Từ Thủy nguyệt (Kawabata Yasunari) đến Trăng nơi đáy giếng (Trần Thùy Mai): Tâm cảm của phụ nữ giữa hai thế giới

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ "KAWABATA YASUNARI: TỪ NHẬT BẢN ĐẾN VIỆT NAM"

Từ Thủy nguyệt (Kawabata Yasunari) đến Trăng nơi đáy giếng (Trần Thùy Mai): Tâm cảm của phụ nữ giữa hai thế giới

Hồ Khánh Vân

TS., Khoa Văn học

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

TÓM TẮT

Biểu tượng chiếc gương soi và sự phản chiếu đã trở thành một trong những ý niệm mang tính triết lý của nhân loại khi nhận thức về hiện hữu và sự phản ánh hiện hữu. Đây là một đề tài lớn, gắn liền với hành trình tư duy về thế giới và tái hiện thế giới của con người từ tận thời cổ đại cho đến ngày nay. Ở phương Tây, những suy tư triết học về vấn đề này khởi đi từ câu chuyện thần thoại về chàng Narcissus và tình yêu cuồng dại với hình hài của chính mình được phản chiếu dưới lòng sông, từ ý niệm về hang động, cái bóng trong hang và cuộc sống bên ngoài hang đá của Plato, từ lý thuyết về sự mô phỏng của Aristotle. Trong khi đó, ở phương Đông, người Nhật Bản xem tấm gương soi là một trong ba linh khí của dân tộc mình (cùng với thanh gươm và viên ngọc). Trong quan niệm triết học, mỹ học của cư dân xứ sở Phù Tang, thế giới trong chiếc gương soi không chỉ là sự phản ánh thế giới thực của con người và vạn vật, mà còn là sự hiện tồn của cái đẹp trong trẻo, hoàn mỹ, thanh khiết, đồng thời, là hiện thân của sự hư ảo, của vẻ đẹp hư huyễn mà trường tồn. Còn với người Việt Nam, bóng ảnh chủ yếu gợi nên bi cảm về cái hư vô, huyễn hoặc, phi thực.

Ý niệm về thế giới được soi chiếu trong văn hóa truyền thống Nhật Bản đi vào tác phẩm Thủy nguyệt của Kawabata Yasunari đã gặp gỡ với ý niệm dân gian của dân tộc Việt Nam về hình tượng “trăng soi đáy nước” được tái hiện trong tác phẩm Trăng nơi đáy giếng của nhà văn Trần Thùy Mai. Bài viết này áp dụng phương pháp so sánh và cái nhìn từ phê bình nữ quyền để tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa hai tác phẩm. Đồng thời, trong khi phân tích, người viết bài này cũng chú trọng đến sự giao thoa và khác biệt văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản để không lý giải hai văn bản một cách khiên cưỡng, gò ép mà đặt văn bản vào bối cảnh rộng của văn hóa. Từ đó, bài viết thử lý giải việc tái hiện đời sống của người phụ nữ trong mối quan hệ giới tính và môi trường gia trưởng, trong hoàn cảnh văn hóa giữa phông nền của những ý niệm về bóng ảnh, về ánh trăng trong đáy nước, về thực và ảo.

Từ khóa: Gương soi, phụ nữ, Thủy nguyệt, Trăng nơi đáy giếng

Bài viết cùng tác giả

Danh mục website