22112024Fri
Last updateTue, 19 Nov 2024 1pm

Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn học nữ Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc đầu thế kỷ XX

1. Sự manh nha ra đời của phê bình văn học nữ quyền: từ Phan Khôi đến Manh Manh nữ sĩ. Đầu thế kỷ XX là một giai đoạn sôi nổi của tư tưởng nữ quyền Việt Nam trong đó, Phan Khôi là nhà lý luận phê bình đã có công khai phá. Khác với Nguyễn Thị Kiêm, Phan Thị Bạch Vân nặng tính chất phong trào, Phan Khôi đã tiến đến bước tiếp nhận văn học từ ánh sáng tư tưởng nữ quyền, nghĩa là ông đi vào những vấn đề thuần văn học, thuộc về văn học. Những khai mở của Phan Khôi có giá trị rất lớn đối với nền phê bình, nghiên cứu theo khuynh hướng này.


Từ Chí Ma – vị chủ tướng của phong trào thơ tân cách luật

Nguyễn Văn Hoài (*)     

Giữa thập niên 20 của thế kỉ XX, trong quá trình hiện đại hóa văn học Trung Quốc, Từ Chí Ma (徐志摩) là vị chủ tướng của phong trào thơ tân cách luật do phái Tân nguyệt phát động. Ông không những đưa ra sáng tác luận đối với thể cách thơ mới Trung Quốc, mà còn đạt được những thành tựu thi ca nổi bật từ rất nhiều thực nghiệm thơ tân cách luật trong thực tiễn sáng tác của mình. Đối với thi nhân phái tân cách luật và thi đàn hiện đại Trung Quốc, ông đã có những ảnh hưởng hết sức to lớn. Hiện nay, trong các bộ văn học sử Trung Quốc hiện đại, ông luôn được xếp vào hàng tác gia tiêu biểu, là một nhà thơ lớn. Chúng tôi giới thiệu sự nghiệp thi ca của Từ Chí Ma như là một nhân tố trọng yếu góp phần hiện đại hóa thi ca Trung Quốc, đồng thời qua đó hi vọng cung cấp một vài thông tin tham chiếu đối với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. đương thời

Nhân vật nữ trong truyện Nôm và vấn đề "tài, sắc, mệnh"

            ĐẶT VẤN ĐỀ

            Trong truyện Nôm, nhận vật nữ vai chính thường được khắc họa thành những cô gái tài sắc vẹn toàn, là những mẫu hình phụ nữ lý tưởng trong xã hội xưa. Sắc là thuộc tính đương nhiên, cố hữu của nhân vật nữ; tài thì có người làu thuộc văn chương, có người tinh thông võ nghệ. Sắc và tài là hai yếu tố sóng đôi, hài hòa trong cách xây dựng hình tượng nhân vật nói chung; đồng thời hô ứng với nhau tạo nên từng hình tượng nhân vật cụ thể với những nét tính cách, thân phận khác nhau. Mặt khác, nhân vật nữ trong truyện Nôm lại cũng luôn là những người mang số phận cực kỳ éo le, bi thảm, phải trải qua biết bao sóng gió cuộc đời, đấu tranh với các thế lực xã hội hắc ám trên bước đường giong tìm bến bờ hạnh phúc. Cách miêu tả ấy một mặt thể hiện quan niệm “bỉ sắc tư phong”, nói đúng ra là quy luật “bù trừ”, là quy luật phổ quát của vũ trụ; mặt khác cũng thể hiện sự giống nhau và khác nhau về quan niệm cũng như cách miêu tả giữa tác giả truyện Nôm bình dân (TNBD) và tác giả truyện Nôm bác học (TNBH); đồng thời, qua hình tượng nhân vật nữ trong truyện Nôm, các tác giả cũng gửi gắm ước vọng về quyền bình đẳng, quyền truy cầu hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Bài viết này trình bày mối quan hệ giữa sắc và mệnh, tài và mệnh của nhân vật nữ trong truyện Nôm nhằm phần nào nói rõ hơn về những vấn đề trên.

“大时代”里的“现代文学”[1]

 1927年冬天,鲁迅这样概括中国的状况:“中国现在是一个进向大时代的时代。但这所谓大,并不一定指可以由此得生,而也可以由此得死。”[2]借用他后来的话说,这“大时代”“也如医学上的所谓‘极期’一般,是生死的分歧,能一直得到死亡,也能由此至于恢复。”

Góp ý bổ cứu cho công trình “Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở biển Đông”

Theo lời giới thiệu của soạn giả thì từ năm 2009 đến năm 2012, Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam đã triển khai đề tài “Thư mục Hán Nôm về biển, đảo Việt Nam” với khoảng 50 cán bộ tham gia. Đề tài đã khảo cứu toàn bộ kho sách Hán Nôm của viện để tuyển chọn những đoạn ghi chép hoặc vẽ về biển, hải đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam trong lịch sử. Đề tài đã được Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nghiệm thu, bản thảo chừng 3.000 trang. Để phục vụ kịp thời cho công tác nghiên cứu, khai thác và phát huy hiệu quả đề tài, viện đã lựa chọn một số tư liệu Hán Nôm ghi chép về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùngbiển của Việt Nam ở Biển Đông để giới thiệu, công bố.

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3-4 (110-111) 

Characteristics of modernization process of Vietnamese society and literature in the bakground of Eastern Asia in the end of the 19th century – beginning of the 20th century

Prof. Tran Thanh Dam

(HCMC-USSH)

 

ABSTRACT

 

Facing the expansion and invasion of the imperialism and colonialism from the West into the East, the countries of East Asian region, such as China, Japan, Korea and Vietnam, with the feudal system of society and the agricultural economics were forced to be transformed into the industrial capitalist society. In those countries, the  modernization at the first period was called as the same name “DUY TAN”, that means innovation (or renovation, or modernisation). The need and the seeds of the modernization movement appeared in all region, however the development was various. The countries were located in the different places with the different geographical conditions, each of them had their own historical traditions and had their own way of contacting the West, so that the process of modernization of each had the rate and formation of their own, not only at the beginning but also in the later periods, leading to the differences in the present day, beside the similarities between them. Either the similarities and the differences were favourable to exchange relation, cooporation and co-development between the countries of East Asian region.

My paper will not be a comparative study of modernization process in the whole East Asian region. I would like only to give some notes on the Vietnamese specific characteristics of modernisation in the historical, social, cultural and literary aspects for exchanging opinion with the Vietnamese and international scholars.

Những đợt sóng giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung qua con đường Phật giáo - âm Hán Việt phạm hay phạn? (phần 1.1)

         Vị trí địa lí và các sinh hoạt văn hóa kinh tế giữa Trung Quốc (TQ) và Việt Nam (VN) đã để lại nhiều dấu ấn trong ngôn ngữ theo dòng thời gian, nhất là khi Phật giáo (PG) du nhập vào Đông Nam Á và TQ. Phần này chú trọng vào các cách đọc (âm Hán Việt) của chữ  梵 phạn hay phạm trong các tài liệu cổ TQ và các dữ kiện tương ứng trong tiếng Việt. Các tài liệu viết tắt là TVGT (Thuyết Văn Giải Tự - khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), Tập Vận (TV/1037/1067), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), Tự Vị Bổ (TViB/1666), KH (Khang Hi/1716), HNĐTĐ (Hán Ngữ Đại Tự Điển/1986), Thiết Vận (ThV/601), Vận Kinh (VK/1161), VBL (Dictionarium Annamiticum-Lusitanum-Latinum, Alexandre de Rhodes, 1651), VNTĐ (Việt Nam Tự Điển/1931/1954), HV (Hán Việt). Dấu hoa thị (*) chỉ dạng âm cổ phục nguyên (reconstructed sound).

THE INFLUENCE OF THE WEST ON JAPANESE NOVELS FROM THE LATE 19TH TO EARLY 20TH CENTURY

Dao Thi Ho Phuong

(HCMC-USSH)

 

Each work can be considered as the pregnancy of the author and the author is a pregnancy of the age. It means a work of the author and they will be much less affected by the period which they are living. Japanese literature is not out of this rule.

CONTRADICTION IN THOUGHT STREAMS AND THEIR ROLE WITH MODERNIZATION PROCESS OF JAPANESE AND VIETNAMESE LITERATURE (FROM END OF THE 19TH CENTURY TO EARLY THE 20TH CENTURY)

Nguyen Anh Dan, BA

(Hue University’s College of Education)

 

ABSTRACT

 

Contradiction in thought streams in Japanese and Vietnamese society from end of the 19thth century were all old and new idea streams of culture – society, philosophy, religion – politics and literature between the old feudal system and the middle class – a new system that was being born. The Confucianism, Taoism, Zen sect (and Shinto in Japanese) and cultural specificity of each nation conflicted with Western thoughts. century to early the 20

Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không trong phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963

                                                                            “Nguyện Phật chứng minh muôn vạn kiếp

                                                                                                                  Con xin lăn lóc cõi ta bà”

                     (Thơ của Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không)

 

Tóm tắt

         Bài viết  giới thiệu  về hành trạng của Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không trong phong trào Phật giáo Miền Nam năm 1963. Ni trưởng, với tinh thần bi-trí-dũng, đã không ngần ngại đối mặt với  chính quyền Ngô Đình Diệm. Đặc biệt, trong phong trào này, Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không là người đầu tiên phát nguyện xin tự thiêu để chống lại sự kì thị tôn giáo của Ngô Đình Diệm. Vì vậy, ni trưởng đã có đóng góp rất lớn để phong trào thành công.


Abstracts:  

The Superior Nun Thich Nu Dieu Khong and the Southern Vietnam Buddhism movement in 1963

            This paper introduces the activities of Thich Nu Dieu Khong at the Southern Vietnam Buddhism movement in 1963. With the compassion, wisdom and courageousness, the superior nun did not fear to face the Ngo Dinh Diem reign. Especially, in this movement, Thich Nu Dieu Khong was the first Buddhism priest who volunteered to self-cremation again the religious discrimination of Ngo Dinh Diem reign with the purpose for religious freedom. Thus, she played a crucial role for succession of the movement.

                                                                     *

 

              Phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963 là một sự kiện có ý ‎‎ nghĩa của lịch sử Việt Nam hiện đại. Lực lượng nòng cốt của phong trào này là các vị Tăng Ni, Phật tử với quyết tâm bảo vệ phật pháp trước sự đàn áp và kỳ thị tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Một điều đặc biệt, phương pháp chủ đạo của phong trào là dùng bất bạo động để chống lại bạo tàn, được nhiều tầng lớp khác nhau của xã hội hưởng ứng và quốc tế ủng hộ. Trong phong trào này, Phật giáo miền Nam đã xuất hiện nhiều vị tăng ni, phật tử không ngại hi sinh thân mình để bảo tồn đạo pháp như: Hòa thượng Thích Quảng Đức (Sài Gòn), Sa di Thích Thanh Tuệ (Huế), Ni Sư Diệu Quang (Khánh Hòa),  Thượng tọa Thích Tiêu Diêu (Huế), Phật tử Mai Tuyết An (Sài Gòn), ….Họ được xem là những ngọn lửa từ bi có khả năng thiêu đốt bạo lực và làm cho kẻ thù phải chùn bước, rúng động lòng người. Tiếp nối điều này, bài viết giới thiệu một nhân vật quan trọng trong phong trào đấu tranh Phật giáo miền Nam năm 1963: Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không-bậc chân tu nổi tiếng của thiền môn xứ Huế.

1.      “Một đời hương đạo rạng thiền môn”

              Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không (1905-1997), tên thật là Hồ Thị Hạnh, sinh trưởng trong một gia đình quyền quí thời bấy giờ ở kinh đô Huế. Thân phụ của Ni trưởng là Khánh Mỹ Công Hồ Đắc Trung (1861-1941)-một vị quan đại thần sống giản dị, thanh liêm, có tinh thần yêu nước. Các anh, chị, em trong gia đình được hấp thụ hai nền giáo dục cả Đông và Tây, một số người trở thành những tên tuổi lớn đóng góp cho cách mạng Việt Nam như: Hồ Đắc Di, Hồ Đắc Điềm, Hồ Đắc Liên,,… Bản thân Bà giỏi chữ Hán lẫn thông thạo tiếng Pháp. Ở Huế, khi chưa xuất gia, do có mối quan hệ rộng với nhiều giới chức chính quyền, nên Bà là thành viên tích cực của nhiều hoạt động yêu nước và từ thiện xã hội như ủng hộ cụ Phan Bội Châu khi bị Pháp giam lỏng ở Huế, tham gia thành lập Hội Nữ công để cải thiện đời sống cho phụ nữ và khuyến khích dùng hàng nội, khởi xướng ra đời Hội Lạc thiện giúp đỡ dân nghèo và gia đình các nạn nhân trong phong trào Xô Viết Nghệ Tỉnh,….Năm 1929, vừa muốn trả hiếu vừa thương xót bầy trẻ thơ bơ vơ mất mẹ, Bà đồng ‎ý ‎lập gia đình với ông Cao Xuân Xang-con trai thứ của quan đại thần Cao Xuân Dục, nhưng chỉ trong vòng một năm sau (1930) thì ông mất. Rũ bỏ nghiệp duyên sớm, Bà tinh tấn học Phật.

              Năm 1932, sau khi thu xếp ổn thỏa chuyện gia đình, Bà bước vào cửa thiền, xuất gia tại chùa Trúc Lâm (Huế) do Hòa thượng Giác Tiên (1879-1936)-một cao tăng của đất thần kinh truyền thập giới làm sa di ni với pháp tự Diệu Không, húy Trừng Hảo, đạo hiệu Nhất Điểm Thanh. Sư bà là một nhân vật có nhiều đóng góp cho Phật giáo Việt Nam khoảng nửa cuối thế kỉ XX. Ở Huế, Sài Gòn nói riêng và Miền Nam nói chung, Sư bà Diệu Không còn nổi tiếng là vị ni trưởng thông tuệ, tính cách mạnh mẽ, nhiệt tâm vì đạo pháp, lối sống giản dị, có đức độ và đạo hạnh thanh cao, nhất là luôn tôn trọng bát kỉnh pháp, tận tình giúp đỡ người nghèo khó nên rất được nhiều người kính mến. Ngay sau khi xuất gia, Sư bà cùng Hòa thượng Giác Tiên lập An Nam Phật học hội để chấn hưng, truyền bá Phật giáo. Ni trưởng còn có công xây dựng nhiều ni viện: Diệu Đức (Huế),Hồng Ân (Huế), Kiều Đàm (Huế), Liên Trì (Huế), Bảo Thắng (Hội An), Bảo Quang (Đà Nẵng), Tĩnh Nghiêm (Quảng Ngãi), Diệu Quang (Nha Trang), Diệu Giác (Tp.HCM),….và các ni trường để đào tạo cho ni chúng như: Từ Nghiêm, Dược Sư, Diệu Tràng ở Tp.HCM, Diệu Pháp ở Long Thành (Đồng Nai),….Ngoài ra, Trường Đại học Vạn Hạnh, Học viện Phật giáo tại Huế,…còn lưu lại nhiều đóng góp của Sư bà Diệu Không. Tuy bận bịu nhiều công việc phật sự, với tấm lòng từ bi trước tình cảnh nhiều trẻ mồ côi giữa thời loạn lạc chiến tranh, Sư bà đã đứng ra thành lập nhiều cô nhi viện trên khắp các tỉnh miền Trung. Ngoài việc chuyên tâm nghiên cứu kinh điển, Ni trưởng còn dành thời gian phiên dịch nhiều bộ kinh từ tiếng Pali sang tiếng Việt rất có giá trị: Thành duy thức luận, Du già sư địa luận, Lăng già tâm ấn, Đại trí độ luận,…Sư bà còn để lại nhiều bài thơ có giá trị trong việc đề cao vai trò người phụ nữ, nhấn mạnh đạo lí Á Đông, cổ vũ tinh thần dân tộc cũng như sự vi diệu của phật pháp. Đặc biệt, sau ngày giải phóng đất nước, Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không đã có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, được tín nhiệm bầu làm ủy viên Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ủy viên thường trực Ban Trị sự Tỉnh Hội Phật giáo Thừa Thiên-Huế.

              Ngày 22 tháng 8 năm Đinh Sửu (1997), tại chùa Hồng Ân (Huế), Sư bà Diệu Không viên tịch trong sự thương tiếc của môn đồ pháp quyến cũng như tăng ni, phật tử cả nước. Bảo tháp của ni trưởng tọa lạc trên ngọn đồi thông mát rượi trong khuôn viên chùa này.

              Hiện tại, ở Thành phố Huế có con đường mang tên Thích Nữ Diệu Không như là sự ghi nhớ của thế hệ sau về những đóng góp cho đạo pháp và dân tộc của người nữ tu làm rạng danh miền sông Hương núi Ngự (1)

2. “Con xin lăn lóc cõi ta bà”

              Lấy lí do không đồng ‎tình với việc treo cờ nhân ngày Phật đản năm 1963 của tăng ni, phật tử  Huế, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tiến hành triệt hạ cờ Phật giáo. Việc làm này gây bất bình cho phần lớn người dân ở Huế khi ấy. Ngày 7/5/1963, phái đoàn Phật giáo do hai vị cao tăng Hòa thượng Thích Tịnh Khiết và Thích Giác Nhiên dẫn đầu đến tư dinh tỉnh trưởng để phản đối đã làm xúc động đồng bào phật tử nơi đây. Tối ngày 8/5/1963, tại Đài Phát thanh Huế, binh lính dùng súng và lựu đạn tấn công đoàn người đến đòi giải trình việc không phát chương trình phát thanh của Phật giáo. Máu đã đổ và phong trào đấu tranh Phật giáo bắt đầu diễn ra và lan rộng cả miền Nam sau đó với nhiều hình thức như biểu tình, tuyệt thực, tự thiêu,….làm đau đầu chính quyền Ngô Đình Diệm. Đỉnh điểm của phong trào là sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn vào ngày 11/6/1963 làm chấn động quốc tế. Lúc này, giới Phật giáo miền Nam tiếp tục đấu tranh, trí thức, sinh viên biểu tình phản đối liên tục, còn dư luận quốc tế thì lên án mạnh mẽ. Thế nhưng, vào ngày 20/8/1963, chính quyền Ngô Đình Diệm tấn công một số chùa chiền quan trọng và bắt giữ các vị tăng ni lãnh đạo phong trào, phật tử cùng một số sinh viên ở Huế và Sài Gòn. Không lâu sau đó, ngày 1/11/1963, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị tướng tá dưới quyền đảo chánh và cả hai bị bắn chết. Người bị giam được thả ra và phong trào kết thúc. Trong suốt giai đoạn pháp nạn này, Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không, với hạnh nguyện “Nguyện Phật chứng minh muôn vạn kiếp, con xin lăn lóc cõi ta bà” không hề lay chuyển, đã gắn bó mật thiết với phong trào ở cả Huế và Sài Gòn tại những thời khắc lịch sử. Súng đạn, xe tăng, nhà tù và mưu mô của thế lực bạo tàn đã không ngăn nổi lòng quyết tâm của bậc chân tu vốn thấm nhuần tinh thần “vị pháp vong thân” trong lúc đạo pháp gặp hiểm nghèo và đồng bào đang rên xiết dưới tội ác của chúng. Một số hoạt động tiêu biểu cũng như phong thái nổi bật của Sư bà Diệu Không được thể hiện như sau:

              Thứ nhất, Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không là người đầu tiên xin tự thiêu để chống lại sự kì thị Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Trong quyển hồi kí của mình, Sư bà đã thuật lại như sau:

              “ Một hôm, tôi được mời về Từ Đàm họp. Thượng tọa Trí Quang nói:

  - Miền Nam im lìm vậy, làm sao có đông tăng ni hưởng ứng?

    Thượng tọa Thiện Minh:

    -Phải có người hi sinh mới xong

    Tôi nói:

    -Hi sinh đây là chết phải không?

     Thượng tọa Trí Quang đáp là:

     -Phải

     - Vậy tôi xin đứng đầu đội cảm tử cho.

    Hòa thượng Thiền Tôn hỏi:

      -Hòa thượng Mật Hiển đại diện cho Trúc Lâm có cho phép không?

      Hòa thượng Mật Hiển:

      -Vị pháp hi sinh ai lại dám cản.

Thế là một bức thư viết cho miền Nam và một tờ phát nguyện được kí tên vào.” (2)

              Sau sự kiện này, Sư bà Diệu Không cùng người chị ruột của mình-Sư bà Diệu Huệ bay vào Sài Gòn để chuẩn bị tự thiêu. Tại Sài Gòn, tăng ni phật tử đều tán thán, cảm phục hành động của hai vị nữ tu này. Khi đang nghỉ ngơi tại chùa Từ Nghiêm, Sư bà được mời về chùa Ấn Quang và Hòa thượng Thích Thiện Hoa -Phó chủ tịch Ủy ban liên phái bảo vệ Phật giáo báo tin Hòa thượng Thích Quảng Đức sẽ thay Sư bà Diệu Không tự thiêu. Nhưng Ni trưởng vẫn quyết tâm thực hiện mong muốn của mình (3). Ngày 11/6/1963, tại ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là Nguyễn Đình Chiểu và Cách Mạng Tháng 8), Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Nghe tin này, Bà không khỏi cảm động và viết một bài thơ Khóc Ngài Quảng Đức để bày tỏ tấm lòng của mình (4). Qua việc xin tự  thiêu cũng như quyết tâm của Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không đã cho thấy niềm tin vững mạnh vào phật pháp, đặc biệt là tinh thần vô  ngã, chẳng màng đến thân thể. Phật giáo gọi đây là hạnh bố thí ba la mật của bồ tát. Trong 10 hạnh bố thí này có hạnh “Nhờ bố thí máu thịt, bồ tát được đầy đủ tất cả thân mạng bền vững, bảo hộ, nuôi dưỡng thiện căn chân thật cho tất cả chúng sinh” (5). Còn theo Nhập bồ tát hạnh của Đại sư Tịch Thiên (Shantideva), để gìn giữ tâm bồ đề của một vị bồ tát thì cần phải: “Con đã đem thân này hoan hỉ bố thí cho chúng sinh, nên để họ tha hồ đánh chửi giết hại. Dù họ có đem thân con  ra làm trò cười, xúc phạm, chê bai, con cũng coi như không. Đã thí xả thân này thì đâu còn gì để quí tiếc?. Tất cả những việc làm vô hại mà lợi ích cho hữu tình, con đều sai khiến thân này làm hết. Nguyện cho ai trông thấy con đều được nhiều lợi lạc” (6). Vì vậy, giữa lúc Phật giáo bị chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp, để bảo vệ chánh pháp và trưởng dưỡng tín tâm của Tăng Ni, Phật tử thì cần có người phát đại nguyện của bồ tát hi sinh thân mình trong tinh thần từ bi, ôn hòa. Sư bà Diệu Không nói riêng và các vị Tăng Ni, Phật tử nói chung tình nguyện hoặc tham gia tự thiêu đã thể hiện rõ lí tưởng bồ tát đạo, nhập thế một cách tối đa chỉ vì đạo pháp, vì dân tộc như những dòng hồi kí mà ni trưởng đã ghi: “Vì sống dưới chế độ bất công, thiên vị nên chúng tôi muốn cúng dường thân này để kêu gọi lẽ phải của loài người trở lại với lương tri, đừng dùng thế lực mạnh mà đàn áp kẻ yếu” (7). Do đó, những sự kiện này là một biểu hiện rõ nét về tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra, đây là thể hiện được cái dũng của người học Phật, trong đó có Ni trưởng, trên con đường tiến tu giải thoát.

              Thứ hai, tham gia vào phong trào đấu tranh Phật giáo miền Nam năm 1963, cùng với nhiều vị Tăng Ni khác, Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không còn đứng bên cạnh và ủng hộ cho các hoạt động đấu tranh của Đoàn Sinh viên Phật tử của Đại học Huế. Theo Nguyễn Đắc Xuân, vào ngày 17/3/1963, tổ chức này được thành lập tại chùa Từ Đàm với 34 thành viên. Những người lãnh đạo gồm: Hoàng Văn Giàu, Võ Văn Thơ, Thái Thị Kim Lan, Phan Đình Bích. Vì thế, trong suốt năm 1963, phong trào đấu tranh của Phật giáo tại Huế, bên cạnh các vị Tăng Ni uyên thâm, đạo hành, còn có một lực lượng trẻ có học, nhiệt huyết, năng nổ tham gia tích cực (8). Gắn bó với  Đoàn Sinh viên phật tử của Đại học Huế là các Hòa thượng: Thích Thiện Siêu, Thích Đôn Hậu, Thích Mật Hiển,....Các vị này đã định hướng các hoạt động của sinh viên theo phương pháp bất bạo động, tránh sự cố đáng tiếc xảy ra. Như một người mẹ, người chị, Sư bà Diệu Không gắn bó thường xuyên với họ để ủng hộ, tiếp tế, trợ lực về tinh thần trong lúc biểu tình, tuyệt thực gặp khó khăn và trở ngại. Thái Kim Lan nhớ lại: “Một lần trong thời pháp nạn, chúng tôi ngồi tuyệt thực giữa sân chùa trong cơn nóng rát lưng tháng 5 ở Huế. Nóng, khát làm tê dại châu thân. Lại thêm mặt trời buổi trưa chói lói đến phải nhắm nghiền mắt, hào hễn thở, gục mặt trong nón lá, cơ hồ ngất lịm. Bỗng có ai sờ lưng với cái vuốt êm mát của một bàn tay thật dịu dàng, tôi nhìn lên, thấy một cái nón rộng vành hầu như che hết cả thân mình, sau giải nón màu lam, có một nét cười mỉm, rất hiền, một tay đưa cho tôi bát nước trong. Đó là lần đầu tiên tôi được gặp, sau này mới biết vị sư ấy là Sư bà Diệu Không. Trước đó tôi chưa lên chùa thường xuyên nên chẳng biết rõ ai là ai. Chỉ biết từ lúc cái nhìn ngước lên, có hiện hữu “một người”, mà “một người ấy” xuất hiện vô cùng nhẹ nhàng, như một cái bóng phất phơ” (9). Với tinh thần dũng cảm của mình, ni trưởng đã trực tiếp ủng hộ, tiếp tục lăn xả với phong trào đấu tranh của Tăng Ni, Phật tử tại Huế mà không chút do dự, sợ hãi trước xe tăng, súng ống, dùi cui,... Với tinh thần vô úy thí của nhà Phật, Sư bà xuất hiện như nguồn động viên to lớn, an ủi họ bước tiếp và sẵn sàng chia xẻ khó khăn. Ngoài ra, đó còn là hạnh từ bi của một bậc chân tu.

              Thứ ba, xuyên suốt phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam năm 1963, Sư bà Diệu Không lúc nào cũng thể hiện thái độ quyết liệt, mạnh mẽ với chính quyền Ngô Đình Diệm. Tiêu biểu nhất là việc Ni trưởng cùng Sư bà Diệu Huệ tổ chức họp báo từ bỏ Nguyễn Phúc Bửu Hội-con trai của Sư bà Diệu Huệ, đồng thời là người ủng hộ việc đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm. Ông Bửu Hội là nhà khoa học có uy tín quốc tế, từng tốt nghiệp tiến sĩ ở Pháp, được bổ nhiệm làm Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Liên Hiệp Quốc thời đó. Trong lần tiếp xúc phái đoàn của Liên Hiệp Quốc tại Chùa Từ Đàm Huế, Ni trưởng trả lời thẳng thắn:

              “Hỏi:

   -Nếu ông Bửu Hội đứng về phe ông Diệm. Các bà nghĩ sao?

              Đáp;

-Thì chúng tôi sẽ từ nó, không nhận nó là con, là cháu trong gia đình chúng tôi nữa vì gia đình chúng tôi là Phật tử cả(10)

              Vốn có tính cách mạnh mẽ, nên Sư bà Diệu Không đã nói là làm. Theo lời kể lại của nhà sư Thích Thiện Châu thì: “Trong những ngày pháp nạn, Bà đã cải trang giấu mình lại làm bà Cao Xuân Xang cùng Sư bà Diệu Huệ vào Sài Gòn để mở cuộc họp báo “từ” ông Bửu Hội vì ông Bửu Hội theo ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu chống lại Phật giáo. Khi trở về Huế, sư bà bị bắt. Tôi đánh giá chuyện Sư bà vào Sài Gòn họp báo trong những ngày tranh đấu của Phật giáo, và họp báo để “từ bỏ” giáo sư Bửu Hội là con của mình là một việc làm rất có ý nghĩa, lay động đến trái tim của bà mẹ Việt Nam lúc bấy giờ. Cho nên sự việc đó thấm sâu vào lòng các bà mệnh phụ phu nhân. Các bà vợ tướng tá lúc đó đều có cảm tình với Sư bà. Đó là một chuyện rất lớn làm đau đầu chính quyền bấy giờ, cũng như chuyện Ngài Thích Quảng Đức tự thiêu với quả tim bất diệt làm rung động trái tim thế giới” (11). Cũng  sự kiện này, về sau, Nguyễn Đắc Xuân được Sư bà Diệu Không kể lại một điều bí mật mà ở thời điểm đó ít ai được biết: “Về sau này, Tôi hỏi Sư bà Diệu Không chuyện tháng 7 năm 1963 sinh viên không được biết là chuyện gì?. Sư bà bảo:” Đó là chuyện Bửu Hội lợi dụng vai trò đại sứ của chính quyền ông Diệm đã  bí mật giúp đem ra thế giới hàng chục kí-lô hồ sơ của Phật giáo. Nhờ thế mà Liên Hiệp Quốc, Tích Lan, Hoa Kì biết rõ cuộc đàn áp Phật giáo của chính phủ ông Diệm”. Thật lòng, sau khi sư bà cho biết như vậy tôi hơi ân hận. Vì đã có nhiều lần chúng tôi lên án Giáo sư Bửu Hội rất dữ dội” (12). Một lần nữa, Sư bà Diệu Không đã thể hiện cái dũng của người tu với thế lực cầm quyền, nhưng đặc biệt ở lần này chính là người thân của mình. 

              Thứ tư, trong phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam năm 1963, trước những tình thế hiểm nghèo, trực tiếp đối diện với thế lực của chính quyền Ngô Đình Diệm, nhưng Sư bà Diệu Không vẫn giữ được phong thái tự tại, bình thản nhưng rất linh hoạt và khôn khéo làm cho đối phương phải nể phục. Ngày 20/8/1963, chính quyền Ngô Đình Diệm bắt đầu cho cảnh sát tấn công các chùa chiền và bắt giữ Tăng Ni, Phật tử tại các chùa ở Huế (Từ Đàm, Diệu Đế, Linh Quang,….) và Sài Gòn (Xá Lợi, Ấn Quang,…), trong đó có những vị lãnh đạo phong trào. Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không kể lại tình hình của mình khi ấy: “Tôi vẫn còn nhớ khi các cấp lãnh đạo ở chùa Từ Đàm Huế bị bắt, các vị ở chùa Xá Lợi bị đem giam, Thượng tọa Trí Quang được đại sứ Mĩ cho tá túc. Tinh thần phật tử sa sút. Chỉ còn mình tôi bị sót ở ngòai vì hôm ấy tôi bị đau không ra Từ Đàm được. Mấy ngày  sau đó tụi lính đi lùng, tôi ngồi trì chú Đại bi ở trước bàn thờ Phật của chùa Hồng Ân. Một số trong bọn chúng biết mặt tôi, thấy tôi ngồi nhắm mắt chúng nói với nhau: “Chính bà ấy đó”, nhưng có người khác lại nói” Anh ngu lắm, bà ấy đâu dám ngồi đó, phải đi tìm khắp các hang các hố, chắc bà ta trốn đó!”. Lúc bấy giờ, tôi chỉ còn cách nhờ Phật che chở bằng lối trì chú Mật tôn, mà thật đã năm ngày như vậy nó vẫn chưa bắt được tôi. Sau bọn chúng dọa các cô trong chùa bảo tìm cho ra bà ấy, nếu không thì giam các cô hết. Tôi phải nói với chúng hãy về chùa Diệu Đức vào ngày mai lúc chín giờ sáng sẽ gặp. Hôm sau, khi một chiếc xe Jeep và hai tên lính đến chùa, tôi bảo: “Anh hãy đọc bản án bắt tôi vì tội gì, tôi mới đi, nếu không hai anh đem súng dẫn tôi đi với một người nữa”. Chúng nó về trình lại. Ông Ngô Đình Cẩn nói:”Bà ấy lôi thôi, chắc lại muốn lấy bằng cớ gửi qua Liên hiệp quốc chứ gì” Và cho người hẹn tôi  vào chùa Thuyền Tôn gặp. Ông sẽ ghé đó nói chuyện. Nhân có Hòa thượng Thuyền Tôn, tôi nói:”Hành động của hai ông bà Ngô Đình Nhu làm cho dân bất phục quá rồi!”. Ông Cẩn hứa xin thả hết tăng ni, còn cấp lãnh đạo đã đem vào Sài Gòn hết rồi, trừ thầy Đôn Hậu còn nằm tại nhà thương” (13). Lần này, không chỉ đối đầu với cảnh sát mà Sư bà còn trực tiếp tranh luận với Ngô Đình Cẩn- một nhân vật khét tiếng, ai cũng phải sợ ở miền Trung bấy giờ. Trong tình cảnh nguy hiểm như vậy, Ni trưởng vẫn giữ được bình tĩnh để đối mặt với tất cả và chúng đã không dám làm hại, thậm chí còn e dè kiêng nể. Có được như vậy chính là từ định lực của bậc chân tu, nhờ tín tâm vào sự hộ trì của tam bảo. Theo Từ điển Phật học Huệ Quang, định là :”Tâm chuyên chú vào một đối tượng, đạt đến tác dụng tinh thần không tán loạn hoặc chỉ cho trạng trái vắng lặng của tâm thức….”(14). Trong lục độ-sáu bước tiến tu giải thoát của người học Phật, thiền định là bước thứ năm và ai đạt điều này sẽ tiếp tục đi đến bước cuối cùng là trí huệ. Sư bà Diệu Không, tâm vốn an nhiên tự tại, đã chọn nơi nguy hiểm nhất, dễ tìm ra nhất trở thành nơi an toàn nhất cho mình. Đó là trí huệ của người ngộ đạo. Trong kinh Pháp cú, đức Phật nói rõ: “Người nào thành tựu các giới hạnh, hằng ngày chẳng buông lung, an trụ trong chính trí và giải thoát, thì ác ma không thể dòm ngó được” (15). Một lần nữa, trong cuộc đấu tranh của tăng ni phật tử Huế vào năm 1966, Sư bà Diệu Không đã thể hiện sự thông minh, bản lĩnh hiếm có để bảo vệ Sư cô Thích Nữ Trí Hải-một đệ tử xuất sắc của mình. Khi Nguyễn Ngọc Loan-Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia của chính quyền Sài Gòn tuyên bố ra Huế y sẽ bắt hiếp Sư cô Trí Hải-người phiên dịch tiếng Anh của nhà sư Thích Trí Quang, trước mặt cho mọi người biết tay. Biết thế nên Sư bà Diệu Không đã gửi Sư cô Trí Hải vào nhà một người phật tử bà con của Nguyễn Ngọc Loan, nên khi Nguyễn Ngọc Loan ra Huế không tìm được Sư cô Trí Hải để gây tội ác (16). Cũng vì thế, nhà sử học Chương Thâu đã có nhận định sâu sắc về phong cách của Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không như sau: “Cái hay nhất trong cách sống của Diệu Không là bình dị, chất phác, chân thành mà thu được kết quả. Kẻ địch tàn bạo, Diệu Không không làm gì cả, chỉ xử sự một cách bình thường, vậy mà ni sư vẫn thu được thắng lợi vẻ vang, vẫn hoàn thành được việc “cứu nhân độ thế”” (17)

3. “Hương xưa nay vẫn hãy còn”

              Trong quyển hồi kí Đường thiền sen nở, Sư bà Diệu Không hồi tưởng lại phong trào đấu tranh của Phật giáo miến Nam năm 1963: “Nhớ lại cuộc đấu tranh mà rùng mình, nào là lưỡi lê, dùi cui đập lên đầu người. Các vị Tăng, Ni bị ngã gục, nhịn đói, tù tội vẫn hi sinh không nao núng tiến bước đi lên” (18) Trong cơn cuồng phong bão táp của chính quyền Ngô Đình Diệm gây ra khi ấy, Ni trưởng vẫn hiên ngang, không hề nao núng như thạch trụ tùng lâm vững chắc bảo vệ phật pháp, sát cánh cùng Tăng Ni, Phật tử và đồng bào vượt qua nhiều chông gai, nguy hiểm. Làm được như vậy, phải               Như cánh chim nhạn bay giữa lưng trời chẳng mong để lại dấu vết, càng nói nhiều, càng ca ngợi về Sư bà Diệu Không là càng không hiểu và ngược lại với phẩm chất thanh cao, khiêm cung và giản dị của Ni trưởng. Nhưng, trong kinh Pháp Cú, đức Phật đã dạy rằng: “Hương của các loài hoa chiên đàn, đa già la hay mạt lị đều không thể bay ngược gió, chỉ có mùi hương đức hạnh của người chân chính, tuy ngược gió vẫn bay khắp muôn phương”(19).

 

                                          Chú thích:

              (1): Phần viết này được tổng hợp từ các tài liệu sau:

1.      Sư bà Thích  Nữ Diệu Không, Đường thiền sen nở (hồi kí), NXB. Lao động-Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2009.

2.      Tỉnh Hội Phật giáo Thừa Thiên-Huế, Kỉ yếu tang lễ  Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không, NXB. Tôn giáo, Hà Nội, 1997.

3.      Nguyễn Khắc Phê, Từ Quận chúa Hồ Thị Hạnh đến Sư bà Diệu Không, Báo Công an nhân dân, 25/10/2009.

              (2): Sư bà Thích  Nữ Diệu Không, Đường thiền sen nở (hồi kí), NXB. Lao động-Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2009, trang 97-98.

              (3): Trong quyển hồi kí của mình, Sư bà Diệu Không thuật lại như sau: “Không ngờ khi chư tăng về đến Ấn Quang thì Hòa thượng Thiện Hoa cho gọi tôi và dạy rằng:”-Bà không được chết, đã có ngày Quảng Đức đảm nhiệm”.Tôi bạch: “-Hiện ngài ở đâu?”Khi lên phòng trên, tôi thấy ngài đắp y đang đi xuống. Tôi theo hầu phía sau và cho con xin được như nguyện. ngài dạy:”-Chư tăng đã định rồi, không cãi lại được”.Tôi thưa lần nữa, Ngài quở và dạy:”-Ni phải y tăng, sao con lại cãi lại lời?”-Và dạy tiếp:”-Để Thầy thực hiện trước, khỏi nhục thể cho tăng già, chư tăng đã định con phải sống để phụng sự Đạo. Con nên rõ năm phút tự thiêu tuy khó mà dễ, còn duy trì Phật giáo tương lai, ngàn năm mới khó làm. Con nên ráng sống cho Đạo, còn Thầy năm nay đã 72 tuổi rồi, hi sinh là phải hơn”.Nói xong thấy tôi khóc, Thầy bảo vào lạy Phật và cho con xuống để Thầy còn tụng kinh. Tôi lạy Phật xong, cúi lạy Thầy ba lạy và đi về”. Nguồn: Sư bà Thích  Nữ Diệu Không, Đường thiền sen nở (hồi kí), NXB. Lao động-Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2009, trang 99.

              (4): Bài thơ như sau:

             “Thầy ơi! Con biết tính sau đây

               Lễ kính lòng đau trước thánh thây

               Lửa dậy lưng trời, thân chẳng động

               Dầu loang khắp đất, ý không lay

               Tiêu diêu cõi Tịnh, Thầy theo Phật

                Lận đận trần lao con nhớ Thầy

                Phật tử Việt nam còn nhớ mãi

                 Nét son lịch sử vẫn không phai”.

              Nguồn: Sư bà Thích  Nữ Diệu Không, Đường thiền sen nở (hồi kí), NXB. Lao động-Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2009, trang 105.

              (5): Thích Nguyên Chơn (chủ biên), Thiện ác nghiệp báo chư kinh yếu tập (tập 1), Tp.HCM, NXB Phương Đông, 2009, trang 668.

              (6): Tịch Thiên (Shantideva), Nhập bồ tát hạnh (Thích Nữ Trí Hải dịch), Thành phố Hồ Chí Minh, NXB.Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 1999, trang 41.

              (7): Sư bà Thích  Nữ Diệu Không, Đường thiền sen nở (hồi kí), NXB. Lao động-Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2009, trang  103.

              (8): Nguyễn Đắc Xuân, Từ Phú Xuân đến Huế (tự truyện-tập 2), TPHCM, NXB.Trẻ, 2012, trang 17-18.

              (9): Thái Kim Lan, Xem bốn bức tranh Quán Thế Âm nhớ Sư Bà Diệu Không. Nguồn:http://www.lieuquanhue.vn/thien-mon-xu-hue/danh-tang-ni-nhan-si/3777-xem-b%E1%BB%91n-b%E1%BB%A9c-tranh-qu%C3%A1n-th%E1%BA%BF-%C3%A2m-nh%E1%BB%9B-s%C6%B0-b%C3%A0-di%E1%BB%87u-kh%C3%B4ng.html.

              (10): Sư bà Thích  Nữ Diệu Không, Đường thiền sen nở (hồi kí), Nxb. Lao động-Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2009, trang  103.

              (11): Thích Thiện Châu, Sư Bà Diệu Không-niềm tin của Phật tử Huế. In trong: Tỉnh Hội Phật giáo Thừa Thiên-Huế, Kỉ yếu tang lễ  Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 1997. Nguồn: http://gdptductam.org/tieu-su-ni-truong-thich-nu-dieu-khong.dtam

              (12): Nguyễn Đắc Xuân, Sư bà Diệu Không - một kì nữ của cố đô Huế thế kỉ XX. Nguồn: http://gactholoc.net/c26/t26-227/su-ba-dieu-khong-mot-ky-nu-cua-co-do-hue-the-ky-xx.html.

              (13): Sư bà Thích Nữ Diệu Không, Đường thiền sen nở (hồi kí), NXB. Lao động-Trung tâm văn hóa ngôn ngữ ĐôngTây, Hà Nội, 2009, trang  106-107.

              (14): Thích Minh Cảnh (chủ biên), Từ điển Phật học Huệ Quang (tập 1I) , TP.HCM,NXB.TP.HCM., 2003, trang 1522.

              (15): Thích Thiện Siêu (dịch), Lời Phật dạy ( Kinh Pháp cú-Dhammapada), Hà Nội, NXB. Tôn giáo, 2000, trang 27.

              (16): Nguyễn Đắc Xuân, Từ Phú Xuân đến Huế (tự truyện-tập 2), TPHCM, NXB.Trẻ, 2012, trang 292.

              (17): Sư bà Thích  Nữ Diệu Không, Đường thiền sen nở (hồi kí), NXB. Lao động-Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2009, trang  7.

              (18): Sư bà Thích  Nữ Diệu Không, Đường thiền sen nở (hồi kí), NXB. Lao động-Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2009, trang  105-106.

              (19): Thích Thiện Siêu (dịch), Lời Phật dạy ( Kinh Pháp cú-Dhammapada), Hà Nội, NXB. Tôn giáo, 2000, trang 27.

       Tài liệu tham khảo

1.      Nguyễn Đắc Xuân, Từ Phú Xuân đến Huế (tự truyện-tập 2), TPHCM, NXB.Trẻ, 2012.

2.      Sư Bà Thích  Nữ Diệu Không, Đường thiền sen nở (hồi kí), NXB. Lao động-Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2009.

3.      Tịch Thiên (Shantideva), Nhập bồ tát hạnh (Thích Nữ Trí Hải dịch), TP.HCM, NXB.Tổng hợp TP.HCM, 1999

4.      Tỉnh Hội Phật giáo Thừa Thiên-Huế, Kỉ yếu tang lễ  Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không, NXB. Tôn giáo, Hà Nội, 1997.

5.      Thích Minh Cảnh (chủ biên), Từ điển Phật học Huệ Quang (tập 1I), TP.HCM, NXB.Tổng hợp TP.HCM , 2003.

6.      Thích Thiện Siêu (dịch), Lời Phật dạy ( Kinh Pháp cú-Dhammapada), Hà Nội, NXB. Tôn giáo, 2000.

7.  Các trang web: http://gactholoc.net//, http://www.lieuquanhue.vn/

 

              (Nguồn: Bài đăng trong sách Nhìn lại phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963, Nxb Phương Đông, 2013)

 

 

 

 

 

THE RENOVATION ART IN THE DIRECTION OF MODERNIZATION IN THE SHORT STORY BY R. AKUTAGAWA (1892-1927)

Hoang Thi Xuan Vinh, MA

(Hue University’s College of Education)

ABSTRACT

As a petal cherry leaves off the stems in the  most beautiful time, like a bright meteor flashes lightning cross the sky of Japanese literature in the first half of the twentieth century, R.Akutagawa - master of short story of Japan and the world - has left mankind so many regret and admiration when opening each page of his great short stories in the lights .

THE MODERNIZATION PROCESS OF CHINESE LITERATURE IN THE PERCEPTIONS IN VIETNAM FROM THE LAST OF 19TH TO EARLY 20TH CENTURY

Nguyen Van Hieu, PhD

(HCMC-USSH)

 

ABSTRACT

 

The process of literary modernization in China and Vietnam had been taking place almost at the same time, from the last of the 19th century to the first part of the 20th century. In its specific – historical context, this process was perceived as the one of building up a new literature connecting closely with the internal socio–cultural movements in the both countries under the impacts of Western culture and civilization.

THE COMPARISON BETWEEN TU LUC VAN DOAN AND GU-IN-HOE (九人會)

Nguyen Thi Hien, MA

(Seoul National University, Korea)

 

ABSTRACT

 

Literature modernization process inVietnam and Korea shares some similarities. Till the 19 century, Korean Literature was still influenced by Chinese Literature. However, from 1910s  along with Japanese imperialism, Japanese literature and Western literature had strong effects on Korean literature. In the 1930s, Korean modern literature diversified into various trends, literary groups with the intellectuals who used to study in Japan.

Literature translation and Chinese acculturation – The case of Vietnam and Japan

Nguyen Thanh Tam

 University of Social Sciences and Humanities-Hochiminh City

Abstract . It is said that most of the cultures around the world have experienced the processes of formation, development, rubbing and exchanges to take shape like they are today. Translation in general, along with literary translation in particular have contributed to that whole processes. From the ancient times, Vietnam and Japan have used translation as an efficient method in acquiring culture from the giant neighbor China and gradually built up their national culture. However, because of the differences in geographical location, in ethnic characteristics and in thinking tradition, acculturation with Chinese culture through translation in Vietnam and Japan followed different paths .

THE INERTIA EFFECT TO THE MODERNIZATION PROCESS OF JAPANESE AND VIETNAMESE LITERATURES

Pham Van Hung, MA

(University of Social Sciences & Humanities,

    Vietnam National University in Ha Noi)

 

ABSTRACT

 

Metaphorically speaking, inertia exists in every period of literature so as to the literature remains at rest in the episode until it acts upon by certain external forces. Such inertia has impacts on the whole life of the literary including composing and receiving of literature. Moving into the modernization process, both Japanese and Vietnamese literatures face with their inertia effects. Despite long-held Chinese influences, Japanese literature facilitating an unwrapped culture took initiate to overcome the resistance of the inertia effects and was accessible to the modernization. In contrast to Japanese literature, Vietnamese counterpart took a slower process. One significant element contributes to this sluggishness is that the inertia of the traditional literature remains its effects over the first thirty years of the twentieth century. The education system, the authority of a certain social strata, and the literary receiving of the common readers are all the sources of that inertia. Once the resistance of that inertia is overcome, the literature can reach to the modern stage of the development. The new-established literature, in turn, develops its own inertia, which is expected to be refuted by the following one.

Elements of magic realism in contemporary Japanese literature

MA. Le Ngoc Phuong

University of Social Sciences and Humanities-Hochiminh City

ABSTRACT .Magic Realism was actually a literary movement  related to the outbreak of Latin American literature in the 1960s - 1970s. With the appearing of many masterpieces, magic realist method spread out all over the world. Japan is among the experimenters of this new writing style. Fantasizing the reality, mixing the real with the virtual elements, upsetting the linear of time and using the religious archetypes are specific characteristics of many works of Japanese contemporary literature. Sharing some general features, Japanese literature as well as the other national literatures have found for themselves their own specifically magical realism.

MASAOKA SHIKI AND HAIKU IN THE MODERN TIME

Nguyen Vu Quynh Nhu, MA

(Consulate-General of Japan in Ho Chi Minh City)

 

ABSTRACT

 

Masaoka Shiki (1867 - 1902) is the last of the four great masters of haiku, (Matsuo Basho, Yosa Buson, Kobayashi Issa, Masaoka Shiki) and the first modern great poet of Haiku. He is the first to use the terms ‘haiku’ replacing the short verses previously called ‘hokku’.

Hội Thảo Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á – khẳng định một hướng nghiên cứu mới

Hội thảo Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á do Khoa Văn học và Ngôn ngữ chủ trì, với sự tài trợ của Quĩ Japan Foundation, vừa được tổ chức trọng thể tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh vào hai ngày 6 và 7-12-2011.

Online Members

We have 215 guests and no members online

Homepage Data

63677732
Today
Yesterday
All
21450
17595
63677732

Show Visitor IP: 18.224.65.198
22-11-2024 19:57