13122024Fri
Last updateWed, 11 Dec 2024 6pm

Nhân vật nữ trong truyện Nôm và vấn đề "tài, sắc, mệnh"

            ĐẶT VẤN ĐỀ

            Trong truyện Nôm, nhận vật nữ vai chính thường được khắc họa thành những cô gái tài sắc vẹn toàn, là những mẫu hình phụ nữ lý tưởng trong xã hội xưa. Sắc là thuộc tính đương nhiên, cố hữu của nhân vật nữ; tài thì có người làu thuộc văn chương, có người tinh thông võ nghệ. Sắc và tài là hai yếu tố sóng đôi, hài hòa trong cách xây dựng hình tượng nhân vật nói chung; đồng thời hô ứng với nhau tạo nên từng hình tượng nhân vật cụ thể với những nét tính cách, thân phận khác nhau. Mặt khác, nhân vật nữ trong truyện Nôm lại cũng luôn là những người mang số phận cực kỳ éo le, bi thảm, phải trải qua biết bao sóng gió cuộc đời, đấu tranh với các thế lực xã hội hắc ám trên bước đường giong tìm bến bờ hạnh phúc. Cách miêu tả ấy một mặt thể hiện quan niệm “bỉ sắc tư phong”, nói đúng ra là quy luật “bù trừ”, là quy luật phổ quát của vũ trụ; mặt khác cũng thể hiện sự giống nhau và khác nhau về quan niệm cũng như cách miêu tả giữa tác giả truyện Nôm bình dân (TNBD) và tác giả truyện Nôm bác học (TNBH); đồng thời, qua hình tượng nhân vật nữ trong truyện Nôm, các tác giả cũng gửi gắm ước vọng về quyền bình đẳng, quyền truy cầu hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Bài viết này trình bày mối quan hệ giữa sắc và mệnh, tài và mệnh của nhân vật nữ trong truyện Nôm nhằm phần nào nói rõ hơn về những vấn đề trên.

Góp ý bổ cứu cho công trình “Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở biển Đông”

Theo lời giới thiệu của soạn giả thì từ năm 2009 đến năm 2012, Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam đã triển khai đề tài “Thư mục Hán Nôm về biển, đảo Việt Nam” với khoảng 50 cán bộ tham gia. Đề tài đã khảo cứu toàn bộ kho sách Hán Nôm của viện để tuyển chọn những đoạn ghi chép hoặc vẽ về biển, hải đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam trong lịch sử. Đề tài đã được Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nghiệm thu, bản thảo chừng 3.000 trang. Để phục vụ kịp thời cho công tác nghiên cứu, khai thác và phát huy hiệu quả đề tài, viện đã lựa chọn một số tư liệu Hán Nôm ghi chép về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùngbiển của Việt Nam ở Biển Đông để giới thiệu, công bố.

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3-4 (110-111) 

Online Members

We have 443 guests and no members online

Homepage Data

64101579
Today
Yesterday
All
23368
29791
64101579

Show Visitor IP: 18.97.9.175
13-12-2024 15:31