Trong các loài gia súc, con dê là loài có ý nghĩa tinh thần phong phú và có giá trị biểu tượng cao. Nó thể hiện vai trò gần gũi mà quan trọng, tạo ra những ảnh hưởng mạnh mẽ, đa dạng, tích cực tới đời sống văn hoá của nhiều nước. Trong văn hóa phương Đông dê là một trong 12 con giáp, đại biểu cho địa chi (Mùi), và cũng nằm trong tam sinh lục súc (三牲六畜), trong văn hóa phương Tây, dê nằm trong 12 cung Hoàng đạo với hình tượng Ma Kết, dê còn xuất hiện trong thần thoại Hy Lạp, Bắc Âu và đặc biệt là trong Kitô giáo với hình tượng con dê gánh tội.
Do dê được thuần dưỡng từ rất sớm, sử dụng phổ biến, liên tục, lâu dài, mang giá trị vật chất đa dạng và mật thiết, nên dê cũng tạo giá trị tinh thần phong phú ảnh hưởng đến tâm linh và đời sống văn hóa nghệ thuật của người Việt Nam. Đối với người Việt Nam, dê cũng tạo ra giá trị tinh thần phong phú, ảnh hưởng sâu rộng đến tâm linh và đời sống văn hoá nghệ thuật của người Việt Nam. Nó là một trong sáu con vật nuôi thông dụng nhất trong Lục súc gồm Dê, gà, chó, lợn, ngựa, trâu và một trong ba thứ lễ vật đặc biệt để cầu cúng, tế dâng thánh là tam sinh gồm dê, lợn, bò trong sự kết hợp thiên can với địa chi để tính thời gian và chu kỳ phát triển
Là một biểu tượng phong phú, xuất hiện lâu đời từ thời tiền sử loài người, trong đời sống vật chất và tâm linh, từ Đông sang Tây, biểu tượng dê phong phú và phức tạp, sừng dê cái biểu tượng sức sản sinh phồn thịnh. Dê đực tượng trưng cho mãnh lực và nhu cầu tính dục vì loài dê vốn tràn đầy sinh lực tình dục trong thực tế một con dê đực có thể giao phối với cả đàn dê cái và cũng từ đây con dê lại bị nhìn nhận là đại diện cho thói dâm đãng với hình tượng con dê già hay máu dê của đàn ông. Ngoài ra, dê còn là biểu tượng cho sự hiến tế ở các hai nền văn hóa Đông-Tây.
Dê đực có chùm râu cằm rậm và cong. Mỗi "chàng dê" có thể kết bạn bình quân từ 30 - 50 chị dê cái. Loài dê có mùi vị "đặc biệt" của một loại "hoóc môn thông tin". Tuyến tiết ra hoóc môn này nằm ở dưới hai gốc sừng của dê. Hoóc môn đi vào máu, thấm qua da rồi theo mồ hôi vương vào cây cỏ trên đường đi.
Dê cái cứ theo mùi đặc trưng đó mà tìm ta "người tình" của mình. Dê dực thường cọ đầu vào thân cây để gửi tín hiệu cho dê cái. Ngược lại với sừng, dịch hoàn dê lại không có mùi hôi mà ngon và bổ nhất trong sồ lục phủ ngũ tạng của dê đực.
Theo các nhà nghiên cứu, thịt dê có khoảng 17,5% prôtít; 40% lipit ở các ốc đảo tại sa mạc Xahara (Angiêri) người dân ở đây có tập quán uống sữa dê và ăn quả chà là. Trong huyết dê tươi có rất nhiều chất bổ và thuốc chữa bệnh. Ngâm huyết dê vào rượu 40 độ với một phần tiết, ba phần rượu rồi lắc đều. Mỗi ngày uống từ 20 - 40ml sẽ bổ máu. Thịt dê nấu chín với một số vị thuốc Bắc rất có tác dụng cho người suy nhược cơ thể. Tinh hoàn dê trị thận yếu ngày dùng từ 25-30g ngâm rượu uống. ăn dạ dày dê chữa gầy yếu, suy nhược. Mổ thịt dê bỏ ruột, cạo lông, đun nhiều lần, sau đó lọc lấy nước trong, cô thành cao đặc, gọi là "cao dê toàn tính". Mỗi ngày uống 5 - 10 gam có thể chữa bệnh thiếu máu, gầy yếu, suy nhược cơ thể. Để khử "mùi dê" người ta dùng rượu 500ml, gừng tươi 100g sau đó cho thêm một miếng đu đủ xanh rồi ngâm vào rượu 30 phút. Lấy toàn bộ hỗn hợp này tưới đều lên thân dê, vò lá gừng xát kỹ ngoài da cho sạch cáu bẩn bám trên da, cách làm này sẽ tẩy được mùi hôi của dê và làm cho da dê có độ mềm, khi xào nấu thịt dê không nên qua lửa, vì mỡ dê bị cháy sẽ làm tăng "mùi dê" lên nhiều lần, loài dê cũng được xem là "con bò sữa" của người nghèo. Vì nuôi dê không tốn kém bao nhiêu mà vẫn thu được sữa dê đáng kể. Loài dê cái Việt Nam chỉ cho khoảng 1 lít sữa/ngày, loài dê cái "sơn dương" cuả ấn Độ nặng khoảng 70kg, có thể cho tới 800 lít sữa/năm. Bình quân mỗi ngày có thể vắt được đến 6 lít sữa tươi, Dê là loài vật có thể chăn nuôi ở bất cứ chỗ nào. ở những nơi có lá xanh là có thể chăn thả dê vài dê sẽ tự kiếm ăn, tự lớn để cung cấp sữa, thịt cho con người và duy trì nòi giống của mình.
*******************
Hình tượng Dê trong phong thủy
Dê là con vật gần gũi trong văn hóa Á đông. Nó biểu hiện cho sự may mắn, nhanh nhẹn. Dê tức là lộc nên nó đại diện cho tài lộc. Là một trong những pháp khí Thiên Tài tức ám chỉ những nguồn tài chính bất ngờ, may mắn trong kinh doanh. Đặc biệt thích hợp với những ngành nghề mạo hiểm như chứng khoán hay đầu tư ngắn hạn. Dê với đồng tiền âm dương tượng trưng cho tự hoành tài và may mắn trong kinh doanh.
Trong âm dương Dê tượng trưng cho quẻ Đoài, biểu hiện cho sự nhanh nhẹn vui vẻ, lợi cho con cái nên nó còn dùng để tăng cường quan hệ gia đình, cầu sinh con cái. Dê đồng mang cát khí Kim bổ trợ cho Cát tinh Lục bạch, Nhất bạch, vượng tài, tăng cường may mắn, cầu con cái. Chế hòa các hung tinh, nhị hắc, ngũ hoàng, ngũ quỷ, họa hại.
*******************
Dê trong văn thơ
Nhà thơ Bùi Giáng cũng có một thời kỳ chính ông cũng một thời chán đời về mua dê và chăn dê ở quê nhà, núi đồi Quế Sơn tỉnh Quảng Nam, trong khoảng từ (1945 đến 1952), ông đã có bài thơ cảm khái trong đó mô tả về loài dê.
Trời núi đồi ngây ngất nhảy dê nhanh
Thôi từ nay tha hồ em mặc sức
Nhảy múa tung sườn núi vút dòng khe
Thôi từ nay tha hồ em mặc sức
Vang vang lên đồi núi giọng be be
Ngẩng đầu lên! dê ơi anh thong thả
Ðeo vòng vào em nghển cổ cong xinh
Ngẩng đầu lên! đây lòng anh vàng đá
Gửi gắm vào vòng mây nhuộm tơ duyên...
Hay những câu thơ khác về con dê của nhà thơ này: Này em Đen chiếc vòng vàng tươi lắm/Này em Vàng chiếc trắng há mờ đâu/Này em Trắng chiếc hồng càng lóng lánh/Này đây em Hoa Cà hỡi! chiếc nâu (mô tả về từng con dê). Và: Dành riêng mình – dê hỡi hiểu vì sao?/Vì lòng anh luống ân thầm tha thiết/Gán đời mình trọn kiếp với dê sao.
Nhà thơ Lê Đạt cũng có câu thơ: Ông cụ mịt mù dê phía núi/Ríu rít làng và khói xóm lung. Hay nhưng câu thơ như: Đàn dê bỏm bẻm trăng/Mấy lũn cũn dê con/Chân tân tất trắng /Vểnh râu thang gọi/ Be he ông. Hay những câu thơ khác là: Một con dê trắng... hai con trắng dê/Ba con dê trắng/Dê hằng hà nghìn lẻ vỗ bạch đêm. Và những câu thơ như: Rừng động xanh/Ai đừng được xuân/Mấy dê non buồn sừng húc gió/Cẫng lên cỡn lên/Be he xuân
Trong ca dao, văn học dê cũng hiện lên sinh động: Người ta tuổi Ngọ, tuổi Mùi/Em đây luống những ngậm ngùi tuổi Thân !!. Trẻ em nhà quê khi chơi trò dung dăng dung dẻ thường thuộc lòng bài đồng dao vui nhộn Dung dăng dung dẻ/Dắt trẻ đi chơi/Cho Cháu về quê/Cho dê đi học/Cho cóc ở nhà/Cho gà bới bếp. Hay những câu thơ như: Ru em buồn ngủ buồn nghê/Con tằm chín đỏ, con dê chín mùi (muồi) /Con tằm chín đỏ để lại mà nuôi/Con dê chín mùi làm thịt em ăn.
Nguồn: http://dominiart.net/bv/nam-mui-noi-chuyen-de-1622.html