Hình như là người Việt Nam không mấy ai lại không biết bài ca dao Thằng Bờm. Trẻ con bắt đầu học nói đã được học Thằng Bờm rồi. Hiện có nhiều bản chép bài ca dao này rất khác nhau. Chúng tôi xin chép ra đây theo bản của Vũ Ngọc Phan in trong cuốn Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam :
Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu.
Bờm rằng : Bờm chẳng lấy trâu,
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè.
Bờm rằng : Bờm chằng lấy mè,
Phú ông xin đổi ba bè gỗ lim.
Bờm rằng : Bờm chẳng lấy lim,
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng : Bờm chẳng lấy mồi,
Phú ông xin đổi hòn xôi: Bờm cười

I. “Thi ngôn chí” - Hình thành, ý nghĩa

 

Thiên Thuấn Điển trong sách Thượng thư có đoạn chép:

 

Đế viết: Quỳ, mệnh nhữ điển nhạc, giáo trụ tử trực nhi ôn, khoan nhi lật, cương nhi vô ngược, giản nhi vô ngạo. Thi ngôn chí, ca vịnh ngôn, ... Nghĩa là: Này ông Quỳ, ta giao cho ông quản âm nhạc, ông hãy dùng nó để dạy con em, để chúng trở thành người chính trực ôn nhu, rộng lượng kiên nghị, cứng cỏi mà không thô bạo, giản dị mà không ngạo mạn. Thơ dùng để nói chí, ca dùng để ngân dài lời thơ,...

 

Vào những năm học cuối bậc phổ thông (1980-1981), tôi đã biết tên thầy qua mục Thường thức văn học trên báo Văn Nghệ TP.HCM do thầy phụ trách. Những bài viết ấy gieo trong lòng chúng tôi ấn tượng ban đầu về những khái niệm và quan điểm lý luận văn học còn khá mới mẻ đối với phần đông học sinh, sinh viên miền Nam lúc bấy giờ.

Châu Minh Hùng (*)

1. Một ngàn năm là hơn mười đời người, có thừa thời gian cho sự diệt vong hoặc những  biến đổi sinh học, nhưng hơn cả ngàn năm Bắc thuộc, người Việt vẫn không bị Hán hóa trong chừng mực bảo tồn bộ gene dân tộc tính của mình. Trung tâm hoạt động văn hóa của một dân tộc là ngôn ngữ, dù bị kiểm soát bởi gươm giáo và hàng rào quyền lực của các đế chế Trung Hoa (1), người Việt vẫn duy trì tiếng nói của mình, thậm chí còn Việt hóa thứ diễn ngôn quyền lực kia để chứng tỏ khả năng nội sinh bất khả chinh phục của một dân tộc.

Trong tiểu thuyết đầu tay của Bích Ngân, Thế giới xô lệch, câu chuyện gói gọn chỉ trong một gia đình, với ba thế hệ. Một gia đình Việt Nam bình thường cùng những câu chuyện rất bình thường của thời hậu chiến - kinh tế thị trường.

 

Nhân vật của Bích Ngân có vẻ hiền lành so với thực tế ngoài đời. “Kẻ xấu” của chị cũng chỉ xấu một cách vừa phải. Đó là nhân vật Anh Ba, đã biết tận dụng uy tín của ông bố cán bộ, để có một vị trí trong ngành xây dựng, “ăn” các thứ sắt thép, xi măng, xây biệt thự và sống cuộc đời khá phủ phê so với gia đình mình, bên cạnh một cô vợ tầm tầm. Đó cũng là anh tài xế vẫn rút trộm xăng từ chiếc xe riêng của sếp hoặc khai khống tiền sửa xe, suýt trở thành kẻ gây ra bi kịch hôn nhân cho con trai út của sếp.

 
 

“Người tốt” của Bích Ngân thì tốt một cách sâu sắc hơn, trong đó có Tôi, nhân vật chính, đã bị mất cả đôi chân trên chiến trường và không thể không trở nên yếm thế, khi ý thức được sự bất lực của mình trong cuộc chiến mới với vũ khí là đồng tiền.

 
 

Lơ lửng giữa anh em trai của mình, lãng mạn và sách vở, nhân vật Chị Hai lại đánh mất một thứ vô hình nhưng rất quan trọng sau cuộc nổi loạn nhỏ và ngỡ rằng đã tìm được thứ mà mình khao khát: tình yêu đích thực, được đồng hóa với niềm tin đích thực.

 
 

Luôn gánh vác, hy sinh và chịu đựng một cách bao dung như một hiền triết dân gian đầy thấu hiểu, nhân vật Người Mẹ là điểm tựa vô điều kiện và có lẽ vĩnh cửu của cái gia đình ba thế hệ ấy, hiểu theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

 
 

Trong khi đó, nhân vật Người Cha giống như một hình mẫu giản đơn hơn là một con người đúng nghĩa với đầy đủ hỉ nộ ái ố, luôn hành xử theo một quy tắc bất biến, với quan niệm mình sinh ra cho những việc “đại sự” chứ không dành cho những chuyện “nhỏ bé” của gia đình. Khi cần có mặt giữa người thân, ông luôn ngồi vào chiếc ghế dành riêng cho mình (một chiếc ghế cũng không lành lặn mấy), đưa ra những lời truyền phán có tính giáo huấn và răn đe, không thấy chút bóng dáng nào của sự trìu mến thân thương vốn là bản chất tự nhiên giữa những người cùng huyết thống. Và khi ông quyết biến cô con dâu ít học xuất thân nông dân thành một “người nhà nước”, ông đã khiến cho con trai út suýt nữa mất vợ...

 
 

Từ một truyện vừa là tác phẩm tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du được viết từ năm 1992, Bích Ngân đã phát triển thành một tiểu thuyết 300 trang, trong đó chị đặt vấn đề về sự “xô lệch” trong một gia đình mà mỗi thành viên đều có những bi kịch dù hiển nhiên hay thầm lặng. Ông bà nội, mẹ, cô chú, các anh chị em ruột, dâu rể, và cả một con chó Phèn trung thành, tất cả đều ở trên cùng một vòng quay mà người đứng ở trục trung tâm chính là người cha, người đưa ra quyết định cho vận mệnh những người khác, nhưng lại luôn “vắng mặt” trong ngôi nhà của mình.

 
 

Có thể đặt câu hỏi: Tại sao lúc nào ông cũng đặt mình cao hơn người khác, và chỉ luôn phát ra những mệnh lệnh một chiều? Ông đã không độ lượng với người cha lầm lỗi nhưng tại sao ngay với người mẹ bất hạnh của mình, ông cũng không hề có được sự xốn xang để cố đi tìm bằng được nắm xương xiêu lạc của bà? Luôn tin vào sự anh minh công chính của mình nhưng ông lại không ý thức được rằng, con trai tật nguyền của mình là kẻ yếu trong cuộc chinh phục người vợ đẹp nhưng còn đầy mông muội, bản năng...

 
 

Người cha chính là nhân vật có tính tiểu thuyết nhất, cho dù chân dung của ông thiếu hấp dẫn, thế nhưng hiểu theo một nghĩa nào đó, ông mới chính là nhân vật có tính “bi kịch” nhất. Cho đến trang cuối của tiểu thuyết, có vẻ như ông đã bắt đầu nhận ra một điều gì đó, nhưng tác giả đã không làm rõ.

 
 

Các nhân vật Anh Ba, Tài xế, Cô Vợ đều đã biết quay đầu về phía sáng, cho dù chỉ bởi những tính toán thực dụng, chỉ còn “vấn đề” cuối cùng của tiểu thuyềt: Người Cha. Nếu Người Cha vẫn không chịu thay đổi cái đầu chỉ chấp nhận các định đề, vẫn tin rằng sự bất tử chỉ tồn tại nhờ ở sự tưởng niệm thì, sự bất tử trong đầu ông vẫn còn một khoảng cách quá diệu vợi so với sự bất tử hằng có trong đời thực.

 

 

 

(*) Đọc Thế giới xô lệch, tiểu thuyết của Bích Ngân, NXB Hội Nhà văn, 2009.

 

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201010/20100304231715.aspx

Bích Ngân, tên thật là Trịnh Bích Ngân, sinh năm 1960 tại Cà Mau, học chuyên ngành Văn học, Khoa Ngữ văn, khóa 1980 - 1985. Hiện là Phó giám đốc, Phó Tổng biên tập NXB Văn Nghệ TP.HCM. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn TP.HCM, Hội Nhà báo Việt Nam.

 

Chau Minh Hung, MA

(Quy Nhon University)

 

ABSTRACT

Chinese poetics paralleled with Vietnamese poetry history and played an orthodox role in Vietnamese literature until the begining years of 20th century. However, this influence did not destroy the Vietnamese poetics, but always was generative by the inner movement of  the national poetry. The structure and prosody of Chinese poetics has been Vietnamized in two ways: 1)  by  changing the line of verse, like seven word mixed with six word. 2)  by hybridizing syntagms, like Ca trù artists.

Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 03 (397), ra tháng 3 năm 2005, có đăng bài “Lời bình của thi hào Nguyễn Du trong Hoa Nguyên thi thảo” của PGS.TS. Nguyễn Đăng Na, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Khi bài nghiên cứu của Phó giáo sư đến tay công chúng, thì người viết này đang dốc hết tâm trí của mình để hoàn thành luận án Tiến sĩ Ngữ văn tại Đại học Nam Kinh, Trung Quốc, nên không có dịp bái đọc.Sau khi về nước, với mục đích cập nhật thông tin, bù đắp lỗ hổng kiến thức chuyên ngành, chúng tôi đã dành nhiều thời gian cho việc đọc, nhất là đọc các công trình, bài báo liên quan đến những vấn đề mà chúng tôi quan tâm, và bài báo khoa học nói trên là một trong số đó.


 

Có lẽ người đầu tiên gieo rắc tư tưởng phục cổ cho bài thơ Tống biệt hành là Hoài Thanh – Hoài Chân. Khi tuyển bài thơ vào tập Thi nhân Việt Nam, nhà tuyển tập – phê bình chỉ viết vẻn vẹn mấy dòng sơ lược nhưng sau đó trở thành uy lực trong tiếp nhận và phê bình văn học: “Thơ thất ngôn của ta bây giờ thực có khác thơ thất ngôn cổ phong. Nhưng trong bài thơ dưới đây lại thấy sống lại không khí riêng của nhiều bài thơ cổ. Điệu thơ gấp. Lời thơ gắt. Câu thơ rắn rỏi, gân guốc. Không mềm mại uyển chuyển như phần nhiều thơ bấy giờ. Nhưng vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại”:

 

Nói về thơ Nguyễn Bính, trước nay người ta vẫn sử dụng một định thức quen thuộc: thi sỹ chân quê. Thì cũng chẳng sai. Nhưng trong thơ Nguyễn Bính còn hiện diện cả một phần thành thị, vừa như một đối trọng lại vừa như một sự bổ sung cho cái phần quê kiểng đậm đặc mà ai cũng nhận thấy kia.

Không hăm hở giương “mục kỉnh phê bình” lên xộc vào trang viết, chị đọc, trước hết với những cảm xúc tự nhiên, như mọi người đọc bình thường; sau đó mới phân tích và ghi lại cảm nhận của mình, một cách chăm chút, rất chăm chút, như để đáp lại thạnh tình mà nhà văn đã có công mang đến cho đời sống. Không hề có “bảng xếp loại”, cũng không có các thứ khung tiền chế để gò nhà văn vào, theo kiểu phê bình áp đặt.

 

Khả năng cầm bút của Nguyễn Nhật Ánh tỏ lộ khá sớm. Những năm học ở trường phổ thông, anh đã có những bài thơ đăng báo. Được biết như một nhà thơ trước khi là nhà văn, nhưng chính các tác phẩm văn xuôi của anh đã giúp anh chiếm lĩnh cảm tình của đông đảo bạn đọc. Anh là nhà văn được yêu thích nhất ở thành phố Hồ Chí Minh trong các năm 1989, 1990, theo cuộc thăm dò dư luận độc giả do Thành Đoàn Thanh Niên Cộng Sản thành phố Hồ Chí Minh tổ chức – và năm 1991 – do bạn đọc của Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và tập san Bạn Ngọc bình chọn (2). Mới đây Nguyễn Nhật Ánh được Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh biểu dương về những đóng góp trong văn học, nhân kỷ niệm 20 năm ngày giải phóng miền Nam.

Lối viết chỉ là Tự do trong một khoảnh khắc. Nhưng đó là một trong những khoảnh khắc có ý nghĩa nhất của Lịch sử, bởi Lịch sử luôn luôn và trước hết là một lựa chọn và những giới hạn của lựa chọn ấy.

                                                                                    (R. Barthes, Độ không của lối viết)

 

 

Một lần, nhân nói chuyện thơ ca mà “tranh thủ” quảng bá thắng cảnh quê mình, nhà thơ Tế Hanh kể rằng Quảng Ngãi có ba dòng sông bắt đầu bằng chữ “Trà”, tính từ Bắc vô Nam: Trà Bồng, Trà Khúc, Trà Câu. Sông Trà Câu nằm trên địa phận huyện Đức Phổ, chảy qua làng Tân Phong của nhà thơ Nguyễn Vỹ rồi xuống cửa biển Mỹ Á. Sông Trà Khúc chảy ngang thành phố tỉnh lỵ, ở giữa hai huyện Sơn Tịnh và Tư Nghĩa, đổ ra cửa Cổ Luỹ, gần thị trấn Thu Xà của nhà thơ Bích Khê. Còn sông Trà Bồng chảy đến huyện Bình Sơn thì tách dòng làm đôi ôm lấy làng Đông Yên của Tế Hanh như ôm một hòn đảo nhỏ trước khi xuôi về cửa Sa Cần: “Tuổi nhỏ của tôi đã trôi qua giữa cái mùi mằn mặn của những mẻ cá và trong tiếng ru vừa bát ngát vừa êm đềm của bốn bề sóng vỗ. Trên làng tôi, quay mặt về phương nào cũng thấy những tấm lưới, những mái chèo và nhất là những cánh buồm căng gió…”

PV: Thưa giáo sư, xin giáo sư cho biết đôi nét về con đường đến với nghề dạy học của mình?

 

GS Lê Đình Kỵ: Thực tế nếu không dạy học, viết nghiên cứu, phê bình, tôi cũng chưa biết mình sẽ làm nghề gì. Bởi hồi đi học tôi đã thích văn chương, triết học. Tôi đã đỗ tú tài Ban Triết năm 1944. Lúc ấy phong trào cách mạng như vết dầu loang đến quê tôi, không khí khẩn trương lắm. Tôi cùng nhiều bạn bè tham gia hoạt động trong các tổ chức quần chúng như số đông người dân ở đây. Cách mạng tháng Tám thành công, tôi được cử làm chủ tịch Ủy ban hành chánh kháng chiến xã Điện Hồng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thời đó, cách mạng có rất nhiều việc phải làm. Công việc chính của một chủ tịch xã “trí thức” như tôi là đi dạy bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ. Có lẽ, tôi bắt đầu thích nghề giáo từ đấy, phần vì đây là nhiệm vụ cách mạng, phần vì thấy những kiến thức của mình đã mang lại ích lợi cụ thể, thiết thực cho người dân. Năm 1949 tôi vào bộ đội, làm phiên dịch ở bộ phận quân báo Liên khu V. Đây là dịp tốt cho tôi trau dồi vốn tiếng Pháp đồng thời tự học thêm được tiếng Hoa và tiếng Anh. Đến khoảng năm 1952 tôi trở về bục giảng ở trường trung học Lê Khiết, Quảng Ngãi – một trường không lớn nhưng có nhiều người nay đã thành danh. Năm 1955 tôi tập kết ra Bắc và tiếp tục dạy học ở trường cấp 3 Nguyễn Trãi, rồi xung phong đi vùng cao, lên trường Lương Ngọc Quyến ở Thái Nguyên mấy năm. Từ năm 1958, tôi được mời giảng dạy bộ môn Lý luận văn học tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Đại học Tổng hợp TP. HCM cho đến lúc nghỉ hưu. Có thể nói, con đường đến nghề giáo của tôi trước hết là cái duyên, cái duyên lớn với cách mạng rồi sau mới là cái nghiệp, cái nghiệp thanh bần như bao người dạy học khác.

 

            Còn con đường trở thành thầy giáo đại học của tôi thì ... nói như ngôn ngữ bây giờ là không được “chính quy” lắm. Chủ yếu là do tôi tự học, tự rèn luyện tích lũy kiến thức liên tục trong nhiều năm tháng. Tất nhiên cũng phải kể đến môi trường xã hội, không khí học thuật đặc biệt thời đó. Nó vừa như chất men vừa như mệnh lệnh. Nó kích thích, bắt buộc mọi người phải phấn đấu, phải nỗ lực tối đa, không ai được phép dừng lại, nghỉ ngơi. Không có điều kiện học chính quy thì phải tự học, tự đào tạo, tự hoàn thiện mình.

 

PV: Tính từ cuốn Những cuộc thảo luận về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Liên Xo (dịch chung) năm 1961 đến cuốn Vấn đề chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam năm 1998, giáo sư đã có gần 20 công trình, tác phẩm nghiên cứu, dịch thuật. Giáo sư có thể cho biết những nét chính trong các chặng đường nghiên cứu củamình?

 

GS Lê Đình Kỵ: Tôi bắt đầu chú ý đến việc nghiên cứu từ những năm 56, 57; khi tôi mày mò học tiếng Nga với một nữ bác sĩ người Nga, lúc bà ấy đang nghiên cứu bệnh sốt rét ở Thái Nguyên. Học tiếng Nga là để tìm hiểu lý luận và văn học Liên Xô, rồi từ đó vận dụng vào việc nghiên cứu, giải quyết các vấn đề cụ thể của lý luận và văn học Việt Nam. Đối với tôi, nghiên cứu là để phục vụ giảng dạy, muốn giảng dạy tốt thì không thể không nghiên cứu, mà tôi lại hơi thiên về nghiên cứu.

 

            Trong những năm 60, tôi dành thời gian cho việc dịch, giới thiệu lý luận Liên Xô và quan tâm nhiều đến vấn đề phương pháp sáng tác và trào lưu văn học. Sở dĩ như vậy là vì bấy giờ, tôi thấy bên cạnh những thiên kiến về chính trị, lý luận của Pháp tuy có bề dày truyền thống và khá nhuyễn nhưng không đặt ra những vấn đề cụ thể, thiết thực như lý luận của Liên Xô. Tuy nhiên, khi biên soạn các giáo trình tôi đều có ý thức đưa vào những ý riêng của mình. Đôi khi vì những ý riêng ấy mà tôi suýt phải trả giá, như trường hợp cuốn Các phương pháp nghệ thuật năm 1962. Tôi và các đồng nghiệp tôi lúc ấy đều viết giáo trình, phần vì niềm đam mê nghiên cứu, phần vì trách nhiệm với sinh viên. Không phải như bây giờ, sách vở vô cùng phong phú.

 

Trong thập niên 70, tôi hướng sự nghiên cứu của mình vào việc bình giá các hiện tượng văn học quá khứ và đương đại ở Việt Nam. Các công trình, bài viết của tôi về Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Tú Xương, thơ Hồ Chủ Tịch, thơ Tố Hữu... đều nhận được sự chia sẻ quý báu từ bạn đọc và đồng nghiệp. Lúc này, thơ ca có nhiều thành tựu khởi sắc đã góp phần giúp tôi thể hiện được lòng yêu thơ của mình qua một số trang phê bình với ít nhiều “cảm xúc và tinh tế” như ai đó đã có lần động viên, khuyến khích tôi trên lĩnh vực này.

 

Gần đây, nhất là từ lúc đất nước chuyển mình đổi mới, tôi có cố gắng cày xới lại các hiện tượng văn học hiện đại vốn được coi là “có vấn đề” như phong trào Thơ mới, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn với hy vọng góp thêm một tiếng nói về các hiện tượng đó. Tôi nghĩ, đối với văn học không có chuyện “tiếng nói cuối cùng” nhưng cũng đã đến lúc, trong điều kiện thuận lợi – cả về mặt tư  liệu lẫn môi trường học thuật như hiện nay – thì việc nhìn lại các hiện tượng văn học phức tạp như vậy là hết sức cần thiết. Bước sang thế kỷ XXI hẳn chúng ta cần lắm một bộ giáo trình hoàn chỉnh về lịch sử văn học Việt Nam thế kỷ XX chứ?

 

Là người làm công tác khoa học không ai muốn mình bị rơi lại phiá sau. Tôi tự nhủ mình phải luôn cố gắng đuổi kịp nhịp đi của thời đại. Nhưng sức khỏe, tuổi tác, năng lực đôi khi không chìu mình...

 

PV: Trong số các tác phẩm, công trình của mình, giáo sư ưng ý nhất là cuốn nào?

 

GS Lê Đình Kỵ: Là những đứa con tinh thần, ra đời vào những thời điểm khác nhau, gắn bó với những vui buồn cả đời, hỏi thương đứa nào nhất, kể cũng khó trả lời... Nếu được, tôi xin nói đôi điều về cuốn Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực. Cuốn này được tôi chuẩn bị từ năm 1965, hoàn tất khoảng năm 67, 68 và in năm 1970. Những cuốn khác có thể viết được bằng kiến thức sách vở, bằng lòng yêu thơ nhưng cuốn này đòi hỏi phải có nghiên cứu, có tư chất nghiên cứu, có phương pháp nghiên cứu. Lúc bấy giờ có quan niệm cho rằng Truyện Kiều hay, Truyện Kiều lớn hẳn là Truyện Kiều phải được sáng tác theo phương pháp hiện thực chủ nghĩa. Tôi không chia sẻ lối suy luận giản đơn như vậy. Tôi cố gắng tìm hiểu những tư liệu lịch sử về thời đại và cuộc đời Nguyễn Du; căn cứ vào chính văn bản và các hình tượng trong Truyện Kiều đề thuyết phục người đọc rằng Truyện Kiều vĩ đại không chỉ vì phương pháp sáng tác mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác. Bởi vì thực ra, những gì mà Nguyễn Du thể hiện qua Truyện Kiều khiến chúng ta chỉ có thể hình dung đến một chủ nghĩa hiện thực phôi thai, một chủ nghĩa hiện thực trong giai đoạn sơ kỳ của nó mà thôi. Rất may và rất mừng là những luận điểm chính của cuốn sách, nói chung được nhiều người cho là “có lý”. Sau cuốn này, tôi tự tin hơn trên con đường nghiên cứu, học thuật của mình.

 

PV: Có nhận xét sách lý luận văn học trước đây, trong đó có sách của giáo sư, nặng nề trích dẫn qúa. Giáo sư có ý kiến gì?

 

GS Lê Đình Kỵ: Việc trích dẫn trong các sách lý luận trước đây quả có hơi nhiều, đôi khi làm rối mắt người đọc. Điều này có lý do lịch sử của nó. Thời ấy, đội ngũ giảng dạy lý luận còn mỏng, phần lới mới vào nghề, vốn kiến thức tích lũy chưa dồi dào, phong phú... và với mong muốn đặt “cơ sở” cho nền lý luận văn nghệ mácxít chân chính nên việc trích dẫn tác phẩm kinh điển là điều khó tránh khỏi, nếu không muốn nói là cần thiết. Lý luận phải là lý luận trên cơ sở nào chứ! Vả lại, tôi nghĩ, giáo trình đại học nhất thiết phải mang tính kinh viện, phải có chất hàn lâm. Sinh viên không chỉ là người đi học mà còn là người nghiên cứu, tập làm quen với công việc nghiên cứu. Qua các trích dẫn, người viết còn có thể gián tiếp giới thiệu các khuynh hướng tư tưởng, các trường phái triết học và mỹ học trong lịch sử đến người đọc, miễn là trích dẫn cẩn thận, có xuất xứ rõ ràng, chính xác.

 

            Ở đây, cũng nên phân biệt loại sách gì và phục vụ cho đối tượng nào. Loại sách phổ biến kiến thức, sách giáo khoa cho học sinh phổ thông dĩ nhiên là phải hạn chế trích dẫn rồi, nhưng giáo trình đại học, chuyên luận cho học viên cao học, nghiên cứu sinh mà không trích dẫn ... thì sao nhỉ?

 

            Đội ngũ nghiên cứu, lý luận, phê bình hiện nay đông đảo hơn, được đào tạo căn cơ bài bản hơn, có nguồn và kênh tư liệu phong phú hơn, chắc chắn họ sẽ đi xa hơn thế hệ chúng tôi, và thực tế cũng đã phần nào cho thấy điều đó. Lý luận văn học mỗi thời chỉ có thể giải quyết được một phần việc của nó mà thôi.

 

PV: Trong cuốn Tác gia lý luận phê bình nghiên cứu văn học Việt Nam 1945 – 1975, tập I, có nhận xét: “Lê Đình Kỵ đã với quan điểm văn nghệ Mác – Lênin mà tìm tòi, nghiên cứu, góp phần xây dựng lý luận về phương pháp nghệ thuật và vận dụng vào thực tiễn nghiên cứu văn học dân tộc”. Giáo sư cảm nhận thế nào về nhận xét ấy?

 

GS Lê Đình Kỵ: (...) Nói thế nào nhỉ, như anh gì trên VTV3, anh Lại Văn Sâm: “Xin cảm ơn!”. Thực ra làm nghiên cứu, lý luận phê bình mà đem lại tí gì gọi là mới, “có đóng góp” cho văn học quả là khó. Nhà lý luận, phê bình nổi danh bao giờ cũng thưa thớt hơn những nhà sáng tác tên tuổi. Gần 50 năm qua, tôi đã làm việc hết sức mình nhưng chưa phải là nhiều lắm. Tôi nghĩ, đó là lời động viên, khuyến khích chân tình về những gì mà tôi đã làm được.

 

PV: Đời sống và công việc của giáo sư hiện nay ra sao?

 

GS Lê Đình Kỵ: Tôi đã về hưu, nhưng vẫn được mời tham gia giảng dạy, đào tạo ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. HCM và một vài trường đại học khác ở phiá Nam. Tôi đang hướng dẫn 3 nghiên cứu sinh và 6 học viên cao học làm luận án tiến sĩ và thạc sĩ. Còn thường ngày tôi tham gia sinh hoạt trong câu lạc bộ hưu trí, tập dưỡng sinh và đọc sách báo. Nói chung tôi an tâm với chính mình. Lão giả an chi mà.

 

PV: Cuối cùng, với tư cách một nhà giáo nhân dân, giáo sư có tâm sự gì với các nhà nghiên cứu trẻ, các sinh viên?

 

GS Lê Đình Kỵ: Các bạn trẻ bây giờ có nhiều khả năng chọn lựa, nhiều điều kiện và phương tiện để hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, nên xem lại việc tự học, đọc thêm, đọc thường xuyên như là một nhu cầu tất yếu để tồn tại. Mà học, đọc phải có mục đích rõ ràng, thiết thực mới có kết quả. Chúng tôi tự học tiếng Nga thành công là nhờ có vốn tiếng Pháp nhưng cái chính là học để sử dụng, để đọc sách, để dịch tài liệu, để nghiên cứu khoa học, nên học khá nhanh và nhớ lâu. Thời đó không học tiếng Nga không thể nghiên cứu khoa học được. Như giáo sư Hoàng Xuân Nhị, mặc dù rất giỏi Pháp ngữ và Hán ngữ nhưng vẫn thấy cần phải học thêm tiếng Nga.

 

            Cũng nên chọn cho mình một mảng, một vấn đề nào đó để hướng sự quan tâm và đầu tư công sức dần vào. Đi đôi với đọc là ghi chép – cả phần xuất xứ cho đầy đủ – để sau này có dịp dùng đến. Rồi phải tập viết nữa, viết cẩn thận, bắt đầu từ những vấn đề nhỏ, như là một cách rèn luyện tư duy và bút lực.

 

            Làm khoa học, nhất là khoa học về văn học, luôn phải khiêm tốn, biết chú ý lắng nghe nhưng cũng phải kiên trì với những xác tín của mình, miễn là nó không nhằm vào việc đề cao hay đả kích cá nhân và không là nguy hại gì cho đất nước, dân tộc.

 

PV: Xin cảm ơn giáo sư. Kính chúc giáo sư luôn được nhiều sức khỏe.

 

Tháng 3 năm 2000

 

NGUYỄN HÀ thực hiện.

 

Nguồn: Tạp chí Văn học, số 3 năm 2000

 

Trước hết về sưu tầm, phải nói ngay đến công trình đồ sộ Tuyển tập phê bình văn học Việt Nam 1900-1945 do Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên (Văn học, H.1997). Bộ sách gồm năm tập, trên dưới 2500 trang, biên soạn rất công phu, cẩn trọng. Ngoài phần Văn tuyển là chính, có phần tiểu luận khái quát chung ở đầu, phần tiểu dẫn về tác giả ở sau, lại có bảng tra cứu theo vần tên chín mươi tác giả kèm theo tiêu đề của mấy trăm tác phẩm được trích tuyển. Quy mô khá đồ sộ, qua đây mới thấy được rất nhiều tác giả và công trình có phần lạ lẫm hầu như ít ai biết đến như Cao Văn Chánh với Mặt trận văn chương: Nội dung và hình thức. Chức vụ của nhà văn; Hoàng Duy Từ với Thiên chức của thi sĩ; Trúc Hà với Lược khảo về sự tiến hóa của quốc văn trong lối viết tiểu thuyết v.v...

Nói đến GS.NGND Lê Đình Kỵ trước hết là nói đến một nhà sư phạm. Một nhà sư phạm không qua trường lớp chính qui nào, kiến thức chủ yếu tự học. Một nhà sư phạm với gần 60 năm gắn bó bục giảng, dạy từ cấp 2,3 đến đại học, cao học và hướng dẫn luận án tiến sĩ. Con đường đến với nghề giáo của Lê Đình Kỵ rất ngẫu nhiên. Năm 1944 sau khi đỗ tú tài 2 trường Pétrus Ký ở Sài Gòn, ông định học tiếp đại học nhưng không có trường nào hợp với nguyện vọng. Trường luật, toán thì ông không thích. Trường y, ông có thích đôi chút, nhưng do học lực các môn sinh, hóa đều yếu nên sức khó kham nổi. Vì vậy, chàng tú tài xứ Quảng đành rời Sài Gòn “qui cố hương” dạy học tư kiếm sống.

Từ sau Cách mạng Tháng Tám, văn học ta đã có những thành tựu đánh dấu một bước phát triển quan trọng mà lịch sử đã ghi nhận. Nhưng trong hoàn cảnh chung, nó không tránh khỏi những hạn chế, mức độ sâu rộng, nghiêm trọng như thế nào khó mà lường hết được, cũng như không thể lường hết được những gì mà lẽ ra nó có thể đạt tới nếu không bị những vướng mắc, ràng buộc đã xảy ra trong đời sống kinh tế, xã hội chung trước đây.

Thông tin truy cập

60968031
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
10363
7971
60968031

Thành viên trực tuyến

Đang có 251 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website