23112024Sat
Last updateTue, 19 Nov 2024 1pm

Nguyễn Công Lý

Nguyễn Công Lý, PGS (2007), TS (2000, Trường ĐHSP Hà Nội), chuyên ngành Văn học Việt Nam. PGĐ Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo - Trường ĐHKHXH& NV-ĐHQG TP.HCM. Ông là tác giả của các chuyên khảo, giáo trình: Tập làm văn (1997); Bản sắc dân tộc trong văn học Thiền tông thời Lý - Trần (1997);Lược khảo và tra cứu về Học chế và Quan chế ở Việt Nam từ 1945 về trước (1997); Mở rộng vốn từ Hán Việt (2002); Văn học Phật giáo thời Lý - Trần: diện mạo và đặc điểm (2002, 2004, 2006, 2016); Giáo dục, Khoa cử và Quan chế ở Việt Nam thời phong kiến, thời Pháp thuộc (2011); Giải thích từ ngữ Hán Việt trong sách Ngữ văn Trung học cơ sở (2 tập, 2011, tb 2012); Văn học Việt Nam Pháp ngữ từ cuối thế kỷ XIX đến 1975 (2015); Văn học Việt Nam thời Lý - Trần (2018); Văn học Việt Nam thời Lê – Mạc, Nam Bắc phân tranh (2018), và chủ biên nhiều công trình khác như Nguyễn Đình Chú: tuyển tập văn học (2012); Giang Nam: tuyển tập thơ và Trường ca (2012), v.v…

Đã công bố khoảng 200 bài nghiên cứu trên các tạp chí: Nghiên cứu Văn học, Tạp chí Hán Nôm, Nghiên cứu Tôn giáo, Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, Phát triển khoa học và Công nghệ, Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Xưa và Nay, Nguồn sáng dân gian, Giáo dục, Văn học nước ngoài, Tạp chí khoa học Đại học Sài Gòn, Tạp chí khoa học ĐHSP TP.HCM, v.v… Thành viên Hội đồng khoa học của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM; Cố vấn Trung tâm Nghiên cứu Văn học Phật giáo thuộc Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.

ĐT: 0905156830. E-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

THÔNG TIN CÁ NHÂN

 

1. Họ và tên: NGUYỄN CÔNG LÝ

2. Sinh năm: 19/12/1954

3. Chức danh:     PGS             Năm phong:  2007

4. Học vị:              TS              Năm bảo vệ: 2000

5. Danh hiệu: /

6. Chức vụ hiện nay: GVCC, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo

7. Cơ quan công tác: Khoa Văn học, Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG TP.HCM

8. Địa chỉ cơ quan: 10-12. Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP.HCM.

9. Email cá nhân: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

10. Quá trình đào tạo:  Tốt nghiệp ĐHSP Ngữ văn (năm 1979) ; Tốt nghiệp Cao học Văn học Việt Nam (năm 1982); Tiến sĩ Ngữ văn (năm 2000).

11. Quá trình công tác (chức vụ đã trải qua):  /

12. Tu nghiệp nước ngoài, tên học bổng: /

13. Lĩnh vực chuyên môn: nghiên cứu và giảng dạy Văn học cổ điển Việt Nam; Văn học Phật giáo; Văn hóa Phật giáo; Tư tưởng triết học tôn giáo Ấn Độ cổ đại, v.v..

14. Các sách đã xuất bản (chỉ ghi sách tác giả và sách chủ biên):

1. Nguyễn Công Lý, Kỹ năng sử dụng Tiếng Việt, Giáo trình CĐSP Tiểu học, Sở GD&ĐT Khánh Hoà xuất bản, 1992.

2. Nguyễn Công Lý, Tập làm văn, Giáo trình CĐSP Ngữ văn, Nxb Đà Nẵng, 1997.

3. Nguyễn Công Lý, Bản sắc dân tộc trong văn học Thiền tông thời Lý - Trần, NxbVăn hóa - Thông tin, HN, 1997.

4. Nguyễn Công Lý - Ngô Văn Ban - Lê Trọng Ngoạn, Lược khảo và tra cứu về học chế, quan chế ở Việt Nam từ 1945 về  trước, NxbVăn hóa - Thông tin, HN, 1997.

5. Nguyễn Công Lý, Mở rộng vốn từ Hán Việt, Giáo trình CĐSP Ngữ văn, Nxb ĐHQG TP.HCM, 2002.

6. Nguyễn Công Lý, Văn học Phật giáo thời Lý – Trần: diện mạo và đặc điểm, Nxb ĐHQG TP.HCM, 2002, tái bản 2004, tái bản 2006, tái bản có bổ sung 2016.

7. Nguyễn Công Lý, Từ ngữ Hán Việt trong sách Ngữ văn Trung học cơ sở, tập 1 (dùng cho lớp 6 và lớp 7), Nxb Giáo dục, TP.HCM, 2011, tái bản 2012.

8. Nguyễn Công Lý, Từ ngữ Hán Việt trong sách Ngữ văn Trung học cơ sở, tập 1 (dùng cho lớp 8 và lớp 9), Nxb Giáo dục, TP.HCM, 2011, tái bản 2012.

9. Nguyễn Công Lý, Giáo dục – Khoa cử và Quan chế ở Việt Nam thời phong kiến, thời Pháp thuộc, Nxb ĐHQG TP.HCM, 2011.

10. Nguyễn Công Lý - Phạm Văn Quang, Văn học Việt Nam Pháp ngữ từ cuối thế kỷ XIX đến 1975, Nxb ĐHQG TP. HCM, 2015.

11. Phan Thu Hiền - Nguyễn Công Lý - Nguyễn Thị Bích Hải - Nguyễn Nam Trân, Thi tăng Đông Á, Nxb Văn hóa Văn nghệ, 2017.

12. Nguyễn Công Lý, Văn học Việt Nam thời Lý - Trần, Giáo trình, Nxb ĐHQG TP. HCM, 2018.

13. Nguyễn Công Lý, Văn học Việt Nam thời Lê - Mạc, Nam Bắc phân tranh, Giáo trình, Nxb ĐHQG TP. HCM, 2018.

14. Nguyễn Công Lý, Nhà văn - Triết gia Albert Camus, Nxb KHXH, TP.HCM, 2018.

15. Nguyễn Công Lý, Phật học - Thiền học và Văn chương, Nxb KHXH, TP.HCM, 2018.

16. Nguyễn Công Lý, Thơ Bích Động thi xã, Nxb KHXH, TP.HCM, 2018.

17. Nguyễn Công Lý, Tác gia văn học Nam bộ hiện đại: một vài ghi nhận, Nxb KHXH, TP.HCM, 2018.

18. Nguyễn Công Lý (chủ biên), Nguyễn Đình Chú: Tuyển tập Văn học, Sách tham khảo chất lượng cao, Nxb GDVN, 2012.

19. Nguyễn Công Lý (chủ biên), Giang Nam Tuyển tập: Thơ và Trường ca, Nxb Hội Nhà văn, 2012.

20. Nguyễn Công Lý (chủ biên), Giang Nam Tuyển tập: Văn xuôi, Nxb Hội Nhà văn, 2012.

21. Nguyễn Công Lý (chủ biên), Nguyễn Đình Chú Tuyển tập: Văn hoá – Giáo dục – Văn học trong nhà trường, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2016.

22. Nguyễn Công Lý (chủ biên), Nguyễn Đình Chú Tuyển tập: Chân dung Nhân vật lịch sử, Thầy và bạn, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2016.

23. Nguyễn Công Lý - Trương Văn Chung - Thích Nhật Từ (chủ biên), Nhìn lại phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963, Nxb Phương Đông, TP.HCM, 2013.

24. Nguyễn Công Lý - Trương Văn Chung - Thích Nhật Từ - Thích Bửu Chánh - Thích Thiện Minh (chủ biên), Phật giáo Nguyên thuỷ: từ truyền thống đến hiện đại, Nxb Hồng Đức, 2014.

25. Trương Văn Chung - Nguyễn Công Lý (chủ biên), Chủ nghĩa Hậu hiện đại và Phong trào tôn giáo mới ở Việt Nam và thế giới, Nxb ĐHQG TP.HCM, 2014.

26. Nguyễn Công Lý - Trương Văn Chung - Thích Nhật Từ (chủ biên), Phật giáo và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc 2014, Nxb ĐHQG TP.HCM, 2014.

27. Nguyễn Công Lý - Trương Văn Chung - Thích Nhật Từ - Thích Bửu Chánh - Thích Thiện Minh (chủ biên), Phật giáo vùng Mekong:lịch sử và hội nhập, Nxb ĐHQG TP.HCM, 2015.

28. Nguyễn Công Lý - Trương Văn Chung - Thích Nhật Từ - Thích Bửu Chánh - Thích Thiện Minh (chủ biên), Phật giáo vùng Mekong:di sản và văn hoá, Nxb ĐHQG TP.HCM, 2015.

29. Nguyễn Công Lý - Trương Văn Chung - Thích Nhật Từ - Thích Bửu Chánh - Thích Thiện Minh (chủ biên), Phật giáo vùng Mekong: ý thức môi trường và toàn cầu hoá, Nxb ĐHQG TP.HCM, 2015.

30. Nguyễn Công Lý - Trương Văn Chung - Thích Nhật Từ (Co-Editors), Buddhism in Mekong: history and development, VNU Publish House, 2015.

31. Nguyễn Công Lý - Trương Văn Chung - Thích Nữ Như Nguyệt (Hoa Đàm), Thích Nữ Như Nguyệt (Huê Lâm) (chủ biên), Nữ giới Phật giáo Việt Nam: truyền thống và hiện đại, Nxb ĐHQG TP.HCM, 2016.

32. Nguyễn Công Lý - Thích Nhật Từ (chủ biên), Giáo hội Phật giáo Việt Nam 35 năm hình thành và phát triển, Nxb Hồng Đức, 2016.

33. Trương Văn Chung (cb), Nguyễn Công Lý, Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Hồng Dương, và…, Tôn giáo mới: nhận thức và thực tế, Nxb ĐHQG TP.HCM, 2016.

34. Nguyễn Công Lý - Đoàn Lê Giang (chủ biên), Văn học Phật giáo Việt Nam: thành tựu và định hướng nghiên cứu mới, Nxb KHXH, TP.HCM, 2016.

35. Đoàn Lê Giang - Nguyễn Công Lý - Lê Quang Trường (chủ biên), Việt Nam: giao lưu văn hóa tư tưởng phương Đông, Nxb ĐHQG TP.HCM, 2017.

15. Các đề tài đã thực hiện (chủ nhiệm/ thành viên):

1. Nguyễn Công Lý (tham gia), Nghiên cứu dạy thử nghiệm nôn Ngữ văn 6 theo chương trình và sách giáo khoa thí điểm, Đề tài cấp Sở GD&ĐT Khánh Hoà, do liên tổ Văn học và Ngôn ngữ, Trưởng CĐSP Nha Trang thực hiện, 2001-2002.

2. Nguyễn Công Lý (tham gia), Nghiên cứu dạy thử nghiệm môn Ngữ văn 7 theo chương trình và sách giáo khoa thí điểm, Đề tài cấp Bộ GD&ĐT, do liên tổ Văn học và Ngôn ngữ, Trưởng CĐSP Nha Trang thực hiện, 2002-2003.

3. Nguyễn Công Lý (Đồng tác giả, Thư ký HĐKH, Ban biên tập), Địa chí tỉnh Khánh Hoà, Đề tài khoa học cấp Nhà nước do UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì, 2000-2003. Nxb CTQG, HN, 2003.

4. Nguyễn Công Lý (tham gia), Nghiên cứu, bảo tồn, đánh giá văn học Quốc ngữ Nam bộ cuối thế kỷ XIX – 1930, Đề tài loại B cấp ĐHQG do PGS.TS Lê Giang chủ nhiệm, 2005-2008.

5. Nguyễn Công Lý (chủ nhiệm), Lịch sử Giáo dục – Khoa cử và Quan chế ở Việt Nam trước năm 1945, Đề tài cấp Trường ĐHKHXH&NV, 2006.

6. Nguyễn Công Lý (chủ nhiệm), Nghiên cứu mới về Văn học Việt Nam thế kỷ XV – XVII, Đề tài cấp Trường ĐHKHXH&NV, 2008.

7. Nguyễn Công Lý (tham gia), Nghiên cứu, bảo tồn, đánh giá văn học Quốc ngữ Nam bộ 1930 – 1945, Đề tài loại B cấp ĐHQG do PGS.TS Lê Giang chủ nhiệm, 2009-2011.

8. Nguyễn Công Lý (tham gia), Nghiên cứu, bảo tồn, đánh giá văn học Quốc ngữ Nam bộ 1945 – 1954, Đề tài loại B cấp ĐHQG do TS  Võ Văn Nhơn chủ nhiệm, 2009-2011.

9. Nguyễn Công Lý - Phạm Văn Quang (chủ nhiệm), Tìm hiểu văn học Việt Nam bằng tiếng Pháp của các tác giả Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, Đề tài cấp ĐHQG, 2011-2012.

10. Nguyễn Công Lý (chủ nhiệm), Văn học Việt Nam thế kỷ X-XIV: những vấn đề về thể loại, khuynh hướng văn học, tác giả tiêu biểu, Đề tài loại C cấp ĐHQG, 2012-2013.

11. Nguyễn Công Lý (tham gia), Lý luận - Phê bình văn học Nam  bộ từ đầu thế kỷ XX đến 1954, Đề tài loại B cấp ĐHQG do PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân chủ nhiệm, 2013-2016.

12. Nguyễn Công Lý (chủ nhiệm), Văn học Việt Nam thế kỷ XV-XVII: những vấn đề về nội dung cảm hứng, thể loại, tác giả tiêu biểu, Đề tài loại C cấp ĐHQG, 2016-2017.

13. Nguyễn Công Lý (tham gia), Những vấn đề về lý luận văn học nghệ thuật trung đại Việt Nam, Đề tài cấp Hội đồng Lý luận Trung ương, do GS.TS. Mai Quốc Liên chủ nhiệm, 2015-2017.

16. Các bài báo công bố gần đây (10 năm, trong và ngoài nước):

1. Nguyễn Công Lý, Các tôn giáo ở Khánh Hoà, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 12 (54) – 2007.

2. Nguyễn Công Lý, Tản mạn về dạy Văn học trung đại Việt Nam, In trong Bình luận văn học – Niên giám 2008, Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học TP HCM, NXB Văn hóa Sài Gòn, 2008.

3. Nguyễn Công Lý, Về bài “Thi Tiên trong thơ Thánh Quát”, TC Hán Nôm, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, H, số 6 (91) – 2008.

4. Nguyễn Công Lý, Có phải Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan là anh em cùng mẹ khác cha?, in trong Bình luận văn học – Niên giám 2008, Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học TP HCM, NXB Văn hóa Sài Gòn, 2009;

5. Nguyễn Công Lý, Nguyễn Dữ không thể là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tạp chí Đại học Sài Gòn, số 04, tháng 9 – 2010.

6. Nguyễn Công Lý, Hát nói Nguyễn Công Trứ , Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 2 (468), tháng 2-2011.

7. Nguyễn Công Lý, Danh nhân Nguyễn Trãi: sự hội tụ những tinh hoa văn hóa Thăng Long thời Lý – Trần, Tạp chí Hán Nôm, số 1 (104)-2011.

8. Nguyễn Công Lý, Khuông Việt Thái sư với vương triều Đinh – Lê, Tập san Khoa học Xã hội Nhân văn số 50 (tháng 4-2011).

9. Nguyễn Công Lý, Việt Đông: một cây bút văn xuôi tự sự đa năng, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 6 (472), tháng 6-2011.

10. Nguyễn Công Lý, Vài nét về Phạm Văn Ký qua không gian báo chí Pháp ngữ, (viết chung với Phạm Văn Quang), Tập san Khoa học Xã hội & Nhân văn, số 52, tháng 12-2011.

11. Nguyễn Công Lý, Thiền đạo và văn chương qua Kệ và Ngữ lục của Viên Chiếu thiền sư, Tạp chí Khoa học Văn hóa và Du lịch, số 2 (56) tháng 12-2011.

12. Nguyễn Công Lý, Mấy ghi nhận về tiểu thuyết tâm lý xã hội ái tình của Hoàng Minh Tự, Tạp chí Đại học Sài Gòn, chuyên đề Bình luận văn học, Niên giám 2011.

13. Nguyễn Công Lý, Thêm hai bài thơ chữ Hán của Ức Trai tiên sinh, Tạp chí Hán Nôm, số 5 (108) -2011.

14. Nguyễn Công Lý, Linh Giang là sông Gianh hay là sông Hương?, Tạp chí Xưa và Nay, số 412 (tháng 9-2012) và số 413 (tháng 10-2012).

15. Nguyễn Công Lý, Phạm Minh Kiên với tiểu thuyết lịch sử, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, X1-2012, Vol 15.

16. Nguyễn Công Lý, Tinh thần vô ngã vị tha của Bồ-tát Quảng Đức qua Lời nguyện tâm quyết và Kệ thiêu thân cúng dường, Tạp chí Xưa và Nay, số 430 (6-2013) và 432 (7-2013).

17. Nguyễn Công Lý, Diện mạo thơ sứ trình trung đại Việt Nam và thơ đi sứ của Nguyễn Trung Ngạn, Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP TP.HCM, số 49 (83), tháng 8-2013.

18. Nguyễn Công Lý, Bàn thêm về thời điểm Phật giáo và pháp tu Thiền truyền vào Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Quyển 15, số 8 (122) tháng 8/2013.

19. Nguyễn Công Lý, Văn hóa thời gian rỗi trong thơ Nguyễn Trãi, Tạp chí khoa học Văn hóa và Du lịch, số 13 (67) tháng 9/2013.

20. Nguyễn Công Lý, Vua Lê Thái Tổ mất lúc bao nhiêu tuổi?, Tạp chí Xưa và Nay, số 10/ 2013.

21. Nguyễn Công Lý, Nhà nghiên cứu Ca Văn Thỉnh, Tạp chí Đại học Sài Gòn, chuyên đề Bình luận văn học, Niên san 2014.

22. Nguyễn Công Lý, Nghĩ thêm về Việt Nho, Tạp chí Hán Nôm số 5 (120) -2013.

23. Nguyễn Công Lý, Cảm hứng Điện Biên trong thơ Việt Nam, Tạp chí Xưa và Nay, số 446, tháng 4/2014

24. Nguyễn Công Lý, Trở lại vụ án Lệ Chi viên, Tạp chí Xưa và Nay, số 448, tháng 6/2014.

25. Nguyễn Công Lý, Về kiểu tư duy nghệ thuật trực cảm tâm linh trong văn chương (qua khảo sát văn học Phật giáo Việt Nam), Tạp chí Hán Nôm số 3 (124) -2014.

26. Nguyễn Công Lý, Huyền Quang: vị Thi Tăng tài hoa đời Trần, Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TP. HCM số 63 (97) tháng 10/2014.

27. Nguyễn Công Lý, Từ Phật giáo nhất tông đời Trần suy nghĩ về Phật giáo Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 08 (134) – 2014.

28. Nguyễn Công Lý - Nguyễn Xuân Quỳnh, Vài nét về chùa ở Nhật Bản, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á số 9 (22)-2014.

29. Nguyễn Công Lý - Nguyễn Xuân quỳnh, Sự dung hợp Tam giáo: nền tảng tư tưởng của thần đạo Nhật Bản, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á số 7 (32)-2015.

30. Nguyễn Công Lý, Tản mạn về chữ và nghĩa Truyện Kiều qua một vài trường hợp, Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn, số 1 (26), tháng 1/2015.

31. Nguyễn Công Lý, Lý Văn Sâm: nhà văn tiêu biểu của dòng văn học yêu nước Nam Bộ, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 4 (518)-2015.

32. Nguyễn Công Lý, Cây dừa trong văn học dân gian Việt Nam, Tạp chí Nguồn sáng dân gian, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, số 4-2015.

33. Nguyễn Công Lý, Nghĩ về giáo dục Phật giáo ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 11 (149), 2015.

34. Nguyễn Công Lý - Nguyễn Xuân Quỳnh, Một góc nhìn về quá trình hình thành và phát triển của Thần đạo Nhật Bản, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á số 3 (40)-2016.

35. Nguyễn Công Lý - Dương Hoàng Lộc, Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá – Trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1 (151), 2016.

36. Nguyễn Công Lý, Bản lĩnh ngòi bút Vũ Hạnh và sức sống của những tác phẩm, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 8 (534), 2016.

37. Nguyễn Công Lý, Tuyết Giang phu tử: Nhân cách văn hoá lớn – Bậc sư biểu lỗi lạc, Tạp chí khoa học Đại học Đồng Tháp, số 21, tháng 8-2016.

38. Nguyễn Công Lý, Kinh văn hệ Bát nhã và ảnh hưởng tư tưởng kinh văn hệ Bát nhã trong thơ Nguyễn Du, Tạp chí Hán Nôm, số 5 (138)-2016.

39. Nguyễn Công Lý, Diệu Nhân ni sư: hành trạng và sự chứng ngộ tư tưởng Thiền Phật, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TP. HCM, số 14 (2)-2017.

40. Nguyễn Công Lý, Tư tưởng lý luận văn nghệ của Nguyễn Trãi, Tạp chí Hán Nôm, số 2 (141)-2017.

41. Nguyễn Công Lý, GS Nguyễn Đổng Chi với những thành tựu nghiên cứu về văn học cổ điển Việt Nam, Tạp chí Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, số 4 (224) 2017.

42. Nguyễn Công Lý, Khuông Việt quốc sư đối với đất nước trong buổi đầu độc lập tự chủ và văn bản bài từ khúc điệu Nguyễn lang quy, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP. HCM, tập 14, số 8-2017.

43. Nguyễn Công Lý, Nam Phong tạp chí với việc bảo tồn di sản thơ chữ Hán thời Lý - Trần, Tạp chí Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, số 6 (226) 2017.

44. Nguyễn Công Lý, Văn hóa dòng họ trong sự phát triển văn hóa dân tộc – Trường hợp Ngô gia văn phái, Tạp chí Hán Nôm, số 1 (146)-2018.

17. Các giải thưởng đã nhận:

Đã nhận được 05 giải thưởng về Văn học Nghệ thuật và Khoa học Công nghệ của các tổ chức:   (1) Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam (năm 2001, công trình Khánh Hoà: diện mạo văn hoá một vùng đất); (2) Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa (năm 2003, công trình Văn học Phật giáo thời Lý - Trần: diện mạo và đặc điểm); (3) Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (năm 2003, công trình Văn học Phật giáo thời Lý - Trần: diện mạo và đặc điểm); (4) Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (năm 2011, công trình Giáo dục - Khoa cử và Quan chế ở Việt Nam thời phong kiến, thời Pháp thuộc); (5) Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (năm 2014, cụm công trình của Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo: Nhìn lại phong trào Phật giáo miền Nam 1963; Phật giáo Nguyên thuỷ từ truyền thống đến hiện đại; Phật giáo với các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc; Chủ nghĩa hậu hiện đại và phong trào Tôn giáo mới; Hiện tượng tôn giáo mới và những vấn đề về chính sách và công tác tôn giáo ở TP.HCM hiện nay).