC LỤC

Lâm Khê Nguyễn Hựu Cung soạn và viết tựa vào năm Gia Long 9 (1810).

D.X - 2 - 67: dựng chung hộp với Tây Nam biên tái lục và Bình Nam thực lục. - vt. - FMF (A.1129). - x. Di sản, 357.

20. CAO MAN SỰ TÍCH

Viện Cơ mật triều Nguyễn soạn năm Tự Đức 5 (1852).

D.X - 2 - 67: vt. - FMF (A.106. - x. Di sản, 366.

21. * CẬN NAM TẠP CHÍ

Soạn năm Thành Thái 9 (1897).

Q.W 951-13: vt. - 38 tr., 24,5x13, trang/8 dòng/24 chữ. - Nội dung chép rất sơ lược về sự tích các chúa Nguyễn, rồi đến nhà Mạc, họ Trịnh, nhà Tây Sơn. Không thấy chép gì về Pháp Lan Tây, như bìa sách có ghi.

22.* CHINH PHỤ NGÂM BỊ LỤC

Thanh Trì, Nhân Mục, Đặng Trần tiên sinh Côn trứ; Văn Giang, Trung Phú Đoàn phu nhân Điểm diễn âm. Thần Khê Đồng phong thừa thư. In lại vào năm Nhâm Tuất (?), Liễu Văn Đường tàng bản.

D.X - 4 - 18: đựng chung hộp với Phan Trần truyện trùng duyệt Cung oán ngâm. - in. - 68 tr., 21x12. - Mỗi trang chia thành 4 phần kể từ trên xuống: phần 1 để chú thích âm đọc và nghĩa chữ khó; phần 2 ghi các xuất xứ, điển tích…, phần 3 là thơ Đặng Trần Côn, phần 4 là thơ dịch của Đoàn Thị Điểm.

23. CHU NGUYÊN TẠP VỊNH THẢO

Khắc Trai Lý Văn Phúc soạn. Lê Văn Đức đề tựa năm Thiệu Trị Nhâm Dần (1842).

K.244-49-1- vt.- x. Di sản, 502.

24. CHU TẠ HIÊN THI HẬU TẬP QUYỂN CHI NHỊ

Chu Doãn Trí soạn năm Tự Đức Mậu Ngọ (1858), gồm 3 quyển..

D.X - 4 - 10: vt. - 120 tr., 27x16, trang/8 dòng, dòng/20~21 chữ. Nội dung gồm 4 phần: 1. Thơ Chu Tạ Hiên (Q2); 2. Phụ lục: Nguyễn Tuân Phủ tiên sinh bình thi; 3. Chu Tạ Hiên di văn tập mục lục (Q3); 4. Nguyễn Chí Đình tiên sinh bình thi, Nguyễn Phương Đình tiên sinh hiệu văn - x. Di sản, 504. Chu Tạ Hiên tiên sinh nguyên tập.

25. CHÚC THƯ VĂN KHẾ CỰU CHỈ

D.X - 2 - 46: vt. - FMF (A.2917).- x. Di sản, 517

26. CỔ LÊ LUẬT LỆ

D.X - 2 - 85: vt. - FMF (A.613). - x. Di sản, 550.

27. CỔ LOA THÀNH SỰ TÍCH ĐIỀN THỔ SẮC PHONG HỢP BIÊN

Biên tập năm Thành Thái 14 (1902).

D.X - 2 - 116:vt. - FMF (A.92). - x. Di sản, 566.

28. CÔNG ÁN TRA NGHIỆM BÍ PHÁP @

Phan Duy Phiên và môn sinh soạn năm Vĩnh Thịnh 10 (1714).

D.X - 2 - 118: vt. - FMF (A.401). - x. Di sản, 581.

29. CÔNG DƯ TIỆP KÝ

Vũ Thuần Phủ (Vũ Phương Đề) biên soạn và viết tựa năm Cảnh Hưng 16 (1755). Phần Tục biên do Trần Quý Nha v.v. soạn.

K. 244 - 3 - 3: vt. - chỉ có Q1 (60tr), Q4 (100 tr), Q5 (20 tr), Q6 (32 tr), Q7 (18 tr), Q8 (16 tr), Q10 (44 tr), 27,5x15,5.

K.244 - 4 - 1: vt. - chỉ có từ Q5 ~ Q10, 190 tr., 27x15,5.

K.244 - 5 - 1: vt.- không chia quyển, 218 tr., 27x15,5.

30. CÔNG HẠ KÝ VĂN THƯỢNG

Trương Quốc Dụng soạn

D.X - 3- 7: vt. - thiếu quyển Hạ. - x. Di sản, 3588. Thoái thực ký văn.

31.* CUNG OÁN NGÂM

Ôn Như Hàu Nguyễn Gia Thiều soạn; Thần Khê Đồng Phong thừa thư. In lại vào năm Duy Tân Nhâm Tí (1912), Liễu Văn Đường tàng bản.

D.X - 4- 18: đựng chung hộp với Chinh Phụ ngâm bị lục Phan Trần truyện trùng duyệt. - in. - 24 tr., 21x12. - Mỗi trang chia thành 2 phần kể từ trên xuống: Phần 1 có bài Tự tình tiểu luật (205 câu thơ Nôm, song thất lục bát), bài Tây Hồ đa dương (thơ Nôm, thất ngôn bát cú), bài Thuỷ tiên (thơ Hán, thất ngôn bát cú); phần 2 là chính văn (thơ Nôm, song thất lục bát) của Cung oán ngâm. Cuối sách có câu “Dĩ thượng tự tình nhị khúc, thi tam thủ, văn hàm Chánh thất phẩm lục thập tam lão Thiên Khẩu Thủy vịnh = trở lên, 2 khúc tự tình, 3 bài thơ, là đề vịnh của lão già 63 tuổi, hàm chánh thất phẩm văn giai Tiên Khẩu Thủy (tức Hoạt )”.

32. DÃ SỬ TẠP BIÊN

Vũ Văn Lập soạn năm Thành Thái 8 (1896), 8 quyển.

D.X - 2 - 11: vt. - x. Di sản, 2282. Nam sử tập biên.

33. DÃ SỬ TẬP BIÊN

Vũ Văn Lập soạn năm Thành Thái 8 (1896), 8 quyển.

K. 244 - 25 -1: - vt.- x. Di sản, 2282.

34. DỊCH KINH

D.X - 1 - 1: FV

D.X - 1 - 2: FV

35. DIÊN HÀ PHẢ KÝ

Biên soạn năm Lê Chiêu Thống 1 (1787).

D.X - 2 - 135: vt. - FMF (A.42). - x. Di sản, 729.

36.* DU HỌC KỶ VĂN (TÂN THƯ) ( )

Quy Thiện Trần Đình Thái soạn

K. 244 - 47 - 1: vt. - 74 tr., 27x16, trang/8 dong, dòng/24 ~ 25 chữ. - Nội dung giới thiệu nền giáo dục tân tiến của các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản (thời Minh Trị). - Sách có 1 tờ giấy lồng, trên đó ghi Đồng Khánh nhị niên (1887).

37. DƯƠNG TỘC GIA PHẢ

Chép năm Khải Định 1 (1916)

D.X - 2 - 63: đựng chung hộp với Đại Nam Kinh Bắc trấn Lạc Đạo xã Dương Thị thế phả. -vt.-FMF (A.1657). - x. Di sản, 798.

38. ĐẠI NAM CHÍNH BIÊN LIỆT TRUYỆN SƠ TẬP

Nguyễn Trọng Hợp v.v. soạn. Quốc sử quán triều Nguyễn in năm Thành Thái 1 (1889), 8 tập, 33 quyển.

D.X - 2 - 8: in. - chỉ có các quyển 3 ~ 6, 10 ~ 13, 18 ~ 21, 30, 33.- x. Di sản, 834.

D.X - 9:vt. - Q1 ~ Q27. - x. Di sản, 834.

39. ĐẠI NAM ĐIỂN LỆ TOÁT YẾU TÂN BIÊN

Lê Minh Yến v.v. biên tập. In năm Duy tân Kỷ Dậu (1909), 4 quyển.

D.X - 2 - 23: in. - x. Di sản, 839.

Q.W 951 - 4: in. - x. Di sản, 839.

40.* ĐẠI NAM ĐANG ÁN

D.X - 2 - 37: đựng chung hộp với Toàn hạt quan lại (…). - vt. - 2 tập (T1: 244 tr., 30x16,5, trang/8 dòng, dòng/24 chữ, T2: 260 tr., 20x16,5, trang/8 dòng, dòng/24 chữ), mỗi tập có 1 mục lục, gồm các vấn đề như: Quân đức, Lê chi đình tiến, Kim tinh bảo tỉ, Cáo sắc thể lệ, Võ viên xưng hô, Hương thí, Ngưu dịch, xuất thú… (T1); tị húy, Hồi tị, Điền xích tân nghị, Khoa mục thụ bổ, Lại dịch thâm niên, Hưu trí thể lệ, Nha phiến thuế lệ, Giang hải thuế lệ… (T2).

D.X - 2 - 42: vt. - 1 tập, 120 tr., 28x15,5, trang/6 dòng, dòng/26 ~ 28 chữ. Nội dung gồm những văn kiện hành chính, phần nhiều là của tỉnh Hưng Yên trong các năm từ Tự Đức 17 (1864) đến Tự Đức 23 (1879) về việc khen thưởng, đánh dẹp bọn phỉ v.v. ở vùng biển Quảng Ninh (Cát Bà…).

D.X - 2 - 67: dựng chung hộp với Tây Nam biên tái lục và Bình Nam thực lục. - vt. - FMF (A.1129). - x. Di sản, 357.

D.X - 2 - 76: vt. - FMF (A.1002). - x. Di sản, 290.

(Tạp chí Hán Nôm số 1/ 1999)

Thông tin truy cập

63660352
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
4070
17595
63660352

Thành viên trực tuyến

Đang có 784 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website