“Trở về mái nhà xưa” - Bài ca Napoli của anh em nhà De Curtis

Bài hát nổi tiếng “Trở về mái nhà xưa” (Torna a Surriento) của Ernesto de Curtis (Ý) được Phạm Duy viết lời Việt đã ngân vang từ nhiều năm nay và thường được hiểu như một bài ca về về tình hoài hương hay nói về tình yêu nhưng sự thực không phải thế. 

 Đó là bài hát của vùng Napoli ( Naples), được sáng tác từ năm 1902 bởi  hai anh em nhà De Curis, nhạc của Ernesto De Curis và lời  bằng tiếng địa phương Napoli (Napoletano) của Giambattista De Curis.

Vừa mới ra đời bài hát này đã trở nên nổi tiếng và cho đến nay đã được  hát bởi những ca sĩ lừng danh của Ý và trên thế giới :  Tito Schipa, Beniamino Gigli, Elvis Presley, Dean Martin, José Carreras, Plácido Domingo, Luciano Pavarotti, Meat Loaf, Mario Lanza, Franco Corelli, Robertino Loretti, Giuseppe Di Stefano, Francesco Albanese, Giuni Russo e Andrea Bocelli.

Claude Aveling  sau đó đã viết lời  bằng tiếng anh với tựa đề Come Back to Sorrento và cũng từ đó mà  Doc PomusMort Shuman đã chỉnh sửa đôi chút để Elvis Presley hát với tựa đề là  Surrender.

Bài hát được trình diễn trước công chúng vào năm 1902 bởi hai ca sĩ giọng nam cao (Tenor) là Giovanni Ambrosini e Maria Cappiello nhân cơ hội ngài thủ tướng Giuseppe Zanardelli đến thăm thị trấn Sorrento và sắp sửa lên đường. Chính ông Guglielmo Tramontano, thị trưởng thành phố Sorrento đã yêu cầu hai anh em De Curtis gấp rút sáng tác bản nhạc này để nhắc nhở ngài thủ tướng đừng quên lời hứa là sẽ thực hiện các dự án công ích cần thiết cho thành phố là hệ thống cống rãnh, thoát nước (có tài liệu nói là xây dựng nhà Bưu điện) lúc này vẫn chưa có.

Cũng có tài liệu nói là thực ra anh em nhà De Curtis đã viết bản nhạc này từ năm 1894, nghĩa là 8 năm trước khi trình diễn trước công chúng, và lời bài hát đã được sửa đổi để thích ứng với cơ hội chia tay ngài thủ tướng.

Nên nhớ là bài hát này cho đến nay chỉ được hát bằng tiếng địa phương của vùng Napoli. Dưới đây chúng tôi ghi lại lời bài hát bằng tiếng Napoli, được ... “dịch” ra tiếng Ý  và  sau đó là bản dịch nghĩa bằng tiếng Việt:

(Lời bằng tiếng  đia phương Napoli- Napolitano)

 Torna a Surriento                                           
« Vide 'o mare quant’è bello,

spira tanto sentimento,
Comme tu a chi tiene a' mente,
Ca scetato 'o faje sunnà.

Guarda ca chistu ciardino;
Siente, sie’ sti sciure arance:
Nu profumo accussi fino
Dinto 'o core se ne va…

E tu dice: "I’ parto, addio!"
T’alluntane da 'stu core…
Da la terra de l’ammore…
Tiene 'o core 'e nun turnà?

Ma nun me lassà,
Nun darme sto turmiento!
Torna a Surriento,
famme campà!

Vide 'o mare de Surriento,
che tesoro tene 'nfunno:
chi ha girato tutto 'o munno
nun l'ha visto comm'a ccà.

Guarda attuorno sti serene,
ca te guardano 'ncantate,
e te vonno tantu bene...
Te vulessero vasà.

E tu dice: "I' parto, addio!"
T'alluntane da 'stu core
Da la terra de l'ammore
Tiene 'o core 'e nun turnà?

Ma nun me lassà,
Nun darme stu turmiento!
Torna a Surriento,
Famme campà! »

(Lời dịch ra tiếng Ý)
Tornare a Sorrento

« Vedi il mare come è bello,

Ispira molto sentimento,
Come tu che a chi guardi,
Da sveglio lo fai sognare.

Guarda, guarda questo giardino;
Senti, senti questi fiori d'arancio:
Un profumo così delicato
Dentro al cuore se ne va…

E tu dici: "Io parto, addio!"
Ti allontani da questo cuore…
Dalla terra dell'amore…
Hai il cuore di non tornare?

Ma non mi lasciare,
Non darmi questo tormento!
Torna a Sorrento,
Fammi vivere!

Vedi il mare di Sorrento,
Che tesori ha nel fondo:
Chi ha girato tutto il mondo
Non l'ha visto come qua.

Guarda intorno queste Sirene,
Che ti guardano incantate,
E ti vogliono tanto bene…
Ti vorrebbero baciare.

E tu dici: "Io parto, addio!"
Ti allontani da questo cuore…
Dalla terra dell'amore…
Hai il cuore di non tornare?

Ma non mi lasciare,
Non darmi questo tormento!
Torna a Sorrento,
Fammi vivere! »

 

Bản dịch tiếng Việt :

Nhìn xem biển đẹp làm sao

Làm dâng trào bao cảm xúc

Nếu như anh đang nghĩ về người yêu

Thì người ấy cũng mơ thấy anh, dù đang thức

 

 Hãy nhìn đi,  ngắm kỹ khu vườn này

 Lắng nghe hương thơm của hoa cam

Một mùi thơm tinh khiết

 Đang tràn ngập trái tim mình

 

Thế mà anh cứ nói “ xin vĩnh biệt, tôi đi!”

 Rời xa mảnh đất này

 Nhẫn tâm lìa bỏ vùng đất tình yêu

 Đi mãi và không  quay trở lại?

 

 Xin anh đừng bỏ rơi tôi!

 Cho tôi nỗi đớn đau này.

 Xin hãy trở về Sorrento

 Và cho tôi được sống!

 

 Hãy nhìn vùng biến Sorrento

  Nó có cả một kho tàng dưới đáy :

 Mà dù đi khắp thế gian

 Anh cũng không thể nào tìm thấy!

 

 Anh hãy nhìn những mỹ nhân ngư

 Đang e lệ và nhìn anh trìu mến

 Vì  muốn vuốt ve anh

 Và ôm  hôn anh say đắm

 

Thế mà anh cứ nói “ xin vĩnh biệt, tôi đi!”

 Rời xa mảnh đất này

 Nhẫn tâm lìa bỏ vùng đất tình yêu

 Đi mãi và không quay trở lại?

 

Xin anh đừng bỏ rơi tôi!

 Cho tôi nỗi đớn đau này.

 Xin hãy trở về Sorrento

 Và cho tôi được sống!

 

Khi tiếng hát được cất lên thì âm vang của nó làm ngài thủ tướng bất ngờ và kinh ngạc. Ông rất xúc động vì được đề tặng một bài ca rất  hay với lời gọi mời Quay lại Sorrento.

Và nhờ bài hát này mà sau đó hệ thống thoát nước ( hay sở Bưu điện) đã được thực hiện ở Sorrento.

Vài năm sau đó, lời của bài hát còn được sửa đổi vài lời để tham dự vào lễ hội Piedigrotta và sự thành công này làm vang dội khắp nước Ý và lan ra khắp thế giới.

Sự thành công của bài hát chắc chắn là nhờ bản nhạc hay nhưng cũng có thể vì sau đó ý nghĩa nguyên thủy đã bị đánh mất để trở thành một bài hát ca tụng tình yêu, như lời mời gọi của chàng ( hay nàng) hãy quay về nơi mà hai người từng sống hạnh phúc.


 Sau đây là bài hát: Trở về mái nhà xưa, lời việt của Phạm Duy:

 

Về đây khi mái tóc còn xanh xanh.

Về đây với mầu gió ngày lang thang

Về đây với xác hiu hắt lạnh lùng.

Ôi lãng du quay về điêu tàn.

 

Đâu tiếng đàn ngoài hiên mưa ?

Và đâu bướm tơ, vui cùng mùa ?

Một mùa Xuân mới, mắt êm nắng hào hoa.

 

Về đây nghe tiếng hú hồn mê oan.

Về đây lắng trầm khúc nhạc truy hoan.

Về đây nhé ! Cắm xong chiếc thuyền hồn

Ôi thoáng nghe dây lòng tiếc đờn.

 

Mái tóc nhà lưu luyến vạt trăng xanh.

Nếu mưa về yêu lấy hạt long lanh.

Chờ mong nắng cho tươi đời xuân xanh.

Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn

 

Đốt ánh đèn in bóng vào rêu xanh.

Sẽ thấy cười tan vỡ hồn đêm thanh.

Và nghe thấy kiếp xưa bước nhẹ về

Đang khóc than trên đường não nề.

 

Thôi nhé đừng hoài âm xưa

Giọt mưa đã gieo trên thềm nhà

Người ngồi im bóng

Lắng nghe tháng ngày qua.

 

Và lời Việt của Đặng TiếnVỀ QUÊ XƯA

 

 

Về quê xưa nghe tóc vừa phai sương
Về bên em quên tháng ngày tha phương
Về sông nước lênh đênh chiếc thuyền tình,
Mơ có nhau cho tình an lành.

Đón nắng vàng yêu bướm vườn trưa xưa
Lắng tiếng đàn âu yếm buồn đêm mưa
Và đôi lứa chung đôi tình say sưa
Và đôi lứa yên vui với hồn mùa.

Đón em về kết tóc làm chiêm bao
Đón em về mắt sáng làm trăng sao
Và môi thắm, môi thơm ngát ngạt ngào
Cho tiếng ca hôn lên tiếng cười
Đôi mắt người còn mưa ngâu
Cầu Ô Thước mau giăng nhịp cầu
Nhịp cầu ân ái nối xưa với nghìn sau
Mùa thu nao ai hát buồn thu phai
Mùa xuân nay em hát mùa xuân vui
Cùng hoa lá gieo vui với tình người
Cho ái ân vang âm cuối đời
Nhớ thu nào ai khóc đời đau thuơng
Đến thu này em hát lời yêu đương
Lời em hát lâng lâng niềm yêu thương
Về bôi xóa... bao nhiêu nỗi đoạn trường
Nhớ đêm này em hát một đêm vui
Hát con thuyền im bến còn ra khơi
Thuyền im bến, ra khơi lúc trở về
Ôi bến vui, vui trọn ước thề
Em: tuyết in đầu non côi
Là trăng sáng muôn thu tuyệt vời
Là vầng trăng sáng
Sáng soi suốt nghìn thu.

30-8-2008
Đặng Tiến

 

Cuối cùng xin mời các bạn, nếu muốn, có thể nghe Phạm Ngọc Lân đàn và hát  “Về Quê Xưa” theo link dưới đây:

https://www.youtube.com/watch?v=AgTqVEErR-8

Nguồn: tạp chí Quán Văn số 019 tháng 12 năm 2013

Thông tin truy cập

63677436
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
21154
17595
63677436

Thành viên trực tuyến

Đang có 206 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website