08102024Tue
Last updateMon, 07 Oct 2024 12am

Ba bài tựa trong Thập anh thi tập

Thập Anh thi tập拾 英 詩 集 (hay Thập Anh đường thi tập 拾 英 堂 詩 集 ) của Ngô Nhân Tĩnh (1761-1813)[1], được Trịnh Hoài Đức (1764-1825) cho khắc in lần đầu tiên vào năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) chung với Cấn Trai thi tập 艮 齋 詩 集 của ông và Hoa nguyên thi thảo 華 原 詩 草 của Lê Quang Định (1760-1813) với tên gọi chung là Gia Định tam gia thi 嘉 定 三 家 詩 . Thế nhưng, với tình hình tư liệu hiện nay, chúng tôi vẫn chưa tìm thấy bản in của Gia Định tam gia thi mà chỉ tìm thấy trang bìa Gia Định tam gia thi cùng với mục lục các thi tập của ba nhà trong Cấn Trai thi tập, được lưu trữ tại Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội, với ký hiệu A.1392.

Nho giáo Nhật Bản và Nho giáo Việt Nam

Khoảng đầu Công nguyên cùng với sự xuất hiện của đế chế nhà Hán hùng mạnh, nền văn minh Hán bùng nổ ra xung quanh, thu hút các nền văn minh bên cạnh tạo thành một vùng văn hoá rộng lớn, sau này người ta gọi nó là “Khu vực Văn hoá chữ Hán” hay vùng văn hoá Đông Á. Việt Nam và Nhật Bản đều gia nhập Khu vực văn hoá chữ Hán vào thời gian này, vì thế cùng với bán đảo Triều Tiên, các nước trong khu vực đều có chung một mô hình văn hoá, tư tưởng: Nho, Phật, Đạo và tín ngưỡng thờ Thần bản địa. Riêng về Nho giáo, Nho giáo chi phối các nước trong khu vực từ khá sớm và càng về sau ngày càng mạnh, chiếm một phần quan trọng trong văn hoá – tư tưởng mỗi nước. Việc tìm hiểu Nho giáo của từng nước và so sánh Nho giáo giữa các nước để tìm ra những đặc điểm riêng có tính chất “tiếp biến” là một việc làm cần thiết nhằm tăng cường sự hiểu biết trong khu vực, đồng thời cũng hiểu rõ hơn bản thân dân tộc ta.

Ngô Nhân Tĩnh - Số phận và thơ ca

1. Giới thiệu tiểu sử Ngô Nhân Tĩnh

Ngô Nhân Tĩnh, một trong ba nhà thơ lớn đất Gia Định, sinh năm nào và mất năm nào, cho đến nay, trong những công trình vẫn còn chưa thống nhất. Vì thế, việc xác định năm sinh năm mất của Ngô Nhân Tĩnh cũng là điều nên làm trước khi tìm hiểu thơ ca của ông.

Vai trò và ý nghĩa của nghiên cứu Hán Nôm đối với nghiên cứu văn hóa Việt Nam

Nghiên cứu Hán Nôm có một vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, điều đó ai cũng thừa nhận. Nhưng đối tượng của nghiên cứu Hán Nôm là gì? Vai trò của việc nghiên cứu Hán Nôm quan trọng như thế nào trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam? Nghiên cứu Hán Nôm đối với việc nghiên cứu văn hóa Việt Nam có gì khác biệt với nghiên cứu văn hóa dân gian, nghiên cứu báo chí và văn học quốc ngữ? Đó là những vấn đề tôi muốn đặt ra và, trong một chừng mực nhất định, cố gắng làm sáng tỏ vấn đề theo cách nhìn và sự hiểu biết của tôi. Những ý kiến của tôi là những gợi ý để mời gọi các nhà nghiên cứu tham dự cuộc hội thảo khoa học này phát biểu thêm nhằm đi tới cái nhìn chung, tiếng nói chung bao quát và đầy đủ hơn về vai trò và ý nghĩa của nghiên cứu Hán Nôm đối với việc nghiên cứu văn hóa Việt Nam.

Báo cáo đề dẫn - Hội thảo nghiên cứu Hán Nôm và vấn đề văn hóa dân tộc

        Lâu nay nghiên cứu Hán Nôm là việc làm hết sức có ý nghĩa đối với sự nghiệp tìm hiểu tri thức văn hóa của con người Việt Nam; là cầu nối của quá khứ với hiện tại và tương lai. Tìm hiểu nghiên cứu, khai thác thư tịch, di tích, văn hóa, lịch sử, con người xưa để xây dựng nền văn hóa mới, tạo cơ hội cho người Việt Nam hiện tại và mai sau tiếp cận, lĩnh hội và thưởng thức những giá trị văn hóa Việt Nam, ngõ hầu giữ vững bản sắc dân tộc và có thể hòa nhập với thế giới, vượt qua những thử thách lớn lao, phức tạp của thời đại.

Kỷ niệm về giáo sư Bửu Cầm

Tôi không khỏi ngần ngại khi thuật lại những hồi ức, kỷ niệm về GS. Bửu Cầm, bởi lẽ những hồi ức, kỷ niệm ấy có liên quan mật thiết với tôi, nên không thể thuật lại mà không ít nhiều nói đến tôi, nhưng cái tôi thì lại rất đáng ghét. Hơn nữa, cũng có thể có người nghĩ rằng tôi muốn nhân viết về GS. Bửu Cầm mà gián tiếp nói về mình. Tuy nhiên, GS. Bửu Cầm là thầy của tôi từ năm l963, khi tôi học cử nhân giáo khoa Việt Hán [1], sau đó lại là giáo sư bảo trợ [2] tiểu luận cao học và luận án tiến sĩ của tôi; trong khoảng 1970-1975, khi GS. Bửu Cầm làm Trưởng ban Hán văn, thì tôi là Phụ tá Trưởng ban; từ ngày Thầy về hưu đến nay, tôi vẫn thường tới lui thăm viếng. Một phần của cuộc hội thảo khoa học này là để kỷ niệm 90 năm ngày sinh của GS. Bửu Cầm (đây là lần đầu có cuộc hội thảo khoa học về Thầy), tôi là người gần gũi Thầy trong một thời gian dài như thế, mà không ghi lại một vài hồi ức, kỷ niệm về Thầy, nghĩ cũng có lỗi không ít với thẩy của mình.

Giáo sư Bửu Cầm-một tấm gương về phong cách nghiên cứu khoa học

 

I. Gs. Bửu Cầm là một trong những nhà giáo, nhà nghiên cứu Hán Nôm có uy tín của giới nghiên cứu ở miền Nam những năm trước 1975. Ông sinh năm 1920 tại Huế. Là người trí thức có vốn Hán học, ông còn giỏi Pháp ngữ. Ông đã học và làm việc với cac nhà Hán học nổi tiếng đương thời. Ông đã từng là Trưởng ban Hán văn trường Quốc học Huế và trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn, chuyên nghiên cứu lịch sử và ngữ văn cổ trung đại Việt Nam, văn hóa, triết học cổ Trung Hoa. Quá trình làm việc của ông là quá trình đóng góp nhiều công trình giá trị về lịch sử, văn học, ngữ âm, văn hóa... cho nước nhà. Các công trình nghiên cứu khoa học của ông còn để lại bao gồm cả sách, bài báo dịch thuật, biên khảo, sáng tác trên các tạp chí uy tín khoa học bấy giờ , cung cấp cho người đọc nhiều kiến thức có giá trị khoa học và thực tiễn. Bên cạnh những giá trị đó, chúng tôi, những kẻ hậu sinh còn thấy một giá trị lớn ở ông: một tấm gương về phong cách nghiên cứu khoa học. Trong cuộc hội thảo hôm nay, chúng tôi xin trân trọng trình bày những đóng góp vô giá này của ông.