Những trải nghiệm trên đất Nhật Bản của văn sĩ Trung Quốc: Vương Quốc Duy, Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược

Huynh Vinh Phuc, Ph.D.

Institute of Sustainable Development for The South

 

ABSTRACT

In the early 20th century, the Chinese students coming back from Japan became dominant force of Chinese literature. Through Japanese language and literature, those people during their stay for study in Japan received the Western ideology and culture. Japanese colleges became places for training Chinese students. After returning to China, they propagated Western ideas and culture, established the literary circles, initiated the movement of literary renovation and became prominent figures of modern Chinese literature, such as Wang Guowei, Luxun, Guo Moruo, Tian Han, Zong Baihua…

 

Những trải nghiệm trên đất Nhật Bản của văn sĩ  Trung Quốc:  Vương Quốc Duy, Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược

 

TS. Huỳnh Vĩnh Phúc

Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ

Tóm tắt

Đầu thế k XX, du học sinh Trung Quốc tại Nhật Bản sau khi về nước đã trở thành lực lượng chủ yếu của văn đàn Trung Quốc.  Những người này trong thời gian du học tại Nhật đã thông qua ngôn ngữ và văn hóa Nhật để tiếp thu tư tưởng và văn hóa phương Tây. Các trường đại học Nhật Bản là nơi đào luyện du học sinh Trung Quốc. Về nước, họ truyền bá tư tưởng và văn hóa phương Tây, sáng lập văn đàn và đề xướng các cuộc vận động canh tân văn học Trung Quốc. Từ đó họ trở thành những nhân vật tiêu biểu cho văn học Trung Quốc cận đại: Vương Quốc Duy, Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược, Điền Hán, Tông Bạch Hoa v.v.

******

 

 

I. Vương Quốc Duy

Quách Mạt Nhược từng nói: “Một nữa văn đàn Trung Quốc là lưu học sinh tại Nhật Bản”. Quả vậy, đại biểu của văn học Trung Quốc cận đại Lỗ Tấn và anh em Chu Tác Nhân,  người sáng lập “Sáng tạo xã” Quách Mạt Nhược và Úc Đạt Phu, người vào thập niên 30 giới thiệu phê bình văn nghệ cánh tả và chịu ảnh hưởng sâu đậm của phái “Tân cảm giác” Nhật Bản Lưu Nột Âu, Mục Thời Anh v.v. đều đã từng du học tại Nhật Bản. Trong số đó, nhà phê bình văn học nổi tiếng Vương Quốc Duy là người du học tại Nhật Bản sớm nhất.

Vương Quốc Duy, nhà phê bình văn nghệ, văn học sử, sử học, vào năm 1901 đã đi du học tại Nhật Bản, sớm hơn Lỗ Tấn khoảng một năm. Vương Quốc Duy là một trí thức truyền thống, ông muốn dùng học vấn truyền thống để thực hiện hoài bảo kinh bang tế thế nên trước chiến tranh Trung - Nhật năm Giáp ngọ, ông đã từng hai lần tham gia thi hương.  Thế nhưng, sau thất bại trong cuộc chiến Giáp ngọ, “Tân học” thịnh hành, Vương Quốc Duy thức tỉnh, ông đến Thượng Hải làm thư ký cho “Thời vụ báo”, tờ báo do người đồng hương của ông Giang Khang Niên sáng lập. Đây là tờ tuần báo Hoàng Tôn Hiến và Giang Khang Niên dùng để khai dân trí, và mời Lương Khải Siêu làm chủ bút.

Vào thời gian đó, Vương Quốc Duy vừa làm vừa học tại “Đông văn học xã” (trường học  tiếng Nhật ) do La Chấn Ngọc tổ chức.  Tại đây ông làm quen với những người tốt nghiệp khoa Hán văn Đại học Văn Khoa Đại học Đế quốc Tokyo Fujita Toyohachi (Đằng Diền Phong Bát) và Taoka Reiun (Điền Cương Lĩnh Vân).  Trong  “Tự tự” (自序 ) của Vương Quốc Duy, ông kể: ông đọc thấy trong văn tập của Taoka Reiun các câu trích dẫn triết học của Kant, Schopenhaur, và nhờ đó ông nảy sinh sự hứng thú đối với triết học phương Tây.  Nhưng lúc đó do “ngôn ngữ cách trở nên tự nghĩ rằng cả đời không đọc được sách của Kant và Schopenhaur”.

Về sau, nhờ sự giúp đỡ tài chính của La Chấn Ngọc, ông du học tại Tokyo. Ban ngày học tiếng Anh, ban đêm học toán học, nhưng do bệnh cũ ở chân tái phát nên ông chỉ lưu lại ở Nhật có vài tháng rồi về nước.  Sau đó, theo như lời ông nói, đó là “thời kỳ tự học”, và “ thể xác tuy ốm yếu nhưng tinh thần mạnh mẽ” ông quyết chí nghiên cứu triết học.  Lúc đó người hướng dẫn ông đọc sách chính là Fujita Toyohachi. Và như vậy, Vương Quốc Duy đã đọc qua “Xã hội học” của Fairbanks, “Tâm lý học” của Hoffding, tìm mua cuốn “Triết học khái luận” của Paulsen, “Triết học sử” của Windelband, “Phê phán lý tính thuần túy” của Kant, “Thế giới như là ý chí và biểu tượng” (作为意志和表象的世界) của Schopenhauer.

Ông hy vọng qua những sách đó tìm kiếm được mạch sống (“Tự tự” năm 1907). Do tố chất bẩm sinh, ông cảm nhận một nỗi phiền muộn đau đớn: “Muốn làm nhà triết học thì khổ vì tình cảm nhiều mà trí lực ít, muốn làm thi nhân thì khổ vì tình cảm ít mà lý tính nhiều”. Nhưng cuối cùng thì Vương Quốc Duy “ từ triết học mà đến với văn học, và mong tìm được trong đó sự an ủi” (“ Tự tự nhị” năm 1907).  Nỗi khổ não vì sự giằng xé giữa triết học và văn học đó cũng là nỗi khổ của Taoka Reiun ,  người thầy của Vương Quốc Duy ở “Đông văn học xã”. Taoka Reiun  trong bài tự của “Đoạn vân”(断云)cũng từng viết, “Muốn làm nhà triết học thì tình cảm của tôi quá nóng, muốn làm thi nhân thì lý tính của tôi quá lạnh. Vừa không làm được thi nhân mà cũng chẳng làm được nhà triết học”.  Ở đây, Điền Cương đã điềm nhiên mổ xẻ tách bạch cái tính cách dễ dàng chao đảo lung lay giữa tình cảm và lý tính của chính mình. Ngoài vấn đề tâm lýđó,  ảnh hưởng của Taoka Reiun  còn làm hình thành nên lý luận văn học tự ngã lấy triết học của Schopenhauer làm trục chínhcủa Vương Quốc Duy.

Vương Quốc Duy sau khi từ triết học chuyển hướng sang văn học đã có một cảm tình nồng nhiệt khác thường đối với từ chương, vì vậy, năm 1906 ông xuất bản cuốn “ Nhân gian từ thoại”, hy vọng từ trong từ chương tìm được sự an ủi; mặt khác, ông bắt đầu dồn tâm sức  nghiên cứu hí khúc và viết tác phẩm “Hồng lâu mộng bình luận”. Năm 1904 Vương Quốc Duy xuất bản “ Hồng lâu mộng bình luận”.  Về tác phẩm này, nếu nói rằng đây là tác phẩm ông nghiên cứu về “ Hồng lâu mộng” thì không đúng cho bằng nói ông mượn “ Hồng lâu mộng” để giải bày nhân sinh quan của chính mình, vận dụng quan điểm triết học của Schopenhauer để tìm kiếm sự giải thoát khỏi xã hội hiện thực. Đối với vấn đề triết học và văn học, Vương Quốc Duy chủ trương hai môn đócó tính độc lập, vàphát triển thuần túy tự thân. Trong bài “Văn học tiểu ngôn” ông viết: “Tôi cho rằng tất cả học vấn đều có thể lấy lợi lộc để khuyến khích, trừ triết học và văn học thì không thể như vậy. . . Văn học “ cơm cháo” không thể là văn học chân chính. Sự nghiệp du hí của nhà văn học, là cái dư thừa của sức lực con người dùng trong cuộc cạnh tranh sinh tồn được phát ra mà thành du hí”.

Cách Vương Quốc Duy viện dẫn học thuyết của Schopenhauer để nói rõ tính tự thân tất yếu của triết học và văn học - hoàn toàn trái ngược với chủ trương của Lương Khải Siêu đề xuất trước đó trong cuộc cách mạng thi ca và cách mạng tiểu thuyết – vào thờiđó, không tạo được một ảnh hưởng nàođáng kể. Thế nhưng, Vương Quốc Duy đem quan niệm triết phương Tây du nhập vào Trung Quốc, và trên cơ sở đó triển khai một lý luận văn học có đặc sắc riêng, và hơn nữa, trên phương diện hý khúc - trước đây vốn không được coi trọng- và các lãnh vực sử học, quốc học có được những cống hiến to lớnđã được các học giả đời sau thán phục. Tất cả những điều đó đều có mối liên hệ mật thiết với sựảnh hưởng sâu đậm của các tác phẩm của Taoka Reiun  và sự hướng dẫn nhiệt tình của Fujita Toyohachi .  Điều này rất cóý nghĩa để chúng ta chúý.

II. Lỗ Tấn và Chu Tác Nhân

Lỗ Tấn (1881-1936) vào ngày 04/04 Quang Tự năm thứ 23 (1902)- ngày mà sự thống trị của triều Thanh lung lay sắp đổ và cách mạng Tân Hợi sắp sửa bộc phát -  sang Nhật du học. Thời đó, thanh niên Trung Quốc du học chủ yếu sống tại Tokyo, Yokohama; họ chia thành hai nhóm đối lập nhau,  nhóm duy tân tán đồng chủ trương tiến hành cải cách xã hội dưới sự thống trị của nhà Thanh của Khang Hữu Vi, nhóm cách mạng lạiủng hộ Tôn Văn, muốn lật đổ sự thống trị của nhà Thanh.

Lỗ Tấn sau khi đến Nhật không bao lâu cũng bị cuốn vào vòng xoáy đối lập đó. Thời gian đầu du học,  ông có nhiều đồng cảm với “ cách mạng chủng tộc” lật đổ sự thống trị của nhà Thanh và rất tích cực trong hoạt động sáng tác.  Tác phẩm  “Trung Quốc địa chất lược luận” -  được ông viết ngay sau khi đến Nhật – xem qua có vẻ như là sách khái luận giới thiệu vềđịa chất  Trung Quốc, nhưng thực ra, đó là tác phẩm lên tiếng mạnh mẽcảnh báo các cường quốc xâm lược Trung Quốc. trong đó, ông cũng phê phán học thuyết biến pháp tự cường do Lương Khải Siêu đề xướng, đồng thờiông cũng phác thảoý tưởng về một cuộc cách mạng cộng hòa.

Nếu nói vì do thời xưa khí hậu ở vùng nước và đất liền không đều nhau mà địa tầng khó nhất trí. Thì cũng như người bàn về lịch sử nhân loại mà cho rằng cộng hòa lập hiến chuyên chế là công lệ của sự tiến hóa chính thể; song chuyên chế hà khắc, lấy dao đẫm máu mà xử người cộng hòa, thì nhất quyết không thể tồn tại trong lịch sử. Địa tầng biến đổi cũng in như vậy. (“Trung Quốc địa chất lược luận” phần “ Phân bố của đệ tam địa chất”)

Ở đây,  “ cộng hòa lập hiến chuyên chế” là chỉ chủ trương của nhóm duy tân biến pháp (nhóm quân chủ lập hiến ), và nhất là, chỉ lý luận của Lương Khải Siêu. Lương Khải Siêu trong bài “Luận về sự biến đổi của quân chính và dân chính” (“Thời vụ báo”, tập 41, 1897) đã phân chia lịch sử chính trị Trung Quốc thành ba giai đoạn : 1) Thời kỳ nhiều vua chấp chính. 2) Thời kỳ một vua chấp chính. 3) Thời kỳ nhân dân chấp chính.  Luận điểm này chính là lý luận về sự phát triển có tính giai đoạn của xã hội được đề xuất dưới sựảnh hưởng của thuyết  tam thế trong “ Xuân thu Công Dương truyện”. Và Lỗ Tấn đã thông qua địa chất học để đề xướng cách mạng cộng hòa dân tộc lật đổ sự thống trị của nhà Thanh.

Mặt khác, Lỗ Tấn cũng tích cực triển khai các hoạt động khai sáng, ông dịch hoặc cải biên các truyện khoa học viễn tưởng của Jules Verne – lưu hành rất rộng rãiở Nhật từ thời kỳ đầu Minh Trị - từ tiếng Nhật sang tiếng Trung Quốc  nhằm phổ biến tư tưởng khoa học, đả phá mê tín. Nhưng các hoạt động đó chỉở thời kỳ đầu lưu học, năm 1906 sau khi thôi học y khoa tạiđại học y khoa Tiên Đài, Lỗ Tấn quay lạiTokyo và chuyên tâm vào sáng tác. Thời đó, Lỗ Tấn qua bài viết “Luận về sức mạnh của thơ ma thuật” (摩罗诗力说) đã hết lòng tán dương và gọi Byronlà cha đẻ của chủ nghĩa lãng mạn, vàphê phán chủ nghĩa công lợi trong văn học; đồng thời, đối với Nietzsche, người hoàn toàn phản đối các giá trị truyền thống, ông tỏ ra sùng bái và gọi Nietzsche là người có cá tính phi thường. Ông viết : Từ phương diện thuần túy văn học mà nói, bản chất của nghệ thuật là làm cho người xem, người nghe cảm thấy hứng thú vui vẻ. Văn chương là một môn nghệ thuật, bản chất của nó cũng đương nhiên như vậy, nó với sự tồn tại của cá nhân cho đến quốc gia đều không liên hệ, không có lợi gì, cũng chẳng có lý chi.  Cho nên cái hiệu quả, cái ích trí của nó không bằng sách sử, khuyên dạy người không bằng cách ngôn, mưu giàu có không bằng công thương, kiếm danh lợi không bằng bằng cấp.  Trì thế hữu văn chương, nhưng người ta chỉ cần vài trang là đủ.

Chủ trương đó của Lỗ Tấn có căn cứ xuất phát là từ những sách dịch  tiếng Đức, tiếng Anh ông đọc ở Nhật Bản.

Chu Tác Nhân (1885-1967) đến Nhật sau Lỗ Tấn 04 năm, từ khi du học ông bắt đầu lập chí nghiên cứu văn học, sau đó đến đại học Rikkyo học ngôn ngữ cổ Hy Lạp và văn học Anh. Ngoài ra, ông cũng có  học vấn quảng bác về văn học Nhật Bản- phiên dịch, giới thiệu chuyện khua trương, chuyện hài hước, bình luận văn học thời Minh Trị - và hiểu văn hóa Nhật cách tường tận. Hơn nữa, ông còn hưởng ứng phong trào “ Tn thôn” do văn sĩ Track real Tuk phái Bạch Dương (白桦派,Birch ) khởi xướng, đến thăm khu thực nghiệm Tân thônở Miyazaki-ken, và lập chi bộ Tân thôn ở Bắc Kinh

Lỗ Tấn, Chu Tác Nhân đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc cách mạng văn học bắt đầu năm 1917 và cuộc vận động tân văn học về sau, hai ông là thành viên trung kiên của “Hội nghiên cứu văn học”, văn đàn được thành lập sớm nhất tại Trung quốc. Nền tảng học vấn văn học của hai ông là không thể tách rời với những cảm nghiệm mà hai ông có được trong thời kỳ du học Nhật Bản.

III. Những tác giả của “ Tam diệp tập”

Như đã nói, cuộc cách tân thi ca TrungQuốc bắt đầu vào năm 1917 với những đề xướng trên phương diện lý luận và thử nghiệm thực tế về thơ bạch thoại của Hồ Thích, nhưng đạt được những thành tựu to lớn trong sáng tác thì lại chính là Quách Mạt Nhược - người từng lưu học tại Nhật Bản – và các đồng sự củaông.

Bài thơ “Sự mê hoặc của cái chết” (死的诱惑)  của Quách Mạt Nhược đăng ngày 29/09/1919 trên trang mục “Học đăng” của báo  “Thời sự tân báo”, từ đó về sau, thơ của ông liên tục được đăng trên trang mục “Học đăng”. Lúc đó đảm nhiệm biên tập trang mục “Học đăng” là Tông Bạch Hoa (1897- 1986), ông liên kết với Quách Mạt Nhược (du học tại Đại học Cửu Châu) và Điền Hán (1898- 1968, du học tại trường Cao đẳng sư phạm Tokyo). Ba ông liên lạc với nhau bằng thư tín và trên trang mục “Học đăng” thảo luận các vấn đề,  năm 1920 các thư tín đó được  Á Đông đồ thư quán xuất bản với tựa đề “Tam diệp tập”. “Tam diệp” nghĩa là ba lá cây, tượng trưng cho tình bằng hữu sâu sắc của ba ông.

Ba ông lấy tác phẩm văn học của Goethe làm qui chiếu để thảo luận các vấn đề về thi ca hý kịch, tình yêu hôn nhân, nhân sinh quan và thế giới quan.  Tại  Trung Quốc vào thờiđó kết hôn vẫn chủ yếu dựa vào sự sắp xếp của cha mẹ và người mai mối, vì vậy, đề xướng hôn nhân tự chủ là một sự kiện lớn được thanh niên quan tâm. Trong bài tựa “Tam diệp tập” viết :

          Động cơ của chúng tôi khi cho ra mắt tập sách nhỏ này không phải là muốn cống hiến cho quý vị một tác phẩm giải trí, tiêu khiển lúc trà dư tưởu hậu, mà cũng không có ý gởi đến quý vị một bản sách tham khảo khoa học, làm tài liệu giúp quý vị giải quyết vấn đề. Điều chúng tôi muốn là đưa ra một vấn đề đạo đức và xã hội trọng đại, cấp bách, để quý vị thảo luận và đưa ra phán quyết !

Vấn đề đó là gì? Phạm vi của vấn đề này rất lớn, nhưng nói gọn lại, đó là vấn đề hôn nhân, nếu tách ra mà nói thì : 1) Vấn đề tự do yêu đương. 2) Vấn đề chế độ cha mẹ quyết định hôn nhân con cái. 3) Trong chế độ cha mẹ quyết định hôn nhân xét vấn đề quyền căn bản về tự do yêu đương. 4) Ai là người chịu trách nhiệm về những hậu quả do xung đột giữa tự do yêu đương và chế độ cha mẹ quyết định hôn nhân ?

Quách Mạt Nhược thành lập tại Nhật Bản “Sáng tạo xã” và trở thành một tác gia kiên trung của văn đàn này, trong các lĩnh vực thi ca, tiểu thuyết, hí khúc v.v. đã cho ra đời những tác phẩm mang khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa nồng nhiệt, cuối thập niên 20, ông ngã hẳn về cánh tả và trở thành lãnhđạo của “ văn học cách mạng”.

Điền Hán tham gia hoạt động của “ Sáng tạo xã” trong tư cách tác giả thi ca và hý khúc. Khi kịch bản lấy chủ đề tự do yêu đương và vấn đề hôn nhân “ Một đêm ở quán cafee”(1922) ra mắt ông liền thành danh là tác giả kịch. Năm 1928 ông tự lo tài chính thành lập “ Nam quốc nghệ thuật học viện”, bồi dưỡng được nhiều nhân tài về hý kịch, vàông trở thành một trong những người khai sáng nền hý kịch Trung Quốc cận đaị.Nhưng về sau do bất mãn vì nhật ký “ Con đường hoa tường vi” củaông bị phê bình, ông rời bỏ “Sáng tạo xã”.

Tông Bạch Hoa năm 1920 du học ở Đức, chuyên học về lịch sử và triết học, năm 1923 ông xuất bản tập tiểu thi “Lưu vân”, tích cực dấn thân vào phong trào tiểu thi thờiđó. Thơ của Tông Bạch Hoa được gọi là “thơ triết lý”, có khuynh hướng chủ nghĩa phiếm thần mãnh liệt. Ông viết :

Đời sống nghệ thuật là đời sống cảm thông.Cảm thông vô biên với tự nhiên, cảm thông vô biên với con người. Cảm thông vô biên với trăng sao mây trời, với tiếng chim hót, tiếng suốireo. Cảm thông vô biên với sinh tử li hợp, với hoan ca và bi thống. Đó chính là mối phát sinh của cảm xúc nghệ thuật, và cũng chính là mục đích của sáng tạo nghệ thuật.

IV. Thời cận đại của văn học Trung Quốc

Như đã nói, vào trước thời đại Đức Xuyên giao lưu văn hóa chủ yếu diễn ra một chiều từ Trung Quốc đến Nhật Bản, nhưng qua cuộc duy tân Minh Trị, Nhật Bảnđã thực hiện thành công cận đại hóa chế độ xã hội, kinh tế của mình, chiều giao lưu văn hóa liền hoàn toànđảo ngược.  Nhưng cũng như cách Nhật Bản tiếp thu văn hóa Trung Quốc trước đây, Trung Quốc tiếp thu văn hóa Nhật Bản cũng không phải là sự tiếp thu thụ động, hoàn toàn mô phỏng. Sau thất bại giáp ngọ, phong trào phát khởi đầu tiên là vận động duy tân biến pháp tự cường, mọi người muốn thử tiếp thu chế độ chính trị của Nhật Bản, xây dựng chế độ quân chủ lập hiến ở Trung Quốc. Trong quá trìnhđó, tiểu thuyết chính trị được hình thành, đồng thời cuộc vận động canh tân thi ca cũng được khởi xướng.

 Lương Khải Siêu năm 1899 đề xướng “Cách mạng thi ca”, năm 1902 đề xướng “Cách mạng tiểu thuyết”, cả hai đều bắt đầu từ việc du nhập văn hóa Nhật Bản vào Trung Quốc, đây chính là thờiđiểm then chốt cho việc xây dựng nền văn học Trung Quốc cận đại. Từđó về sau, sự phát triển của văn học Trung Quốc chủ yếu là thông qua Nhật Bản tiếp thu văn học phương Tây, điều này có nghĩa là, Trung Quốc lấy việc phiên dịch văn hóa thông qua tiếng Nhật làm cơ sở, cố gắng tích cực  du nhập văn hóa phương Tây vào Trung Quốc.  Trong quá trìnhđó, có thể nói rằng Nhật Bản có tác dụng như một kênh dẫn để Trung Quốc du nhập văn hóaÂu Mỹ.

Hồ Thích năm 1917 viết bài “Lời bàn nông cạn về cải lương văn học”, từ nước Mỹ thảy một viên đá vào giới học thuật Trung Quốc, và do đó làm dấy lên cuộc vận động “ cách mạng văn học” ở Trung Quốc. Tuy nhiên, trên phương diện thực tế sáng tác, người thúc đẩy văn học phát triển ở lĩnh vực tiểu thuyết là Lỗ Tấn tác giả của “ Nhật ký ngườiđiên”, người từng du học tại Nhật Bản, ở lĩnh vực thi ca là Quách Mạt Nhược, người du họcNhật Bản từ thời thanh niên. Ngoài ra, trong việc cải lương hý khúc, xây dựng thoại kịch, tình hình cũngđại thể như trên.

Đối với văn học từ cận đại về sau, như Quách Mạt Nhược viết trong bài “Vũ khúc của cái bàn” : “ Một nữa văn đàn Trung Quốc là lưu học sinh tại Nhật Bản”,  “Nền văn nghệ mới của Trung Quốc  chịu phép rửa của Nhật Bản”. Và do vậy, đương nhiên “ những chất độc trong văn đàn Nhật Bản cũng lây tới Trung Quốc”.

Thế nhưng trào lưu này đến năm 1937 thì hoàn toàn đứt đoạn. Chiến tranh Trung Nhật bộc phát toàn diện, du học sinh tại Nhật hầu hết về nước, tích cực tham gia cuộc kháng chiến chống Nhật. Do vậy, sự tiếp nhận văn hóa Nhật một cách có ý thức vì đó mà kết thúc. Cũng giống như văn đàn Nhật Bản,  văn học Trung Quốc trong thời kỳ chiến tranh cũng không thể có được tính tự chủ, khuynh hướng sáng tác văn học chủ yếu phải phụ thuộc vào yêu cầu của tình hình chính trị đương thời.

Cuối cùng, cần thiết phải nói rõ là, khái niệm “Văn học Trung Quốc cận đại” mà bài viết sử dụng có sự khác biệt với cách hiểu chung của học giới Trung Quốc. Giới sử học Trung Quốc  thường lấy mốc thời kỳ từ chiến tranh nha phiến (1840) đến phong trào Ngũ Tứ (1919) gọi là “cận đại”, thời kỳ đó về sau gọi là “hiện đại”. Ở phương diện văn học, “cận đại” và “ hiện đại” cũng được phân chia như vậy. Nhưng trong bài viết này, khơỉ điểm của “Văn học Trung Quốc cận đại”  được xác định vào đầu thế kỷ XX, trong nghĩa rộng, đó là chỉ năm 1902, năm Lương Khải Siêu phát hành tờ “Tân tiểu thuyết”, một tạp chí sớm nhất chuyên về tiểu thuyết; trong nghĩa hẹp, là chỉ năm 1917, năm mở đầu cuộc cách mạng văn học, và thời điểm kết thúc là năm 1937. Nói một cách nghiêm mật, bài viết lấy 15 năm giai đoạn 1902 – 1917 gọi là “Thời kỳ khai sáng văn học” hay là “ Thời kỳ văn học  cận đại” để triển khai các luận cứ.

                             (Theo Trung Nhật văn hóa giao lưu sử đại hệ- Quyển 6, Dương Thiệu Thang, Trung Tây Tiến chủ biên, Triết Giang nhân dân xuất bản xã, Hàng Châu, 1966)

Thông tin truy cập

60782168
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
1669
24669
60782168

Thành viên trực tuyến

Đang có 479 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website