Việc chữ Hán trong nhiều thế kỷ được dùng làm ngôn ngữ viết chắc chắn đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn học Việt Nam, đến mức văn hóa Trung Hoa và Việt Nam, ở nhiều phương diện, không thể tự phân biệt. Cho đến trước khi chữ Nôm ra đời - một việc làm đánh dấu sự cố gắng đầu tiên nhằm văn tự hóa tiếng Việt - thì toàn bộ văn học Việt Nam đều dùng chữ Hán còn tiếng Việt bị giới hạn trong phạm vi nói năng. Hình thức mới của chữ viết dân tộc bắt nguồn từ chữ Hán1 này không bao giờ được coi trọng trong cung đình trừ thời kỳ ngắn ngủi dưới triều Hồ Quý Ly đầu thế kỷ 15 và dưới triều Quang Trung đầu thế kỷ 18.
Hơn thế hình thức chữ viết này không bao giờ có thể đáp ứng được khát vọng của những người mong muốn xóa bỏ ranh giới phân chia giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết vì để có thể dùng được chữ Nôm trên thực tế phải biết chữ Hán. Mặc dù vậy hình thức chữ viết mới này đương nhiên rất được những người trong giới trí thức hoan nghênh. Họ dùng nó để làm thơ cũng như viết tiểu thuyết bằng thơ (truyện thơ) thường lấy cảm hứng từ văn học Trung Quốc. Hai hình thức chữ viết chủ yếu là của riêng các sĩ phu này dần dần bị thay thế bởi chữ quốc ngữ, thứ chữ viết xuất hiện vào thế kỷ 19 gắn với việc Pháp xâm lược quân sự Việt Nam. Chữ quốc ngữ xuất hiện không thể không vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của những người yêu nước phản đối lại việc chiếm đóng đất nước họ. Năm 1865 xuất hiện tờ báo quốc ngữ đầu tiên, tờ Gia Định Báo, ra hàng tháng do người Pháp lập ra, còn năm 1919 chính những kẻ đi xâm chiếm này đã chấm dứt chế độ khoa cử Hán Việt và đặt ra hệ thống giáo dục mới.
Chúng tôi sẽ tìm hiểu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đối với văn học chữ Hán và chữ Nôm của Việt Nam, và sau đó đặc biệt chú ý đến ảnh hưởng đối với văn học bằng chữ La tin hóa (quốc ngữ) bởi vì nền văn học quốc ngữ này được đặc tả bằng trào lưu dịch tiểu thuyết Trung Quốc. Đáng chú ý hơn cả là mục đích của Pháp khi thay chữ Hán bằng chữ La tin hóa cốt để cắt đứt văn hóa Việt Nam ra khỏi văn hóa Trung Hoa.
1. Tiểu thuyết chữ Hán của Việt Nam
Việc dùng chữ Hán ở Giao Châu (nay là Việt Nam) có thể đi ngược về tận đời Hán. Đời Đường có những người Việt Nam sang học tại Trung Quốc và sau đó ở lại làm quan, nổi tiếng nhất là Khương Công Phụ từng làm đến Gián nghị đại phu trong triều đình Trung Quốc2. Năm 939 Việt Nam lần đầu tiên tuyên bố là một quốc gia độc lập nhưng vẫn chưa làm thay đổi được địa vị của chữ Hán, nó vẫn là thứ ngôn ngữ quan phương cũng như Nho giáo vẫn là hệ tư tưởng chính thống. Và tiếp đó, qua các bản dịch chữ Hán, người Việt Nam được khai tâm về Phật giáo.
Cũng như Trung Quốc trong thời kỳ này văn xuôi nói chung gắn với sử. Những đoạn văn xuôi sớm nhất là chỉ dụ do chính nhà vua viết, là bản tấu của các quan đại thần và lời bàn của các sĩ đại phu chứ không phải là các tác phẩm hư cấu. Có lẽ phải đến thế kỷ 13,14 mới xuất hiện các tác phẩm thuộc một thể loại mới: đó là những câu chuyện thuộc loại sử chịu ảnh hưởng của chí quái Lục triều và truyền kỳ đời Đường. Trong số đó văn bản cổ nhất hiện còn là Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên có niên đại 1329. Tác phẩm này gồm 27 truyền thuyết theo lối truyện ký3. Một tác phẩm nữa cùng loại là Lĩnh nam chích quái (1493) của Trần Thế Pháp. Bộ sưu tập những quan sát kỳ dị này nằm giữa sử và hư cấu. Dường như chỉ với Truyền kỳ mạn lục chúng ta mới đặt chân thật sự vào địa hạt của hư cấu lịch sử. Tác giả của nó là Nguyễn Dữ, sống vào đầu thế kỷ 16, xuất thân từ một gia đình có học. Bản thân ông đã đỗ kỳ thi Hội và từng làm tri huyện ở Thanh Toàn. Nhưng chán nản vì chính sự rối ren, buồn phiền vì vận nước ông đã quyết định về ở ẩn, lấy cớ là phải chăm sóc mẹ già. Đó chính là thời kỳ ông viết tác phẩm của mình dựa theo Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu (1347-1433)4 Trung Quốc, chúng ta đều biết Tiễn đăng tân thoại rất phổ biến ở Trung Quốc, tác phẩm mô phỏng đầu tiên là Tiễn đăng dư thoại của Lý Xương Kỳ xuất hiện vào năm 1420 và ngay sau đó còn có thêm nhiều tác phẩm khác mà Mịch đăng nhân thoại của Thiệu Cảnh Chiêm (1592)5 nằm trong số đó. Chắc chắn loại tác phẩm “Tiễn đăng” này được đón chào không kém nồng nhiệt ở Việt Nam. Việc mô phỏng của Nguyễn Dữ cho chúng ta thấy rõ tác phẩm này đã nổi tiếng ngay đầu thế kỉ 166. Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm sớm nhất hiện còn của tiểu thuyết phúng thích Việt Nam. Nó được tái bản vài lần và đáng chú ý là có một bản in thú vị với lời tựa viết năm 1783 có chú giải bằng chữ Nôm và những lời bình khác nhau7. Tác phẩm này được đánh giá rất cao trong giới học thuật, những người này đã coi tác giả của nó là người phát ngôn cho tầng lớp trí thức thời đại mình, thể hiện sự bất bình của họ đối với những rối ren xã hội và dự cảm được sự trỗi dậy của một tầng lớp xã hội mới ở Việt Nam thế kỷ 16. Nhờ vào sự thần kỳ để cho hồn ma chồn cáo biến thành văn nhân khuyên răn tầng lớp thống trị, biến thành người đẹp dùng miệng lưỡi đưa ra những lời giáo huấn Nho giáo có thể giúp tác giả phê phán được mà không bị phiền toái. Tác phẩm này có phần tục biên là Truyền kỳ tân phả do Đoàn Thị Điểm (1705-1748) viết. Bà làm nghề dạy học và cũng nổi tiếng với bản dịch Nôm Chinh phụ ngâm do Đặng Trần Côn viết bằng chữ Hán (đầu thế kỷ 18).
Cũng theo lối mô phỏng Trung Quốc, một số học giả đã viết tiểu thuyết văn xuôi lịch sử lấy bối cảnh là xã hội Việt Nam. Trong số đó có Hoàng việt xuân thu, đã được dịch ra quốc ngữ (Sài Gòn, 1971). Họ cũng viết loại văn xuôi ký sự. Sản phẩm văn chương này bị xem thường khá lâu và chỉ gần đây mới được các học giả chú ý8.
2. Truyện hay tiểu thuyết văn vần viết bằng chữ Nôm (Truyện Nôm - ND)
Truyện Nôm rất phổ biến và cho đến đầu thế kỷ 20 được lưu truyền theo lối chép tay hoặc dưới dạng những cuốn sách khổ nhỏ khắc ván. Việc sử dụng rộng rãi chữ quốc ngữ khiến cho loại sách này mất dần. Mặc dù các bản quốc ngữ với phần chú giải của phần lớn những văn bản này đến nay vẫn có thể tìm được nhưng nguyên tác bằng chữ Nôm thì không dễ tìm. Hơn thế cũng chưa có một danh mục hệ thống của tất cả những tác phẩm văn chương này và phần lớn những bản in khắc hiện còn đều không có niên đại sớm hơn nửa sau thế kỷ 19, thậm chí có thể nói không thể tìm được những bản đầu tiên nữa, ngoài ra đa số những tiểu thuyết này đều khuyết danh, tình trạng này càng tăng thêm khó khăn cho việc xác định niên đại9.
Trong khi thời kỳ hoàng kim của tiểu thuyết văn vần ai cũng rõ là rơi vào thế kỷ 17 và 18, thì cội nguồn của thể loại, ngược lại, rất khó xác định và các nhà chuyên môn đôi khi có những quan điểm bất đồng về vấn đề này. Hình thức thơ thay đổi theo thời gian và ngôn ngữ có thể giúp xác định thời kỳ ra đời của các tác phẩm. Tiếp thu các hình thức dân ca các nhà thơ cách tân đã thay thế những nguyên tắc nghiêm ngặt của thể Hàn luật10 rất khó hiểu với công chúng bình dân và gây trở ngại cho việc biểu hiện những tình cảm phức tạp và sự việc tinh tế bằng thể thơ lục bát và song thất lục bát. Đây là những thể thơ bình dị hơn rất nhiều, dễ ghép vần và không hạn định số lượng câu thơ. Chúng cho phép nhà thơ có thể diễn đạt những cảm xúc của mình tự do hơn và miêu tả sự việc phong phú đa dạng với độ dài tùy ý. Rất nhiều tiểu thuyết lớn của thế kỷ 18, 19 do vậy đã được sáng tác bằng các thể thơ này, một số tác phẩm dài đến vài ngàn câu thơ.
Mặc dù hình thức thơ ca dần dần thoát khỏi sự mô phỏng Trung Quốc nhưng mối liên hệ giữa văn học Trung Quốc và loại văn học mới này của Việt Nam vẫn rất mật thiết. Vì phần lớn những truyện Nôm này đều bắt nguồn từ văn hóa Trung Hoa, đôi khi đó là những giai thoại trong sử biên niên Trung Hoa như truyện về Tô Vũ (Tô Công) thời Hán được phái đi sứ Hung Nô và đã bị đầy ở đó 19 năm hay như câu chuyện về công chúa Vương Chiêu Quân (Vương Tường) cũng vào đời Hán bị gả cho Hung Nô, hoặc có thể mượn từ truyền kỳ đời Đường như truyện về Viên thị là một con vượn trắng biến thành một cô gái đẹp khiến chàng Tôn Các phải lòng; hoặc có thể từ tạp kịch đời Minh Thanh, như chuyện tình Phan Sinh-Kiều Liên lấy từ Ngọc trâm ký của Cao Liêm đời Minh. Cuối cùng, những truyện thơ này còn có thể lấy cốt truyện từ thoại bản và tiểu thuyết Minh Thanh. Việc nghiên cứu đa diện những tác phẩm đặc biệt này giúp chúng ta có thể đặt mỗi tác phẩm Việt Nam trong mối liên hệ với cội nguồn Trung Hoa hoặc nguồn cảm hứng của tác giả. Chẳng hạn, ngày nay người ta biết rằng Cần chính điện học sĩ triều Nguyễn là Nguyễn Du (1765-1820) - tác giả của tuyệt tác văn chương cổ điển Việt Nam Kim Vân Kiều - trong thời gian đi sứ Trung Hoa từ 1813 đến 1814 đã tìm thấy nguồn cảm hứng trong Kim Vân Kiều truyện, tiểu thuyết văn xuôi 28 hồi của một tác giả mà chúng ta chỉ còn biết với bút danh Thanh Tâm tài nhân. Niên đại ra đời của của tiểu thuyết này vẫn chưa rõ song chúng ta biết rằng nó được du nhập vào Nhật Bản năm 1754 và rất được hoan nghênh11. Có thể tác phẩm đã được sáng tác vào cuối thế kỷ 17 hoặc đầu thế kỷ 18. Chúng ta cũng không biết gì hơn về thời gian Nguyễn Du mô phỏng tác phẩm này. Tất nhiên ý kiến phổ biến cho rằng ông làm công việc này sau khi đi sứ về. Thời gian tác phẩm Trung Hoa này vào Việt Nam chưa được xác định chắc chắn mặc dù mọi người đều biết rằng tác phẩm đã được đọc ở Việt Nam trước khi Nguyễn Du cải tác12.
Nhìn chung, có rất ít thông tin về sự lưu truyền của tiểu thuyết Trung Quốc ở Việt Nam. Có thể giả định rằng các di dân Trung Quốc, hoặc những người buôn sách đem theo chúng vào Việt Nam. Năm 1734 tập đoàn chúa Trịnh (phía Bắc Việt Nam hiện nay) ra một chỉ dụ yêu cầu các địa phương phải ra nhiều sách hơn và cấm đưa sách từ Trung Quốc sang. Biện pháp đó cho thấy có một số lượng sách trao đổi nhất định giữa hai nước. Hơn nữa, trong 40 năm cuối cùng của thế kỷ 19 ngay cả những tác phẩm chữ Nôm đôi khi còn được in tại Quảng Đông, nhất là ở thị trấn Phật Sơn. Nhiều sách trên trang bìa đã ghi tên và nơi xuất bản ở Trung Quốc cũng như tên nhà phát hành ở Sài Gòn.
Những nghiên cứu gần đây về truyện thơ chứng tỏ rằng những truyện ra đời sớm nhất, xét theo hình thức vần luật, như Truyện Vương Tường nói về nỗi đau khổ của công chúa Vương Chiêu Quân và có người cho rằng ra đời vào thế kỷ 15 hoặc 16 không lấy cảm hứng trực tiếp từ một tiểu thuyết. Trong dẫn chứng vừa đưa ra tác giả khuyết danh Việt Nam lấy cảm hứng từ hai nguồn: một số tình tiết truyện trong Tây kinh tạp ký (thế kỷ 4) và đặc biệt là một tạp kịch Hán cung thu của Mã Chí Viễn đời Nguyên viết. Tương tự, Truyện Tô Công phụng sứ mà có người đã cho là ở thế kỷ 16 hoặc 17 thuật lại cuộc sống lưu đày của Tô Vũ ở xứ Hung Nô dường như lấy cảm hứng hoàn toàn qua tiểu sử Tô Vũ trong Hán thư. Truyện Lâm truyền kỳ ngộ (còn có tên là Bạch Viên Tôn Các truyện) gồm 150 khổ thơ thất ngôn bát cú và được giả định là ra đời từ thế kỷ 16 hoặc 17, rất có thể là truyện sớm nhất bắt nguồn trực tiếp từ một truyện truyền kỳ đời Đường nay được đưa vào một tập truyện đời Tống là Thái Bình Quảng ký (Tôn Các truyện, truyện 445). Truyện cải biên của Việt Nam giữ được sườn truyện Trung Hoa, chỉ thay đổi một số tên đất tên nhân vật, đặc biệt, truyện cho nữ nhân vật Viên thị mang lốt người là một cô gái héo hon vì thương nhớ người yêu Tôn Các đã không hề do dự khi xuống trần lần nữa để đoàn tụ hạnh phúc với chồng con. Hơn thế, cuốn tiểu thuyết này còn mở đầu cho các tiểu thuyết thơ trữ tình xuất hiện vào các thế kỷ tiếp sau. Do tầng lớp văn nhân Việt Nam có hứng thú rõ rệt với những tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc; các nhà văn Việt Nam lại có sở trường miêu tả tình cảm, đặc biệt chú trọng kỹ xảo ngôn từ, cú pháp, và tu từ như những phương tiện bộc lộ tài năng cá nhân nên họ ít băn khoăn về việc vay mượn từ các tác phẩm khác: tất cả đều là bột cho họ gột thành hồ. Trên thực tế, cách suy nghĩ này cũng có sự tương đồng với các tác giả Trung Hoa. Nhiều tác phẩm của họ có chung đề tài. Đồng thời các tác giả Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo lý Khổng giáo cũng truy cầu mục tiêu “văn dĩ tải đạo”.
Ở đây việc khảo sát tỉ mỉ toàn bộ những tiểu thuyết này là điều không còn phải nghi ngờ. Truyện đầu tiên mà chúng tôi xem xét là Hoa tiên truyện của Nguyễn Huy Tự (1743-1790) xuất thân từ một gia đình học vấn xuất chúng, bản thân ông từng đỗ kỳ thi Hội thi Đình. Tác phẩm có đôi chút không bình thường này của ông bắt nguồn từ một tiểu thuyết văn vần (ca bản - ND) khuyết danh sáng tác theo phong cách Quảng Đông Hoa tiên ký. Văn bản sớm nhất được biết đến của tác phẩm này có lời tựa ghi năm 1713. Truyện kể về mối tình của một cô gái là Dương Dao Tiên và một chàng trai là Lương Phương Châu văn võ song toàn. Bản Việt Nam theo thể thơ lục bát gồm khoảng 1800 câu thơ, về cơ bản vẫn giữ lại toàn bộ các nhân vật của nguyên tác. Tương tự, Nữ tú tài truyện của một tác giả khuyết danh, theo sát cốt truyện Nữ tú tài di hoa tiếp mộc trong tập Nhị khắc phách án kinh kỳ của Lăng Mông Sơ (1580-1644). Truyện kể về một cô gái dùng mũi tên kén một trong hai chàng trai làm chồng. Ví dụ cuối cùng là Ngọc Kiều Lê tân truyện của một tác giả người Việt gốc Hoa, Lý Văn Phức (1785-1849) giữ một chức quan cao đồng thời là một nhà văn lớn sáng tác cả chữ Hán lẫn chữ Nôm. Tác phẩm này cải biên theo Ngọc Kiều Lê một tiểu thuyết nổi tiếng trong loại sách tài tử giai nhân13.
Chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo suốt cuộc đời, các tác giả Việt Nam thiếu hứng thú đối với tiểu thuyết lịch sử và thậm chí với cả tiểu thuyết chí quái vốn rất được công chúng đô thị yêu chuộng. Hiện nay chỉ tìm thấy rất ít bản mô phỏng loại tiểu thuyết này, và thậm chí những bản này còn được viết theo một phong cách có phần không trang nhã khiến người ta có thể nghĩ rằng chúng không phải do các bậc đại danhviết ra mà do những nhà nho bình dân. Điều này có thể đúng với các bản mô phỏng Tây du ký, và Quân âm xuất thân Nam du ký là những tác phẩm lưu truyền rộng rãi. Dù là sáng tác khuyết danh, Tây du ký, có tên là Truyện Tây du, xét theo phong cách, có niên đại từ thế kỷ 18. Tác phẩm chỉ giữ lại một số tiết đoạn của nguyên tác nhưng lại theo sát lối trình bày sự kiện. Còn bản Quan âm xuất thân Nam du ký (có nhiều tên trong đó có một tên là Phật bà Quan âm truyện) để thích ứng với độc giả Việt Nam đã phải xa rời nguyên tác, đặc biệt bản cải biên thay đổi địa danh và biến Quan âm thành nữ thần Việt Nam. Ngoài ra còn có ít nhất một bản mô phỏng bộ tiểu thuyết lịch sử do Nguyễn Kiều thực hiện. Tác giả này chúng tôi chỉ có rất ít thông tin về ông14. Tác phẩm của ông là Quân trung đối ca bắt nguồn từ Tùy Đường diễn nghĩa15. Thực tế, chúng ta không thể nói chắc rằng văn nhân Việt Nam không ưa thích tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc. Những tiểu thuyết này sau khi du nhập vào Việt Nam đã được các tác giả thế kỷ 17, 18 mô phỏng lại bằng chữ Nôm. Và có lẽ khảo sát phạm vi mô phỏng những tác phẩm đó là một việc cần làm. Dẫu sao, ở cuối phần trình bày sơ giản này chúng tôi không thể kết luận rằng tất cả các tiểu thuyết viết bằng chữ Nôm đều bắt nguồn từ Trung Hoa. Thực tế là có những tác phẩm khác, mà đại bộ phận là bình dân, không mắc nợ gì với nguồn văn hóa Trung Hoa16.
3. Các bản dịch tiểu thuyết Trung Quốc sang chữ quốc ngữ
Để đánh giá đầy đủ trào lưu dịch tiểu thuyết Trung Quốc rầm rộ sau khi chữ quốc ngữ trở nên thịnh hành, tác giả bài viết này đã lập một danh mục các bản dịch xuất bản thành sách (xin xem dưới đây) dựa theo thư mục đã in của Cordier và Boudet17 cũng như thư mục vi phim của bà C. Rageau bao gồm tất cả các tác phẩm bằng chữ quốc ngữ lưu giữ tại Thư viện quốc gia Pháp từ khi thiết lập hệ thống lưu trữ mang tính pháp lý năm 1922 cho đến 1954. Những tài liệu này được bổ sung bằng một tập tiếp theo gồm tất cả các sách vở có trước 1922 của Thư viện quốc gia18. Hơn thế, nhờ sự cộng tác với bà C. Salmon, tác giả bài này lại được tiếp xúc gián tiếp với các phiếu tư liệu của thư viện Pháp ghi các ấn phẩm xuất bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai và phiếu tư liệu của Viện nghiên cứu quốc gia về ngôn ngữ và văn minh phương Đông. Thư mục, gồm 316 bản dịch (không kể sách tái bản) này chỉ ghi những tác phẩm đã xác định được nguyên tác. Hiển nhiên con số ở đây là rất nhỏ so với thực tế. Tuy vậy tác giả tin rằng nó đại diện trung thực cho trào lưu dịch thuật bắt đầu dấy lên vào quãng 1905 và kéo dài cho đến khi Nhật chiếm đóng. Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo nên một đứt đoạn rất rõ rệt trong hoạt động xuất bản, song thư mục này không tiêu biểu lắm cho con số thực các bản dịch, bản in lại những ấn phẩm trước Chiến tranh thế giới thứ hai và các bản dịch mới19.
Để hiểu trào lưu dịch thuật đã bám rễ và trưởng thành như thế nào cần phải nhớ rằng việc dùng văn tự Latin hóa, mà không lâu sau đó đã được chính người Việt, như nhóm Đông kinh nghĩa thục chẳng hạn, cổ súy, khiến cho số lượng độc giả tăng lên nhanh chóng20. Đồng thời cũng cần nhớ rằng những sáng tác bằng chữ quốc ngữ lúc đó không nhiều. Báo chí, ngay từ khởi thủy đã phụ thuộc vào những phán quyết của người Pháp, đóng vai trò sống còn trong giai đoạn dịch thuật này. Nhiều tác phẩm dịch từ tiếng Pháp tiếng Anh xuất hiện đầu tiên trên báo. Điều này cũng có nghĩa là các nhà báo Việt Nam nói chung đóng vai trò dịch giả trong khi báo chí trở thành diễn đàn của văn học Việt Nam mới. Song song với tình hình đó sự phát triển của in ấn hiện đại đã có ảnh hưởng nhất định đến sự trưởng thành của xuất bản. Để khuyến khích thói quen đọc, các nhà xuất bản đã cho ra đời các tiểu thuyết các bản dịch từng kỳ bán hết ngay. Sự phát triển các dịch phẩm từ chữ Hán biểu hiện qua các con số ghi ngay trong các bản sách từ 1.000 đến 3.000 bản đã lý giải vì sao thường xuyên có sự tái bản, thậm chí xuất hiện cả những bản dịch mới.
Phan Kế Bính (1875-1921), nhà nho đồng thời là nhà báo21 đã giải thích rất rành mạch vì sao ông thấy cần phải dịch thật nhiều tác phẩm sang tiếng Việt. Bản thân ông đã dịch Tam quốc chí diễn nghĩa (Thư mục số 177) đầu tiên. Trong lời tựa ông nói: “Người An Nam chúng ta hiện nay đã có rất nhiều người học chữ quốc ngữ, thật là một việc đáng mừng! Trước kia đàn ông nước ta phải trải qua cố gắng gian khổ nhiều năm, tốn kém nhiều tiền của cha mẹ mới có thể đạt đến chỗ tay cầm sách ngâm ngợi bổng trầm mà thực ra chưa hẳn đã lĩnh hội được tinh thần sách. Nhưng hiện nay, chẳng kể nam giới, ngay cả nữ giới, thậm chí các cô gái và những đứa trẻ thơ ngây đều có thể cầm sách đọc, mà đọc một chữ hiểu một chữ, đọc một câu có thể hiểu ý vị trong đó, có thể nói là lĩnh hội được tinh thần của sách... Song đáng tiếc là chữ thì dễ đọc, người người đều hiểu nhưng biết tìm sách ở đâu mà đọc ? Đọc hết Cung oán ngâm khúc lại đọc Truyện Kiều, tất cả cộng lại cũng không quá mấy chục loại, người đọc nhanh chỉ ba ngày là hết sạch... Vì những nguyên nhân trên, chúng tôi mới quyết định xuất bản những tập sách này, gọi là sách nước ngoài dịch nôm, mỗi tuần ra một tập”.
Những truyện đầu tiên bằng chữ quốc ngữ thường được phiên âm từ những văn bản bằng chữ Nôm ra đời vào những năm 1880. Còn đối với tiểu thuyết Trung Quốc dường như những bản dịch đầu tiên chỉ ra đời từ đầu thế kỷ này. Chúng tôi tìm thấy bản duy nhất năm 1905 (Thư mục số 299). Tác phẩm được gán cho một Phùng Hoàng Sang nào đó mà chúng tôi không biết gì về ông. Chúng tôi tìm thấy 9 dịch giả của những năm sau đó, trong số họ đáng chú ý có Trần Phong Sắc, giáo sư chữ Hán của trường Tân An (ở Đông Dương) và Nguyễn Chánh Sắt (1869-?) chủ bút báo Nông cổ mín đàm (ra mắt ở miền Nam năm 1901). Trong vòng ít năm xuất hiện rất nhiều bản dịch tiểu thuyết lịch sử lưu truyền rất rộng rãi, chẳng hạn sự phổ biến của Tam quốc chí diễn nghĩa có thể được xác định qua việc gần như đồng thời tác phẩm được dịch cả ở Hà Nội (Phan Kế Bính) và Sài Gòn (Nguyễn Liêm Phong và Nguyễn An Cư). Quả thật người Việt Nam rất giống người Trung Quốc trong việc sùng bái Quan Vũ, một trong những nhân vật chính của tiểu thuyết này. Đền thờ ông được lập ở nhiều nơi, nhiều gia đình có tượng Quan Vũ. Cuốn tiểu thuyết này cả về khung cảnh lẫn chân dung nhân vật đều để lại ấn tượng đặc biệt trong tâm trí người bình dân Việt Nam. Những nhân vật này quen thuộc với người Việt Nam đến mức trong lời ăn tiếng nói hàng ngày tên tuổi họ được dùng như những biểu trưng tính cách22. Gần đây, học giả Việt Nam, ông Đặng Thai Mai, đã kể lại ấn tượng mạnh mẽ mà tác phẩm Tam quốc gây ra cho ông khi ông đọc nó lúc còn nhỏ: “ Ông tôi đã từng nói với các chú tôi Kim Thánh Thán giỏi bình tiểu thuyết, người ta bạc bẽo với ông ta. Nhưng tôi phát hiện những ông lớn vẫn thích đọc tiểu thuyết,cho nên tôi cũng xem tiểu thuyết”. Đầu tiên, tôi tiện tay tìm được Tam quốc, rất tuyệt, tôi hoàn toàn bị nó cuốn hút !... Nhớ một lần, đêm đã khuya, tôi vẫn đang đọc. Bà tôi tỉnh dậy cất sách đi, buộc tôi lên giường mới chịu đi ngủ... Tôi còn nhớ, lần thứ nhất tôi đọc đến đoạn Quan Vân Trường chết, tôi khóc đau đớn và bỏ sách mấy ngày23.
Chẳng riêng Tam quốc còn có những tiểu thuyết lịch sử và truyện tình tài tử giai nhân khác cũng được các tầng lớp dân chúng ưa thích. Điều tra kỹ các nhà xuất bản đã cho ra mắt các bản dịch này cho thấy họ trước hết là những viên chức của chính quyền thực dân và sau đó là thương nhân. Số trước gồm Nguyễn Hữu Sanh, viên chức thuộc hội nghiên cứu Đông Dương, Huỳnh Khắc Thuận và Đỗ Văn Hòa thư ký văn phòng chính phủ. Thương nhân gồm Huyền Trí Phú nhà buôn ở Mỹ Tho, Nguyễn Thành Ký buôn đá quý ở Tân An và Đinh Thái Sơn - còn gọi là Phát Toán, thợ sửa xe đạp kiêm buôn bán sách báo quốc ngữ ở Sài Gòn24. Thời kỳ đầu các nhà in cả miền Bắc lẫn miền Nam đều nằm trong tay người Pháp.
Sự gia tăng dân số thành thị vào những năm 1920-1930 đã kéo theo việc bùng nổ công nghệ in ấn địa phương và sự ra đời của một thể loại văn chương mới là tiểu thuyết võ hiệp vào khoảng 1925. Một trong những dịch giả chủ chốt của tiểu thuyết võ hiệp là một Lý Ngọc Hưng nào đó, còn gọi là Hoa Nhân (nghĩa là người Hoa - ND). Việc dùng bút danh này chứng tỏ dịch giả là người gốc Trung Hoa. Những năm 1927 và 1941 ông đã dịch không dưới 16 tiểu thuyết võ hiệp (Thư mục số 62, 103, 124, 129, 155, 159, 173, 258, 263, 266, 278, 280, 300, 312). Niềm say mê tiểu thuyết võ hiệp này cũng giống như người Hoa ở các thành phố lớn của Trung Quốc. Tương tự, đến Chiến tranh thế giới thứ hai, nhu cầu đối với tiểu thuyết tình cảm, cả sách tài tử giai nhân mà độc giả vốn quen thuộc qua các ác phẩm cải biên bằng chữ Nôm lẫn tiểu thuyết bình dân theo kiểu “uyên ương hồ điệp” lan truyền đến Thượng Hải đầu thế kỷ 20. Đại diện nổi tiếng nhất của loại tiểu thuyết này Từ Chẩm Á. Ít nhất đã có 3 tác phẩm của ông được dịch sang tiếng Việt (Thư mục số 277, 291 và 294). Trong số các dịch giả của thời kỳ này có Nguyễn Đỗ Mục (1866-khoảng1948), một nhà nho viết cho từ nhật báo Trung Bắc tân văn (ra năm 1913). Dịch phẩm của ông xuất bản trong những năm 1922 và 1935, gồm đủ các thể tài (Thư mục số 1, 10, 26, 46, 52, 257 199, 206, 270 và 302). Sau Chiến tranh thế giới thứ hai theo phán đoán thì tiểu thuyết tình cảm nhường đường cho tiểu thuyết lịch sử vốn luôn thịnh hành và tiểu thuyết võ hiệp. Có thể tìm được những bản in lại một số tác phẩm trước kia của Nguyễn An Khương (Thư mục số 63) và của Nguyễn Chánh Sắt (Thư mục số 28), còn nói chung đều là các bản dịch mới hay chí ít thì cũng là những bản dịch trước đó được sửa sang rồi gắn cho những dịch giả mới. Chỉ cần nghiên cứu so sánh các bản khác nhau là có thể tìm được mối liên hệ giữa chúng. Ví như bản dịch sớm nhất đã được phát hiện (Thư mục số 299), là chuyện về viên tướng Nhạc Phi đời Tống, do Phụng Hoàng Sanh hợp tác với Nguyễn Chánh Sắt xuất bản năm 1928, lại đề tên ông là dịch giả duy nhất nhưng điều này không có nghĩa là ông không sử dụng bản dịch 1905 trước đó.
Do đó có thể thấy rằng, vượt lên trên sự thay đổi về ngôn ngữ và chữ viết, người Việt Nam vẫn giữ mối liên hệ chặt chẽ với văn chương Trung Quốc. Trước hết đó là nguồn cảm hứng sáng tác cho các tác giả viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Sau đó, khi chữ quốc ngữ đã thịnh hành, văn chương chữ Hán được coi là bộ phận của di sản văn hóa cần được giữ gìn cẩn trọng bằng các bản dịch. Việc rất nhiều bản tác phẩm Trung Quốc được dịch sang văn xuôi tiếng Việt đã ảnh hưởng rõ rệt đối với sự phát triển của tiếng Việt hiện đại giống như tác động của các bản dịch tác phẩm tiếng Pháp. Rõ ràng cần phải có sự nghiên cứu lịch đại ngôn ngữ dịch qua các bản dịch khác nhau. Tam quốc và Tam hạ Nam Đường là những tư liệu hàng đầu cho hướng nghiên cứu đó.
4. Thư mục tạm thời các dịch phẩm tiểu thuyết bình dân Trung Quốc sang chữ quốc ngữ
TT | TÊN HÁN | TÊN VIỆT | TÁC GIẢ | XUẤT BẢN |
1 | Ái chu tình hải | Thuyền tình bể ái | Nguyễn Đỗ Mục | Hà Nội, 1926 |
2 | Bát quái đạo | Bát quái đạo | Hải Bằng | Hà Nội, 1938 |
3 | Bát hiệp liên minh | Bát hiệp liên minh | Lương Giang | Hà Nội, 1928 |
4 | Bát tiên Đông du | Bát tiên Đông du | Trúc Lâm | Hà Nội, 1929 |
5 | Bạch hồ điệp | Bạch hồ điệp | Bích Ngọc | Hà Nội, 1938 |
6 | Bạch xà thanh xà | Bạch xà thanh xà | Cao Hải Đế | Sài Gòn, 1915 |
7 | Bạch xà thanh xà | Bạch xà thanh xà | Trần Phong Sắc |
Sài Gòn, 1930 |
8 | Bạch xà thanh xà | Bạch xà thanh xà | Tô Chẩn | Sài Gòn, 1951 |
9 | Bạch xà diễn nghĩa | Bạch xà diễn nghĩa | Đinh Văn Đẩu | Sài Gòn, 1906 |
10 | Bạch xà diễn nghĩa | Bạch xà diễn nghĩa | Đinh Văn Đẩu | In lần thứ ba, 1917 |
11 | Bách tử kim đan | Bách tử kim đơn | Nguyễn Đỗ Mục | Hà Nội, lần thứ hai |
12 | Bao Công xuất thế | Bao Công xuất thế | Trần Hồng Loan | Hà Nội,1950 |
13 | Bao Công kỳ án | Bao Công kỳ án | Ngô Văn Triện (Trúc Khê) |
Hà Nội, 1925 |
14 | Bao Công kỳ án | Bao Công kỳ án | Ngô Văn Triện | Hà Nội, 1927 |
15 | Bao Công kỳ án | Bao Công kỳ án | Ngô Văn Triện | In lại, 1928 |
16 | Bao Công kỳ án | Bao Công kỳ án | Ngô Văn Triện | In lần thứ tư, 1931 |
17 | Bao Công kỳ án | Bao Công kỳ án | Trần Văn Bình | Sài Gòn, 1954 |
18 | Bao Công tra Quách Hòe án | Bao Công tra Quách Hòe án | Khuyết danh | Hà Nội, 1936 |
19 | Bao Công tra Quách Hòe án | Bao Công tra Quách Hòe án | Khuyết danh | In lại, 1941 |
20 | Bao Công chính sử nghĩa hiệp kỳ thư | Bao Công chính sử nghĩa hiệp kỳ thư | Nguyễn Xuân Mai (Thanh Khương) | Hà Nội (trước 1942) |
21 | Bao Công nghĩa hiệp chính sử kỳ thư | Bao Công nghĩa hiệp chính sử kỳ thư | Nguyễn Xuân Mai (Thanh Khương) |
In lại, 1968 |
22 | Bắc Tống toàn truyện | Bắc Tống toàn truyện | Nguyễn Kim Đĩnh | Gia Định, 1930 |
23 | Bắc Tống diễn nghĩa | Bắc Tống diễn nghĩa | Huỳnh Công Giác | Sài Gòn, 1906 |
24 | Bắc Tống diễn nghĩa | Bắc Tống diễn nghĩa | Nguyễn Văn Hiến | Sài Gòn, 1929 |
25 | Bắc Tống diễn nghĩa | Bắc Tống diễn nghĩa | Nguyễn Văn Hiến | Sài Gòn, 1951 |
26 | Bắc du diễn nghĩa | Bắc du diễn nghĩa |
Lê Duy Thiện |
Sài Gòn |
27 | Bắc du Chân Vũ truyện | Bắc du Chơn Võ truyện | Trần Phong Sắc | Sài Gòn, 1909 |
28 | Bắc du Chân Vũ truyện | Bắc du Trấn võ |
Nhật Quang |
Hà Nội, 1931 |
29 | Bắc Du Chân Vũ truyện | Bắc du Chơn Võ | Lê Duy Thiện | Sài Gòn, 1957 |
30 | Tàn Đường diễn nghĩa | Tàn Đường diễn nghĩa | Nguyễn An Khương | Sài Gòn, 1906-1914 |
31 | Tàn Đường diễn nghĩa | Tàn Đường diễn nghĩa | Trần Xuân | Sài Gòn, 1928 |
32 | Trường Giang quái nữ | Trường Giang quái nữ | Nguyễn Nam Thông | Hà Nội, 1937 |
33 | Song tiền cô ảnh | Chiếc bóng song the | Nguyễn Đỗ Mục | Hà Nội, 1928 |
34 | Đại bát nghĩa | Đại bát nghĩa | Tùng Nông | Hà Nội, 1929 |
35 | Đại hồng bào hải thụy | Đại hồng bào hải thoại | Trần Phong Sắc | Sài Gòn, 1907 |
36 | Đại hồng bào hải thụy | Đại hồng bào hải thoại | Nguyễn An Khương | Sài Gòn, 1910 |
37 | Đại hồng bào hải thoại | Đại hồng bào hải thoại | Thanh Phong | Sài Gòn, 1952 |
38 | Đại minh hồng vũ | Đại minh hồng võ | Trần Phong Sắc | Sài Gòn, 1911 |
39 | Đại minh hồng vũ | Đại minh hồng võ | Thanh Phong | Sài Gòn, 1953 |
40 | Đại minh kỳ hiệp | Đại minh kỳ hiệp | Đào Khắc Hưng | Hà Nội, 1928 |
41 | Đại minh anh liệt | Đại minh anh liệt | Nguyễn Thúc Khiêm (Hoàng Sơn) | Hà Nội, 1935 |
42 | Đại bàng hiệp | Đại bàng hiệp | Mậu Ngữ | Hà Nội, 1937 |
43 | Đãng khấu chí | Đãng khấu chí | Du Trung Hòa | Hà Nội, 1935 |
44 | Đông Hán diễn nghĩa | Đông Hớn diễn nghĩa | Nguyễn Ân Linh, Hồ Văn Trung & Trần Văn Me |
Sài Gòn, 1907 |
45 | Đông du bát tiên | Đông du bát tiên | Dương Mạnh Huy | Sài Gòn, 1934 |
46 | Đông du bát tiên | Đông du bát tiên | Tô Chẩn | Sài Gòn, 1957 |
47 | Đông du bát tiên | Đông du bát tiên | Bát Quái | Sài Gòn, 1968 |
48 | Đông du bát tiên | Đông du bát tiên | Thanh Phong | Sài Gòn, 1952 |
49 | Đông Chu liệt quốc | Đông Châu liệt quốc | Nguyễn Chánh Sắt | Sài Gòn (1911) |
50 | Đông Chu liệt quốc | Đông Châu liệt quốc | Nguyễn Công Kiêu | Sài Gòn, 1914-19 |
51 | Đông Chu liệt quốc | Đông Châu liệt quốc | Trần Đình Nghi | Sài Gòn, 1928 |
52 | Đông Chu liệt quốc | Đông Châu liệt quốc | Đào Trinh Nhất | Sài Sòn, 1928 |
53 | Đông Chu liệt quốc | Đông Châu liệt quốc | Nguyễn Đỗ Mục | Hà Nội, 1933 |
54 | Đông Chu liệt quốc diễn nghĩa | Đông Chu liệt quốc diễn nghĩa | Hy Chương | Hà Nội, 1935 |
55 | Đông Chu liệt quốc | Đông Chu liệt quốc |
Vũ Minh Trí |
Sài Gòn, 1953 |
56 | Ân tình tiểu thuyết | Ân tình tiểu thuyết |
Nguyễn Quang Sánh |
Nam Định, 1932 |
57 | Nhị độ mai | Nhị độ mai | Nguyễn Văn Bân (Kim Giang) | Hà Nội, 1929 |
58 | Nhi nữ tạo anh hùng | Nhi nữ tạo anh hùng | Võ Lộ | Sài Gòn, 1931 |
59 | Nhi nữ tạo anh hùng | Nhi nữ tạo anh hùng | Nguyễn Đỗ Mục | Hà Nội, 1935 |
60 |
Phản Đường hậu chinh Tây |
Phản Đường hậu chinh Tây |
Nguyễn Tân Chiểu | Hà Nội, 1934 |
61 | Phản Đường diễn nghĩa | Phản Đường diễn nghĩa | Nguyễn An Khương | Sài Gòn, 1906 |
62 | Phản Đường diễn nghĩa | Phản Đường diễn nghĩa | Nguyễn An Khương | In lại, 1923 |
63 | Phản Đường diễn nghĩa | Phản Đường diễn nghĩa |
Lê Sum |
Sài Gòn, 1914-15 |
64 | Phản Đường diễn nghĩa | Phản Đường diễn nghĩa |
Trần Quang |
Sài Gòn, 1916 |
65 | Phản Đường diễn nghĩa | Phản Đường diễn nghĩa | Hoàng Minh Tự | Sài Gòn, 1934 |
66 | Phản Đường diễn nghĩa | Phản Đường diễn nghĩa | Hoàng Minh Tự | In lại, 1951 |
67 | Phi kiếm kỳ hiệp | Phi kiếm kỳ hiệp | Nguyễn Chánh Sắt | Sài Gòn, 1939-40 |
68 | Phi Long kiếm nhị nương tam hiệp | Phi Long kiếm nhị nương tam hiệp |
Huyền Châu |
Hà Nội (1935) |
69 | Phi Long diễn nghĩa | Phi Long diễn nghĩa | Huỳnh Công Giác | Sài Gòn, 1906-14 |
70 | Phi Long diễn nghĩa | Phi Long diễn nghĩa | Trưởng Minh Chánh | Sài Gòn, 1933 |
71 | Phi tiên thiên bảo diễn nghĩa | Phi tiên thiên bảo diễn nghĩa | Lý Ngọc Hưng (Hoa Nhân) | Hà Nội, lần thứ hai |
72 | Phấn trang lâu diễn nghĩa | Phấn trang lầu diễn nghĩa | Nguyễn An Khương | Sài Gòn, 1908 |
73 | Phấn trang lâu diễn nghĩa | Phấn trang lầu diễn nghĩa | Nguyễn An Khương | In lại, 1918 |
74 | Phấn trang lâu diễn nghĩa | Phấn trang lầu diễn nghĩa | Nguyễn An Khương | In lại, 1952 |
75 | Phong ba đình | Phong ba đình | Lê Xuân Khôi (Thạch Tâm) | Hà Nội, 1938 |
76 | Phong trần kiếm khách | Phong trần kiếm khách |
Bát Quái |
Hà Nội, lần thứ hai |
77 | Phong trần tam kiếm | Phong trần tam kiếm |
Vũ Như Hải |
Hà Nội, 1936 |
78 | Phượng hoàng đao | Phượng hoàng đao | Lê Xuân Khôi (Thạch Tâm) | Hà Nội, 1930 |
79 | Phong kiếm xuân thu | Phong kiếm xuân thu | Trần Công Hiến | Sài Gòn, 1917 |
80 | Phong kiếm xuân thu | Phong kiếm xuân thu |
Phan Như Tiệp |
Sài Gòn, 1930 |
81 | Phong kiếm xuân thu | Phong kiếm xuân thu |
Quảng Nghiêm |
Hà Nội,1935 |
82 | Phong kiếm xuân thu | Phong kiếm xuân thu | Đinh Gia Hân (Cảnh Viêm) | Hải Phòng, cùng năm |
83 | Phong thần diễn nghĩa | Phong thần diễn nghĩa |
Trần Chánh Sắt |
Sài Gòn, 1906-07 |
84 | Phong thần diễn nghĩa | Phong thần diễn nghĩa |
Vũ Như Khôi |
Hà Nội, 1927 |
85 | Phong thần diễn nghĩa | Phong thần diễn nghĩa | Vương Quốc Sung | Hà Nội, cùng năm |
86 | Phùng Ngọc Tường tiểu sử | Lịch sử Phùng Ngọc Tường | Mai Sơn | Hà Nội, 1929 |
87 | Phong nguyệt hiệp nghĩa | Hiệp nghĩa phong nguyệt | Nguyễn Chánh Sắt (Bá Nghiêm) | Hà Nội, 1928 |
88 | Cam phượng trì | Cam phượng trì |
Hiệp Hồn |
Hà Nội, 1928 |
89 | Quảng Châu nữ hiệp đoàn | Quảng Châu nữ hiệp đoàn |
Hận Nghi |
Hải Phòng, 1935 |
90 | Khuê tú anh tài | Khuê tú anh tài |
Ngô Văn Triện |
Hà Nội, 1928 |
91 | Hợp Phố châu | Hợp Phố châu | Tùng Nông Vũ Kính (Đào Viên) |
Hà Nội, 1929 |
92 | Hồng Quang đại hiệp | Hồng Quang đại hiệp | Thanh Đình | Hà Nội, 1936 |
93 | Hồng gia nữ hiệp | Hồng gia nữ hiệp |
Lê Xuân Khôi (Thạch Tâm) |
Hà Nội, 1936 |
94 | Hồng lâu mộng | Hồng lâu mộng | Nguyễn Đức Vân | Hà Nội, 1963 |
95 | Hồng nhan điên đảo | Hồng nhan điên đảo |
Lạc Khổ |
Hà Nội, 1934 |
96 | Hồng y nữ hiệp | Hồng y nữ hiệp | Lương Giang | Hà Nội, 1928 |
97 | Hậu tam quốc diễn nghĩa | Hậu tam quốc diễn nghĩa | Nguyễn An Khương | Sài Gòn, 1906 |
98 | Hậu tam quốc diễn nghĩa | Hậu tam quốc diễn nghĩa | Danh Nho | Sài Gòn, 1929 |
99 | Hậu tam quốc diễn nghĩa | Hậu tam quốc diễn nghĩa | Danh Nho | Sài Gòn, 1954 |
100 | Hậu Hán tam hợp bảo kiếm | Hậu Hán tam hợp bửu kiếm | Trần Công Danh | Sài Gòn, 1906 |
101 | Hậu Hán tam hợp bảo kiếm | Hậu Hán tam hợp bửu kiếm | Trần Công Danh | In lại, 1917 |
102 | Hậu Tây du | Hậu Tây du | Thanh Ngọc Duyên | Hà Nội, 1924 |
103 | Hậu anh hùng (Tục anh hùng náo tam môn giai) | Hậu anh hùng (Tục anh hùng náo tam môn giai) |
Trần Phong Sắc |
Sài Gòn, 1951 |
104 | Hậu anh hùng náo tam môn giai | Hậu anh hùng náo tam môn giai | Tô Chấn | Sài Gòn, 1951 |
105 | Hậu tái sinh duyên | Hậu tái sinh duyên |
Thanh Phong |
Sài Gòn, 1953 |
106 | Hồ điệp hoa | Hồ điệp hoa | Nghiêm Xuân Lãn | Hà Nội, 1928 |
107 | Hoa hòa thượng | Sư hổ mang | Nguyễn Tử Siêu | Hà Nội, 1935 |
108 | Hỏa thiêu Hồng Liên tự | Bọn võ hiệp đốt cháy chùa Hồng Liên | Ngô Văn Triện (Trúc Khê) | Hà Nội, 1935 |
109 | Gia đình chuyên chế chi minh giám | Mảnh gương chuyên chế trong gia đình | Ngô Văn Triện (Trúc Khê) | Hà Nội, 1927 |
110 | Kiếm quang nữ hiệp | Kiếm quang nữ hiệp | Lê Xuân Khôi (Thạch Tâm) | Hà Nội, 1936 |
111 | Giang Đông tam hiệp | Giang Đông tam hiệp |
Văn Tuyền* |
Hải Phòng, cùng năm |
112 | Giang hồ hắc kiếm | Giang hồ hắc kiếm | Vũ Hầu | Hà Nội, 1941 |
113 | Giang hồ nữ kiếm hiệp | Giang hồ nữ kiếm hiệp | Lê Xuân Khôi (Thạch Tâm) | Hà Nội, 1936-37 |
114 | Giang hồ nữ hiệp | Giang hồ nữ hiệp | Nguyễn Chánh Sắt (Tân Châu) | Sài Gòn, 1938-39 |
115 | Giang hồ kỳ văn | Giang hồ kỳ văn | Bách Lữ | Hải Phòng |
116 | Giang hồ nghĩa hiệp | Giang hồ nghĩa hiệp | Lý Ngọc Hưng (Hoa Nhân) | Hà Nội, 1928 |
117 | Kim cổ kỳ quan | Kim cổ kỳ quan | Nguyễn Chánh Sắt | Sài Gòn, 1910-11 |
118 | Kim cổ kỳ quan | Kim cổ kỳ quan | Trần Thanh Đạm | Sài Gòn, 1957 |
119 | Cân quắc anh hùng | Cân quắc anh hùng | Thành Ngọc Duyên | Hà Nội, 1924 |
120 | Giang Nam kiếm hiệp | Giang Nam kiếm hiệp | Đông Quang | Hà Nội, 1936 |
121 | Kim Lăng tam kiệt | Kim Lăng tam kiệt | Nguyễn Nam Thông (Đông Quang) | Hà Nội, 1937 |
122 | Kính hoa duyên | Kính hoa duyên | Nguyễn Xuân Lâm | Hà Nội, 1928 |
123 | Cứu khổ kiếm | Gươm cứu khổ | Nguyễn Tử Siêu | Hà Nội, 1928 |
124 | Cửu mỹ kỳ duyên | Cửu mỹ kỳ duyên | Phạm Quang Sáng | Hà Nội, 1924 |
125 | Cửu châu thần kiếm | Cửu châu thần kiếm |
Châu Hưng |
Hà Nội, 1936 |
126 | Không Đồng kỳ hiệp | Không Đồng kỳ hiệp |
Trần Tuấn Khải |
Hà Nội, 1935 |
127 | Côn Luân ngũ hiếm hiệp | Côn Lôn ngũ kiếm khách | Thạc Quân | Hà Nội, 1936 |
128 | Lý Tồn Hiếu diễn nghĩa | Lý Tồn Hiếu diễn nghĩa | Ngô Văn Triện (Trúc Khê) | Hà Nội, 1928 |
129 | Lý Tồn Hiếu diễn nghĩa | Lý Tồn Hiếu diễn nghĩa |
Ngô Văn Triện (Trúc Khê) |
Hà Nội, 1934 |
130 | Lê Nguyên Hồng tiểu sử | Lịch sử Lê Nguyên Hồng | Mai Sơn | Hà Nội, 1929 |
131 |
Liêu trai chí dị |
Liêu trai chí dị |
Nguyễn Chánh Sắt (Tâm Chân) |
Sài Gòn, 1916-18 |
132 | Liêu trai chí dị | Liêu trai chí dị | Huyền Mạc Đạo Nhơn | Sài Gòn, 1933 |
133 | Liêu trai chí dị | Liêu trai chí dị | Nguyễn Khắc Hiếu (Tản Đà) | Hà Nội, 1939 |
134 | Liêu trai chí dị | Liêu trai chí dị |
Nguyễn Hoạt |
Sài Gòn, 1959 |
135 | Liệt nữ kiếm | Liệt nữ kiếm | Học Hải | Hà Nội, 1923 |
136 | Lĩnh Nam dật sự | Lĩnh Nam dật sự | Nguyễn Hữu Tiến | Hà Nội, 1925 |
137 | Lĩnh Nam dật sự | Lĩnh Nam dật sự | Bùi Đàn | Sài Gòn, 1968 |
138 | Lăng Vân kiếm khách | Lăng Vân kiếm khách |
Lý Ngọc Hưng |
Hải Phòng, 1935-36 |
139 |
Lục kiếm đồng |
Lục kiếm đồng |
Lữ Văn Tuyền |
Hải Phòng, 1935-36 |
140 | Song phượng tái sinh duyên | Song phượng tái sinh duyên |
Tình Liễu |
Hà Nội, 1934 |
141 | Long đồ công án | Long đồ công án | Nguyễn Ngọc Thơ | Sài Gòn, 1906 |
142 | Long đồ công án | Long đồ công án | Nguyễn Ngọc Thơ | In lại, 1927 |
143 | Long đồ công án | Long đồ công án | Nguyễn Chánh Sắt | Sài Gòn, 1916 |
144 | Long hình quái khách | Long hình quái khách | Lý Ngọc Hưng | Hà Nội, 1937 |
145 | Lỗ Hoa nương | Lỗ Hoa nương | Vương Quốc Sung | Hà Nội, cùng năm |
146 | Lục lâm bát kiếm | Lục lâm bát kiếm | Hải Bằng | Hà Nội, 1939 |
147 | Lục mẫu đơn | Lục mẫu đơn | Nguyễn Trọng Quyển | Sài Gòn, 1908 |
148 | Lục mẫu đơn | Lục mẫu đơn | Trần Văn Bình | Sài Gòn, 1953 |
149 | Lục dã tiên tung | Lục giã tiên tung | Nguyễn Khắc Hanh | Hà Nội, 1931 |
150 | La Thông tảo Bắc | La Thông tảo Bắc | Trần Phong Sắc | Sài Gòn, 1906 |
151 | La Thông tảo Bắc | La Thông tảo Bắc | Trần Phong Sắc | In lại, 1915 |
152 | La Thông Tảo Bắc | La Thông Tảo Bắc | Vũ Hi Tô | Hà Nội, 1926 |
153 | La Thông tảo Bắc | La Thông tảo Bắc | Tô Chẩn | Sài Gòn, 1950 |
154 | Ma phong kiếm khách | Ma phong kiếm khách | Kỹ Hà | Hà Nội, 1936 |
155 | Man hoang kiếm hiệp | Man hoang kiếm hiệp | Nguyễn Chánh Sắt | Sài Gòn, 1938 |
156 | Mai Lương Ngọc diễn nghĩa | Mai Lương Ngọc diễn nghĩa | Nguyễn An Khương | Sài Gòn, 1909 |
157 | Mai Lương Ngọc diễn nghĩa | Mai Lương Ngọc diễn nghĩa | Phạm Văn Cường | Sài Gòn, 1927 |
158 | Mộng trung duyên | Mộng trung duyên | Đinh Văn Đẩu | Sài Gòn, 1907 |
159 | Mộng trung duyên | Mộng trung duyên | Cảnh Chi | Sài Gòn, 1926 |
160 | Minh Thế Đức diễn nghĩa | Minh Thế Đức diễn nghĩa | Ngọc Liên Hoàng | Hà Nội, 1921-22 |
161 | Minh châu duyên | Minh châu duyên | Đinh Gia Hân | Hải Phòng, 1927 |
162 | Mộc Lan tòng quân | Mộc Lan tòng quân | Nguyễn Tứ Lãng | Nam Định, 1929 |
163 | Ma y nữ | Ma y nữ | Bát Quái | Hà Nội, 1968 |
164 | Nam du hoa quang | Nam du huệ quang | Tô Chẩn | Sài Gòn, 1951 |
165 | Nữ bá vương | Nữ bá vương | Lý Ngọc Hưng | Hà Nội, 1937 |
166 | Nữ báo phục thù | Gái trả thù cha | Nguyễn Chánh Sắt | Sài Gòn, 1925 |
167 | Nữ quân tử diễn nghĩa | Nữ quân tử diễn nghĩa | Nguyễn Khắc Hạnh | Hà Nội, 1923 |
168 | Nữ anh hùng | Gái anh hùng | Khuyết danh | Hà Nội, 1934 |
169 |
Nữ anh hùng |
Nữ anh hùng |
Nguyễn Văn Bân |
Hà Nội, in lần thứ hai (trước 1942) |
170 | Nữ hiệp hồng nương tử | Nữ hiệp hồng nương tử |
T. Thanh Chúc |
Hà Nội, 1935 |
171 | Phạ thê nhật ký | Nhật ký sợ vợ | Lạc Khổ | Hà Nội, 1928 |
172 | Bồng lai hiệp khách | Bồng lai hiệp khách |
Lý Ngọc Hưng |
Hà Nội, 1936 |
173 | Phiêu lưu hiệp sĩ | Phiêu lưu hiệp sĩ | Lý Ngọc Hưng (Hoa Nhân) | Hà Nội, 1937 |
174 | Bình Sơn lãnh yến | Bình Sơn lãnh yến | Nguyễn Đỗ Mục | Hà Nội, 1927 |
175 | Bình Dương kỳ hiệp | Bình Dương kỳ hiệp | Đỗ Thủy | Hà Nội, 1935 |
176 | Thất quốc chí diễn nghĩa | Thất quốc chí diễn nghĩa | Lý Ngọc Hưng (Hoa Nhân) | Hà Nội, 1929-30 |
177 | Thất quốc chí diễn nghĩa | Thất quốc chí diễn nghĩa | Lý Ngọc Hưng (Hoa Nhân) | In lần thứ hai, 1931 |
178 | Thất quốc chí diễn nghĩa | Thất quốc chí diễn nghĩa | Lý Ngọc Hưng (Hoa Nhân) | In lần thứ ba, 1932 |
179 | Thất kiếm thập tam hiệp diễn nghĩa | Thất kiếm thập tam hiệp diễn nghĩa | Nguyễn Văn Dược |
Sài Gòn, 1924 |
180 | Thất kiếm thập tam hiệp diễn nghĩa | Thất kiếm thập tam hiệp diễn nghĩa |
Phạm Văn Diễu |
Sài Gòn, 1931-32 |
181 |
Thất kiếm thập tam hiệp diễn nghĩa |
Thất kiếm thập tam hiệp diễn nghĩa |
Hy Chương |
Hà Nội, 1934 |
182 | Thất kiếm thập tam hiệp diễn nghĩa | Thất kiếm thập tam hiệp diễn nghĩa |
Quảng Nguyên |
Hà Nội, 1935 |
183 | Thất kiếm thập tam hiệp diễn nghĩa | Thất kiếm thập tam hiệp diễn nghĩa |
Phạm Văn Diễu |
Sài Gòn, 1931-32 |
184 | Thất kiếm thập tam hiệp diễn nghĩa | Thất kiếm thập tam hiệp diễn nghĩa |
Phạm Văn Diễu |
In lại, 1951 |
185 | Thất hiệp ngũ nghĩa | Thất hiệp ngũ nghĩa |
Quảng Nguyên |
Hà Nội, 1934-35 |
186 | Thất hiệp ngũ nghĩa | Thất hiệp ngũ nghĩa | Phạm Văn Diễu | Sài Gòn, cùng năm |
187 | Càn Long hạ Giang Nam | Càn Long hạ Giang Nam | Huỳnh Trí Phú | Sài Gòn, 1908-10 |
188 | Càn Long hạ Giang Nam | Càn Long hạ Giang Nam |
Sơn Nhân&Nhật Nam thư xã |
Hà Nội, 1933-34 |
189 | Càn Long hạ Giang Nam | Càn Long hạ Giang Nam | Thanh Phong | Sài Gòn, 1952 |
190 | Tình hải phong ba | Bể tình nổi sóng | Nguyễn Tử Siêu | Hà Nội, 1927 |
191 | Thanh xà bạch xà | Thanh xà bạch xà | Tân Sơn | Sài Gòn, 1935 |
192 | Tình sử | Tình sử | Nguyễn Quang Oánh | Hà Nội, 1931 |
193 | Thanh thiên đại hiệp | Thanh thiên đại hiệp |
Lý Ngọc Hưng |
Hà Nội, 1936 |
194 | Quần anh kiếm hội | Quần hùng kiếm hội | Đỗ Văn Lâm (Thanh Đinh) | Hà Nội, 1936 |
195 | Quần anh kiệt diễn nghĩa | Truyện quần anh kiệt | Trịnh Hoài Nghĩa | Sài Gòn, 1906-07 |
196 | Tam quốc chí diễn nghĩa | Tam quốc chí diễn nghĩa | Nguyễn Liên Phong, Nguyễn An Cư | Sài Gòn, 1907 |
197 | Tam quốc chí diễn nghĩa | Tam quốc chí diễn nghĩa | Phan Kế Bính & Nguyễn Văn Vĩnh | Hà Nội, 1909-1918 |
198 | Tam quốc chí diễn nghĩa | Tam quốc chí diễn nghĩa | Phan Kế Bính & Nguyễn Văn Vĩnh | In lần thứ tư, Sài Gòn, 1928 |
199 | Tam quốc chí diễn nghĩa | Tam quốc chí diễn nghĩa | Phan Kế Bính & Nguyễn Văn Vĩnh | Sài Gòn, 1949 |
200 | Tam quốc chí diễn nghĩa | Tam quốc chí diễn nghĩa | Đinh Gia Hân (Cảnh Viêm) & Vũ Giáp | Hải Phòng, 1928-30 |
201 | Tam quốc chí diễn nghĩa | Tam quốc chí diễn nghĩa | Nghiêm Xuân Lâm | Hà Nội, 1931-32 |
202 | Tam quốc chí diễn nghĩa | Tam quốc chí diễn nghĩa | Hiền Lương | Hà Nội, 1934-35 |
203 | Tam quốc chí diễn nghĩa | Tam quốc chí diễn nghĩa | Vũ Hi Tô | Hà Nội, 1937 |
204 | Tam quốc chí diễn nghĩa | Tam quốc chí diễn nghĩa | Hồ Hải Lãng Nhân | Paris, 1952 |
205 | Tam hợp bảo kiếm | Tam hợp bửu kiếm | Thanh Phong | Sài Gòn, 1954 |
206 | Tam hạ Nam Đường | Tam hạ Nam Đường | Trần Phong Sắc | Sài Gòn, 1906 |
207 | Tam hạ Nam Đường | Tam hạ Nam Đường | Trần Phong Sắc | In lần thứ hai, Sài Gòn, 1916 |
208 | Tam hạ Nam Đường | Tam hạ Nam Đường | Trần Phong Sắc | In lần thứ ba, Sài Gòn, 1918 |
209 | Tam hạ Nam Đường | Tam hạ Nam Đường | Trần Phong Sắc | In lại, Sài Gòn, 1928 |
210 | Tam hạ Nam Đường | Tam hạ Nam Đường | Trần Kim Đĩnh | Gia Định, 1929 |
211 | Tam hạ Nam Đường | Tam hạ Nam Đường | Trần Kim Đĩnh | In lại, Sài Gòn, 1930 |
212 | Tam hạ Nam Đường | Tam hạ Nam Đường |
Quảng Nguyên |
Hà Nội, 1934 |
213 | Tam hạ Nam Đường | Tam hạ Nam Đường | Vương Thọ Hoa (Tô Sinh) | Hà Nội, 1937 |
214 | Tam hạ Nam Đường | Tam hạ Nam Đường | Vũ Xuân Mai | Hà Nội, cùng năm |
215 | Tam hạ Nam Đường | Tam hạ Nam Đường | Đinh Gia Hân (Cảnh Viêm) | Hải Phòng, cùng năm |
216 | Tam hạ Nam Đường | Tam hạ Nam Đường | Tô Chẩn | Sài Gòn, 1951 |
217 | Sơn Đông kiếm khách | Sơn Đông kiếm khách | Lê Văn Giới (Thanh Đình) | Hà Nội, 1937 |
218 | Thiếu lâm trường hận | Thiếu lâm trường hận | Hải Bằng | Hà Nội, 1937 |
219 | Thiếu lâm nữ hiệp | Thiếu lâm nữ hiệp | Nghiêm Xuân Lâm | Hà Nội, 1935 |
220 | Thần long vũ kiếm | Thần long vũ kiếm | Lỗ Công Tài | Hà Nội, 1937 |
221 | Thần đồng xuất thế | Thần đồng xuất thế | Bát Quái | Hà Nội, cùng năm |
222 | Nhị thập quả phụ chinh Tây | Nhị thập quả phụ chinh Tây | Trần Phong Sắc | Sài Gòn, 1918 |
223 | Nhị thập quả phụ chinh Tây | Nhị thập quả phụ chinh Tây | Trần Phong Sắc | In lần thứ hai, Sài Gòn, 1923 |
224 | Thập quốc anh hùng | Thập quốc anh hùng | Hòe Đình | Hà Nội, 1935 |
225 | Thạch đầu hồn | Thạch đầu hồn |
Trần Tuấn Khải |
Sài Gòn, 1933 |
226 | Song phượng kỳ duyên | Song phượng kỳ duyên | Nguyễn Đỗ Mục | Lần thứ hai, Hà Nội, 1922 |
227 | Song phượng kỳ duyên | Song phượng kỳ duyên | Nguyễn Đỗ Mục | Lần thứ ba, Hà Nội, 1924 |
228 | Song phượng kỳ duyên | Song phượng kỳ duyên | Nguyễn Đỗ Mục | In lại, 1928 |
229 | ||||
230 | Song phượng kỳ duyên | Song phượng kỳ duyên | Nguyễn Đỗ Mục | Lần thứ năm, 1931 |
231 | Song phượng kỳ duyên | Song phượng kỳ duyên | Lan Hương | Hà Nội, 1924 |
232 | Song quang bảo kiếm | Song quang bửu kiếm | Dương Tấn Long | Sài Gòn, 1934 |
233 | Song mỹ lương duyên | Song mỹ lương duyên | Nghiêm Xuân Lâm | Hà Nội, 1926 |
234 | Song hiệp phá gian | Song hiệp phá gian | Nghiêm Xuân Lâm | Hà Nội, 1927 |
235 | Thủy hử diễn nghĩa | Thủy hử diễn nghĩa | Nguyễn An Khương | Sài Gòn, 1906-10 |
236 | Thủy hử diễn nghĩa | Thủy hử diễn nghĩa |
Nguyễn Chánh Sắt |
Sài Gòn, 1911 |
237 | Thủy hử diễn nghĩa | Thủy hử diễn nghĩa | Nguyễn Đỗ Mục | Hà Nội, 1933 |
238 | Thủy hử diễn nghĩa | Thủy hử diễn nghĩa |
Võ Minh Trí |
Sài Gòn, 1953 |
239 | Thuận Trị quá giang | Thuận Trị quá giang | Trần Phong Sắc | Sài Gòn, 1908 |
240 | Thuận Trị quá giang | Thuận Trị quá giang | Trần Văn Bình |
Sài Gòn, 1951 |
241 | Thuyết Đường diễn nghĩa | Thuyết Đường diễn nghĩa | Nguyễn Chánh Sắt | Sài Gòn, 1908-19 |
242 | Thuyết Đường diễn nghĩa | Thuyết Đường diễn nghĩa | Phan Như Tiếp | Sài Gòn, 1930 |
243 | Thuyết Đường diễn nghĩa | Thuyết Đường diễn nghĩa | Dương Mạnh Húc | Sài Gòn, 1930 |
244 | Tống Từ Vân diễn nghĩa | Tống Từ Vân diễn nghĩa | Nguyễn An Khương | Sài Gòn, 1906 |
245 | Tống Từ Vân diễn nghĩa | Tống Từ Vân diễn nghĩa | Nguyễn An Khương | In lại, 1914 |
246 | Tống Từ Vân diễn nghĩa | Tống Từ Vân diễn nghĩa | Đào Phố | Hà Nội, 1927 |
247 | Tống Từ Vân diễn nghĩa | Tống Từ Vân diễn nghĩa | Thanh Phong | Sài Gòn, 1925 |
248 | Tống Nhạc Phi | Tống Nhạc Phi | Quảng Nguyên |
Hà Nội, 1934 |
249 | Tùy Đường truyện | Tùy Đường truyện | Trần Phong Sắc | Sài Gòn, 1910 |
250 | Tùy Đường diễn nghĩa | Tùy Đường diễn nghĩa | Nguyễn Gy | Hà Nội, 1933 |
251 | Đài Loan nữ kiếm khách | Đài Loan nữ kiếm khách | Đông Hương | Hà N ội, 1936 |
252 | Thái Ất thần đao | Thái Ất thần đao | Bằng Côn | Hà Nội, 1939 |
253 | Thiết hoa tiên sử | Thiết hoa tiên sử | Nguyễn Văn Bân (Kim Giang) | Hà Nội, 1939 |
254 | Vạn hoa lâu diễn nghĩa | Vạn huê lầu diễn nghĩa | Nguyễn Minh Bạch | Sài Gòn, 1906-11 |
255 | Vạn hoa lâu diễn nghĩa | Vạn huê lầu diễn nghĩa | Nguyễn An Khương và những người khác | Lần thứ ba, 1915-17 |
256 | Vạn hoa lâu diễn nghĩa | Vạn huê lầu diễn nghĩa | Nguyễn Chánh Sắt |
Sài Gòn, 1917 |
257 | Vạn hoa lâu diễn nghĩa | Vạn hoa lâu diễn nghĩa | Nguyễn Chánh Sắt | In lại, Sài Gòn, 1929 |
258 | Vạn hoa lâu diễn nghĩa | Vạn hoa lâu diễn nghĩa | Quảng Nguyên | Hà Nội, 1933 |
259 | Vạn hoa lâu diễn nghĩa | Tống Định Thanh (Vạn Hoa Lầu) | Đinh Gia Hân (Cảnh Viêm) | Hà Nội, 1933 |
260 | Vạn lý kỳ duyên | Vạn lý kỳ duyên | Chu Hồng Nguyên | Hà Nội, 1942 |
261 | Vạn niên thanh | Vạn niên thanh | Phùng Huy | Hà Nội, 1923-28 |
262 | Ngũ hổ bình Liêu | Ngũ hổ bình Liêu | Lê Xuân Lôi | Hà Nội, 1930 |
263 | Ngũ hổ bình Liêu | Ngũ hổ bình Liêu | Quảng Nguyên | Hà Nội, 1933 |
264 | Ngũ hổ bình Nam | Ngũ hổ bình Nam | Trần Hữu Quang &Trần Quang Xuân | Sài Gòn, 1907 |
265 | Ngũ hổ bình Nam | Ngũ hổ bình Nam | Nguyễn Như Hoàng | Sài Gòn, 1907-11 |
266 | Ngũ hổ bình Nam | Ngũ hổ bình Nam | ? | Gia Định, 1929 |
267 | Ngũ hổ bình Nam | Ngũ hổ bình Nam | Quảng Nguyên | Hà Nội, 1934 |
268 | Ngũ hổ bình Nam | Ngũ hổ bình Nam | Đinh Gia Lam | Hải Phòng, 1934 |
269 | Ngũ hổ bình Tây | Ngũ hổ bình Tây | Nguyễn Chánh Sắt | Sài Gòn, 1906 |
270 | Ngũ hổ bình Tây | Ngũ hổ bình Tây | Nguyễn Chánh Sắt | In lại, 1914-16 |
271 | Ngũ hổ bình Tây | Ngũ hổ bình Tây | Nguyễn Chánh Sắt | In lại, 1923 |
272 | Ngũ hổ bình Tây | Ngũ hổ bình Tây | Nguyễn An Khương | Sài Gòn, 1907 |
273 | Ngũ hổ bình Tây | Ngũ hổ bình Tây | Nguyễn An Khương | In lại, 1914 |
274 | Ngũ hổ bình Tây | Ngũ hổ bình Tây | Tô Chẩn | Sài Gòn, 1951 |
275 | Ngũ hồ hiệp khách | Ngũ hồ hiệp khách | Thượng Văn | Hà Nội, 1937 |
276 | Ngũ hoa kiếm diễn nghĩa | Ngũ hoa kiếm diễn nghĩa | Nguyễn Tử Siêu | Hà Nội, 1937 |
277 | Ngũ kiếm triều vương | Ngũ kiếm triều vương | Đức Lưu Phương | Hà Nội, 1940 |
278 | Ngũ kiếm tiểu bát nghĩa | Ngũ kiếm tiểu bát nghĩa | Nguyễn Tử Lãng | Nam Định, 1928 |
279 | Ngũ nữ hưng Đường | Ngũ nữ hưng Đường | Đinh Gia Hân (Cảnh Viêm) | Hà Nội, 1927 |
280 | Ngũ nữ hưng Đường | Ngũ nữ hưng Đường | Trần Văn Liêm | Sài Gòn, 1931 |
281 | Ngô Việt xuân thu | Ngô Việt xuân thu | Ngô Tất Tố | Sài Gòn, 1928 |
282 | Ngũ Nhạc kỳ hiệp | Ngũ Nhạc kỳ hiệp | Hoàng Đạo Thăng | Hà Nội, 1936 |
283 | Võ Tắc Thiên tứ đại kỳ án | Võ Tắc Thiên tứ đại kỳ án | Nguyễn Khắc Hanh | Hà Nội, 1927 |
284 | Ngũ Tử Tư | Ngũ Tử Tư | Phi Tùng Tử | Hà Nội, 1928 |
285 | Tây Hán diễn nghĩa | Tây Hớn diễn nghĩa | Nguyễn Chánh Sắt | Sài Gòn, lần thứ hai, 1908 |
286 | Tây Hán diễn nghĩa | Tây Hớn diễn nghĩa | Nguyễn Chánh Sắt | In lại, 1912-15 |
287 | Tây Hán diễn nghĩa | Tây Hớn diễn nghĩa | Lê Xuân Lộc | Hà Nội, 1931 |
288 | Tây Hán diễn nghĩa | Tây Hớn diễn nghĩa | Thanh Phong | Sài Gòn, 1952 |
289 | Tây Thi truyện diễn nghĩa | Tây Thi chuyện diễn nghĩa | Đào Phổ | Hà Nội, 1924 |
290 | Tây du ký | Tây du ký | Trần Phong Sắc | Sài Gòn, 1914 |
291 | Tây du ký | Tây du ký | Lạc Khổ | Hà Nội, 1933-35 |
292 | Tây du ký | Tây du ký | Nguyễn Công Kiêu | Sài Gòn, 1917 |
293 | Tây du diễn nghĩa | Tây du diễn nghĩa | Hoàng Minh Tư | Bến Tre, 1935 |
294 | Tây du diễn nghĩa | Tây du diễn nghĩa | Tô Chẩn | Sài Gòn, 1951-52 |
295 | Tiên kiếm | Thanh kiếm tiên | Lý Ngọc Hưng | Hà Nội, 1935 |
296 | Tiểu hồng bào hải thụy | Tiểu hồng bào hải thụy | Nguyễn Chánh Sắt | Sài Gòn, 1910-11 |
297 | Tiểu hồng bào hải thụy | Tiểu hồng bào hải thụy | Nguyễn Chánh Sắt | In lại, 1930 |
298 | Tiếu lâm tân thuyết | Tiếu lâm tân thuyết | Trần Quang Nhiễu | Sài Gòn, 1908 |
299 | Tiểu nữ hiệp | Tiểu nữ hiệp | Bích Ngọc | Hà Nội, 1936 |
300 | Tiểu ngũ nghĩa | Tiểu ngũ nghĩa | Phạm Văn Điêu | Sài Gòn, 1930 |
301 | Tiểu hiệp phục thù | Tiểu hiệp phục thù | Lý Ngọc Hưng | Hà Nội, 1936 |
302 | Tân nữ học sinh | Tân nữ học sinh | Song Động | Hà Nội, 1929 |
303 | Tân Tam quốc chí | Tân Tam quốc chí | Nguyễn Chánh Sắt | Sài Gòn, 1910 |
304 | Tục Thất kiếm thập tam hiệp | Tục Thất kiếm thập tam hiệp | Lý Ngọc Hưng (Hoa Nhân) | Hà Nội, 1928-29 |
305 | Tục Thủy hử | Tục Thủy hử | Tân Hiên | Hà Nội, 1935 |
306 | Tục Tiểu ngũ nghĩa | Tục Tiểu ngũ nghĩa | Phạm Văn Điêu | Sài Gòn, 1931 |
307 | Tục Anh hùng náo tam môn giai | Tục Anh hùng náo tam môn giai | Vũ Đình Long | Hà Nội, 1925 |
308 | Tục Tái sinh duyên | Tục Tái sinh duyên | Nguyễn Đỗ Mục | Hà Nội, 1924 |
309 | Tiết Đinh Sơn chinh Tây | Tiết Đinh Sơn chinh Tây | Trần Phong Sắc | Sài Gòn, 1907 |
310 | Tiết Đinh Sơn chinh Tây | Tiết Đinh Sơn chinh Tây | ||
311 | Tiết Đinh Sơn chinh Tây | Tiết Đinh Sơn chinh Tây | Trần Phong Sắc |
In lần thứ hai, 1918 |
312 | Tiết Đinh Sơn chinh Tây | Tiết Đinh Sơn chinh Tây | Nguyễn Dương Quan | Sài Gòn, 1907 |
313 | Tiết Đinh Sơn chinh Tây | Tiết Đinh Sơn chinh Tây | Nguyễn Chánh Sắt | Sài Gòn, 1914-18 |
314 | Tiết Đinh Sơn chinh Tây | Tiết Đinh Sơn chinh Tây | Nguyễn Chánh Sắt | Lần thứ ba, Sài Gòn, 1928 |
315 | Tiết Nhân Quý chinh Đông | Tiết Nhân Quý chinh Đông | Trần Hữu Quang | Sài Gòn, 1907 |
316 | Tiết Nhân Quý chinh Đông | Tiết Nhân Quý chinh Đông | Trần Hữu Quang | In lại, 1910-11 |
317 | Tiết Nhân Quý chinh Đông | Tiết Nhân Quý chinh Đông | Trần Hữu Quang | Lần thứ tư, 1918 |
318 | Tiết Nhân Quý chinh Đông | Tiết Nhân Quý chinh Đông | Nguyễn Kim Đĩnh | Gia Định, 1929 |
319 | Tiết Nhân Quý chinh Đông | Tiết Nhân Quý chinh Đông | Quảng Nguyên | Hà Nội, 1933 |
320 | Tuyết Hồng lệ sử | Tuyết Hồng lệ sử | Nguyễn Quang Sánh | Hà Nội, 1932 |
321 | Yên hoa kỳ sử | Yên hoa kỳ sử | Lý Ngọc Hưng | Hà Nội, 1931 |
322 | Dương Văn Quảng bình Nam | Dương Văn Quảng bình Nam | Nguyễn Chánh Sắt | Sài Gòn, 1908 |
323 | Giao trì hiệp nữ | Giao trì hiệp nữ | Lý Ngọc Hưng | Hà Nội, 1939 |
324 | Nhất Chi Mai đại hiệp sĩ | Nhất Chi Mai đại hiệp sĩ | Lê Xuân Khôi (Thạch Tâm) | Hà Nội, 1936 |
325 | Âm thanh kiếm | Âm thanh kiếm | Điệp Hùng | Hà Nội, 1936 |
326 | Ẩn hiệp sĩ | Ẩn hiệp sĩ | Ngươn Long | Hà Nội, 1938 |
327 | Anh liệt diễn nghĩa | Anh liệt diễn nghĩa | Nguyễn Tân Chiểu (Ninh Xuyên) | Hà Nội, 1928 |
328 | Anh hùng náo tam môn giai | Anh hùng náo tam môn giai | Trần Phong Sắc | Sài Gòn, 1907 |
329 | Anh hùng náo tam môn giai | Anh hùng náo tam môn giai | Vũ Đình Lợi | Hà Nội, 1924 |
330 | Anh hùng náo tam môn giai | Anh hùng náo tam môn giai | Quảng Nguyên | Hà Nội, 1935 |
331 | Anh hùng náo tam môn giai | Anh hùng náo tam môn giai | Nguyễn Mân Châu | Hà Nội, 1950 |
332 | Anh hùng náo tam môn giai | Anh hùng náo tam môn giai | Tô Chẩn | Sài Gòn, 1951 |
333 | Vĩnh Khánh thăng bình | Vĩnh Khánh thăng bình | Trần Phong Sắc | Sài Gòn, 1910-11 |
334 | Du long hý phượng (xem Chính Đức du Giang Nam) | |||
335 | Ngọc lê hồn | Ngọc lê hồn | Ngô Văn Triện (Trúc Khê) | Hà Nội, 1930 |
336 | Ngọc đường xuân | Ngọc đường xuân | Vũ Kính | Hà Nội, 1929 |
337 | Ngọc uyên ương | Ngọc uyên ương | Ngô Văn Triện | Hà Nội, 1928 |
338 | Dư chi thiếp | Vợ lẽ của tôi | Nguyễn Nam Thông | Hà Nội, 1939 |
339 | Oan hồn kiếm | Oan hồn kiếm | Bát Quái | Hà Nội, 1939 |
340 | Nguyên sử diễn nghĩa | Nguyên sử diễn nghĩa | Đào Xuân Trinh | Hà Nội, 1935 |
341 |
Uyên ương kiếm |
Uyên ương kiếm |
Thanh Đình&Tuấn Lang | Hà Nội, 1937 |
342 | Nhạc Phi diễn nghĩa | Nhạc Phi diễn nghĩa | Nguyễn Chánh Sắt | Sài Gòn, 1928-29 |
343 | Nhạc Phi diễn nghĩa | Nhạc Phi diễn nghĩa | Nguyễn Chánh Sắt | In lại, 1952 |
344 | Nhạc Phi truyện | Truyện Nhạc Phi | Phụng Hoàng Sang | Sài Gòn, 1905-09 |
345 | Vân Thiên Lãnh | Vân Thiên Lãnh | Lý Ngọc Hưng | Hà Nội, 1938 |
346 | Tái sinh duyên | Tái sinh duyên | Trần Công Đông | Sài Gòn, 1920 |
347 | Tái sinh duyên | Tái sinh duyên | Nguyễn Đỗ Mục | Hà Nội, 1923 |
348 | Tái sinh duyên | Tái sinh kỳ duyên diễn nghĩa | Phạm Thị Phương | ?, 1928 |
349 | Tái sinh duyên | Tái sinh kỳ duyên diễn nghĩa | Nguyễn Chánh Sắt | Sài Gòn, 1929 |
350 | Tái sinh duyên | Tái sinh kỳ duyên diễn nghĩa | Lê Duy Thiện | Sài Gòn, 1930 |
351 | Tái sinh duyên | Tái sinh kỳ duyên diễn nghĩa | Thanh Phong | Sài Gòn, 1950 |
352 | Chính Đức du Giang Nam (Du long hý phượng) | Chánh Đức du Giang Nam | Trần Phong Sắc | Sài Gòn, 1907 |
353 | Chính Đức du Giang Nam (Du long hý phượng) | Chánh Đức du Giang Nam | Trần Bá Thời (Vạn Phước) | Sài Gòn, 1932 |
354 | Chính Đức du Giang Nam (Du long hý phượng) | Chánh Đức du Giang Nam | Trần Văn Bình | Sài Gòn, 1953 |
355 | Chinh Tây diễn nghĩa | Chinh Tây diễn nghĩa | Vũ Hi Tô | Hà Nội, 1923-24 |
356 | Trung Hoa nữ phi tướng Trịnh Dục Tú | Trung Hoa nữ phi tướng Trịnh Dục Tú | Nguyễn Học Hải | Hà Nội, 1927 |
357 | Chung Nam huyết hận | Chung Nam huyết hận | Lý Ngọc Hưng | Hà Nội, 1938 |
358 | Chung Vô Diệm | Chung Vô Diệm | Nguyễn Chánh Sắt | Sài Gòn, 1909-11 |
359 | Chung Vô Diệm | Chung Vô Diệm | Đào Phổ & Đinh Gia Hân | Hà Nội, 1934 |
360 | Chu long kiếm | Chu long kiếm | Văn Tuyền* | Hải Phòng, 1935 |
361 | Tẩu mã xuân thu | Tẩu mã xuân thu | Đào Phổ | Hà Nội, 1928 |
1. Chữ Nôm do một hoặc nhiều chữ Hán tạo thành. Khi dùng một chữ Hán thì tác dụng duy nhất của chữ Hán là biểu âm. Khi tổ hợp nhiều chữ Hán thì một chữ trong đó là biểu âm, còn các chữ khác biểu ý. Ví dụ: chữ chợ thì chữ Hán phía trên (trợ) biểu đạt âm chợ, còn chữ ở dưới (thị) biểu đạt nghĩa. Về thời điểm ra đời của chữ Nôm, hiện còn nhiều thuyết khác nhau. Có điều, những tác phẩm chữ Nôm đầu tiên lại không còn lưu giữ được. Có người cho chữ Nôm ra đời vào thế kỷ 8, có người lại cho là thế kỷ 12. Song dù thế nào chăng nữa, chắc chắn chữ Nôm vào thế kỷ 13 đã được sử dụng rộng rãi.
2. Xem Tân Đường thư, quyển 152, Khương Công Phụ.
3. Về bản dịch không đầy đủ, xin xem “Receuil des puissance invisibles du pays de Việt” (“Việt điện u linh tập” của Lý Tế Xuyên) của Maurice Durand trong tờ Dân Việt Nam - Le Peuple Vietnamien, số 3, tháng 8.1949, tr.3-19.
4. Không có bản dịch đầy đủ tác phẩm này sang một ngôn ngữ phương Tây nào mà chỉ có tóm tắt các câu chuyện trong “Eine Novelllensammlung der fruhen Mig-zeit Das Chien-teng hsin-hua des Ch’u Yu”, Zeitschrift der Deutschen Morgenlandischen Gesellschaft, số 108 (năm 1958), tr.338-382.
5. Song Tiễn đăng tân thoại lại bị cấm ở Trung Quốc năm 1442, vì một viên quan đã phàn nàn rằng sau khi đọc xong tác phẩm này, nho sĩ xao lãng học hành.
6. Về ảnh hưởng của Tiễn đăng tân thoại ở Triều Tiên và Nhật Bản, xin xem các bài nghiên cứu trước bài này.
7. Xin xem bản dịch Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ) sang tiếng Pháp Vaste recuile de légends merveilleuses của Tiến sĩ Nguyễn Trần Huân, Paris, Gallimard, Đông phương tri thức, Danh tác tùng thư của UNESCO, 1962.
8. Đương thời có một trào lưu sôi nổi xuất bản các tiểu thuyết chữ Hán và tiểu thuyết văn xuôi do các nhà văn ở các nước láng giềng viết.
9. Thư mục các tác phẩm Hán Nôm lưu trữ tại các thư viện Pháp đang được biên soạn ở Trường Viễn Đông bác cổ Pháp theo đề nghị của ông Trần Khánh Hạo.
Cách đây vài năm một hợp đồng đã được ký kết giữa Viện nghiên cứu Hán Nôm (Hà Nội) với Trường Viễn Đông bác cổ về việc biên soạn một thư mục di sản Hán Nôm. Công trình này đã được Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 1993 với cái tên Di sản Hán Nôm thư mục đề yếu, 3 tập (Chú thích của ND).
10. Hàn luật dùng những nguyên tắc của thi luật đời Đường.
11. Xem Hatanénaka Toshio, “Kim Vân Kiều” tại Trung Quốc, Việt Nam hòa Nhật Bản” (“Kim Vân Kiều” ở Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản), Đạm Giang chu báo (Tuần báo Đạm Giang), quyển 2, số 2 và quyển 3, số 1, Đài Bắc, tr.94-95.
12. Xin xem Mélanges sur Nguyễn Du réunis à l’occasion du bi-centenaire de sa naissance (1975) (Tập văn kỷ niệm 200 năm sinh Nguyễn Du) do Maurice Durand chỉ đạo, EFEO xuất bản, Paris, 1966, tr.317 .
13. Lý Văn Phức còn mô phỏng một tạp kịch đời Nguyên là Tây sương ký thành Truyện Tây sương.
14. Một số người cho rằng năm sinh của ông là 1694, lại cũng có người cho rằng ông sinh năm 1765.
15. Chi tiết hơn về truyện Nôm chịu ảnh hưởng Trung Quốc, xin xem Trần Quang Huy, Việt nam Nôm truyện dữ Trung Quốc tiểu thuyết quan hệ chi nghiên cứu. Đây là luận án in trên giấy nến, hiện lưu giữ tại Đại học quốc lập Đài Loan (1973, 2 quyển, 307 trang). Tác giả nghiên cứu khoảng 20 truyện Nôm Việt Nam dựa theo nguyên tác Trung Quốc. Trong luận văn này có một thư mục rất phong phú các tác phẩm Việt Nam, Trung Quốc, Pháp và Anh. Đáng tiếc là những tác phẩm Việt Nam nhắc đến trong thư mục đó lại chỉ là những ấn phẩm ở miền Nam Việt Nam trước đây.
16. Maurice Durand (Imagerie populaire vietnamiene - Truyền thuyết dân gian Việt Nam, do EFEO xuất bản, Paris, 1960, tr.35) đã dẫn Thạch Sanh truyện làm ví dụ. Có một số nhà bình luận Việt Nam cho rằng ở Campuchia cũng có câu chuyện này và nó bắt nguồn từ Tripitaka. Song cần lưu ý ở đây là nhân vật dũng sĩ này cũng xuất hiện ở Trung Quốc rất sớm. Chàng là hình tượng rất được rất được hoan nghênh trong kịch mục của tỉnh Triết Giang Trung Quốc (Phương Hải Như và Ngô Triệu Thiên đã cải biên thành vở kịch hiện đại Vân trung lạc tú hài- Hài thêu lạc trong mây, Triết Giang văn nghệ xã ấn hành, 1984, 58 trang). Đồng thời, nhiều truyền thuyết về nhân vật này cũng được lưu truyền rộng rãi trong các dân tộc thiểu số Vân Nam. Từ những ví dụ giản đơn này chúng ta thấy những cuộc thiên di văn học có thể phức tạp hơn chúng ta hình dung rất nhiều.
17. Henri Cordier, Bibliotheca Indosinica (Văn khố Đông Dương) có Tự điển về các tác phẩm của bán đảo Đông Dương, Paris, 1915, quyển 4, tr.2328-2382.
P. Boudet & R. Bourgeoir, Bibliographi de l’Indochine Francaise (Thư mục Đông Dương thời thuộc Pháp), Hà Nội, Nhà in quốc gia, quyển 3-4 (1) năm 1932-1934, quyển 4 (2) do bà Boudet xuất bản năm 1967, Paris, Adrien Maisonneuve.
18. Christiane Rageau, Catalogue du fonds indochinois de la Bibliothèque Nationale (Thư mục sách Đông Dương trong Thư viện quốc gia), quyển 1, sách Việt Nam in bằng chữ quốc ngữ, 1922-1954, Paris, Thư viện quốc gia, 1979.
19. Hiện có những bản dịch xuất bản trước đây tại Sài Gòn được tái bản ở Pháp và Mỹ.
20. Đây là một trường tư thục hoạt động dưới sự điều hành của các trí thức tiến bộ, như Nguyễn Quyền, Hoàng Tăng Bí, Dương Bá Trạc... Mục đích của nhà trường là truyền bá tri thức mới, và tiến hành những cải cách văn hóa xã hội. Đông Kinh nghĩa thục tồn tại trong khoảng thời gian ngắn ngủi (1907-1909) nhưng đã có những ảnh hưởng nhất định. Nhà trường có các phân hội tại nhiều thị trấn ở Bắc kỳ, xin xem Đào Trinh Nhất, Đông Kinh nghĩa thục, Hà Nội, Nhà xuất bản Mai Lĩnh, 1937.
21. Ông là bỉnh bút cho các tờ Đăng cổ tùng báo (1907) và Đông Dương tạp chí (1913).
22. Chẳng hạn trong các thành ngữ sau đây: nóng như Trương Phi, đa nghi như Tào Tháo, và mưu lược như Gia Cát...
23. Đặng Thai Mai, Trên đường học tập và nghiên cứu, Hà Nội, Văn học, 1969, tập 2, tr.191-192.
24. Xem Cordier, Đã dẫn, tr.2328-2382.
*Thực tế đây là những sáng tác của một nhà văn Việt Nam là Phạm Cao Củng (sinh năm 1913, hiện sống tại Mỹ; tác giả của nhiều tiểu thuyết trinh thám xuất hiện vào những năm 30, 40 của thế kỷ 20), nhưng khi xuất bản lại đề là “dịch” để thỏa mãn thị hiếu chuộng truyện Tàu của độc giả lúc bấy giờ. Nhân đây xin bày tỏ lời cảm ơn đến PGS. TS. Phạm Tú Châu về đính chính này và những tư liệu của bà về Phạm Cao Củng (ND).
.................................................................
Theo Tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc ở Châu Á (từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20), Claudine Salmon biên soạn, Trần Hải Yến dịch. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004