Jean-Paul Sartre và Simone de Beauvoir: Cuộc hôn nhân kỳ lạ nhất thế kỷ XX

Họ gặp nhau trong những năm tháng sinh viên và hơn nửa thế kỷ kề vai sát cánh bên nhau trong cuộc đời, nhưng trong con mắt những người xung quanh, cuộc hôn nhân này quá kỳ quặc.

20210809 5

Jean-Paul Sartre và Simone de Beauvoir.

Nhà văn đoạt giải Nobel và nhà tư tưởng nữ quyền gắn bó với nhau bằng tình yêu và sự say mê triết học. Mối quan hệ của họ thiếu vắng nhiều đặc điểm của một cuộc hôn nhân thông thường.

 

Bản “Tuyên ngôn tình yêu”

Năm 1929, khi Simone de Beauvoir và Jean-Paul Sartre gặp nhau tại khoa Nghệ thuật của Đại học Sorbonne (Pháp), không ai dám nói đây là cặp đôi lý tưởng. Simone thanh lịch và mảnh mai dường như hoàn toàn trái ngược với Jean-Paul cục mịch.

Nhưng điều đó có ý nghĩa gì, nếu như bà cảm thấy ở ông nửa thứ hai của mình, người có những suy nghĩ, sở thích, mong muốn và thậm chí cả cảm xúc trùng hợp với bà.

Tại một cuộc thi triết học lấy kết quả lập bảng xếp hạng quốc gia của sinh viên Pháp, Sartre đứng đầu, còn de Beauvoir - thứ hai. Họ là những đối thủ xứng tầm, trở thành những người cùng chí hướng và là bạn đồng hành bình đẳng của nhau.

Họ tự giác không tuân theo các chuẩn mực được xã hội chấp nhận, và do đó, thay cho việc kết hôn truyền thống, họ đã ký kết bản “Tuyên ngôn tình yêu”, một dạng hợp đồng quy định mối quan hệ của họ.

Theo Tuyên ngôn, họ cam kết chung thủy với nhau về mặt trí tuệ, nhưng không ràng buộc về mặt thể xác. Mỗi người đều có thể tự do lựa chọn bạn trai và bạn gái của mình, nhưng đồng thời phải thẳng thắn với nửa kia của mình trong sáng tạo, suy tư và cuộc sống tình dục.

Có vẻ như cả hai đều cảm thấy những quy định như vậy bảo đảm cho mối quan hệ của họ bền vững hơn là một cuộc hôn nhân tầm thường.

 

Thói quen viết thư


Simone de Beauvoir thời trẻ.

Sau khi nhận bằng tốt nghiệp đại học, Simone đến Rouen, còn Jean-Paul đến Le Havre (thành phố cảng của Pháp thuộc tỉnh Seine – Martime), giảng dạy. Sợi dây kết nối họ là những lá thư, trong đó họ mô tả chi tiết từng ngày, những cảm xúc, suy tư, mong muốn và ước mơ của mình.

Thói quen trao đổi bằng thư từ với người bạn đời vẫn được giữ nguyên kể cả sau này, khi cặp uyên ương sống trong cùng một thành phố.

Sartre thừa nhận, ông sợ mất Simone, nhưng đồng thời ông không tìm cách kiềm chế ham muốn tình dục của mình. Hơn nữa, sự bền vững và “an toàn” của quan hệ với bà khiến con người yêu tự do trong ông sợ hãi.

Ông cho rằng, những mối quan hệ quá bền chắc thường bị kiểm soát thái quá, và vì vậy đánh mất tự do.

 

Liên minh triết học


Jean-Paul Sartre thời sinh viên.

Không đạt được sự hòa hợp hoàn toàn trong đời sống tình dục, Simone de Beauvoir và Jean-Paul Sartre bắt đầu tìm kiếm những cảm giác mới bằng việc mời các nhân vật thứ ba vào phòng ngủ của mình. Họ không những có mặt trên giường mà còn chia sẻ thế giới quan và tình yêu trong quan niệm của hai triết gia.

Một trong những “nhân vật thứ ba” là Olga Kazakevich (cô gái người Ukraine), nữ sinh viên củaSimone de Beauvoir. Tiếp theo, em gái của Olga, Wanda, cũng tham gia nhóm “các thành viên gia đình”, sau đó xuất hiện những cô gái và chàng trai mới.

Từ năm 1938, Sartre và Beauvoir sống ở Paris nhưng không chung một nhà. Cuộc sống trong những phòng khác nhau của khách sạn “Mistral” cho phép họ không vi phạm tự do của nhau. Hơn nữa, phần lớn thời gian họ ngồi ở quán cà phê, nơi họ không chỉ dùng bữa, mà còn làm việc, suy tưởng, tranh luận.

Cặp vợ chồng (nếu có thể gọi họ như vậy) thường xuyên kể cho nhau nghe về cuộc sống hàng ngày của mình, không ngần ngại cả những chi tiết kín đáo nhất. Một mặt, họ là những con người hoàn toàn tự do, mặt khác, họ luôn luôn tuân thủ những điều khoản hợp đồng do chính họ soạn thảo.

Thế chiến thứ Hai bùng nổ, phát xít Đức tấn công Pháp, Sartre bị tổng động viên vào lính và ra mặt trận. Ngày nào ông cũng viết thư cho “vợ” và ông gọi người tình của mình là “con hải ly mê hồn yêu quý”.

Hải ly là biệt hiệu của Beauvoir do một nhóm sinh viên đặt cho bà năm 21 tuổi. Giờ đây Beauvoir trở thành chủ gia đình, bà đã giúp đỡ Olga và Wanda. Sau chiến tranh, các tác phẩm của Sartre và Beauvoir được xuất bản đã mang lại cho cả hai vinh quang quốc tế.

Trong chiến tranh, Sartre bị quân Đức bắt làm tù binh, một năm sau ông được tha (1941). Trở lại Paris, Sartre tham gia phong trào chống phát xít, thường xuyên cùng các đồng chí của mình họp kín tại nhà mẹ Beauvoir.

Các mối quan hệ trong liên minh triết học này không bị coi là phản bội. Mọi thứ diễn ra hoàn toàn trong khuôn khổ hợp đồng họ đã ký kết vào những năm sinh viên. Đối với họ, tự do luôn được đặt lên hàng đầu, sau đó mới đến tình cảm. Simone và JeanPaul yêu nhau say đắm, đau khổ khi phải chia tay với các nhân vật thứ ba.

Họ thích đi du lịch, gặp gỡ những người nổi tiếng, tận hưởng niềm vui cuộc sống. Tiếc rằng, tuổi tác và sức lực có hạn. Lúc về già, Sartre gần như bị mù. Ông tuyên bố từ giã nghiệp văn chương, không thể chinh phục phụ nữ nữa, nhưng lại tìm được một thú vui để giết thời gian - rượu và thuốc an thần.

Trong một bài trả lời phỏng vấn, ông thừa nhận: Rượu và thuốc giúp ông suy nghĩ nhanh hơn. Phát biểu của ông khiến Simone cũng bị sốc.

Jean-Paul Sartre qua đời ngày 15/4/1980. Trong quãng thời gian thiếu ông, Simone hoàn toàn mất hứng thú với cuộc sống. Dường như bà chỉ mơ được đoàn tụ với Sartre và chuyển từ trạng thái vĩnh viễn chia ly sang trạng thái tình yêu vĩnh cửu.

Người ta thường thấy bà ngồi bên cửa sổ nhìn ra nghĩa trang Montparnasse, nơi Jean-Paul yên nghỉ.

Một năm sau khi Sartre qua đời, Beauvoir xuất bản cuốn “Lễ vĩnh biệt” (La Cérémonie des adieux, 1981), kể lại 10 năm cuối cùng của Sartre, khi ông bà chung sống với nhau. Ngày 14/4/1986, Beauvoir trút hơi thở cuối cùng. Mộ của bà được đặt bên cạnh mộ của chồng trong nghĩa trang Montparnasse.

Sau khi mất, Simnone de Beauvoir lại càng nổi tiếng hơn trước. Không chỉ vì bà đã đặt nền móng cho phong trào nữ quyền mà do bà được coi là một trong số những nhà tư tưởng quan trọng nhất của chủ nghĩa hiện sinh ở nước Pháp. Cũng như Jean-Paul Sartre, di sản của Simone de Beauvoir để loại cho nước Pháp và nhân loại rất to lớn.

Jean-Paul Sartre (1905 - 1980) là nhà triết học hiện sinh, nhà soạn kịch, nhà biên kịch, tiểu thuyết gia và là nhà hoạt động chính trị người Pháp. Ông là một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn trong nền triết học Pháp thế kỷ 20 và chủ nghĩa Marx.

Tác phẩm của ông cũng đã ảnh hưởng đến xã hội học, lý thuyết phê bình, lý thuyết hậu thuộc địa, phê bình văn học. Satre được trao giải Nobel Văn học vào năm 1964 nhưng ông từ chối.
Trần Hậu

(Theo kulturologia.ru)

Nguồn: Giáo dục và Thời đại, ngày 31.7.2021.

Thông tin truy cập

60518267
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
9778
12997
60518267

Thành viên trực tuyến

Đang có 266 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website