Bài viết dưới đây là tập hợp những khảo sát của nhà nghiên cứu Trần Quang Đức về mối bang giao Tây Sơn – Đại Thanh. Tuy chỉ kéo dài từ 1789 đến 1802, nhưng giai đoạn này ẩn chứa nhiều điều thực sự lý thú. Mọi quan điểm phản hồi mong quý độc giả tường trình lịch thiệp dưới bài viết này, hoặc gửi về hộp thư TTXVA !
Tờ tấu Phúc Khang An gửi Càn Long cấp cáo tình hình quân Thanh trước sự tấn công của Quang Trung vào dịp Tết Kỷ Dậu năm 1789, hiện lưu giữ tại Sở hồ sơ lịch sử số 1 Trung Quốc :
“Thần Phúc Khang An quỳ tâu [..] Ngày mồng 9 […] Tôn Sĩ Nghị gửi thư nói : mấy hôm mồng 2, 3 tháng Giêng, giặc Nguyễn (Huệ) An Nam lại họp quân tới quấy nhiễu Đề đốc Hứa Thế Hanh và hiệp tướng các trấn ; mấy ngàn quân Lưỡng Quảng chia đường tới chống chọi vẫn chưa có tung tích. Mẹ con Lê Duy Kỳ đã lẩn trốn. Tôn Sĩ Nghị dẫn quan quân phá vòng vây chạy thoát. Mầy lời này thần đọc xong thấy hết sức lạ lùng. Giặc Nguyễn An Nam lại cậy đông lừa chúa, kháng cự quân trời […] xin hạ chỉ dụ cho Tôn Sĩ Nghị rút quân về ải […]
Xin xem toàn văn ở tập tin đính kèm.