13092024Fri
Last updateWed, 11 Sep 2024 4pm

Phê bình cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát

Để nhớ bạn Lê Hòa Huyền Thanh Lữ

Dẫn nhập.

Cách đây khoảng hơn 3 năm không lâu (khoảng giữa năm 2008) tôi viết 2 Bài phê bình bộ Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam (LSPGVN), tất cả 4 Tập, của Lê Mạnh Thát.

2 Bài phê bình này nêu lên những khiếm khuyết của Lê Mạnh Thát về mặt Hán văn, về mặt kiến thức Văn học, Sử học (Trung Hoa), và kể cả kiến thức Phật giáo.

2 Bài phê bình này tôi chỉ mới duyệt qua Tập I của bộ LSPGVN.

Bài phê bình thứ 2 xong ngày 8 tháng 5 năm 2008.

Sau đó tôi định phê bình tiếp, nhưng vì cần viết 1 số bài khác nên tôi gác lại việc này.

+ Với một cuốn sách liên quan Lịch sử Cổ Trung Hoa và Việt Nam như cuốn LSPGVN ở đây thì điều tất yếu người viết phải thông hiểu Hán văn.

Thế nhưng, trong 2 Bài phê bình kể trên tôi đã đưa ra những chứng cứ rất rõ ràng rằng khả năng Hán văn của người biên soạn Lê Mạnh Thát rất thấp!

Về chữ nghĩa, ngay đến những chữ thông thường nhất Lê Mạnh Thát cũng không hiểu nói chi là về phương diện cú pháp, ngữ pháp! 

Lê Mạnh Thát muốn lập luận chiều nào, hướng nào cũng được - mặc lòng! Thế nhưng trình độ căn bản về ngôn ngữ, văn tự - ở đây Hán văn, rồi kiến thức Cổ Sử học, và  kiến thức Phật học, của ông ta đã không có thì có chỗ nào cho ông ta đứng (lập) đây?

Trong cuốn LSPGVN khi trích dẫn thư tịch Hán văn Lê Mạnh Thát chỉ đưa ra phần dịch (chỉ trừ những bài thơ) chứ không ghi lại nguyên tác, do đó, không thể biết ông ta dịch đúng hay sai nếu không có những tài liệu đó trong tay.

Những Sử liệu Hán văn Lê Mạnh Thát trưng dẫn nếu tôi thì tôi phê bình, còn những Sử liệu nào tôi không có, như tập “Thiền Uyển Tập Anh” chẳng hạn, thì nếu ông ta có dịch không đúng thì không sao mà rõ được!

Có điều, qua mấy bài phê bình trước đây của tôi người đọc có thể thấy được khả năng Hán văn của Lê Mạnh Thát ra sao, từ đó sẽ có nhận định về giá trị tập LSPGVN, có lẽ tôi không cần nói thêm!

Vào thời kỳ Hán văn suy tàn này, thực sự chuyên tâm học tập thứ văn tự này chẳng có bao nhiêu, trong khi số kẻ võ vẽ lại ba hoa muốn thiên hạ biết tài của mình thì nhiều!

                                                                           &

Nhìn chung thì thời bây giờ, ở cảnh “vu xứ” này, người ta rất thích nói Hán văn, có điều không chịu tra cứu để coi những gì mình nói ra, viết ra có chính xác hay không?

Nhìn theo một góc độ nào đó thì người ta thích vậy cũng phải, vì có những trường hợp dùng tiếng Hán Việt thì rất “sướng miệng”, “khoái tay”, dù rằng tiếng Việt cũng có tiếng diễn tả được nhưng người ta vẫn cứ thích dùng tiếng Hán Việt! Cho nó kêu! 

 

Tháng trước đây (ngày 21/7/ 2011), tôi đọc được Bản tin về lễ tấn phong 3 Thượng tọa  Thích Phước Nhơn, Thích Viên Lý, Thích Ân Đức lên Hòa Thượng.

Bản tin này có đoạn viết về 3 vị Hòa Thượng mới kể trên như sau: 

- “........................ Sau nghi thức Niệm Phật Cầu Gia Bị, TT. T Viên Huy đã trình bày về Giáo chỉ Tấn phong cũng như vài nét sơ lược về hành trạng của quý Ngài......”.

 

+ Người viết Bản tin nói trên không biết rằng tiếng “hành trng” là một thể văn thời cổ tự thuật việc làm của người chết lúc sinh thời. Văn tập của các học giả, danh nhân xưa có những bài “hành trạng” tự thuật công nghiệp, ngôn hành của người chết.

Chẳng hạn:

Văn hào Hàn Dũ (768 - 824) đời Đường (618 - 907) có các bài:

- Tặng Thái phó Đổng công Hành trạng.

- Đường cố tặng Phong Châu Thích Sử Mã phủ quân Hành trạng.

(Tham khảoHàn Xương Lê Văn Tập”. Qu.VIII. Tạp văn. Trạng. Biểu).

Văn hào Vương An Thạch (1021 - 1086) thời Bắc Tống (960 - 1127) có các bài:

- Thượng Thư Binh Bộ Viên ngoại lang Tri chế cáo Tạ công Hành trạng.

- Chương Vũ Quân Tiết Độ Sứ Thị trung Tào Mục công Hành trạng.

(Tham khảoVương Lâm Xuyên Toàn Tập”. Qu. XC. Hành trạng. Mộ biểu).

 

Ba Thượng tọa Thích Phước Nhơn, Thích Viên Lý, Thích Ân Đức vừa được tấn phong liền được người viết Bản tin cho qua đời luôn, liền một khi! Thiệt là tai hại! 

Cũng chỉ vì thích tiếng “Hành trạng” nghe “thật kêu” mà người viết Bản tin cho cả 3 ông Hòa Thượng mới được tấn phong đi khỏi cõi đời này!

                                                                           & 

Cảm khái lan man vài giòng ngoài lề bây giờ tôi xin tiếp tục nêu ra sự yếu kém căn bản (Hán văn) của Lê Mạnh Thát! 

                                                                          &

(KỲ 1)

Trong phần “THAY LỜI TỰA” cho Tập 2 của Cuốn “LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM” Lê Mạnh Thát có một đoạn “bổ sung tư liệu bị thất thoát trong đợt in vừa rồi của tập I”.

Trong đoạn này, khi nói về ngôi Chùa tên “Địa Ngục” (Địa Ngục Tự), Lê Mạnh Thát dẫn cuốn “Kiến Văn Tiểu Lục”, và dịch một đoạn như sau:

- “.……… Trên đỉnh núi cao có chùa Đồng Cổ (…) Suối từ sườn núi chảy ra, trái gọi là suối Bạc, từ chùa bên phải chảy ra. Chùa bên phải này vuông vắn độ hơn một trượng, tượng toàn bằng đá, cánh cửa hai bên khóa chặt lại bằng khóa sắt lớn, trên có viên đá khắc chữ triện Địa Ngục Tự”.

Bây giờ chúng ta hãy coi Lê Quí Đôn viết ra sao:

- “…. Trùng sơn chi điên hựu hữu Cổ Đồng Tự, thượng, hạ đãi nhị nhật lực.

Tòng Giải Oan khê tả trắc du thượng sơn, chí liên hồ, thủy giai bích, trung hữu kỳ thạch, hồng liên tứ thời giai hoa. Hồ ngoại lưỡng bàng tuyền tự sơn yêu xuất, tả viết Ngân tuyền, kỳ nguyên tự sơn đầu thạch khích nhi há, vọng chi như luyện; hữu viết Kim tuyền tòng hữu tự xuất. Hữu tự phương tài trượng dư, ốc bích thuần thch, lưỡng môn phi dụng đại thiết tỏa phong chi, thượng hữu thạch khắc triện văn viết “Đa Ngc Tự”.

                                                                    /  Kiến Văn Tiểu Lục. Qu. VI. Phong vực  /.

- “…. Trên đỉnh núi chập chùng lại có Chùa Cổ Đồng, lên xuống chùa phải mất gần 2 ngày.

Từ mé trái suối Giải Oan trèo lên núi tới hồ sen, nước hồ xanh biếc, trong hồ có tảng đá kỳ lạ, sen đỏ bốn mùa nở hoa. 2 bên hồ suối từ lưng núi đổ xuống, suối bên trái tên Ngân tuyền bắt nguồn từ khe đá trên đầu núi đổ xuống, coi như 1 giải lụa trắng; suối bên phải tên Kim tuyền, từ ngôi chùa bên phải chảy ra. Ngôi chùa bên phải này vuông vức hơn một trượng, vách chùa toàn bằng đá, 2 cánh cửa chùa dùng khóa lớn bằng sắt khóa lại, trên đầu cửa Chùa có khối đá, trên mặt đá khắc chữ triện đề “Đa Ngc Tự”.

 

Đối chiếu nguyên tác mới thấy Lê Mạnh Thát dịch sai, và thiếu, một số điểm:

1). Nguyên tác chép rõ làTrùng sơn chi điên”, nghĩa là “trên đỉnh núi chập chùng”, tức không phải chỉ trên đỉnh núi cao mà thôi, thiếu ý “chập chùng”.

2). Suối Bạc (Ngân Tuyền) từ lưng núi ở mé bên trái của hồ sen chảy ra, không phải là từ ngôi “chùa bên phải chảy ra” như Lê Mạnh Thát dịch sai.

3). Nguyên tác nói rõ vách chùa toàn bằng đá, không phải tượng toàn bằng đá, như Lê Mạnh Thát dịch.

4). “trên có viên đá”, câu này gây hiểu lầm là viên đá nằm trên mặt cánh cửa Chùa.

 

Lại một đoạn khác, Lê Mạnh Thát dịch trọn phần tiểu sử Luật sư Trí Hoằng chép trong cuốn Đại Đường Tây  Vực Cầu Pháp Cao Tăng Truyện:

               “Luật sư Trí Hoằng người Lạc Dương, là cháu của đại sứ Vương Huyền Sách từng đi sứ Tây Vức. Khi tuổi còn nhỏ, đã thích lẽ huyền vi. Lòng khinh chốn phồn hoa giả dối, ý muốn ở ẩn núi rừng. Bèn đến núi Thiếu Lâm, ăn đọt tùng, uống nước suối, thích tụng kinh điển, lại giỏi văn bút. Thế rồi hiểu được sự ồn ào của phố thị, vắng lặng của cửa pháp, bèn rời tám sông mà đi về Ba Ngô, bỏ áo trắng mặc lấy áo nâu, thờ Ta thiền sư làm thầy. Học lấy tư huệ, chưa trải nhiều năm mà đã ít nhiều thấm được cửa huyền. Lại đến chỗ của Nhẫn thiền sư ở Kế Châu liền tập lại thiền định. Song gốc lành đã trồng, mà cành lớn chưa phát, bèn vượt sông Tương đến núi Hoành, vào rừng Quế mà nghĩ suy, sống suối xa mà dứt lòng. Trải hơn năm, nhờ Tịch thiền sư y chỉ, thấy núi sông đẹp đẽ, xem rừng rú thanh hư, bèn múa bút tả nỗi lòng, viết nên bài phú U thiền sư, giải bày mong ước được đi xa.

               Khi đã gặp hết bậc tôn túc của vùng Tam Ngô, đến hết các trường dạy để học, lại trải qua bạn bè đất Cửu Giang, mấy lần bàn lẽ diệu. Song gốc lành xưa trồng,   chẳng phải do con người tặng lại. Cho nên từ kinh đô muốn đi xem Tây Thiên, may  gặp thiền sư Vô Hành, cùng làm bè bạn. Họ đến Hợp Phố, lên thuyền vượt dài biển  xanh. Song gió không tiện đường, bèn trôi dạt đến Thượng Cảnh, lại nhắm Giao Châu  ở qua một hạ. Lại đến cuối đông thì ra bờ biển Thần Loa, theo thuyền đi về phía Nam. Đến nước Thất Lợi Phật Thệ. Còn những chi tiết trải qua thì đã đầy đủ ở trong truyện của Hạnh thiền sư.

               Đến chùa Đại Giác ở qua hai năm, chiêm ngưỡng tôn dung, tỏ hết lòng thành, đọc kinh tiếng Phạn. Tháng cũ ngày mới, bèn hiểu tiếng ấy, có thể viết tiếng Phạn, học  luật nghi, ngiên cứu luận tạng. Khi đã hiểu Câu xá, lại rành nhân minh, thì ở chùa Na Lan Đà chuyên xem đọc đại thừa. Còn ở đạo tràng Tính giải thì chuyên nghiên cứu tiểu giáo. Lại đến các bậc danh đức, học thêm luật nghi một cách siêng năng không quên  tức bóng. Lại học luật kinh do luật sư do luật sư Đức Quang viết ra, vừa nghe vừa dịch, thật có công phu, khéo giữ bè nổi, không chút thiếu sót. Thường ngồi không nằm, tri  túc thanh liêm, vâng trên dạ dưới. Ở lâu người ta càng thêm kính trọng……

(LSPGVN2. tr. 164, 165).

Những cái sai của Lê Mạnh Thát trong đoạn dịch văn trên:

1). “Khi tuổi còn nhỏ”.

Nguyên tác: “Niên tài nhược tuế”.

Lê Mạnh Thát không biết rằng tiếng “nhược tuế” trong câu trên tức “nhược quán”, là độ tuổi làm lễ “gia quan” (đội mũ), tức 20 tuổi (ta).

 

2). thích lẽ huyền vi”.

Nguyên tác: “hạp xung hư”.

Chữ “hạp” có nghĩa là “thân cận, thân mật”, là “thói quen” (tập quán).

Tiếng “xung hư” có nghĩa là “đạm bạc, thanh tĩnh, không ràng buộc”.

 

3). “Lòng khinh chốn phồn hoa giả dối”.

Nguyên tác: “chí miệt khinh phì”.

Lê Mạnh Thát không biết rằng tiếng “khinh phì” là 2 tiếng “khinh cừu” và “phì mã” được viết gọn lại.

Khinh cừu là “áo da chồn nhẹ”, phì mã là “ngựa mập”. Chỉ sự giàu sang.

Sách Luận Ngữ viết:

- “Tử Hoa sứ ư Tề, Nhiễm tử vị kỳ mẫu thỉnh túc, Tử viết: Dữ chi phủ.

Thỉnh ích, viết: Dữ chi dũ.

Nhiễm tử dữ chi túc ngũ bỉnh!

Tử viết: Xích chi thích Tề dã thừa phì mã ý khinh cừu, ngô văn chi dã, quân tử chu cấp bất kế phú!”.

                  Luận Ngữ. Ung Dã VI. 04  /.

- “Tử Hoa đi sứ nước Tề, Nhiễm tử xin cấp lúa gạo cho mẹ Tử Hoa.

Khổng Tử nói: - Cho bà ấy 64 thăng.

Nhiễm tử xin thêm, Khổng Tử nói: - Cho bà ấy 160 thăng.

(Nhưng) Nhiễm tử cấp cho mẹ Tử Hoa tới 8000 thăng lúa!

Khổng Tử nói: - Xích qua nước Tề cỡi ngựa mập, bận áo da chồn nhẹ, ta nghe nói bậc quân tử giúp người gặp cảnh ngặt nghèo, không giúp cho kẻ có dư!

 

Chu Hi (1130 - 1200) chú thích:

- “Thừa phì mã, ý khinh cừu, ngôn kỳ phú dã!”.

- “Cỡi ngựa mập, bận áo da chồn nhẹ, ý nói Tử Hoa giàu có!”.

 

Đỗ Phủ (712 - 770) có câu:

                                            Đồng học thiếu niên đa bất tiện,

                                            Ngũ Lăng y, mã tự khinh phì.

                                                             Đồng học thiếu niên ít kẻ khó,

                                                             Ngũ Lăng áo, ngựa những khinh phì.

Trên đây là 2 câu cuối của bài thứ 3 trong 8 bài “Thu Hứng”.

Ngoài ra, Lê Mạnh Thát còn “cương” tiếng giả dối; trong Câu dẫn trên của nguyên tác không có chữ nào nghĩa là giả dối hết!

4). “…. bèn rời tám sông mà đi về Ba Ngô”.

Nguyên tác: “…. toại bội Bát thủy nhi khứ Tam Ngô”.

Cũng vì không hiểu những tiếng trên đây, nói rõ hơn là không rõ về Địa lý, cho nên ông Lê Mạnh Thát đã dịch rất hàm hồ, ngớ ngẩn như trên!

Bát thủy, còn gọi là Bát xuyên, chỉ 8 con sông ở vùng Quan Trung.

Từ Kiên (659 ? - 729) đời Đường trong bộ Sơ Học Ký:

- [Sự đối]…… Bát thủy, Tam xuyên……

Đới Diên Chi “Tây Chinh Ký” viết: - “Quan nội Bát thủy: nhất Kinh, nhị Vị, tam , tứ Sản, ngũ Lạo, lục Quyệt, thất Lễ, bát Hảo”.”.

                                     /  Sơ Học Ký. Qu. VI. Địa bộ - Trung. Tổng tái Thủy đệ nhất  /.

- [Sự đối]…… Bát thủy, Tam xuyên……

Tập “Tây Chinh Ký” của Đới Diên Chi chép: - “8 con sông vùng Quan nội: 1 là sông Kinh, 2 là sông Vị, 3 là sông , 4 là sông Sản, 5 là sông Lạo, 6 sông Quyệt, 7 sông Lễ, 8 sông Hảo”.”.

 

Quan Nội, hoặc còn gọi Quan Trung, đại khái là địa khu tỉnh Thiểm Tây hiện nay, do đó cho dễ hiểu và rõ phải dịch câu “bội Bát thủy” là “rời vùng Quan Trung”.

 

Tam Ngô.

1/. Thủy Kinh Chú (Qu. XL. Tiệm giang thủy): Ngô Hưng, Ngô Quận, Cối Kê.

2/. Thông Điển (Qu. CLXXXII. Châu Quận 12): Ngô Quận, Ngô Hưng, Đơn Dương.

3/. Chỉ Chưởng Đồ: Tô Châu, Thường Châu, Hồ Châu.

4/. Danh Nghĩa Khảo (Qu. III. Địa bộ): Tô Châu, Nhuận Châu, Hồ Châu.

Nghĩa Tĩnh là người đời Đường, Đỗ Hựu (735 - 812), tác giả Bộ Thông Điển, cũng là người đời Đường, do đó Địa lý Hành chánh ở đây theo ghi chép của Đỗ Hựu.

 

5). “đến núi Hoành, vào rừng Quế”.

Chữ “Hoành” phải là chữ “Hành” mới đúng.

Lê Mạnh Thát không biết “rừng Quế” ở đây phải để nguyên là “Quế Lâm”, một địa danh thuộc tỉnh Quảng Tây.

 

6). “sống suối xa mà dứt lòng”.

Nguyên tác: “khoa Hành Lãnh, nhập Quế Lâm nhi thác tưởng, độn u tuyền dĩ tức tâm”.

Dịch chính xác phải là:

- “vượt Hành Sơn, vào đất Quế Lâm mà suy tư, ẩn mình ở chốn núi sâu để tĩnh tâm”.

 

7). viết nên bài phú U thiền sư”.

Tôi không rõ Lê Mạnh Thát đọc thế nào mà sai lạc đến thế! Bài phú này tựa chính xác là “U Tuyền Sơn”, không phải “U thiền sư” như Lê Mạnh Thát viết.

 

8).trải qua bạn bè đất Cửu Giang”.

Nguyên tác: “lịch Cửu Giang chi thắng hữu”.

Lê Mạnh Thát dịch là “bạn bè” thì dịch thiếu chữ ‘thắng”.

Nguyên tác nói “thắng hữu”, không chỉ nói “hữu”. “Thắng” nghĩa là “vượt hơn, tốt đẹp”. Và “thắng hữu” có nghĩa là “bạn bè hay, giỏi”. “Thắng hữu” đây chỉ thiện tri thức.

 

9). “….. Song gốc lành xưa trồng, chẳng phải do con người tặng lại. Cho nên từ kinh đô muốn đi xem Tây Thiên”.

Nguyên tác: - “...... Nhiên nhi túc thực thiện căn phỉ do nhân tưởng, tự xuất Trung Phủ dục quan lễ Tây Thiên”.

Dịch: - “......Thế nhưng, [do] thiện căn gieo trồng kiếp xưa cho nên chẳng cần có người khích lệ mà tự mình rời Lạc Dương muốn tới phương Tây tìm hiểu sâu xa về Đạo”.

Chữ “tưởng” trong câu có nghĩa “khích lệ, khuyến khích”, không có nghĩa tặng lại như Lê Mạnh Thát dịch.

Ngoài ra, tiếng “Trung Phủ” trong câu trên chỉ đất Lạc Dương (nay là tỉnh Hà Nam), mà không là kinh đô như Lê Mạnh Thát hiểu sai. Kinh đô Đường triều là Trường An.

Lạc Dương vị trí ở giữa Trung Hoa cho nên thời cổ cũng được gọi là Trung Châu.

Thời  Đường triều đình vài lần lập Phủ tại Lạc Dương, nên còn được gọi là Trung Phủ.

Trí Hoằng là người Lạc Dương cho nên Nghĩa Tĩnh nói “Trung Phủ”.

Và như vậy, câu “xuất Trung Phủ” ở đây phải được dịch là “rời Lạc Dương”.

10). “cùng làm bè bạn. Họ đến Hợp Phố lên thuyền, vượt dài biển xanh”.

Nguyên tác: ‘dữ chi đồng khế, chí Hợp Phố thăng bạch, trường phiếm thương minh”.

Câu trên dịch như sau:

- “ý hướng như nhau, (mà cùng) tới Hợp Phố lên thuyền buôn, lênh đênh trong chuyến hành trình trên biển xa thẳm”.   

 

Ở một phần sau trong phần ‘Truyện” Vô Hành, Nghĩa Tĩnh chép:

- “Dữ Trí Hoằng vi bn, Đông phong phiếm bạch, nhất nguyệt đáo Thất Lợi Phật Thệ quốc”.

Đại Đường Tây Vực Cầu Pháp Cao Tăng Truyện. Qu. Hạ. Kinh Châu Vô Hành thiền sư  /.

- “Cùng Trí Hoằng là bn đồng hành, theo gió Đông lên thuyền buôn, đi một tháng thì đến nước  Thất Lợi Phật Thệ”.

 

Lê Mạnh Thát hiểu tiếng “đồng khế” là “bè bạn” là sai.

Tiếng “đồng khế” ở đây có nghĩa “ý hướng hợp nhau- và ý hướng nói đây là ý hướng muốn đi đến Ấn Độ học Đạo.  

Chữ “khế” có nghĩa là “hợp ý” (đầu hợp), “ăn khớp”……, như nói “khế hợp”.

Bây giờ tôi tóm tắt từ đầu tự thuật của Nghĩa Tĩnh về đoạn này:

Trước hết, Trí Hoằng muốn qua Ấn Độ tìm hiểu sâu xa hơn về Pháp. Trên đường đi đó gặp được Thiền sư Vô Hành cũng có ý hướng như mình (dữ chi đồng khế), vì vậy cả 2 đi chung với nhau. Tự thuật rất mạch lạc.

Nếu diễn thêm nữa thì có thể về sau Trí Hoằng và Vô Hành sẽ là bạn; thế nhưng ở đây tự thuật của Nghĩa Tĩnh không nói điều này! Ngay cả phần tự thuật về Vô Hành sau đó  vài trang cũng không thấy Nghĩa Tĩnh nói Vô Hành là bạn của Trí Hoằng!

Kế đến, chữ “phiếm” nghĩa là “trôi nổi” (phiêu phù), trong câu ý chỉ thuyền “lênh đênh”.

Câu “trường phiếm” ý nói thuyền trôi lênh đênh trên đường biển xa xôi.

Lê Mạnh Thát dịch “trường phiếm” là vượt dài thì không đúng tinh thần Việt, lẽ rằng trong tiếng Việt không ai nói vượt dài hết!

 

11). “bèn trôi dạt đến Thượng Cảnh”.

Lê Mạnh Thát đọc ở đâu mà sai lạc đến thế! Tên đúng  là Tỉ Ảnh, hoặc Tí Cảnh.

Các tên gọi này từ trước đến giờ người ta vẫn quen đọc, viết là Tỉ Cảnh.

Về danh xưng “Tỉ Ảnh” Lịch Đạo Nguyên (469 - 527) đời Bắc Chu (557 - 581) viết trong bộ “Thủy Kinh Chú”:

- “…… Chí Tỉ Ảnh huyện nhật trung đầu thượng ảnh đương thân hạ, dữ ảnh vi tỉ.

Như Thuần viết: “Cố dĩ Tỉ Ảnh danh huyện”.

Khám Ân viết: “Tỉ độc “ấm tí chi ”, ảnh tại kỷ hạ, ngôn vị thân sở dã!”.

                                                               /  Thủy Kinh Chú. Qu. XXXVI. Ôn thủy chú  /.

- “…… Tới huyện Tỉ Ảnh, giữa trưa bóng nắng trên đầu ngả dưới thân.

Như Thuần nói: - “Cho nên lấy tiếng “Tỉ Ảnh” đặt tên cho huyện”.

Khám Ân nói: - “Chữ “Tỉ” đọc là “” (che) trong tiếng “ấm tí” (che chở), bóng nắng ngả dưới thân mình, ý nói (bóng) được thân che chở”.”.

(Như Thuần (? - ?) là học giả triều Ngô (223 - 280) thời Tam Quốc (220 - 280).

Khám Ân (? - ?) là học giả triều Bắc Chu (557 - 581) thời Nam Bắc triều (420 - 589).

 

Tỉ Ảnh là 1 trong 4 huyện thuộc Quận Nhật Nam thời Tây Hán (206 tr. Cn - 08 Cn), lúc Hán Vũ đế xâm lược nước Nam Việt. 3 huyện kia là Chu Ngô, Tây Quyển, Lư Dung. 

Huyện Tỉ Ảnh nằm ở khoảng giữa 2  tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình hiện nay.

Kinh độ 106o 34’. Vĩ độ 17o 40’.

Thời Trí Hoằng huyện Tỉ Ảnh thuộc lãnh thổ nước Lâm Ấp.

Thời Đường, địa vực Tỉ Ảnh không thuộc Đường triều. Có lẽ không rõ tên gọi vùng này của Lâm Ấp lúc đó là gì cho nên Nghĩa Tĩnh dùng danh xưng Địa lý thời Tây Hán.

 

12).Tháng cũ ngày mới, bèn hiểu tiếng ấy”.

Nguyên tác: “Nguyệt cố nhật tân, nhàn thanh luận”.

Lê Mạnh Thát dịch từng chữ một nên câu văn rất ngớ ngẩn.

Câu “nguyệt cố nhật tân” nếu dịch là “Ngày qua tháng lại” thì đúng tinh thần Việt hơn!

Kế tới, câu “nhàn Thanh Luận” Lê Mạnh Thát dịch không xuôi.

Câu này phải được dịch là “rành rẽ ngôn ngữ văn tự”.

Chữ “nhàn” (Bộ Môn [cửa, cổng], trong là chữ mộc [cây]) nghĩa là “thành thục”.

 

13). “nhân minh”.

Cho sáng sủa câu văn phải dịch là “luận lý học”.

14). đạo tràng Tính giải”.

Nguyên tác ghi là “Tín Giải đạo trường”. Đạo tràng Tín Giải đây tức “Chùa Tín Giải”.

Nhưng tôi nghĩ đây là gõ máy sai, vì ở trang 170 Lê Mạnh Thát ghi đúng là “Tín Giả”.

Có điều là nếu lộn thì lộn một chữ “Tín” thành Tính thôi, sao lại lộn thêm chữ tiếp liền sau đó là “Giả” thành Giải?

Chùa Tín Giải thuộc lãnh thổ nước Am Ma La Bạt ở phía Bắc sông Hằng.

Và, như câu “Tại Tín Giả đạo trường nãi chuyên công Tiểu Giáo.” của Nghĩa Tĩnh thì rõ đây là một ngôi chùa Tiểu Thừa.

Tín Giả là 1 ngôi Chùa lớn nổi tiếng. Theo tự thuật của Nghĩa Tĩnh thì ngoài Trí Hoằng các cao tăng như Huyền Chiếu, Mạt Để Tăng Ha, Tín Trụ, Trí Hành, Huệ Luân, cũng từng trú ngụ tại Chùa này. Tín Trụ viên tịch tại đây!

 

15). tiểu giáo”.

Lẽ nào Lê Mạnh Thát không biết “Tiểu giáo” đây tức “Tiểu Thừa giáo”?

 

16). học thêm luật nghi một cách siêng năng không quên tức bóng”.

Nguyên tác: “Khẩn khẩn, cần cần, vô vong thốn ảnh”.

Dịch là: Thành khẩn, siêng năng, không lơi giây phút nào”.

Tiếng “thốn ảnh” tức “thốn âm”, là khoảng thời gian ngắn ngủi.

Câu “vô vong thốn ảnh” phải dịch là “không quên giây phút nào- hoặc cho rõ hơn nữa có thể dịch là “không lơi giây phút nào”.

Câu “vô vong thốn ảnh” mà dịch là không quên tức bóng thì có trời mà hiểu nổi!

Có lẽ Lê Mạnh Thát gõ lộn chữ “tấc” (thốn = 1 / 10 xích) thành chữ “tức” (?).

Nhưng cho dầu là “tấc” đi nữa thì dịch “thốn ảnh” là “tấc bóng” cũng ít ai hiểu được!

Trong tiếng Việt nói “tấc lòng” (thốn tâm) thì ai cũng hiểu, nhưng nói “tấc bóng” thì có lẽ hơi khó hiểu với nhiều người!

 

17). khéo giữ bè nổi, không chút thiếu sót”. 

Nguyên tác: “Thiện hộ phù nang, vô khuy phiến kiểm”.

Dịch là: “(Như) cái phao khéo giữ gìn (giữ cho thân khỏi bị chìm), (đọc) không thiếu sót một luật nghi nhỏ nhặt nào”. 

Tiếng “phù nang [túi nổi], còn gọi “khí nang” [túi hơi], nghĩa là “cái phao”, không phải là cái bè nổi như Lê Mạnh Thát dịch.

Thời xưa người ta dùng da dê, hoặc là da bò…. may thành cái túi, cái bao, thổi hơi vào cho phồng lên, đem theo khi đi biển, phòng lúc thuyền chìm dùng đây để cứu mạng.

Chữ “kiểm” ở đây có nghĩa là “qui luật” (pháp thức), là “ước thúc”, tức chỉ “giới luật”.

 Bộ “Phật Học Đại Từ Điển” viết:

- “[Phù nang]…….

Kinh trung dĩ tỉ Giới Luật, hộ trì Bồ Tát chi giới, do như hải nhân chi ư phù nang dã”.

- “[Phù nang]…...

Trong Kinh (Phật) lấy cái phao để thí dụ Giới Luật, hộ trì giới luật của Bồ Tát, cũng như người đi biển đối với cái phao vậy”.

 

18). vâng trên dạ dưới”.

Nguyên tác: “phụng thượng, khiêm hạ”.

Nghĩa là: “với người trên thì (hết lòng) hầu hạ, với kẻ dưới thì nhún nhường”.

 

                                                                           *

Phần chuyển dịch của tôi sau đây sẽ cho thấy cái ngớ ngẩn, thiếu mạch lạc - nhiều lúc đến tối tăm, của đoạn dịch văn dẫn trên của Lê Mạnh Thát.

Nguyên tác đoạn trên như sau:

-Trí Hoằng luật sư, Lạc Dương nhân dã, tức sính Tây vực đại sứ Vương Huyền Sách chi điệt dã! Niên tài nhược tuế tảo hạp xung hư, chí miệt khinh phì, tình hoài thê độn. Toại vãng Thiếu Lâm Sơn xan tùng phục nhĩ, lạc tụng Kinh điển, phả công văn bút. Ký nhi ngộ triều thị chi huyên hoa, thượng Pháp môn chi trừng tịch, toại bội Bát Thủy nhi khứ Tam Ngô, xả tố chi nhi hoán tri phục.

Sự Tha thiền sư vi sư, bẩm thừa tư huệ. Nhi vị kinh đa tái tức phưởng phất huyền quan. Phục vãng Cần Châu Nhẫn thiền sư xứ trùng tu định liễm. Nhi phương căn tuy thực, sùng điều vị tủng, toại tế Tương xuyên, khoa Hành Lãnh, nhập Quế Lâm nhi thác tưởng, độn u tuyền dĩ tức tâm, phả kinh niên tái trượng Tịch thiền sư vi y chỉ. Đổ sơn  thủy chi tú lệ, ngoạn lâm bạc chi thanh hư, huy hàn tả trung, chế “U Tuyền Sơn Phú” thân viễn du chi hoài. Ký lãm Tam Ngô chi Pháp tượng phả tận phương diên, lịch Cửu Giang chi thắng hữu, cơ nhàn diệu lý. Nhiên nhi túc thực thiện căn phỉ do nhân tưởng,  tự xuất Trung Phủ dục quan lễ Tây Thiên. Hạnh ngộ Vô Hành thiền sư dữ chi đồng khế, chí Hợp Phố thăng bạch, trường phiếm thương minh. Phong tiện bất thông, phiêu cư Tỷ Ảnh. Phúc hướng Giao Châu trú kinh nhất Hạ. Ký chí Đông mạt phục vãng hải tân Thần Loan tùy bạch Nam du, đáo Thất Lợi Phật Thệ quốc. Tự dư kinh lịch cụ tại Hành thiền sư truyện nội.

Đáo Đại Giác Tự trú kinh nhị tái, chiêm ngưỡng tôn dung, khuynh thành lệ tưởng, phúng tụng Phạm bản. Nguyệt cố nhật tân nhàn “Thanh Luận”, năng Phạm thư. Học Luật nghi, tập “Đối Pháp”. Ký giải “Câu Xá”, phục thiện nhân minh.

Ư Na Lạn Đà Tự tắc phi lãm Đại Thừa. Tại Tín Giả đạo trường nãi chuyên công Tiểu Giáo. Phục tựu danh đức trùng tẩy luật nghi. Khẩn khẩn cần cần vô vong thốn ảnh! Tập Đức Quang luật sư sở chế “Luật Kinh”, tùy thính tùy dịch, thực hữu công phu. Thiện hộ phù nang, vô khuy phiến kiểm.

Thường tọa bất ngọa, tri túc thanh liêm, phụng thượng khiêm hạ, cửu nhi di kính”.

                 /  Đại Đường Tây Vực Cầu Pháp Cao Tăng Truyện. Qu. Hạ. Trí Hoằng  /.                   

- “Luật sư Trí Hoằng, người Lạc Dương, chính là cháu của Đại sứ Vương Huyền Sách từng đi sứ Tây vực! Mới trưởng thành thì tánh tình đạm bạc, thanh tĩnh, không thích sự ràng buộc, tâm coi thường sự giàu sang, ý muốn ẩn dật. Bởi vậy mà tới núi Thiếu Lâm ăn uống đạm bạc, vui với việc đọc Kinh điển, viết văn rất hay. Khi đã nhận biết ra được sự ồn ào của chốn thành thị, thích cảnh tĩnh lặng của chốn Đạo thì rời đất Quan Trung đến các vùng Ngô Quận, Ngô Hưng, Đơn Dương bỏ áo thế tục mà mặc pháp phục.

Tôn thiền sư Tha làm thầy, tiếp nhận được trí huệ tư tưởng của thầy. Và chưa được bao năm thì chừng như đã thấu lẽ Đạo. Sau đó, lại đến chỗ thiền sư NhẫnCần Châu tiếp tục tu tập Thiền định. Nhưng, thiện căn tuy đã gieo mà cành nhánh chưa vươn cao nên lại qua sông Tương, vượt Hành Sơn, vào đất Quế Lâm mà suy tư, ẩn mình ở chốn núi sâu để tĩnh tâm; ở nơi đây theo thiền sư Tịch tu tập nhiều năm. Thấy cảnh núi sông  đẹp đẽ, dạo cảnh rừng thanh tĩnh mà [cảm hứng] làm bài phú “U Tuyền Sơn”, trình bày hoài vọng viễn du của mình. Đã đến khắp các chỗ của các bậc nổi tiếng đức độ ở vùng Tam Ngô, đã gặp hết các thiện tri thức vùng Cửu Giang, luận bàn rốt ráo đạo lý vi diệu. Thế nhưng, [do] thiện căn gieo trồng kiếp xưa cho nên chẳng cần có người khích lệ mà tự mình rời Lạc Dương muốn đến phương Tây tìm hiểu sâu xa về Đạo. May gặp được thiền sư Vô Hành cùng ý hướng [nên cùng nhau] tới Hợp Phố lên thuyền buôn, lênh đênh trong chuyến hành trình trên biển xa thẳm. Gặp gió không thuận lợi thuyền trôi dạt vào huyện Tỉ Ảnh. Thuyền quay trở về Giao Châu, ở lại đây hết mùa Hè. Khi đến cuối Đông lại trở ra cửa biển Thần Loan theo thuyền buôn đi về Nam, tới nước Thất Lợi Phật Thệ. Những sự việc khác mà bản thân (Trí Hoằng) trải qua (trong chuyến hải trình này) đều được tự thuật đầy đủ trong phần Truyện của thiền sư Vô Hành.

Đến Chùa Đại Giác ở 2 năm, chiêm ngưỡng dung mạo các bậc tài cao, đức trọng, dốc lòng thành khích lệ tâm chí, tụng đọc Kinh tiếng Phạn. Ngày qua tháng lại sau rồi cũng rành rẽ văn pháp của ngôn ngữ này, có thể đọc được Kinh văn tiếng Phạn. [Từ đó] học Luật nghi, tập “Đối Pháp”. Đã thông hiểu “Câu Xá Luận” ông lại giỏi cả khoa luận lý.

Chùa Na Lạn Đà thì đọc Kinh điển Đại Thừa, tại Đạo trường Tín Giả thì nghiên cứu Giáo pháp Tiểu Thừa. Lại đến gặp những bậc nổi tiếng đức độ học lại Luật nghi. Tâm ý thành khẩn học tập không lơ là một giây phút nào! Tập theo Bộ “Luật Kinh” của Luật sư Đức Quang, vừa nghe giảng vừa dịch (ra tiếng Hán), thực là chịu khó. (Như) cái phao khéo giữ gìn (cho thân khỏi bị chìm), (đọc) không thiếu sót một luật nghi nhỏ nhặt nào!

Ông thường ngồi chứ không nằm, tánh biết đủ, trong sạch; với người trên thì (hết lòng) hầu hạ, với kẻ dưới thì nhún nhường, ở chung lâu ngày người càng kính trọng!

 

[Phụ chú.

[Phụ chú.

Luật sư. Trong Phật giáo, người giải thích rốt ráo được giới luật của Phật được gọi là Luật sư.

Cũng như người giải thích được vi ngôn diệu lý của Kinh điển Phật giáo thì được gọi là Luận sư. Luận nghĩa là những lời chú giải Kinh.

Trong khi bên Nho gia thì gọi những chú giải Kinh là “Truyện”.

Cửa Thần Loan. Nguyên tác:Hải tân Thần Loan”.

Có lẽ là cửa biển Thần Đầu.

Bộ “Cổ Đại Nam Hải Địa Danh Vị Thích”: chép:

- “[Thần Đầu hải khẩu]. Hựu tác Thần Đầu hải, Thần Đầu hải môn, Thần Thụ hải khẩu, Thần Đầu hải khẩu, hoặc ngộ vi Linh Phù hải khẩu.

An Nam Khí Thủ”:

~ (Trương) Phụ do Hoàng giang, A giang, Đại An hải khẩu, chí Phúc Thành giang chuyển nhập Thần Đầu hải khẩu, giai quyết kỳ úng tắc nhi hậu hành. Thập dư nhật chí Thanh Hóa”.

Tại kim Việt Nam Thanh Hóa tỉnh, Nga Sơn huyện, Đông ngạn ngoại, vị cai tỉnh dữ Hà Nam Ninh tỉnh giao giới ngoại”.

- “[Thần Đầu hải khẩu]. Lại viết Thần Đầu hải, Thần Đầu hải môn, Thần Thụ hải khẩu, Thần Đầu hải khẩu, hoặc có thuyết lầm là Linh Phù hải khẩu.

Sách “An Nam Khí Thủ”:

~ (Trương) Phụ [trong khoảng] từ Hoàng giang, A giang, Cửa biển Đại An cho đến chỗ sông Phúc Thành chuyển đổ vào Cửa biển Thần Đầu, [trong khoảng này] những chỗ nào tắc nghẽn đều cho khai thông sau đó mới tiến. (Như vậy) đi 10 ngày thì tới Thanh Hóa.

Hiện nay [Cửa biển này] nằm ở mé ngoài Đông ngạn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa nước Việt Nam, vị trí ở chỗ giao giới giữa tỉnh này và tỉnh Hà Nam Ninh”.

 

Tụng đọc Kinh tiếng Phạn. Nguyên tác: “phúng tụng”. 

Phúng tụng có nghĩa là “không xem nguyên văn mà chỉ đọc thuộc lòng theo trí nhớ”.

Ở đây ý nói Trí Hoằng chỉ tụng theo những gì mình từng tụng đọc thuộc lòng trong lúc tu tập chứ không đọc được nguyên văn Phạn ngữ.

Phúng tụng cũng gọi là “bối tụng”; “bối” nghĩa là “cái lưng”, “bối tụng” là day lưng lại mà đọc chứ không nhìn vào sách.

Ngôn ngữ, văn tự Phạn ngữ. Nguyên tác: Thanh Luận.

Ngôn ngữ, văn tự là 1 trong 5 môn học chính - được gọi là “Ngũ Minh- ở học đường Ấn Độ thời cổ. Thanh Minh là môn đầu tiên trong 5 môn học này.

Tập “Đại Đường Tây Vực Ký” viết:

~ Nhi khai mông dụ tiến, tiên đạo Thập nhị chương, thất tuế chi hậu, tiệm thụ Ngũ minh Đại luận:

Nhất viết Thanh minh, thích cổ huấn tự, thuyên mục lưu biệt.

Nhị Công xảo minh, kỹ thuật cơ quan, Âm dương, Lịch số.

Tam Y phương minh, cấm chú hàn tà, dược thạch châm ngải.

Tứ vị Nhân minh, khảo định chính tà, nghiên hạch chân ngụy.

Ngũ viết Nội minh, cứu sướng ngũ thừa, nhân quả diệu lý.

                               /  Đại Đường Tây Vực Ký. Qu. II. Ấn Độ tổng thuật. 9. Giáo dục  /.     

~ Việc hướng dẫn dạy dỗ trẻ mới nhập học thì trước hết là dạy 12 Chương, cho tới lúc qua 7 tuổi thì tuần tự dạy 5 Môn học chính:

Một là Thanh minh, là môn học về ngôn ngữ, chủ đề là giải thích ngôn ngữ văn tự cổ cũng như sự phân chia trong ngôn ngữ, văn tự, và giải thuyết về sự khác biệt trong sự phân chia này. 

Hai là Công xảo minh, dạy kỹ thuật về máy móc, dạy các khoa Thiên văn, Số học.

Ba là Y phương minh, dạy phòng tà, chống tà, dược liệu, châm cứu, ngải cứu.

Bốn là Nhân minh, dạy khảo định chính, tà, nghiên cứu kiểm tra thực, giả.

Năm là Nội minh, nghiên cứu thông suốt về 5 Tông giáo, về diệu lý nhân quả. 

Đối Pháp.

Tức A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận (Abhidharmakośāsastra) của Thế Thân (Vasubandhu). 

Tiếng “A Tỳ” dịch ý là “Đối”, tiếng “Đạt Ma” ý dịch là “Pháp”, và “Câu xá” là “Tạng”.

Hợp lại thành: “Đối Pháp Tạng”, cũng gọi “Đại Pháp”, hoặc “Vô Tỷ Pháp”, gọi giản lược là “Câu Xá Luận”.

 

(KỲ 2)

Tác phẩm này Thế Thân soạn, luận quá trình từ Tiểu Thừa tiến qua Đại Thừa, căn bản phản ánh quan niệm lưu hành thời bấy giờ tại nước Ca Thấp Di La (nay là Kashmir) về thế giới của Bộ phái “Thuyết Nhất Thiết Hữu” của Tiểu Thừa, về nhân sinh và tu hành.

Thế Thân sống vào khoảng thế kỷ thứ IV hoặc thứ V, là 1 trong những người khai sáng Du Già Hành Phái của Đại Thừa, em của Vô Trước. Buổi đầu theo Tiểu Thừa, xuất gia theo Bộ phái “Thuyết Nhất Thuyết Hữu”. Theo truyền thuyết, ông tinh thông Giáo nghĩa không tin Đại Thừa, cho rằng Đại Thừa không phải do Phật nói (phi Phật sở thuyết).

Vô Trước ở nước Phú Lâu Sa Phú La sợ em mình viết Luận đả phá Đại Thừa, nên cho người tới nước A Thâu Đồ gọi ông về nước truyền dạy Giáo nghĩa Đại Thừa. Từ đó bỏ Tiểu Thừa theo anh nghiên tập Đại Thừa. Sau đó ông soạn rất nhiều bộ Luận giải thích Kinh điển Đại Thừa - như Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Đại Niết Bàn, Kinh Pháp Hoa, Kinh Bát Nhã, Kinh Duy Ma, Kinh Thắng Man. Ông lại viết sách, luận thuật rất tường tận về lý luận của phái Du Già.

Thế Thân viết rất nhiều, chủ yếu có:

- “Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận Thích”.

- “Biện Trung Biên Luận”.

- “Kim Cương Kinh Luận Thích”.

- “Thập Địa Kinh Luận”.

- “Tịnh Độ Luận”.

- “Nhị Thập Duy Thức Luận”.

- “Duy Thức Tam Thập Luận Tụng”.

- “Nhiếp Đại Thừa Luận Thích”.

- “Đại Thừa Thành Nghiệp Luận”.

- “Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận”.

- “Đại Thừa Ngũ Uẩn Luận”.

- “Phật Tính Luận”.

Tập Đại Đường Tây Vực Ký tự thuật việc Thế Thân theo Đại Thừa như sau:

- Vô Trước giảng đường cố cơ Tây bắc tứ thập dư lý chí cố Già lam, Bắc lâm Cắng Già hà, trung hữu chuyên Toát đổ ba cao bách dư xích, Thế Thân Bồ Tát sơ phát Đại Thừa tâm xứ.

Thế Thân Bồ Tát tự Bắc Ấn Độ chí ư thử dã, thời Vô Trước Bồ Tát mệnh kỳ môn nhân lệnh vãng nghinh hậu chí thử Già lam ngộ nhi hội kiến. Vô Trước đệ tử chỉ hộ dũ ngoại, dạ phân chi hậu tụng Thập Đa Kinh.

Thế Thân văn dĩ cảm ngộ truy hối thậm thâm diệu pháp, tích sở vị văn, phi báng chi diễn, nguyện phát ư thiệt. Thiệt vi tội bản kim nghi trừ đoạn. Tức chấp tiêm đao, dục tự đoạn thiệt. Nãi kiến Vô Trước trú lập cáo viết:

- Phù, Đại Thừa giáo giả, chí chân chi lý dã! Chư Phật sở tán, chúng Thánh du tông. Ngô dục hối nhĩ, nhĩ kim tự ngộ ngộ kỳ thời hĩ, hà thiện như chi! Chư Phật Thánh giáo đoạn thiệt phi hối! Tích dĩ thiệt hủy Đại Thừa, kim dĩ thiệt tán Đại Thừa, bổ quá tự tân, do vi thiện hĩ! Đổ khẩu tuyệt ngôn, kỳ lợi an tại?

Tác thị ngữ dĩ hốt bất phục kiến.

Thế Thân thừa mệnh toại bất đoạn thiệt, đán nghệ Vô Trước, tư thụ Đại Thừa.

Ư thị nghiên tinh đàm tư, chế Đại Thừa luận phàm bách dư Bộ, tịnh thịnh tuyên hành.

                                                                    /  Đại Đường Tây Vực Ký. Qu. V. A Du Đà quốc  /.

- Lúc Bồ Tát Thế Thân từ Bắc Ấn Độ tới đây thì Bồ Tát Vô Trước sai đệ tử tới Chùa này chờ để đón tiếp, gặp mặt nhau tại đây. Đệ tử của Vô Trước đứng bên ngoài cửa phòng (Thế Thân) sau lúc trời vào tối, tụng Thập Địa Kinh.

Thế Thân nghe xong cảm ngộ nghĩ lại mà hối, diệu pháp thậm thâm, xưa chưa hề nghe, cái tội phỉ báng (Đại Thừa) rồi từ cái lưỡi mà ra. Cái lưỡi là cái gốc của tội, bây giờ phải cắt bỏ nó đi. Tức thời lấy dao bén định cắt lưỡi thì thấy Vô Trước đứng đó nói rằng:

- Đại Thừa giáo là cái lý cực chân thực, là điều các Phật ca ngợi, các Thánh tôn sùng! Ta muốn dạy em, bây giờ em tự giác ngộ! Giác ngộ đúng lúc có gì tốt hơn! Thánh giáo của chư Phật, cắt lưỡi mà không hối hận. Trước kia dùng cái lưỡi hủy báng Đại Thừa bây giờ dùng cái lưỡi để tán dương Đại Thừa, sửa lầm lỗi, thay đổi thành con người mới cũng vẫn tốt! Ngậm miệng không nói, cái lợi rồi ở chỗ nào?

(Vô Trước) nói xong những lời này thì bỗng dưng không thấy người đâu nữa!

Thế Thân nghe theo, không cắt lưỡi nữa. Sáng sớm ngày hôm sau tới gặp Vô Trước thảo luận và thụ Giáo pháp Đại Thừa.

Do đó Thế Thân nghiên cứu tinh tường, suy nghĩ sâu xa, biên các Bộ Luận Đại Thừa cộng hơn trăm Bộ, tất cả đều được lưu hành rộng rãi.

Câu Xá.

Coi phần chú thích trên về “Đối Pháp” ở trên.

Khoa luận lý. Nguyên tác: Nhân minh.

Xin coi chú thích về điều mục “Ngôn ngữ, văn tự Phạn ngữ” ở trên].

 

Lê Mạnh Thát dịch đoạn Thích Nghĩa Tĩnh tự thuật từ Quảng Châu đi Ấn Độ.

          “Đại Đường Tây Vức cầu pháp cao tăng truyện quyển hạ ĐTK 2066 tờ 7c3-8b14 đã ghi cuộc gặp gỡ này khá chi tiết:  “Bấy giờ vào năm Hàm Hanh thứ ba (672), đang kiết hạ tại Dương Châu. Đầu mùa thu bỗng gặp sứ quân Cung Châu là Phùng Hiếu Thiên bèn đi theo đến Quảng Châu, hẹn gặp với chủ thuyền Ba Tư để đi về phía Nam. Lại được sứ quân sai đến Cương Châu, lại làm đàn chủ cùng với em là sứ quân Hiếu Đẳng, sứ quân Hiếu Chẩn, quận quân họ Ninh, quận quân họ Bành, tập hợp nhân viên bà con, đều đến gặp để dâng biếu. Họ tranh nhau cho những tấm vải tốt, mỗi bỏ ra những món ăn lạ, để không thiếu hụt trên đường đi biển, lo sợ khó nhọc trên đất hiểm nguy, dốc lòng như ơn nghĩa đối với người thân, chiều theo lòng giúp kẻ cô độc, cùng làm lễ quy y, cùng có duyên với cảnh Phật. Sở dĩ được thành lễ gặp gỡ như vậy, ấy là nhờ sức của nhà họ Phùng. Lại phép tục Lĩnh Nam cùng làm khó lòng kẻ đi người ở. Nho sĩ ăn tại đất bắc đều mang nỗi hận biệt ly.

          Đến tháng 11 bèn bỏ Phiên Ngung, mặt hướng sao Dực sao Chẩn, nhắm vườn Nai mà xa mong, ngóng núi Gà mà mãi than (. . .). Chưa được hai tuần quả đến Phật Thệ. Trải ngừng sáu tháng, học dần ngôn ngữ. Vua nước đó biếu giúp đưa đến nước Mạc  La Du (nay đổi là Thất Lợi Phật Thệ, Srìboja), lại dừng hai tháng để chuyển hướng nước Yết Trà (Kaccha, tức nay là Khotaraja ở phía bắc đảo Sumatra, LMT). Đến tháng 12 giương buồm, lại ngồi thuyền vua dần nhắm Đông Ấn Độ. Từ Yết Trà đi lên hướng bắc hơn 10 ngày thì đến nước người lõa thể. Hướng về đông trông bờ khoảng một hai dặm, chỉ thấy cây dừa rừng cau xanh um khả ái.

Những người dân đó thấy thuyền đến thì tranh nhau cưỡi thuyền nhỏ hơn trăm chiếc, đều đem dừa chuối và những đồ dùng mây tre đến tìm đổi chác. Thứ họ thích nhất là sắt. Một miếng sắt bằng hai ngón tay thì đổi được 5 hoặc 10 trái dừa. Đàn ông thảy đều lõa thể. Đàn bà thì dùng một miếng lá để che thân. Kẻ buôn giỡn cho áo thì liền khoát tay không dùng. Tương truyền nước này là ở biên giới phía nam của Thục Xuyên. Nước này đã không sản xuất ra sắt, nhưng cũng ít vàng bạc. Họ chỉ ăn dừa và củ mài, không có nhiều thóc lúa. Vì thế, lô ca là quí nhất (nước này gọi sắt là lô ca). Da mặt người nước ày không đen, thân hình tầm cỡ trung bình. Khéo đan những rương mây tròn, mà những nơi khác không thể bì kịp. Nếu không cùng họ giao dịch thì liền bị bắn tên độc. Ai bị trúng thì không còn sống lại được.

          Từ đây lại nhắm hướng tây bắc mà đi thêm khoảng nửa tháng, bèn tới nước Đam Ma Lập Để, tức biên giới phía nam của Đông Ấn Độ, cách Mạc Ha Bồ Đề và Na Lan Đà có thể hơn 60 trạm dịch. Ở đây mới bắt đầu gặp thầy Đại Thừa Đăng. Lưu lại một năm để học tiếng Phạn và nghiên cứu các bộ luận thanh văn. Bèn cùng thầy Đăng cùng đi, lấy con đường chính tây. Mấy trăm thương nhân đi Trung Ấn Độ. Cách Mạc Ha Bồ Đề có 10 ngày, đường qua những núi đầm lớn nguy hiển khó thông, nhờ nhiều người, chứ không thể một mình vượt qua.

          Bấy giờ, Tịnh tôi mắc bịnh thời tiết, thân thể ốm mệt, tìm cách đi với nhà buôn, nhưng không thể kịp. Dù đã cố hết sức mình tìm đường đi lên, thì cứ 5 dặm phải trăm  lần nghỉ. Lúc ấy có khoảng 20 thầy ở chùa Na Lan Đà cùng Đăng thượng nhân đều đi lên phía trước. Chỉ còn một mình tôi đơn độc, bước lẻ loi qua cửa ải nguy hiểm. Ngày đã về chiều, cướp núi liền đến, cầm cung kêu lớn đến gặp bắt nạt. Tước lột y trên, rồi lấy y dưới, luống có dây lưng cũng bị cướp nốt. Đúng vào lúc đó, thật có thể nói mãi rời cuộc sống, không còn lòng để thăm hỏi. Xác tan trên đầu ngọn giáo, không thỏa được nguyện vọng của chính mình.

          Nước kia lại tương truyền rằng hễ bắt được người da trắng thì đem giết, sung vào việc tế trời. Khi nghĩ tới chuyện đó thì lòng lại nhớ quanh co. Bèn mới vào trong hố bùn, bôi khắp thân thể, lấy lá che mình, chống gậy mà đi từ từ. Ngày sắp tối hẳn mà chỗ ở thì còn xa. Đến đêm canh hai mới bắt kịp bạn bè, nghe Đăng thượng nhân kêu dài bên ngoài thôn. Khi đã gặp nhau, thượng nhân khiến trao cho một y, xuống hồ rửa mình, rồi mới vào thôn. Từ đó đi mấy ngày thì trước đến Na Lan Đà, đi kính lễ tháp Căn Bổn, rồi lên Kỳ Xà Quật chiêm bái nơi giữ áo ấm của đức Phật, sau đến chùa Đại Giác lễ bái chân dung Phật. Vải quyến tốt do đạo tục vùng Sơn Đông tặng đều đem làm áo cà sa đúng thân đức Phật Như Lai, tự mình đem lên mặc cho Ngài.

          Huyền luật sư của Bộc Châu gửi kèm theo bảo cái bằng lụa mỏng mấy vạn để đem dâng lên. Thiền sư An Đạo của Tào Châu gửi lễ bái đến tượng Bồ Đề. Tịnh tôi cũng vì vậy mà làm lễ xong. Lúc ấy, năm vóc gieo xuống đất, một lòng tưởng nhớ kiền thành, trước vì bốn ơn ở Đông Hạ, rộng ra tới cả pháp giới hàm thức, nguyện xin hội đầu Long Hoa, gặp được đức Từ Thị, cùng hợp chân tôn, chứng được trí vô sanh. Tiếp theo bèn lễ khắp thánh tích, qua phương trượng mà tới Câu Thi, chỗ nào cũng đều chí thành. Vào vườn Nai mà vượt núi Gà, ở chùa Na Lan Đà 10 năm, mới bắt đầu trở gót, nói về Đam Ma Lập Để. Khi chưa đến, thì gặp giặc cướp lớn, chỉ khỏi được họa dao đâm, mà giữ được thân hôm sớm. Từ đó, lên thuyền qua nước Yết Trà. Ba tạng Phạn Bản mang theo khoảng hơn 50 vạn tụng, dịch ra tiếng Hán có thể thành một ngàn quyển. Bèn tạm ở lại Phật Thệ”.         

          Đọc những ghi chép vừa dẫn của Đại Đường Tây Vức cầu pháp cao tăng truyện ta thấy Nghĩa Tịnh đã gặp Đại Thừa Đăng tại Đam Ma Lập Để, sau khi đã rời vùng Yết Trà vào tháng 12 của năm Hàm Hanh thứ 3 (674) và đi thêm khoảng một tháng nữa”.

(LSPGVN2. từ trang 179 đến 183).

Những cái sai của Lê Mạnh Thát ở đoạn trên tôi đánh chữ đỏ và gạch dưới.

Sau đây tôi nói rõ từng cái sai một:

1). Năm Hàm Hanh thứ 3.

Đúng phải là năm Hàm Hanh thứ 2.

+ Trong Tập “Đại Đường Tây Vực Cầu Pháp Cao Tăng Truyện Hiệu Chú”, chú thích câu “Hàm Hanh nhị niên” (Chú thích 10), trong đoạn dẫn trên, Vương Bang Duy viết:

(10). Hàm Hanh nhị niên. Trừ Túc Bản ngoại, các Bản nguyên câu tác “Hàm Hanh tam niên”. Đản <Ký Qui Truyện> Quyển IV vân: “Chí tam thập thất, phương toại sở nguyện”. Hựu vân: “Toại dĩ Hàm Hanh nhị niên thập nhất nguyệt phụ bạch Quảng Châu, cử phàm Nam hải.

(Đại 54 / 232c, 233b) <Trung tông Thánh Giáo Tự>: “Tam thập hữu thất, phương toại nhã hoài, dĩ Hàm Hanh nhị niên hành chí Quảng Châu”.

(Chiêu 3 / 1421c) <Nghĩa Tĩnh Tháp Minh>: “Dĩ Hàm Hanh nhị niên, phát tự toàn Tề, đạt vu Quảng Phủ”

(Đại 55 / 871c) <Khai Nguyên Lục> Quyển IX, <Tục Cổ Kim Dịch Kinh Đồ Ký>, <Trinh Nguyên Lục> Quyển XIII, <Tống Cao Tăng Truyện> Quyển I sở ký đồng.

Nghĩa Tĩnh đích sinh tốt niên suy toán, tham hạch dĩ thượng các gia ký tái, khả xác địnhtam niên” thực vi “nhị niên” chi ngộ, kim cải chính chi.

Đại Đường Tây Vực Cầu Pháp Cao Tăng Truyện Hiệu Chú. Qu. Hạ. Nghĩa Tĩnh tự thuật  /.

- Năm thứ 2 Niên hiệu Hàm Hanh. Trừ Túc Bản, các Bản vốn đều ghi “Hàm Hanh tam niên”. Nhưng <Ký Qui Truyện> Quyển IV nói: “Tới 37 tuổi mới đạt ước nguyện”. Lại nói: “Sau cùng tháng 11 năm thứ 2 Niên hiệu Hàm Hanh theo thuyền buôn tới Quảng Châu, ra khơi Nam hải.

+ (Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh Qu.54, tr.232c,233b) <Trung tông Thánh Giáo Tự>: “37 tuổi mới đạt được hoài vọng cao đẹp, để năm thứ 2 Niên hiệu Hàm Hanh đến Quảng Châu”.

+ (Chiêu Hòa Pháp Bảo Tổng Mục Lục Qu.3, tr.1421c) <Nghĩa Tĩnh Tháp Minh>: “Năm thứ 2 Niên hiệu Hàm Hanh, xuất phát từ đất Tề đi Phủ Quảng Châu.

+ (Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh Qu.55, tr.871c). Ghi chép (về thời điểm này) của các Tập <Khai Nguyên Lục> Quyển IX, <Tục Cổ Kim Dịch Kinh Đồ Ký>, <Trinh Nguyên Lục> Quyển XIII, <Tống Cao Tăng Truyện> Quyển I đều giống (như trên).

Lấy năm sinh năm tử của Nghĩa Tĩnh mà suy tính, tham khảo đối chiếu những ghi chép của các nhà dẫn trên đây thì có thể xác địnhnăm thứ 3” quả thực là lầm lẫn từ “năm thứ 2”, nay sửa cho đúng lại”.

 

Những trưng dẫn trong phần chú thích trên đây Vương Bang Duy viết liền nhau, ở đây tôi sắp xếp lại, mỗi tác phẩm trưng dẫn tôi xuống hàng cho dễ thấy.

2). “Hiếu Đẳng”.

Chữ “Đẳng” đúng phải là “Đản”.

Chữ “Đản” này tức chữ “đản’ nghĩa là “sanh ra”, như nói “Phật đản sanh”.

3). “...... lại làm đàn chủ.”.

Lê Mạnh Thát dịch câu này hàm hồ:

Ai làm đàn chủ? Thích Nghĩa Tĩnh, hay ông Sứ quân Phùng HiếuThiên?

4). “...... tập hợp nhân viên bà con..

Nguyên tác: “...... hợp môn quyến thuộc”.

Nghĩa là: “...... tất cả bà con trong giòng họ”.

Chữ “Hợp” ở đây có nghĩa là “tất cả, đầy đủ”, như nói:

-Hợp quốc” (cả nước), “hợp gia” (cả nhà) ......

Chữ “Môn” ở đây có nghĩa là “Gia tộc, gia đình”.

Lê Mạnh Thát dịch là “tập hợp bà con nhân viên” thì đúng là không rành Hán văn!

Kế đến, trong dịch văn có danh xưng “Quận quân” Lê Mạnh Thát đã không dịch. Đây là danh xưng chuyên môn nếu không dịch thì người đọc không chuyên môn không hiểu là cái gì? 

Cao Thừa (? - ?) thời Bắc Tống (960 - 1127) viết trong “Sự Vật Kỷ Nguyên”:

~ Đường chế: Tứ phẩm thê vi Quận quân, Ngũ phẩm vi Huyện quân - kỳ mẫu ấp hiệu giai gia Thái quân phong, xưng Thái quân”.

                             /  Sự Vật Kỷ Nguyên. Qu.I. Tân Ngự Mệnh Phụ Bộ. 4. Thái quân  /.

~ Định chế Đường triều: Vợ của quan chức trật Tứ phẩm được gọi là Quận quân, vợ các quan chức thuộc trật Ngũ phẩm thì được gọi Huyện quân - trong danh hiệu của các phần đất Triều đình ban cho mẹ của các quan chức nói trên đều có thêm các tiếng Thái quân phong, do đó gọi mẹ của các quan chức này là Thái quân”.

5). Tranh nhau cho những tấm vải tốt.

Nguyên tác: “Tranh trừu thượng hối”.

Cứ như dịch văn của Lê Mạnh Thát thì ông ta dịch chữ “Trừu” là “vải tốt”.

Tôi không rõ Lê Mạnh Thát lấy cái nghĩa này từ đâu? Vì trong tất cả Từ thư Trung Hoa chữ “Trừu” không có nghĩa nào là “vải tốt” như Lê Mạnh Thát dịch hết!

Chữ Trừu có các nghĩa: Lấy ra, rút ra, đưa ra......

Câu “tranh trừu thượng hối” có nghĩa là “tranh nhau lấy tiền bạc của cải đưa lên tặng”.

Chữ “Hối” có nghĩa là “tài vật” (tiền bạc, của cải), có nghĩa là “tặng biếu tài vật”.

6). “...... để không thiếu hụt trên đường đi biển.”.

Nguyên tác: “Thứ vô phạp ư hải đồ”.

Ở đây chữ “thứ” có nghĩa là “mong, hi vọng”, Lê Mạnh Thát dịch là “để” thì không được chính xác lắm! Chữ “Thứ” này là chữ “Thứ” có nghĩa là “dân chúng”, như nói “thứ dân”.

7). “Dốc lòng như ơn nghĩa đối với người thân, chiều theo lòng giúp kẻ cô độc.”.

Nguyên tác: “Đốc như thân chi huệ, thuận Cấp Cô chi tâm”.

Chữ “huệ” ở đây dịch là ơn nghĩa thì không xác đáng, dịch là “tặng, biếu” phải hơn!

Lê Mạnh Thát không hiểu là 2 chữ “Cấp Cô” ở đây tức “Cấp Cô Độc”, một Đại thần của vua Thắng Quân. Cấp Cô Độc cực giàu, ông là người cúng dường khu rừng Thệ Đa để Phật Thích Ca lập Đạo tràng. Cấp Cô Độc thường giúp đỡ kẻ nghèo khổ thiếu thốn nên thời đó người ta gọi ông là Thiện Thí Trưởng Giả.

Về Cấp Cô Độc, Huyền Trang viết trong Đại Đường Tây Vực Ký như sau:

Thiện Thí trưởng giả nhân nhi thông mẫn, tích nhi năng tán, chửng phạp tế bần, ai cô tuất lão, thời mỹ kỳ đức, hiệu Cấp Cô Độc yên! Văn Phật công đức, thâm sinh tôn kính nguyện kiến Tinh xá thỉnh Phật giáng lâm.

Thế Tôn mệnh Xá Lợi Tử tùy chiêm quĩ yên! Duy thái tử Thệ Đa viên địa sảng khải tầm nghệ thái tử cụ dĩ tình cáo. Thái tử hí ngôn:

- Kim biến nãi mại!

Thiện Thí văn chi, tâm hạt như dã, tức xuất tàng kim, tùy ngôn bố địa; hữu thiểu vị mãn thái tử thỉnh lưu viết:

- Phật thành lương điền, nghi thực thiện chủng.

Tức ư không địa kiến lập Tinh xá, Thế Tôn tức chi cáo A Nan viết:

- Viên địa Thiện Thí sở mãi, lâm thụ Thệ Đa sở thí, nhị nhân đồng tâm thức sùng công nghiệp, tự kim dĩ khứ ưng vị thử địa vi Thệ Đa Lâm Cấp Cô Độc Viên!

                                   /  Đại Đường Tây Vực Ký. Qu.VI. Thất La Phạt Tất Để Quốc  /.

Trưởng giả Thiện Thí là người nhân từ, trí huệ, mẫn tiệp, gom góp được nhiều tiền của nhưng cũng biết bỏ ra bố thí, cứu người thiếu thốn, giúp kẻ nghèo khổ, thương những trẻ không cha, không mẹ, xót người già cả, và cũng vì khâm phục cái đức của ông mà người đương thời gọi ông là Cấp Cô Độc! Nghe nói về công đức của Phật ông vô cùng tôn kính, nguyện lập Tinh xá để thỉnh Phật tới. Thế Tôn sai Xá Lợi Tử theo Cấp Cô Độc đi các nơi xem xét đất đai! (Rốt cục) chỉ có khu đất vườn của thái tử Thệ Đa là cao ráo.  

Sau đó 2 người tới gặp thái tử, nói rõ ý nguyện, thái tử nói chơi rằng:

- Nếu các ông trải vàng khắp hết mảnh đất đó thì ta sẽ bán cho!

Nghe vậy, Thiện Thí, với lòng rộng rãi, tức thời đem hết vàng trong nhà ra, theo lời của thái tử Thệ Đa mà trải kín khắp mảnh đất đó. (Trải đến lúc cuối) có một khoảnh đất nhỏ chưa trải kín, thái tử nói là để chừa đó, nói rằng:

- Phật đúng là ruộng tốt, phải gieo trồng hột giống thiện.

Liền cho xây dựng Tinh xá tại khoảng đất trống đó. Thế Tôn liền nói với A Nan:

- Đất vườn là của Thiện Thí mua, cây rừng là của Thệ Đa cho, 2 người đồng tâm, để làm cao công trạng và sự nghiệp. Từ đây trở đi nên gọi đất này là Vườn Cấp Cô Độc Rừng Thệ Đa.

8). “....... phép tục Lĩnh Nam cùng làm khó lòng kẻ đi người ở. Nho sĩ ăn tại đất bắc đều mang nỗi hận biệt ly.”.

Nguyên tác:Lãnh Nam pháp tục cộng cảnh khứ lưu chi tâm; Bắc thổ anh nho câu hoài sinh biệt chi hận.”.

- “(Bản chất) của người Tăng, kẻ tục ở vùng Lãnh Nam rồi đều nghẹn ngào trước cảnh kẻ ở người đi; (bản chất) bậc trí thức tài cao phương Bắc ai cũng đều buồn thương cho cảnh chia lìa giữa người sống.”.

+ Lê Mạnh Thát không hiểu 2 chữ “Pháp tục” ở đây chỉ 2 giới Tăngtục.

+ Chữ “Cảnh” trong đoạn trên có nghĩa “ăn mà bị nghẹn xương ở cổ”.

Chữ này bên trái là bộ “Ngư” (Con cá), bên phải là chữ “Canh”, nghĩa là “Sửa đổi”.

Ngoài ra chữ “Canh” còn âm đọc nữa là “Cánh”, nghĩa là “Lại, nữa. Càng”

+ 2 chữ “khứ lưu”: Khứđi, ở đây chỉ người đi; lưu, ở đây chỉ người ở lại.

+ “Nho sĩ ăn tại đất bắc”. Tôi không rõ Lê Mạnh Thát dịch từ đâu ra chữ “ăn”?

Chưa nói “ăn tại đất bắc” là ăn làm sao? Thiệt là tối mò!

Tóm lại, đối chiếu dịch văn của tôi thì thấy Lê Mạnh Thát dịch rất sai lạc, ngây ngô!

9). “Vườn Nai. Núi Gà.”.

Nguyên tác là “Lộc Viên. Kê Phong”.

Đây là những tên riêng, dịch ra thì rất ngớ ngẩn và ngô nghê, kiểu “đỉnh cao trí tuệ”!!!

10). (. . .).

Trong ngoặc đơn có 3 cái chấm này là một đoạn nguyên tác Lê Mạnh Thát không dịch!  Đoạn này là: “Vu thời quảng mạc sơ phiêu...... tới câu “như vân chi lãng thao thiên”.

Tôi nghĩ Lê Mạnh Thát không hiểu đoạn này nên không dịch. (Coi phần dịch ở sau).

11). “Chưa được hai tuần......”.

Nguyên tác: “Vị cách lưỡng tuần......”.

- Chưa tới 20 ngày......”.

Thời cổ, Lịch pháp Trung Hoa phân 1 tháng làm 3 khoảng, mỗi khoảng 10 ngày, gọi là Tuần - như ta thường nghe “thượng tuần”, “trung tuần”, “hạ tuần”.

Trong Lịch pháp phương Tây, 1 tuần chỉ có 7 ngày. Cho nên, dịch mà không chú thích như Lê Mạnh Thát có thể khiến 1 số người đọc hiểu lầm chữ “Tuần” ở đây là 7 ngày!

12). “Trải ngừng sáu tháng.”.

Nguyên tác: “Kinh đình lục nguyệt”.

Lê Mạnh Thát dịch từng chữ một rất ngô nghê, trong khi Nghĩa Tĩnh rất giản dị nói rằng mình “ở lại đây (Phật Thệ) 6 tháng”.

13). “......Vua nước đó biếu giúp đưa đến nước Mạc La Du.”.

Nguyên tác: “Vương tặng chi trì tống vãng Mạt La Du quốc”.

- “Vua (xứ này) tặng cho tiền bạc, vật dụng đưa tiễn tới nước Mạt La Du”.

Vì Lê Mạnh Thát chỉ biết dịch từng chữ một cho nên rất hàm hồ!

Nói “biếu giúp”, nhưng “biếu giúp” cái gì ở đây?

Kế đến, chữ đầu của tên nước là “Mạt” (Mạ+t), không phải “Mạc” (Mạ+c).

14). “...... thuyền nhỏ hơn trăm chiếc.”.

Nguyên tác: “tiểu đỉnh hữu doanh bách số”.

- “Thuyền nhỏ nhẹ mà nhanh có đến trăm chiếc”.

Số lượng ở đây bất định, Nghĩa Tĩnh chỉ phỏng chừng mà thôi! Chữ “doanh” trong câu nghĩa là “đầy”. Giải rõ ra, ý nói là nhiều lắm cũng đầy, cũng tới 100 chiếc thuyền.

15). “...... biên giới phía nam của Thục Xuyên.”.

Nguyên tác: “Thục Xuyên Tây nam giới”.

Lê Mạnh Thát dịch thiếu chữ “Tây”.

16). “Lưu lại một năm để học tiếng Phạn và nghiên cứu các bộ luận thanh văn.”.

Nguyên tác: “Lưu trú nhất tái, học Phạm ngữ, tập Thanh luận”.

- “Ở lại đây 1 năm, học tiếng Phạn, tập Ngữ pháp (tiếng Phạn)”.

Lê Mạnh Thát dịch mà không suy nghĩ gì hết, cứ dịch càn tới. Thử hỏi, chỉ với một năm học nói đã xong chưa mà nghiên cứu tới những Bộ Luận Phật giáo - là những trứ tác của những Luận sư thuộc hàng Thanh Văn Thừa đã ngộ Tứ Đế (Khổ. Tập. Diệt. Đạo)?

Lê Mạnh Thát vốn không hiểu rằng tiếng “thanh luận” trong câu dẫn trên đây, cũng như tiếng “Thanh minh” ở một đoạn trước, chỉ ngôn ngữ học.

Hơn nữa, cứ coi nguyên tác thì thấy không có chữ nào có nghĩa là “nghiên cứu” cả!

17). “........... tìm cách đi với nhà buôn, nhưng không thể kịp. Dù đã cố hết sức mình tìm đường đi lên.”.

Nguyên tác: “……. cầu chẩn thương đồ, tuyền khốn bất năng cập, tuy khả lệ kỉ cầu tiến ngũ lý chung tu bách tức.

- “........ xin đi theo đoàn thương buôn, (nhưng) khốn đốn luôn không theo kịp đoàn, tuy tự khích lệ là phải cố vượt lên (cho kịp) nhưng cứ đi 5 dặm thì nghỉ tới cả trăm lần”. 

Chữ chẩn trong nguyên tác có nghĩa là “cầu xin”, không có nghĩa là “tìm cách”.

Câu tìm cách đi với nhà buôn, nhưng không thể kịphàm hồ. Không thể kịp cái gì?

Câu cầu tiếnLê Mạnh Thát dịch là tìm đường đi lên lại cũng hàm hồ nữa! 

Tiếp đến, Lê Mạnh Thát dịch thiếu câu tuyền khốn (“khốn đốn luôn”), cũng không dịch câu khả lệ kỉ (“tự khích lệ”).

18). “........ mãi rời cuộc sống, không còn lòng để thăm hỏi.

Nguyên tác: “Trường từ nhân đại, vô hài lễ yết chi tâm”.

- “Rời bỏ cõi người thì rồi không hợp với tâm nguyện đến bái yết đất Phật”.

Tiếng “trường từ” nghĩa là “sự từ biệt lâu dài”, ý chỉ “sự chết”.

Chữ “Hài” trong câu trên có nghĩa là “hòa hợp”.

Câu này nói rằng nếu chết đi thì điều này rồi không hợp với tâm nguyện của mình là đến xứ Phật cầu Pháp, chiêm bái các di tích của Phật.

Câu kế tiếp diễn rõ hơn ý trên đây:

-thể tán phong đoan bất toại bản cầu chi vọng!”.

- “thân tan dưới đầu gươm dáo thì không đạt thành nguyện vọng của mình!”.  

Lê Mạnh Thát dịch không còn lòng để thăm hỏi thì đã sai, lại mơ hồ! Thăm hỏi ai?

19). “...... lòng lại nhớ quanh co.”.

Nguyên tác:Ký tư thử thuyết cánh chẩn vu hoài”.

- “Đã nghĩ tới truyền thuyết này thì càng đau đớn trong lòng”.

Trong Hoa ngữ có từ ngữ “chẩn hoài”, nghĩa là “đau lòng nghĩ nhớ” (thống niệm).

Khuất Nguyên (343 - 299 tr. Cn) có câu:

                        Xuất Quốc môn nhi chẩn hoài hề!

                                                      Sở Từ. Cửu Chương. Ai Dĩnh  /.

                        Bỏ Nước đi mà đau lòng kìa!                                 

Vương Dật (? - ?) thời Đông Hán (25 - 220) chú thích:

-Chẩn, thống dã; hoài, tư dã”.  

-Chẩn, là đau đớn; hoài là suy nghĩ”.

Có thể thấy, “nhớ quanh co” thì khác xa với “nhớ mà lòng đau đớn”!

20). “...... kêu dài”.

Nguyên tác: “Trường khiếu”.

- “Lớn tiếng kêu”.

Lê Mạnh Thát dịch từng chữ một là kêu dài”. “Kêu dài” là kêu ra làm sao?

Tiếng Việt có các tiếng “than dài”, “thở dài”, không có “kêu dài”.

Trường nghĩa là “dài”, là “xa”, do đó nếu dịch câu trường khiếulà “lớn tiếng kêu” hoặc là “cất tiếng kêu lớn” thì hợp tinh thần tiếng Việt hơn. 

Lớn tiếng kêu thì âm thanh lan xa cho người ngoài xa nghe.

21). “...... rồi lên Kỳ Xà Quật chiêm bái nơi giữ áo ấm của đức Phật.”.

Nguyên tác: “...... thướng Kỳ Xà Quật kiến điệp y xứ”.

- “...... lên Kỳ Xà Quật thăm nơi có [dấu tích] áo [cà sa bằng vải] bạch điệp của Phật”.

(Kỳ Xà Quật tức núi Linh Tựu, hay còn đọc là Linh Thứu. Coi phần tiếp sau phần này).  

Đối chiếu câu dịch chính xác tôi dịch trên và câu dịch sai của Lê Mạnh Thát có thể thấy Lê Mạnh Thát: 

1/. Không biết nguyên tắc giả tá (còn gọi là thông tá) trong Văn tự học Trung Hoa.

2/. Không thông điển tích Phật giáo.

Tôi lần lượt chứng minh từng điểm một sau đây.

 

1). Về văn tự học.

Chữ “Điệp” ở đây có các nghĩa “Tầng, lớp. Lập lại. Sợ hãi”.

Nhưng ở đây, trong Đại Đường Tây Vực Cầu Pháp Cao Tăng Truyện chữ “điệp” này chỉ thứ vải dệt từ sợi bông cây gòn (mộc miên) ở các xứ Tây vực.

Thứ vải dệt từ sợi bông cây mộc miên sắc trắng, chất mịn do đó mà được mệnh danh là “bạch điệp”.  

Cà sa của Phật được may bằng thứ vải bạch điệp này do đó Nghĩa Tĩnh nói “điệp y”.   

Chữ này vốn viết với Bộ “Mao” (Lông) ở bên phải chữ “điệp” kể trên, nhưng nguyên tác ở đây viết không có Bộ “Mao”, theo lối giả tá thường thấy trong văn chương cổ điển.

Nói rõ hơn là ở đây Lê Mạnh Thát không biết là 2 chữ “Điệp”, một chữ có Bộ “Mao”, và một chữ không có Bộ “Mao”, chỉ là một, tức mượn chữ này để chỉ chữ kia! Cho nên đã hiểu theo nghĩa “tầng, lớp”, để từ đó suy diễn là “lớp áo”, là “áo ấm”.

 

2). Về điển tích Phật giáo.

Trong “Tây Vực Ký” có khá nhiều đoạn nói đến thứ áo may bằng vải “bạch điệp” này ở một số nước vùng Tây vực .

Tổ Huyền Trang ghi lại trong “Đại Đường Tây Vực Ký”:

-Cung Thành Đông bắc hành thập tứ, ngũ lý, chí Cật Lật Đà La Củ Trá Sơn (Đường ngôn Tựu Phong, dịch vị Tựu Đài. Cựu viết Kỳ Xà Qut, ngoa dã!)......

Kì sơn đỉnh tắc Đông tây trường, Nam bắc hiệp. Lâm nhai Tây thùy hữu chuyên tinh xá cao quảng kỳ chế, Đông tịch kỳ hộ, Như Lai tại tích đa cư thuyết Pháp......

Tinh xá Đông bắc thạch giản trung hữu đại bàn thạch, thị Như Lai sái ca sa chi xứ, y văn minh triệt, kiểu như điêu khắc”.

                                          Đại Đường Tây Vực Ký. Qu. IX. Ma Kiệt Đề Quốc. Hạ  /.

- “Từ Cung Thành đi về hướng Đông bắc 14, 15 dặm thì tới núi Cật Lật Đà La Củ Trá (Ngôn ngữ Đường gọi là Tựu Phong, cũng gọi Tựu Đài. Xưa gọi là Kỳ Xà Qut, là gọi sai)......

Đỉnh núi chiều Đông Tây dài, Nam Bắc hẹp. Sát bên ghềnh núi phía Tây có một tinh xá bằng gạch, cao rộng, kiến trúc đặc dị, day mặt về hướng Đông, đức Như Lai thuở xưa  phần nhiều thuyết Pháp tại đây......

Ở khe núi đá mé Đông bắc tinh xá có tảng đá lớn, là nơi Như Lai phơi áo cà sa, dấu áo lưu lại trên mặt đá thật rõ, rành rạnh như điêu khắc”.

 

Ngoài ra, cũng sách dẫn trên, ở một đoạn nữa, cho biết:

- “Như Lai Tăng già đê Ca sa, tế điệp sở tác, kỳ sắc hoàng xích, trí bảo hàm trung, tuế nguyệt ký viễn, vi hữu tổn hoại”.

                                            Đại Đường Tây Vực Ký. Qu. II. Na Kiệt La Hạt Quốc  /.

- “Cái áo Tăng già đê của Như Lai dệt với vải (bạch) điệp sợi mịn, có sắc vàng đỏ, để  trong hộp quí, trải năm tháng xa xôi áo đã có chút ít hư hoại”.

 

Kinh Hoa Nghiêm so sánh Tâm Bồ đề thanh tịnh trắng sạch như sợi vải Bạch điệp:

- Bồ đề tâm giả như Bạch điệp tuyến, tòng bản dĩ lai tính thanh tịnh cố!

                                                           /  Hoa Nghiêm Kinh. Nhập Pháp Giới. XXXIX  /.

- Bồ đề tâm như sợi vải Bạch điệp, vì từ nào đến giờ tánh vốn thanh tịnh!

 

22). “...... hội đầu Long Hoa..... đều hợp chân tôn.”.

Đúng phải là “3 Hội Long Hoa”, không phải chỉ Hội đầu tiên.

Chân tông ở đây tức chỉ cái “thực lý của Chân như Pháp tướng”.

 

23). “...... qua phương trượng mà tới Câu Thi.”.

Nguyên tác: “quá Phương Trượng nhi giới Câu Thi”.

Có thể thấy ngay dịch văn dẫn trên của Lê Mạnh Thát rất hàm hồ!

Cứ như nguyên tác thì Phương TrượngCâu Thi chỉ địa danh.

Điều mà ai cũng rõ là trong chùa, chỗ cư trú của Sư trụ trì được gọi là Phương trượng

Dịch như Lê Mạnh Thát người đọc sẽ thắc mắc:

1/. Phương trượng của Chùa nào đây? Chùa ở đâu?

2/. Câu Thi là địa danh, nhưng là tên 1 địa phương, hay tên Quốc gia?

 

Về danh xưng “Phương trượng” chúng ta hãy đọc một đoạn trong bộ loại thư Phật giáo nổi tiếng là “Pháp Uyển Chu Lâm” của Thích Đạo Thế (? - ?) đời Đường:

- “Phệ Xá Li quốc, thuộc Trung Ấn Độ (Cựu vân Tỳ Xá Li quốc)......

Cung Thành chu ngũ lý. Cung Tây bắc lục lý hữu tự tháp, thị thuyết Duy Ma Kinh xứ.

Tự Đông bắc tứ lý hứa hữu Tháp, thị Duy Ma cố trạch cơ, thương đa linh thần! Kỳ điệp chuyên, truyền vân tích thạch, tức thị thuyết Pháp hiện tật xứ dã.

Vu Đại Đường Hiển Khánh niên trung sắc sứ Vệ Trưởng sử Vương Huyền Sách nhân hướng Ấn Độ, quá Tĩnh Danh trạch, dĩ hốt lượng cơ, chỉ hữu thập hốt, cố hiệu Phương Trượng chi Thất dã!

              /  Pháp Uyển Chu Lâm. Qu.XXIX. Cảm Thông thiên. Thánh tích Bộ đệ Nhị  /.

- “Nước Phệ Xá Li, thuộc miền Trung Ấn Độ (Thời cũ gọi là nước Tỳ Xá Ly)......

Cung Thành chu vi 5 dặm. Cách Cung Thành 6 dặm về phía Tây bắc có Tháp miếu, là nơi Phật giảng Kinh Duy Ma.

Mé Đông bắc Tháp miếu khoảng 4 dặm có ngôi Tháp, là nền cũ của nhà của Duy Ma Cư sĩ, nơi đây vẫn còn xuất hiện những việc linh thiêng, thần kỳ! Căn nhà của Duy Ma Cư sĩ được xếp gạch lên nhau mà thành, truyền thuyết nói chồng đá lên nhau, nhà này là nơi Duy Ma thị hiện thân bệnh mà thuyết Pháp.

Trong khoảng Niên hiệu Hiển Khánh triều Đại Đường vua ra sắc chỉ cho Vệ Trưởng sử Vương Huyền Sách đi Sứ (Ấn Độ), tiện dịp ghé qua nhà (cũ) của Tĩnh Danh, dùng thẻ hốt đo nền nhà, đo được chỉ có 10 hốt, do đó gọi là Nhà Phương Trượng!”.

 

Tiếng Phương Trượng chỉ phòng của Sư trụ trì trong Chùa đã bắt nguồn từ đó.

Người ta vẫn nói “Phương trượng” là tiếng chỉ nhà ở của Cư sĩ Duy Ma Cật, thế nhưng không thấy ai nêu rõ 1 trượng dài bao nhiêu để có khái niệm về độ lớn của căn nhà!

Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu vấn đề này.

 

Trước hết là cái Hốt của quan chức thời cổ và độ dài của nó.

Hốt là thẻ bài các quan cầm khi vào họp triều, có việc gì thì ghi trên đó để nhớ. Thời cổ từ vua quan cho tới sĩ thứ đều dùng hốt. Về sau thì chỉ có quan chức mới được dùng.

Hoàng Dĩ Chu (1828 - 1899), học giả cuối kỳ Thanh triều (1644 - 1911), trong tác phẩm nghiên cứu Lễ chế “Lễ Thư Thông Cố”, dẫn thiên ‘Ngọc Tảo’ trong sách “Lễ Ký” nói là độ dài qui định của HỐT là “Nhị xích hữu lục thốn” (2 thước 6 tấc).

(Tham khảo Lễ Thư Thông Cố. Qu. XLIX. Danh vật đồ 2. Hốt).

Thước, tấc nói trong sách “Lễ Ký” là thước, tấc đời Chu (1121 - 256 tr. Cn):

1 xích = 19.91 cm / 1 tấc = 1 / 10 thước = 1.991 cm

Vậy 1 Hốt = (19.91 cm x 2) + (1.991 cm x 6) = 39.82 cm + 11.946 cm = 51.766 cm

10 Hốt = 51.766 cm x 10 = 517.66 cm, tức 5.1766 m.

1 xích thời Đường = 31.10 cm, tính ra thì mỗi cạnh nhà của Duy Ma sẽ là 8.086 m.

Thế nhưng, cứ đoạn văn dẫn trên của “Pháp Uyển Chu Lâm” thì 10 Hốt = 1 Trượng.

Vậy, nếu nói theo hệ thống đời Chu thì ở đây 1 Hốt dài 19.91 cm.

Còn nói theo hệ thống đời Đường thì 1 Hốt dài 31.10 cm

Nếu nói theo đơn vị Trượng thời Chu thì mỗi cạnh nhà của Duy Ma Cật = 1.991 m.

Nếu tính theo qui định thời Đường thì mỗi cạnh nhà của Duy Ma Cật sẽ là: 3.11 m.

Nói khác đi, nếu ứng dụng 1 Cây Hốt dài 2 xích 6 tấc của thiên “Ngọc Tảo” thì điều này không ăn khớp với cả 2 hệ thống Chu và Đường!

Không rõ “Pháp Uyển Chu Lâm” nói theo hệ thống đo lường thời nào?

Thích Đạo Thế, tác giả tập sách kể trên là người thời Đường bởi vậy có lẽ ông nói theo qui định đo lường thời ông.

Từ hệ thống đo lường đời Đường nếu phân tích chút nữa ta thấy:

3.11m x 3.11m = 9.6721 m2. Tức xấp xỉ con số 10.

Qua đoạn văn của “Pháp Uyển Chu Lâm” thì rõ nhà cũ của Cư sĩ Duy Ma Cật sau này được gọi là “Phương Trượng”.

 

Cho nên câu Quá Phương Trượng nhi giới Câu Thi phải dịch là:

-Qua nhà cũ của Cư sĩ Duy Ma Cật rồi đi qua nước Câu Thi”.

Tóm lại, có thể nói  rằng Lê Mạnh Thát không hiểu câu “quá Phương Trượng” trên đây nói gì cho nên mới dịch hàm hồ như đã thấy.

 

24). “...... chỉ khỏi được họa dao đâm, giữ được thân hôm sớm”.

Nguyên tác: “...... cận miễn trị nhận chi họa, đắc tồn triêu tịch chi mệnh”.

-Trị nhận” nghĩa là “dùng dao đâm thấu vào”.

Dịch là “dao đâm” thì không sai, có điều, câu ở trước đã nói “đại kiếp tặc” thì giặc cướp không chỉ dùng “dao” mà còn dùng các thứ như kiếm, cung, dáo….. tóm lại là vũ khí.

Câu “cận miễn trị nhận chi họa” do đó nếu dịch là “thoát được cái họa gươm đao” hoặc dịch “thoát được cái họa bị giặc cướp giết” thì xác đáng hơn! Dịch từng chữ một trong nhiều trường hợp phải nói là ngô nghê. 

Kế đến, 2 chữ “triêu tịch” ý chỉ “khoảng thời gian ngắn”, như nói kiếp sống của loài sâu phù du “triêu sinh nhi tịch tử”. Dịch là “hôm sớm” thì không nói rõ được ý nguyên tác!

Dịch từng chữ - điều rất thường thấy trong việc chuyển dịch của Lê Mạnh Thát, nhiều lúc rồi không diễn hết ý của nguyên văn, mà đôi khi còn ngớ ngẩn nữa!

 

(KỲ 3)

Sau hết, ở đầu đoạn dẫn trên Lê Mạnh Thát ghi “….. năm Hàm Hanh thứ ba (672)”, tức năm thứ 3 Niên hiệu này tương ứng năm 672, thế nhưng, ở đoạn cuối lại viết “.... năm Hàm Hanh thứ 3 (674)”, tức năm thứ 3 Niên hiệu này nhằm năm 674, nói khác đi, cùng một thời điểm mà sai biệt 2 năm!

 

Nguyên văn đoạn trên của Thích Nghĩa Tĩnh:

- Vu thời Hàm Hanh nhị niên, tọa Hạ Dương Phủ. Sơ Thu hốt ngộ Cung Châu sứ quân Phùng Hiếu Thuyên, tùy chí Quảng Phủ, dữ Ba Tư bạch chủ kỳ hội Nam hành - Phục mông sứ quân lệnh vãng Cương Châu, trùng vi đàn chủ, cập đệ Hiếu Đản sứ quân, Hiếu Chẩn sứ quân, Quận quân Ninh thị, Quận quân Bành thị đẳng, hợp môn quyến thuộc hàm hiến tư tặng, tranh trừu thượng hối, các xả kỳ xan, thứ vô phạp ư hải đồ, khủng hữu lao ư hiểm địa. Đốc như thân chi huệ, thuận Cấp Cô chi tâm. Cộng tác qui y, đồng duyên thắng cảnh. Sở dĩ đắc thành lễ yết giả, cái Phùng gia chi lực dã! Hựu Lãnh Nam pháp tục cộng cảnh khứ lưu chi tâm; Bắc thổ anh nho câu hoài sinh biệt chi hận.

Chí thập nhất nguyệt toại nãi diện Dực, Chẩn bội Phan Ngu, chỉ Lộc Viên nhi hà tưởng, vọng Kê Phong nhi thái tức!

Vu thời quảng mạc sơ phiêu, hướng chu phương nhi bách trượng song quải - lệ sáng tiết, khí huyền sóc nhi ngũ lưỡng đơn phi. Trường tiệt hồng minh, tự sơn chi đào hoành hải - tà thông cự hác, như vân chi lãng thao thiên.

Vị cách lưỡng tuần, quả chi Phật Thệ. Kinh đình lục nguyệt, tiệm học thanh minh. Vương tặng chi trì tống vãng Mạt La Du quốc (Kim cải vi Thất Lợi Phật Thệ dã). Phục đình lưỡng nguyệt, chuyển hướng Kiệt Đồ.

Chí thập nhị nguyệt, cử phàm hoàn thừa vương bạch, tiệm hướng Đông thiên hĩ!

Tòng Kiệt Đồ bắc hành thập nhật dư, chí Lõa Nhân quốc. Hướng Đông vọng ngạn, khả nhất, nhị lý hứa, đản kiến gia tử thụ, tân lang lâm sâm nhiên khả ái.

Bỉ kiến bạch chí, tranh thừa tiểu đỉnh hữu doanh bách số, giai tương gia tử, ba tiêu cập đằng trúc khí lai cầu thị dịch. Kỳ sở ái giả đản duy thiết yên, đại như lưỡng chỉ, đắc gia tử hoặc ngũ hoặc thập.

Trượng phu tất giai lộ thể, phụ nữ dĩ phiến diệp già hình. Thương nhân hí thụ kỳ y, tức tiện dao thủ bất dụng.

Truyền văn tư quốc đương Thục Xuyên tây nam giới hĩ. Thử quốc ký bất xuất thiết dịch quả kim, ngân, đản thực gia tử, thứ căn, vô đa đạo cốc, thị dĩ lô ha tối vi trân quí. (Thử quốc danh thiết vi lô ha).

Kỳ nhân dung sắc bất hắc, lượng đẳng trung hình, xảo chức đoàn đằng sương, dư xứ mạc năng cập. Nhược bất cộng giao dịch tiện phóng độc tiển, nhất trúng chi giả vô phục tái sinh.

Tòng tư cánh bán nguyệt hứa, vọng Tây bắc hành, toại đạt Đam Ma Lập Để Quốc, tức Đông Ấn Độ chi Nam giới dã, khứ Mạc Ha Bồ Đề câp Na Lạn Đà khả lục thập dư dịch. Ư thử sáng dữ Đại Thừa Đăng Sư tương kiến, lưu trú nhất tái , học Phạm ngữ, tập Thanh Luận, toại dữ Đăng sư đồng hành, thủ chính Tây lộ, thương nhân sổ bách, nghệ Trung Thiên hĩ. Khứ Mạc Ha Bồ Đề hữu thập nhật tại, quá đại sơn trạch, lộ hiểm nan thông, yếu tạ đa nhân, tất vô cô tiến!

Vu thời Tĩnh nhiễm thời hoạn thân thể bì luy, cầu chẩn thương đồ, tuyền khốn bất năng  cập, tuy khả lệ kỉ cầu tiến ngũ lý chung tu bách tức! Kỳ thời hữu Na Lạn Đà Tự nhị thập hứa tăng tính Đăng thượng nhân tịnh giai tiền khứ, duy dư đơn kỷ, cô bộ hiểm ải. Nhật vãn bô thời sơn tặc tiện chí, viện cung đại hoán, lai kiến tương lăng. Tiên toát thượng y thứ trừu hạ phục, không hữu thao đới, dịch tịnh đoạt tương! Đương thị thời dã, thực vị trường từ nhân đại, vô hài lễ yết chi tâm, thể tán phong đoan bất toại bản cầu chi vọng!  Hựu bỉ quốc tương truyền, nhược đắc bạch sắc chi nhân, sát sung thiên tế! Ký tư thử thuyết cánh chẩn vu hoài nãi nhập nê khanh biến đồ hình thể, dĩ diệp già tế, phù trượng từ hành, nhật vân vãn hĩ, doanh xứ thượng viễn!  

Chí dạ lưỡng canh phương cập đồ lữ, văn Đăng thượng nhân thôn ngoại trường khiếu!  Ký kỳ tương kiến lệnh thụ nhất y trì nội tẩy thân phương nhập thôn hĩ!

Tòng thử Bắc hành sổ nhật, tiên đáo Na Lạn Đà kính Căn Bản Tháp, thứ thướng Xà Quật kiến điệp y xứ, hậu vãng Đại Giác Tự lễ chân dung tượng.

Sơn Đông đạo, tục sở tặng đà quyên, trì tác Như Lai đẳng lượng Ca Sa, thân phụng phi phục.

Bộc Châu Huyền luật sư phụ la cái sổ vạn, vi trì phụng thượng.

Tào Châu An Đạo thiền sư ký bái lễ Bồ Đề tượng dịch vi lễ cật.

Vu thời ngũ thể bố địa nhất tưởng kiền thành, tiên vị Đông Hạ tứ ân, phổ cập Pháp giới hàm thức! Nguyện “Long Hoa Tổng Hội”, ngộ Từ Thị tôn, tịnh khế Chân tông, hoạch vô sinh trí! Thứ nãi biến lễ thánh tích, quá phương trượng nhi giới Câu Thi, sở tại khâm thành, nhập Lộc Viên nhi khoa Kê Lãnh.

Trú Na Lạn Đà Tự thập tái cầu Kinh phương thủy tuyền chủng, ngôn qui hoàn Đam Ma Lập Để. Vị chí chi gian, tao đại kiếp tặc, cận miễn trị nhận chi họa, đắc tồn triêu tịch chi mệnh! Ư thử thăng bạch quá Kiệt Đồ quốc. Sở tương Phạm bản Tam Tạng ngũ thập vạn dư Tụng, Đường dịch khả thành thiên quyển, quyền cư Phật Thệ hĩ!

                                   /  Đại Đường Tây Vực Cầu Pháp Cao Tăng Truyện. Qu. Hạ  /.

 

- Bấy giờ là vào năm thứ 2 Niên hiệu Hàm Hanh, tôi đang ở trong mùa Kết Hạ tại Phủ Dương Châu. Tới đầu Thu thì bất ngờ gặp Sứ quân Cung Châu là Phùng Hiếu Thuyên nên tiện dịp theo ông tới Phủ Quảng Châu, ước hẹn với thuyền buôn Ba Tư đi xuống phương Nam - Lại thừa lệnh Sứ quân đi Cương Châu, (ông) lại làm đàn chủ, cùng các em của ông là Sứ quân Hiếu Đản, Sứ quân Hiếu Chẩn, cùng với bà Quận quân vợ ông họ Ninh, bà Quận quân vợ ông họ Bành, tất cả bà con giòng họ của những người này đều tới tặng tiền bạc, vật dụng, tranh nhau mà đem dâng cúng, người nào cũng thí xả những món ăn lạ, mong rằng tôi sẽ không thiếu thốn trên đường biển, (tất cả) sợ rằng tôi mệt nhọc chốn nguy hiểm! (Ai nấy đều) thực lòng như tặng cho người thân, thuận tấm lòng của (Trưởng giả) Cấp Cô Độc. Mọi người rồi cùng làm lễ qui y, cùng nương cảnh Phật. Việc lễ kính này có được tóm lại là nhờ vào sức của nhà họ Phùng! Lại nữa (bản chất của) người Tăng, kẻ tục ở vùng Lãnh Nam đều cùng nghẹn ngào trước cảnh kẻ ở người đi; (bản chất của) bậc trí thức tài cao nơi phương Bắc ai cũng buồn thương cho cảnh chia lìa giữa người sống.

Tới tháng 11 thì thẳng hướng sao Dực, sao Chẩn mà lìa Phan Ngu, nhắm Lộc Viên mà lòng nghĩ miên man, ngóng Kê Phong mà chép miệng than dài!

Bấy giờ gió bấc chớm thổi, dây neo thuyền 2 sợi treo lên, thuyền về phương Nam -  thời tiết chuyển tới phương vị sao là lúc gió bắt đầu nổi, một chiếc thuyền đơn lẻ lìa phương Bắc, trên thuyền, những chiếc lông gà phất phơ ở đầu cây cần đo độ gió. Giữa  khoảng mênh mông xa thẳm những lượn sóng tựa núi nhấp nhô trải ngang biển - trong lòng sơn cốc rộng nghiêng, những làn sóng như mây giăng đầy trời.

Chưa tới 20 ngày rốt cục tới thành Phật Thệ. Ở lại đây 6 tháng, học dần ngôn ngữ.

Vua (xứ này) tặng cho tiền bạc, vật dụng đưa tiễn tới nước Mạt La Du (Bây giờ đổi gọi là  nước Thất Lợi Phất Thệ). Lại ở lại đây 2 tháng rồi chuyển hướng qua nước Kiệt Đồ.

Tới tháng Chạp thì giong buồm, đi thuyền lớn của vua đi lần tới Ấn Độ.

Từ nước Kiệt Đồ theo hướng Bắc đi hơn 10 ngày thì tới nước Người Lõa Thể. Nhìn về bờ ở hướng Đông cũng vào khoảng 1, 2 dặm thì chỉ thấy rừng dừa, rừng cau xum xuê khả ái!

Dân kia thấy thuyền lớn tới thì tranh nhau cỡi thuyền nhỏ, có đến cả trăm chiếc, tất cả đều chở theo dừa, chuối và những vật dụng đan bằng tre, mây tới để đổi chác. Vật mà họ thích nhất là sắt, 1 miếng sắt bằng 2 ngón tay thì đổi được hoặc 5 hoặc 10 trái dừa.

Đàn ông thì tất cả đều lõa thể, đàn bà thì dùng [vài cái] lá cây để che thân! Khách buôn giỡn lấy y phục cho thì họ xua tay tỏ ý không dùng.

Cứ lời truyền thì nước này nằm ở địa giới mé Tây nam của đất Thục Xuyên. Nước này đã không có sắt, lại ít vàng, bạc, (dân ở đây) chỉ ăn dừa, khoai mỡ, họ không có nhiều lúa gạo, do đó sắt là thứ quí hơn hết! (Nước này gọi sắtlô ha).

Dân xứ này mặt mũi không đen, thân hình vừa tầm, họ khéo đan những cái rương tròn bằng mây, các xứ khác không xứ nào đan khéo bằng. Nếu (người xứ khác) không chịu giao dịch với họ họ sẽ bắn tên độc, người nào trúng tên này thì không cứu sống được!

Từ đây theo hướng Tây bắc, đi chừng hết nửa tháng thì tới nước Đam Ma Lập Để, đây  tức biên giới phía Nam của miền Đông Ấn Độ, cách Mạc Ha Bồ ĐềNa Lạn Đà cũng tới hơn 60 trạm nghỉ.

Đây là nơi tôi gặp Đại Thừa Đăng lần đầu tiên, lưu lại đây một năm học tiếng Phạn, tập ngữ pháp tiếng Phạn, sau đó cùng đi với thầy (Đại Thừa) Đăng, khách buôn cùng đoàn mấy trăm người, theo hướng chính Tây đi về miền Trung Ấn Độ. Rời Mạc Ha Bồ Đề độ 10 ngày thì tới vùng núi non, ao đầm lớn, đường đi nguy hiểm khó qua được, phải có đông người cùng đi, không thể đi một mình được!

Bấy giờ (Nghĩa) Tĩnh tôi nhiễm bệnh thời tiết, người mệt mỏi, gầy ốm, xin đi theo đoàn thương buôn, (nhưng) cứ khốn đốn luôn không theo kịp đoàn; tuy tự khích lệ là phải cố vượt lên (cho kịp) nhưng cứ đi 5 dặm thì nghỉ tới cả trăm lần. Lúc đó có lối 20 thầy tăng ở Chùa Na Lạn Đà cùng với Đăng thượng nhân đã ở đằng trước, chỉ mình tôi đơn độc đi qua chỗ nguy hiểm! Tới chiều tối thì giặc núi đổ ra, cầm cung hò hét tới cướp. Trước chúng lột áo trên, kế đến lột quần dưới, còn mỗi cái đai lưng chúng cũng lấy luôn! Lúc bấy giờ quả thực phải nói là nếu rời bỏ cõi người thì rồi không hợp với tâm nguyện đến bái yết đất Phật, thân như chết đi dưới đầu gươm dáo thì không đạt thành nguyện vọng của mình! Lại nữa, nước đó truyền nhau rằng nếu bắt được người da trắng thì bọn họ  giết đi để tế trời! Nghĩ tới truyền thuyết này thì đau đớn trong lòng, vì vậy tôi dầm mình trong hố bùn, lấy bùn trét khắp người, lấy lá cây che thân, chống gậy đi từ từ, trời cũng đã tối, chỗ trú chân thì còn xa!

Tới tối, vào canh 2 mới gặp đoàn lữ hành, nghe Đăng thượng nhân đang lớn tiếng kêu ở mé ngoài thôn! Lúc gặp nhau rồi thượng nhân đưa tôi một bộ y phục nói tôi xuống ao tắm rửa đâu đó mới vào thôn.

Từ đây theo hướng Bắc đi mấy ngày thì trước tới chùa Na Lạn Đà lễ Tháp Căn Bản, kế lên Kỳ Xà Quật thăm nơi có (dấu tích) áo (Cà sa bằng vải) bạch điệp của Phật, sau đó đi Chùa Đại Giác hành lễ tượng chân dung của Phật.

Tơ và vải người tăng kẻ tục ở vùng Sơn Đông gởi tặng thì đem may áo Cà sa vừa vặn với thân của Như Lai, và đích thân tôi bận cho tượng.

Luật sư HuyềnBộc Châu gởi phụ theo mấy chục ngàn cái lọng may bằng thứ tơ mịn nhuyễn, để dâng lên Phật.

Thiền sư An ĐạoTào Châu đến hành lễ tượng Bồ Đề xong cũng dâng lễ đầy đủ.

Bấy giờ tôi 5 vóc mọp xuống đất, một lòng chí thành, trước là tạ 4 ân cõi Đông Hạ, sau trải khắp các hàm thức trong Pháp giới! Nguyện trong “Tam Hội Long Hoa” được gặp đức Từ thị, trong mỗi Hội đều khế hợp thực lý của Chân như Pháp tướng, đạt được trí vô sanh! Kế tới là đi hành lễ khắp các Thánh tích, ghé qua nhà cũ của Cư sĩ Duy Ma rồi đi qua nước Câu Thi, đến chỗ nào (tôi) cũng cung kính, thành tâm, vào Lộc Viên, và vượt qua dãy Kê Lãnh.

Tôi ở Chùa Na Lạn Đà 10 năm cầu Kinh sau đó mới trở gót, nói là về Đam Ma Lập Để. Chưa tới nơi thì gặp nạn lớn giặc cướp, may thoát được cái họa gươm đao, giữ được cái mạng ngắn ngủi. Tại đây tôi lên thuyền buôn đi Nước Kiệt Đồ. Tam Tạng Kinh Điển Phạn ngữ mang theo về gồm hơn 500,000 Tụng, chuyển dịch ra Đường ngữ cũng đến 1,000 Quyển; do nơi tình thế tạm thời tôi ở lại Phật Thệ! 

[Chú thích.

1). - “Thời tiết chuyển tới phương vị sao Cơ là lúc gió bắt đầu nổi”.

Nguyên tác: “Lệ cơ sáng tiết”.

Cuốn Vĩ thư “Xuân Thu Khảo Dị Bưu” ghi:

- “Nguyệt thất kỳ hành, lệ vu Cơ giả phong”.

- “Mặt trăng vận hành không đúng tiết điệu, vận hành tới vị trí sao Cơ thì gió nổi”.

 

2). Vải bạch điệp.

Xin coi chú thích 21). trong phần “Những cái sai của Lê Mạnh Thát” ở trên.

 

3). Đông Hạ.

Tức miền Đông Trung Hoa, phiếm chỉ Trung Quốc. Ấn Độ ở phương Tây, Trung Quốc ở phương Đông nên gọi “Đông Hạ”.

 

4). 500,000 Tụng.

Trong Nam Hải Ký Qui Nội Pháp Truyện, Nghĩa Tĩnh cho biết:

- “Phàm ngôn nhất Tụng nãi hữu tứ cú, nhất cú bát tự, tổng thành tam thập nhị tự. Cánh hữu tiểu Tụng, đại Tụng, bất khả cụ thuyết”.

                              /  Nam Hải Ký Qui Nội Pháp Truyện. Qu. IV. Tây phương học pháp 34  /.

- “Nói chung, một Tụng4 câu, mỗi câu 8 chữ, tổng cộng 32 chữ. Lại có tiểu Tụng, đại Tụng không nói hết được”. 

Trong mục “Định Không Và Định Pháp Sư” Lê Mạnh Thát viết:

   -Toàn Đường thi 333 tờ 3722 khi chép lại các tác phẩm của Dương Cự Nguyên, đã chép bài có nhan đề Cung phụng Định pháp sư qui An Nam:

                                 Quê hương ngoài Nam Việt

                                 Muôn dặm núi mây xa

                                 Cửa trời kinh luận vắng

                                 Vào biển gặp hương hoa

                                 Sóng gợn cò soi bóng

                                 Thành xây hến mấy tòa

                                 Trường An lòng nghĩ nhớ

                                 Giao Châu chuông đêm tà

 

                                (Cố hương Nam Việt ngoại

                                 Vạn lý bạch vân phong

                                 Kinh luận từ thiên khứ

                                 Hương hoa nhập hải phùng

                                 Lộ đào thanh phạm triệt

                                 Thần các hóa thành trùng

                                 Tâm đáo Trường An mạch

                                 Giao Châu dạ hậu chung)

(LSPGVN. trang 267, 268).

Bài thơ Lê Mạnh Thát dịch trên đây có 2 cái sai rất nặng:

(1). Sóng gợn cò soi bóng.

Nguyên tác: “Lộ đào thanh phạm triệt”.

Chữ “lộ” trong câu nghĩa là “con cò”, thế nhưng chẳng có con cò nào ở đây hết!

2 chữ “lộ đào” có nghĩa là “sóng nước”; sóng bạc nhấp nhô như con cò trắng bay lượn cho nên ghép chữ “lộ” để nói lên hình ảnh đó! Chỉ giản dị có thế!

Chỉ giản dị có thế, chẳng con cò nào “soi bóng” như Lê Mạnh Thát tưởng tượng cả!

Mai Thặng (? - ?) đời Tây Hán (206 tr Cn – 08) viết:

- “Diễn dật, phiêu tật, ba dũng nhi đào khởi! Kỳ thủy khởi dã, hồng lâm lâm yên, nhược bạch lộ chi hạ tường!”.

                                   /  Văn Tuyển. Qu. XXXIV. Thất thượng. Mai Thúc Thất phát  /.

- “Mênh mông chảy gấp, gợn vọt mà sóng dậy! Lúc mới cuốn lên, thế ào ào đổ, dường cò trắng bay lượn xuống!

Lạc Tân Vương (? - ?) đầu đời Đường (618 - 907):

                                   Lộ đào khai bích hải,

                                   Phụng thể chuyết từ lâm.

                                   (Hạ nhật du Đức Châu tặng Cao Tứ).

                                                       Sóng phau lan biển biếc,

                                                       Lời đẹp điểm rừng văn.  

 

+ Tóm lại, thấy tiếng “lộ đào”, “lộ là “con cò”, “đào” là “sóng nước” bỗng đâu, chợt đâu mà ý tứ trào ra, Lê Mạnh Thát dịch luôn là “sóng gợn cò soi bóng” không chịu để ra một khoảng hở để suy nghĩ, để thắc mắc!

Lê Mạnh Thát không suy nghĩ, không thắc mắc để thấy môt chuyện hết sức đơn giản là chỉ ở mặt hồ, mặt ao, nước lặng chim chóc, cảnh vật mới “soi bóng” được! Sóng nước cuốn ào ào, nổi bọt trắng xóa thì làm thế nào chim chóc, cảnh vật “soi bóng” được đây!

(2). Thành xây hến mấy tòa.

Nguyên tác: Thẩn các, hóa thành trùng!”.

Câu dịch của Lê Mạnh Thát tối mò mò! Cái sự tối mò mò này không có gì lạ hết, bởi lẽ chính Lê Mạnh Thát rồi không hiểu nguyên tác nói cái chi nữa! Không hiểu thì làm sao câu dịch không tối mò mò cho được! “Thành xây hến mấy toà”, tòa hếntòa gì đây?

Những người không biết Hán văn rồi chẳng hiểu Lê Mạnh Thát nói cái gì? Bản thân đã không hiểu thì làm sao làm cho người khác hiểu được!

Câu này gồm 2 cặp, 4 chữ diễn tả một quan điểm quan trọng của Phật giáo, quan điểm nhất thiết thế giới đều là hư huyễn, không thực!

1). Thẩn các. Còn gọi thẩn lâu, hay thẩn khí.

Thẩn (Thân + dấu Hỏi) Lê Mạnh Thát đọc sai là Thần (Thân + dấu Huyền).

+ Có những lúc sóng êm, gió lặng, trên mặt biển, từ một điểm nhìn ra khoảng xa xa, do hiện tượng ánh sáng chiết xạ mà tạo thành ảnh ảo những cung điện, thành quách. 

+ Người xưa cho rằng đây là do hơi (khí) của những loài trai, sò lớn (thẩn) phả ra mà thành hiện tượng này. Không chỉ ở trên biển, ở sa mạc cũng xảy ra hiện tượng kể trên!

Trong Kinh điển Phật giáo, cung điện hư ảo nói trên được gọi là Thành Càn Thát Bà, là  duyên thứ 5 trong 10 duyên gọi là “Thập Duyên Sinh Câu”.

Trong ngôn ngữ Trung Hoa có thành ngữ “hải thị thẩn lâu” dùng để chỉ những gì hư ảo không thực!

 

Kinh Hoa Nghiêm:

- “Phật tử, tỉ như Long cung y địa nhi lập, bất y hư không. Long y cung trú dịch bất tại không nhi năng hưng vân biến mãn không trung. Hữu nhân ngưỡng thị sở kiến cung điện đương tri giai thị Càn Thát Bà thành, phi thị Long cung! Long tuy xử hạ nhi vân bố thượng”.

                                                Hoa Nghiêm Kinh. Thập Định Phẩm XXVII  /.

- “Phật tử, ví như Long cung dựa nơi đất mà tạo lập, chẳng dựa nơi hư không. Rồng ở trong cung cũng chẳng ở nơi hư không mà có thể nổi mây đầy khắp trời. Có người nào nhìn lên (không trung) thấy cung điện thì nên biết đây đều là Thành của Càn Thát Bà chứ không phải là Long cung! Rồng tuy ở dưới nhưng mây giăng trên không”.

 

Lại một đoạn khác:

- Tỷ như tỳ khâu nhập biến xứ định, nhược hành, nhược trú, nhược tọa, nhược ngọa tùy sở nhập định cảnh giới hiện tiền.

Thiện Tài đồng tử dịch phục như thị, nhập ư lâu quán, nhất thiết cảnh giới tất giai minh liễu!

Tỷ như hữu nhân ư hư không trung kiến Càn Thát Bà Thành cụ túc trang nghiêm tất phân biệt tri, vô hữu chướng ngại!

Tỷ như Dạ Xoa cung điện dữ nhân cung điện đồng tại nhất xứ nhi bất tương tạp, các tùy kỳ nghiệp sở kiến bất đồng!

                                          /  Hoa Nghiêm Kinh. Nhập Pháp Giới Phẩm XXXIX  /.

- Ví như tỳ kheo nhập biến xứ định, lúc đi, lúc đứng, lúc ngồi, lúc nằm, tùy định nhập mà tất cả cảnh giới đều hiện ra trước mắt.

Thiện Tài đồng tử cũng vậy, vào trong lầu gác thì tất cả cảnh giới đều thấy rõ cả!

Ví như có người thấy thành Càn Thát Bà ở giữa hư không có đầy đủ sự trang nghiêm mà phân biệt biết rõ hết, không có chướng ngại!

Ví như Cung điện của Dạ Xoa và Cung điện của loài người cùng tại một chỗ mà không lẫn lộn, mỗi người đều tùy nghiệp của mình mà thấy khác nhau!

 

+ Thập Duyên Sinh Câu.

1/. Huyễn. Huyễn thuật sư sở tác chi chủng chủng tướng mạo dã.

Huyễn ảo. Các loại hình tướng do nhà ảo thuật tạo ra.

2/. Dương diệm. Nhiệt không trần đẳng nhân duyên hòa hợp ư khoáng dã chi trung hiện thủy tướng giả dã.

Ánh nắng gắt. Trong không khí nóng ở khoảng đồng hoang bao la vi trần (phiêu động) các nhân duyên hòa hợp mà hiện tướng nước.

3/. Mộng. Thụy miên trung sở kiến chi chủng chủng cảnh giới dã. 

Mộng. Các loại cảnh giới thấy trong giấc ngủ.

4/. Ảnh. Kính trung chi ảnh tượng dã.

Bóng. Cái bóng hiện trong gương.

5/. Càn Thát Bà thành. Thẩn khí ánh nhật quang, ư đại hải thượng hiện Cung điện chi tướng giả dã.

Thành Càn Thát Bà. Hơi của các loài trai sò lớn phả ra giao thoa với ánh nắng mà hiện thành hình những Cung điện trên mặt biển bao la.

6/. Hưởng. Thâm cốc đẳng trung y thanh nhi sinh chi thanh dã.

Tiếng vang. Âm thanh sinh ra từ âm thanh phát ra trong các hang sâu.

7/. Thủy nguyệt. Thủy trung sở kiến chi nguyệt ảnh dã!

Bóng trăng thấy trong nước!

8/. Phù lãng. Thủy thượng sở kiến chi bào mạt dã.

Sóng nổi. Bọt nước thấy trên mặt nước.

9/. Hư không hoa. Nhãn mạc ư không trung sở kiến chi chủng chủng hoa dã.

Những đom đóm mà mắt thấy giữa không trung.

10/. Tuyền hỏa luân. Nhân dĩ hỏa lư tuyền chuyển không trung tắc sinh luân tượng.

 Con người cầm lò lửa quay giữa khoảng không thì thành hình cái bánh xe (lửa).

- “Dĩ thượng Thập duyên sinh câu” giai vi tòng duyên sinh, vô tự tính chi nghĩa”.

                                                        Phật Học Đại Từ Điển. Thập duyên sinh câu  /.

- “Trên đây là “Thập duyên sinh câu”, đều tùy duyên mà sinh, không có tự tánh”.

Trung Hoa có thành ngữ “Hải thị thẩn lâu” để chỉ những gì hư huyễn, không thực!

2). Hóa thành. Thành huyễn hóa, không thực.

Kinh “Diệu Pháp Liên Hoa”:

~ “........ Tỉ như ngũ bách do tuần hiểm nạn ác đạo, khoáng tuyệt vô nhân bố úy chi xứ! Nhược hữu đa chúng dục quá thử đạo chí trân bảo xứ!

Hữu nhất đạo sư thông huệ minh đạt, thiện tri hiểm đạo thông tắc chi tướng, tương đạo chúng nhân dục quá thử nạn. Sở tương nhân chúng trung lộ giải thoái, bạch đạo sư ngôn: 

- Ngã đẳng bì cực, nhi phục bố úy, bất năng phục tiến, tiền lộ do viễn, kim dục thoái hoàn!

Đạo sư đa chư phương tiện nhi tác thị niệm: Thử đẳng khả mẫn, vân hà xả đại trân bảo nhi dục thoái hoàn? Tác thị niệm dĩ, dĩ phương tiện lực ư hiểm đạo trung tam bách do tuần hóa tác nhất Thành, cáo chúng nhân ngôn:

- Nhữ đẳng vật bố, mạc đắc thoái hoàn, kim thử đại thành khả ư trung chỉ tùy ý sở tác. Nhược nhập thị Thành khoái đắc an ổn, nhược năng tiền chí bảo sở dịch khả đắc khứ!

                           Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Qu. XI. Hóa Thành dụ Phẩm đệ thất  /.                                                 

 ~ “......... như có một xứ rộng 500 do tuần có nhiều sự kinh khủng, sợ hãi với những nguy hiểm, họa nạn, đường đi nguy hiểm, hoang vu, tuyệt nhiên không có người ở! một đoàn nhiều người muốn đi qua đường này để tới xứ có nhiều vật quí!

Có một người dẫn đường thông minh trí huệ, hiểu sự lý, biết hình thế đường đi chỗ nào hung hiểm, chỗ nào thông chỗ nào nghẽn, đưa đoàn người muốn vượt qua con đường (nhiều) hiểm nạn này. Đoàn người được dẫn đi tới giữa đường thì lười mỏi, chùn bước muốn lui trở lại, nói với người dẫn đường:

- Chúng tôi đã mệt mỏi lắm, lại sợ hãi không đi tới được nữa, (đoạn) đường phía trước thì còn xa, bây giờ chúng tôi muốn quay trở về!

Vốn có nhiều phương cách hay người dẫn đường nghĩ thế này: Những người này thực đáng thương, sao lại từ bỏ những vật rất quí mà toan quay trở về? Nghĩ xong điều này liền dùng sức thần thông, nơi một vùng rộng 300 do tuần, giữa con đường nguy hiểm hóa ra một ngôi Thành, nói với mọi người:

- Các ông đừng sợ, không nên lui về, bây giờ chúng ta có thể dừng lại nghỉ ngơi trong tòa Thành lớn này, muốn làm gì thì làm. Nếu vào Thành này thì rất an ổn, nếu có muốn đi nữa tới chỗ các vật quí thì cũng có thể đi được!”.   

Tiếp đến chúng ta hãy coi Lê Mạnh Thát nói về quan chức Trung Hoa:

    - “Cung Phụng là một văn chức trong môn hạ tĩnh, tức gồm những người tham mưu cho hoàng đế, như Tân Đường thư 47 tờ 2a6-7 cho biết……”.

(LSPGVN2, trang 273).

Lê Mạnh Thát không biết rằng 2 chữ “Cung Phụng” không chuyên chỉ một chức vụ nào nhất định như Lê Mạnh Thát viết tào lao.

Lê Mạnh Thát không biết rằng tiếng “Cung Phụng”, hay hơn, “Cung Phụng Quan”, là danh xưng chỉ chung những chức quan kề cận hoàng đế để làm nhiệm vụ chuyên môn của mình. Nói rõ hơn, tiếng “Cung phụngtự nó không phải là một chức vụ độc lập như Lê Mạnh Thát viết hàm hồ!   

 

Nhóm biên soạn Lý Lâm Phủ (? - 752) ghi trong “Đường Lục Điển”:

-Cung Phụng quan. Vị Thị trung, Trung Thư lệnh, Tả / Hữu Tán kỵ Thường thị, Hoàng môn, Trung thư Thị lang, Gián nghị Đại phu, Cấp sự trung, Trung thư xá nhân, Khởi cư lang, Khởi cư xá nhân, Thông sự xá nhân, Tả / Hữu Bổ khuyết, Thập di, Ngự sử Đại phu, Ngự sử Trung thừa, Thị Ngự sử, Điện trung Thị Ngự sử”.

                                                   /  Đường Lục Điển. Qu. II. Thượng Thư Lại Bộ  /.

-Cung Phụng quan. Chỉ các chức: Thị trung, Trung Thư lệnh, Tả / Hữu Tán kỵ Thường thị, Hoàng môn, Trung thư Thị lang, Gián nghị Đại phu, Cấp Sự trung, Trung thư Xá nhân, Khởi Cư lang, Khởi Cư xá nhân, Thông sự Xá nhân, Tả / Hữu bổ khuyết, Thập di, Ngự sử Đại phu, Ngự sử Trung thừa, Thị Ngự sử, Điện trung Thị Ngự sử.

 

Bộ Tân Đường Thư chép:

- “Môn Hạ Tỉnh.........

Tả Bổ khuyết lục nhân, túng Thất phẩm thượng - Tả Thập di lục nhân, túng Bát phẩm thượng, chưởng cung phụng phúng gián đại sự, đình nghị, tiểu tắc thượng phong sự”.

                                                             Tân Đường Thư. Qu. XLVII. Bách quan chí  /.

- “Cơ quan Môn Hạ Tỉnh.........

Chức Tả Bổ khuyết có 6 người, ngạch trật đứng trên trật túng (tòng) Thất phẩm - chức Tả Thập di có 6 người, ngạch trật trên túng (tòng) Bát phẩm, chuyên việc can gián vua trong các việc lớn, trong những buổi thảo luận của triều đình, về việc nhỏ thì xét những việc sắc phong”. 

 

Tới đây thì có thể thấy Lê Mạnh Thát đâu có đọc bộ “Tân Đường Thư” như ông ta dẫn ở trên!

Cuốn “Giản Minh Trung Quốc Lịch Đại Quan Chế Từ Điển” giảng 2 chữ Cung phụng như sau:

- [Cung Phụng]. Tại hoàng đế tả hữu cung chức giả đích xưng hô. Đường sơ hữu Thị Ng sử Ni Cung phng, Đin trung Thị Ng sử Ni Cung phng đẳng. Huyền tông thời tuyển Văn học chi sĩ vi Hàn lâm Cung phng chưởng Cung trung chế chiếu thư sắc, hậu cải vi Hàn lâm học sĩ”.

                      Giản Minh Trung Quốc Lịch Đại Quan Chế Từ Điển. Cung Phụng  /.

- [Cung Phụng]. Tiếng xưng hô những quan chức làm nhiệm vụ của mình bên cạnh vua. Đầu thời Đường có các chức ThNg sử Ni Cung phng, Đin trung ThNg sử Ni Cung phng. Thời Huyền tông tuyển người trong giới Văn học làm Hàn lâm Cung phng nắm giữ công việc soạn thảo chế thư, chiếu thư, sắc thư trong Cung, sau đổi thành Hàn lâm Học sĩ”.

 

Và như vậy, tiếng Cung phụng chỉ là tiếng thêm vào chức vụ của một quan chức nhằm xác định quan chức này là người phục vụ trong Cung, làm việc bên cạnh vua.

Cuốn “Cổ Kim Xưng Vị Ngữ Từ Điển” viết:

- “[Cung Phụng]. Dĩ mỗ chủng kỹ nghệ thị phụng đế vương đích nhân.

Lệ: Thị Ngự sử Cung phụng / Hàn lâm Cung phụng / Nội đình Cung phụng”.

- “[Cung Phụng]. Người dùng khả năng nào đó của mình để phục vụ bậc đế vương.

Thí dụ: Thị Ngự sử Cung phụng / Hàn lâm Cung phụng / Nội đình Cung phụng”.

 

Cuốn “Trung Quốc Lịch Đại Chức Quan Biệt Danh Từ Điển” nêu 3 trường hợp:

(1). Gián quan thuộc 2 cơ quan Trung Thư Tỉnh và Môn Hạ Tỉnh thường theo bên cạnh hoàng đế, giữ việc can gián do đó tục gọi các quan chức này là “Cung Phụng Quan”.

(2). Cung Phụng là tên gọi khác chỉ chung quan lại trong các Ty.

(3). Cung Phụng cũng là tiếng phiếm chỉ Hoạn quan.

 

Lê Mạnh Thát viết:

Năm Đinh Mão Thiên Hựu thứ tư (907), Đại Việt sử ký toàn thư ngoại kỷ 5 tờ 17b2-3 viết: ‘‘Khi ấy Lưu Ẩn chiếm cứ Phiên Ngung, người Giao Châu là Khúc Hạo chiếm châu trị, xưng là Tiết độ sứ, chí nhắm lật nhau. Năm ấy nhà Đường mất.’’. Thế là cả một trăm năm từ khi Định Không mất (808) đến lúc Khúc Hạo lên làm Tiết độ sứ (907), là một thế kỷ đấu tranh hoành tráng và bi hùng của dân tộc ta. Đây cũng là một thế kỷ đầy những thảm bại nhục nhã của quân đội thiên triều, trước khí thế đấu tranh ngùn ngụt của quân dân khởi nghĩa. Nó đồng thời cũng phản ánh nỗi rên xiết khổ đau quằn quại của dân chúng Trung Quốc.

          Nỗi thất bại nhục nhã và đau khổ ấy đã thể hiện trong một bài thơ do Toàn Đường thi 784 tờ 531 chép lại. Bài thơ này Toàn Đường thi ghi là do ‘một cử nhân An Nam viết’, và không cho biết là tên gì. Tuy nhiên, An Nam chí lược 16 tờ 157 lại ghi là do Bì Nhật Hưu viết trách Lý Trác với tên Chê trách ngược chính của đô hộ Lý Trác làm dân phản. Nội dung thật sự tả cảnh thảm bại của quân đội Trung Quốc và việc người dân Trung Quốc bị bắt lính, thu lương, bóc lột đến tận xương tủy bởi những tên vua hiếu chiến, dốc hết mọi sinh mạng dân Trung Quốc vào lò lửa đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Cho nên, bài thơ này khó mà có thể do những danh sĩ Trung Quốc đương quyền như Bì Nhật Hưu viết ra

Bài thơ như sau:

                             Nam phương không chọn sứ

                             Khiến Giao Châu ta đỗ

                             Liên miên ba bốn năm

                             Để nhục lại Trung Hạ

                             Kẻ nhát đánh liền lui

                             Nhàm chán lính hùng hổ

                             Quân nhu bòn rút dân

                             Vàng ngọc tướng đánh đá

                             Khoét xương tủy dân đen

                             Chia ăn đám tướng tá

                             Hùng hổ tướng Hứa Xương

                             Trung dũng đứng đầu sổ

                             Muôn kỵ đi như gió

                             Đến làm sông thịt cả

                             May có tàn tốt về

                             Khóc vang ngàn vạn hộ

                             Tiếng buồn khắp xóm thôn

                             Khí oán đầy sơn dã

                             Trống trận ai thể nghe

                             Mưa gươm trông không nỡ

                             Nghĩ tới than cùng ai

                             Sông Dĩnh xanh ngát cả’’.

(LSPGVN2. tr. 371, 372).

 

Bài thơ trên đây “Toàn Đường Thi” đã sao lục từ bộ bút kí “Bắc Mộng Tỏa Ngôn” của Tôn Quang Hiến (? - ?) thời Ngũ Đại (907 - 960).

Vì lẽ Tôn Quang Hiến không ghi tựa bài thơ cho nên ban biên tập Toàn Đường Thi đã căn cứ nội dung bài thơ, và lời tự thuật của Tôn Quang Hiến, mà đặt tựa đề cho bài thơ là “Thích An Nam Sự Thi”, và ghi tác giả là “Ý Tông triều cử tử”.

Tôn Quang Hiến viết:

- Lý Trác hậu trấn thị bang dụng pháp đại khốc, quân thành viễn xuất nhi thuộc An Nam, lục thất niên gian lao động binh dịch. Hàm Thông thất niên Cao Biền thu phục chi.

Tiên thị, Kinh, Từ gian chinh dịch cự man, nhân thậm khổ chi! Hữu cử tử văn Hứa tốt nhị thiên một ư man hương, hữu thi thích chi viết:………

Ngâm thử Thi hữu dĩ kiến thất ư thụ nhiệm vi quốc gia sinh sự, Đại Đông chi khổ tư kỳ loại hồ?”

                                                          / Bắc Mộng Tỏa Ngôn. Qu. II. Thụ nhiệm trí khấu  /.

- Về sau Lý Trác tới trấn nhiệm nước này, áp dụng luật pháp cực tàn bạo, thành trì quân binh trấn đóng thì xa, lại ở trên đất An Nam, việc chinh chiến khổ nhọc 6, 7 năm liền. Tới năm thứ 7 Niên hiệu Hàm Thông Cao Biền mới thu phục lại được!

Trước đó việc chiến tranh chống dân Man ở các vùng Kinh châu, Từ châu làm dân rất khổ. Có một học trò đi thi nghe 2,000 quân binh thành Hứa Xương chết nơi đất Man thì làm 1 bài thơ chỉ trích việc này:………

Ngâm bài Thơ này thì thấy việc trao trách nhiệm cai trị không đúng người rồi khiến cho quốc gia xảy ra chuyện, cảnh khổ ở vùng Đại Đông rồi chẳng như việc này sao?”.

(KỲ 4, chót)

< Những cái sai của Lê Mạnh Thát trong đoạn trên.

Trước hết, Lê Mạnh Thát dịch tiếng “cử tử” là “cử nhân” là sai!

Cử tử là người học trò đi thi.

Kế đến, về bài thơ, Lê Mạnh Thát có một số câu dịch không chỉnh, dịch sai:

Câu 4: nguyên tác là “Trí ngã Giao Chỉ nhục”.

Lê Mạnh Thát dịch là “Để nhục lại Trung Hạ.

Câu này phải dịch là: “Khiến ta nhục Giao Chỉ”.

Vì không chọn quan lại cai trị tài đức nên đưa tới mối nhục bại trận ở Giao Chỉ.

Câu 7: Nguyên tác là “Quân dung mãn thiên hạ”.

Lê Mạnh Thát dịch là “Quân nhu bòn rút dân”.

Từ điển Từ Nguyên giải nghĩa tiếng “Quân dung” như sau:

- “[Quân dung].

(1). Quân đội đích nghi dung. Chỉ quân đội đích lễ tiết, phong kỷ cập trang bị.

(2). Quân chức”.

- “[Quân dung].

(1). Pháp tắc qui củ của quân đội. Chỉ quân cách, kỷ cương phép tắc và những trang bị của quân đội.

(2). Chức vị quân đội.

Cứ như giảng nghĩa trên đây thì “quân dung” chỉ quân đội với tất cả những qui định về các phương diện Hành chánh, Quân phong, Quân kỷ, rồi Quân trang, Quân dụng - tức vũ khí, giáp trụ.....), tóm lại là tổ chức Quân đội. Tóm lại, ở đây tiếng “quân dung” nhằm chỉ Quân đội nói chung.

Và như vậy, câu trên có thể dịch là: “Quân binh khắp thiên hạ”.   

Cứ đó thì thấy câu 7 này không có ý nào là “bòn rút dân” như Lê Mạnh Thát dịch hết!

Câu 8: “Chiến tướng đa kim ngọc”.

Lê Mạnh Thát dịch là “Vàng ngọc tướng đánh đá”.

Câu này dịch đúng là “Chiến tướng nhiều vàng ngọc”.

Ý nói ở trên thì các tướng chỉ huy vơ vét, chia nhau vàng ngọc trong khi ở dưới thì dân bị bắt làm dân phu phục vụ cho chiến tranh, bỏ phế việc làm ăn sinh sống.

Có thể thấy ở đây không có ý nào nói chuyện các tướng “đánh đá” hết!

Câu 9: “Quát đắc tề dân thương”.

Lê Mạnh Thát dịch là “Khoét xương tủy dân đen”.

Dịch là: “Lột đến dân thân cùng”.

Chữ “quát” nghĩa là “mài”, là “tước đoạt”, chữ “thương” (Bộ Tật = bệnh) là “ung nhọt”.

Câu 13: Khứ vi vạn kỵ phong,

Câu 14: Trú vi nhất xuyên nhục”.

Lê Mạnh Thát dịch: “Muôn kỵ như gió đi,

                                 Đến làm sông thịt cả”.

Tương đối sát nguyên tác là: “Đi là muôn vó uy,

                                                 Về là một sông thịt”. 

Chữ “trú” ở đây có nghĩa “ngừng lại, đình chỉ- ở đây ý nói lúc tàn cuộc chiến, lúc đem quân trở về.

2 câu này diễn tả lúc quân lên đường thì rần rộ cả vạn kỵ binh, uy thế mạnh mẽ, ào ào như gió cuốn, lúc tàn cuộc chiến thì thây trôi đầy sông, xác phơi đầy đồng. 

(Chữ “xuyên” có nghĩa là “sông”, mà cũng có nghĩa là “đồng bằng”).  

Câu 15: “Thời hữu tàn tốt hồi”.

Lê Mạnh Thát dịch: “May có tàn tốt về”.

Chính xác là: “Chừng có tàn quân về”, hoặc “chừng lính sống sót về”.

Chữ “thời” có nghĩa là “chừng, lúc”, không phải là “may” như Lê Mạnh Thát hiểu.

Câu 20: “Bất nhẫn khán kim tộc”.

Lê Mạnh Thát dịch: “Mưa gươm trông không nỡ”.

Đúng phải dịch là: “Chẳng nỡ nhìn tên cứng”.

Chữ “kim” ở đây nghĩa là “cứng”, hàm ý cứng nhọn; hiểu là “kim loại” cũng thông.

Chữ “Tộc” (Bộ Kim [vàng] + chữ Tộc [gia tộc]) nghĩa là:

1). Đầu mũi tên, tức mũi nhọn của tên.

2). Mũi tên vút nhanh, mạnh.

Nghĩa sau này Từ điển Từ Nguyên giải nghĩa là:

- “2. Chỉ tiển khinh nhuệ”.

- “2. Chỉ mũi tên (bay đi) nhanh, mạnh”.

(Nhuệ có nghĩa là “nhọn, sắc”, mà cũng có nghĩa “nhanh, mạnh” [tấn mãnh]).

Ở đây chẳng có “mưa”, cũng chẳng có “gươm” như Lê Mạnh Thát dịch bậy!

Tôi đến không rõ từ đâu mà Lê Mạnh Thát dịch “đứng” thành 2 chữ “mưa gươm”?  

Câu 21: Niệm thử kham lệ lưu”.

Lê Mạnh Thát dịch: “Nghĩ tới than cùng ai”.

Chính xác phải dịch là: “Nhớ chuyện lệ chẳng ngăn”.

Câu này nói “nhớ tới cuộc chiến này thì chẳng ngăn được nước mắt”.

Có “ai” đâu ở đây mà Lê Mạnh Thát dịch?  

Sau hết, Lê Mạnh Thát nói là “bài thơ này khó mà có thể do những danh sĩ Trung Quốc  đương quyền như Bì Nhật Hưu viết ra”.

+ Nếu Lê Mạnh Thát nói thế thì điều này có nghĩa bài “Thích An Nam Sự Thi” ở đây là của một người Giao Chỉyêu nướcnào đó, thời đó sáng tác! Nếu thế thì lập luận của Lê Mạnh Thát chỉ có thể đưa đến kết luận sau đây:

Người Giao Chỉ sau 973 năm bị Trung Hoa cai trị thì chợt đâu hóa thương kẻ xâm lăng như thương người nước mình, hoặc rõ hơn, người bị trị và kẻ cai trị rồi chỉ là một - tức kẻ bị trị đã đồng hóa với kẻ cai trị - Đây là suy nghĩ của thực dân, tôi không nghĩ đây là kiến giải của Lê Mạnh Thát, một kiến giải rất sai lạc, như Lịch sử Việt Nam đã cho thấy hết sức là rõ - Người Việt Nam không bao giờ là người Trung Hoa! Nếu Trung Hoa ngày nay đã chẳng có một nước gọi là Việt Nam!

Ở đây không có bất cứ một điểm nào cho phép kết luận là bài thơ nói trên là của người Giao Chỉ làm ra hết! Đất Giao Chỉ vốn là đất người Trung Hoa chiếm và coi như của họ do đó nếu như có một “cử tử” người Trung Hoa nào khóc than về tình hình Chiến tranh tại “một mảnh đất của họ” thì đây cũng là chuyện dễ hiểu, dễ chấp nhận!

Hơn nữa, bài thơ ở đây nhằm để thương tiếc 2,000 quân binh thành Hứa Xương - tức quân binh của Trung Quốc điều động qua Giao Chỉ, cho nên nếu lập luận “cử tử” ở đây là một người Trung Hoa rồi dễ được chấp nhận hơn là lập luận ngược lại!

Về mặt lập luận chỉ cần có một sơ hở nhỏ thôi lập luận sẽ mất chỗ đứng [lập], để thành những lời nói vu vơ, vớ vẩn, hà huống sơ hở ở đây lại quá lớn!

Ở đây có thể thấy Lê Mạnh Thát muốn nói bài thơ này là của 1 người Giao Chỉ ái quốc làm ra để nói lên sự tàn bạo của triều đình Trung Quốc.

Lê Mạnh Thát nói chuyện ái quốc, tôi nói chuyện yêu nước cho Lê Mạnh Thát nghe.

Đất Giao Chỉ là của người Giao Chỉ, Trung Hoa đưa quân qua chiếm đóng, sáp nhập lãnh thổ của họ. Bây giờ giặc Nam Chiếu tràn qua cướp bóc xứ Giao Chỉ, Trung Quốc liền điều động quân binh các đất Hứa, Hoạt, Từ, Biện, Kinh, Tương, Đàm, Ngạc - cộng tất cả là 30,000 quân lên đường giải vây. 2,000 quân binh thành Hứa Xương rồi tử trận không sót người nào!

(Về việc điều động 30,000 quân các đất Hứa, Hoạt, Từ, Biện, Kinh, Tương, Đàm, Ngạc kể trên, tham khảo phần chú giải của Hồ Tam Tỉnh (1230 - 1302), Nguyên triều :

~ Tư Trị Thông Giám. Qu. CCL. Ý tông. Hàm Thông tam niên, nhị nguyệt).

Và bỗng dưng có một anh chàng “cử tửxứ Giao Chỉ ở đâu nhảy xổ ra làm thơ thương tiếc 2,000 quân binh này! Điều ai cũng biết là Trung Quốc điều động quân binh qua đánh quân Nam Chiếu, giải vây Giao Chỉ, là nhằm tiếp tục cai trị xứ này, hiển nhiên! Bây giờ có một anh chàng “cử tử đâu nhảy xổ ra làm thơ than khóc quân của kẻ thù đang chiếm đóng nước mình, vậy thì có khác gì tiếc cho quân của kẻ thực dân kia sao không thắng để tiếp tục cai trị đất nước mình! Lòng “yêu nước” chi mà quái đản tới vậy Lê Mạnh Thát!!! Trên đời này lại có một thứ yêu nước lạ lùng đến thế sao?

(Hán Vũ đế xâm chiếm nước Nam Việt vào mùa Thu năm 111 trước Công nguyên, và đất Giao Chỉ là một phần của nước này, tới năm 862, năm Nam Chiếu, một lần nữa, đã tràn qua đánh phá Giao Chỉ thì Trung Hoa đã cai trị Giao Chỉ được 973 năm).  

Bài thơ ở đây nhằm bày tỏ lòng thương tiếc 2,000 quân binh tại thành Hứa Xương của Trung Hoa tử trận ở Giao Chỉ, Lê Mạnh Thát đã không thấy được điểm quan trọng này cho nên mới lập luận sai lạc, ngớ ngẩn, như đã chứng minh!

¸ Mấy giòng về bài “Thích An Nam Sự Thi”.

Bài thơ có tựa Thích An Nam Sự Thi nói trên được ghi lại trong Qu. DCCXXCIV (784) trong Tổng tập Toàn Đường Thi.

Ở đây, ban biên tập Toàn Đường Thi đã lầm lẫn trong việc tập lục là trước đó, ở đầu Qu. DCVIII (608) đã thu lục 3 bài thơ của Bì Nhật Hưu (~ 834 - ~ 883) có tựa đề chung là Tam Tu Thi, và đối chiếu thì thấy Bài “Thích An Nam Sự Thi” không gì khác hơn là bài Tu Thi” thứ 2 trong 3 bài đã kể, chỉ khác một điều là bài Tu Thi” 2 tất cả 34 câu trong khi bài “Thích An Nam Sự Thi”, như đã rõ, chỉ 22 câu, và 2 bài có một vài chữ chép khác, do sự sao đi chép lại, không đáng kể.

Nhóm biên tập “Toàn Đường Thi” phân ra sưu tập, thu lục sau khi hoàn thành sách đã  không có thời giờ kiểm lại những bài trùng để lược bỏ bài “Thích An Nam Sự Thi”.

Lê Tắc (? - ?) trong tác phẩm “An Nam Chí Lược” (Qu. XVI. Lịch đại danh hiền tạp đề) cũng ghi lại bài thơ kể trên, và cũng chỉ có 22 câu (thiếu 12 câu, từ câu 21 đến câu 32) như bài ghi trong “Bắc Mộng Tỏa Ngôn”, hơn nữa còn có 17 chữ chép khác.  

Ngoài ra, 3 bài “Tam tu thi còn thấy trong “Bì Tử Văn Tẩu” (Qu. X. Thi. Tam Tu thi). 

Vì vậy, có thể nói mà không sợ sai lầm là bài Tu Thi” 2 của Bì Nhật Hưu đã được trích dẫn trong một Sách nào đó, đã bị ngắt đi mất 12 câu (từ câu 21 đến câu 32) để làm dẫn chứng cho một vấn đề chính sự. 12 câu bị ngắt đi này thuần trình bày về bản thân và cảm nghĩ của Bì Nhật Hưu - không cần thiết cho mục tiêu của sự dẫn chứng, vì vậy người sử dụng đã ngắt đi. Và “Bắc Mộng Tỏa Ngôn” của Tôn Quang Hiến cũng chỉ đã dẫn lại bài thơ từ Sách nào đó. 

Vũ Thượng Thanh (Trung Hoa) khi điểm hiệu tác phẩm An Nam Chí Lược đã căn cứ bài Tu Thi 2 trong tập “Bì Tử Văn Tẩu” đã dẫn trên mà bổ túc 12 câu thiếu.

                                                                          *

Cứ thế Lê Mạnh Thát sai dài dài về Hán văn, đoạn dịch nào Lê Mạnh Thát cũng sai, và sai ở những lỗi căn bản nhất về ngôn ngữ này.

Nhưng, có lẽ chuyện quan trọng hơn hết là dầu biết khả năng Hán văn của mình chưa tới đâu Lê Mạnh Thát chẳng quan tâm, vì mục tiêu của Lê Mạnh Thát rồi không phải Học thuật. Ông Lê Mạnh Thát chỉ thích lý luận! Và lý luận của Lê Mạnh Thát trong cuốn LSPGVN là cái lý luận gọi là “lý luận trung tâm”, hay “lý luận xuôi xị” mà tôi đã cho thấy rất rõ trong 2 bài phê bình trước bài này.

Kiến thức Phật giáo, khả năng ngôn ngữ (Hán văn) thì như tôi đã chứng minh, vậy mà Lê Mạnh Thát lại ưa lý luận, bóp méo sự kiện để cố đưa vào cái khung thiên kiến - hay viết theo đơn đặt hàng của ai đó, đây là chuyện đáng nói nhất!

Đọc những lý luận trong tập LSPGVN người đọc nghe đâu văng vẳng trong đầu những câu lùng bùng nhĩ căn như “nhân dân ta anh hùng”, “trí tuệ ta là đỉnh cao”……

Nhưng, Lê Mạnh Thát quên một chuyện quan trọng là nếu kiến thức căn bản không có có lý luận chiều nào, hướng nào nữa thì với thức giả những lý luận này đến chẳng làm dấy lên 1 hạt bụi nào - hoặc nói theo Phật giáo là không làm dấy lên 1 vi trần nào cả! 

 

Minh Di.

31 tháng 8 năm 2011.

Ngày cuối cùng Mùa Đông Úc Châu.

 

Thư Mục.

 

[1]. Hoa Nghiêm Kinh Sớ Sao.

Đường. Sa môn Trừng Quán soạn thuật.

Tài Đoàn Pháp Nhân Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội (ĐL)      Dân Quốc 86 niên (1997).

[2]. Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.

Tùy. Trí Ngải sớ.

Đường. Trạm Nhiên ký.

Tống. Đạo Uy nhập sớ.

Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã (TQ)      1994 / 3.

[3]. Chú Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh.

Hậu Tần. Tăng Triệu đẳng chú

Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1995 / 2.

[4]. Đại Đường Tây Vực Ký Hiệu Chú.

Đường. Huyền Trang. Biện Cơ.

Quí Diễn Lâm đẳng hiệu chú.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      2008 / 4.

[5]. Đại Đường Tây Vực Cầu Pháp Cao Tăng Truyện Hiệu Chú.

Đường. Thích Nghĩa Tĩnh.

Vương Bang Duy hiệu chú.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      2004 / 3.

[6]. Nam Hải Ký Qui Nội Pháp Truyện Hiệu Chú.

Đường. Thích Nghĩa Tĩnh.

Vương Bang Duy hiệu chú.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      2004 / 2.

[6]. Pháp Uyển Chu Lâm Hiệu Chú.

Đường. Thích Đạo Thế.

Chu Thúc Ca. Tô Tấn Nhân hiệu chú.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      2006 / 2.

[7]. Phật Học Đại Từ Điển.

Dân Quốc. Đinh Phúc Bảo.

Phúc Kiến Bồ Điền Quảng Hóa Tự      Phật lịch 2534 / Công nguyên 1990. [1921 / Sơ].

[8]. Tông Giáo Từ Điển.

Nhiệm Kế Dũ chủ biên.

Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xã      1981 / Sơ.

[9]. Tư Trị Thông Giám.

Bắc Tống. Tư Mã Quang.

Nguyên. Hồ Tam Tỉnh chú.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1987 / 7.

[10]. Cựu Đường Thư. (1).

Ngũ Đại. Lưu Hu.

[11]. Tân Đường Thư. (2).

Triệu Tống. Âu Dương Tu.

Nhị Thập Ngũ Sử Bản.

Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1991 / 8.

[12]. Thông Điển.

Đường. Đỗ Hựu.

Thập Thông Bản.

Chiết Giang Cổ Tịch Xuất Bản Xã      2000 / Sơ.

[13]. Tiên Tần Chư Tử Hệ Niên (Tăng định Bản 1956).
Tiền Mục.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1985 / Sơ bản. 

[14]. Luận Ngữ Tập Chú.

Nam Tống. Chu Hi tập chú.

Thái Bình Thư Cục (HC)      1986 / 7.

[15]. Thủy Kinh Chú Sớ.

Nam Bắc triều - Bắc Ngụy. Lịch Đạo Nguyên Chú.

Dân Quốc. Dương Thủ Kính. Hùng Hội Trinh Sớ.

Giang Tô Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1999 / 2.

[16]. Cổ Đại Nam Hải Địa Danh Vị Thích.

Trần Giai Vinh. Tạ Phương. Lục Tuấn Lãnh.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      2002 / 2.

[17]. Tây Vực Nam Hải Sử Địa Khảo Chứng Luận Trứ Vị Tập.

Dân Quốc. Phùng Thừa Quân.

Trung Hoa Thư Cục (HC)      1976 / Sơ.

[18]. Trung Quốc Lịch Sử Địa Đồ Tập (Nhị sách. Tần. Tây Hán. Đông Hán).

[19]. Trung Quốc Lịch Sử Địa Đồ Tập (Ngũ sách. Tùy. Đường. Ngũ Đại Thập Quốc).

Đàm Kỳ Tương chủ biên.

2 Tập Lịch sử Địa đồ ghi số hạng [18]. [19] trên đây:

Trung Quốc Địa Đồ Xuất Bản Xã (Tinh trang Bản)      1996 / 2.

[20]. Đường Lục Điển.

Đường. Lý Lâm Phủ.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1992 / Sơ.

[21]. Trung Quốc Lịch Đại Chức Quan Biệt Danh Từ Điển.

Cung Diên Minh.

Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xã      2006 / Sơ.

[22]. Giản Minh Trung Quốc Lịch Đại Quan Chế Từ Điển.

An Tác Chương chủ biên.

Tề Lỗ Thư Xã      1990 / Sơ.

[23]. Trung Quốc Độ Lượng Hành Sử.

Dân Quốc. Ngô Thừa Lạc.

Thượng Hải Thư Điếm (TQ)      1984 / Sơ.

[24]. Lễ Thư Thông Cố.

Thanh. Hoàng Dĩ Chu.

Vương Văn Cẩm điểm hiệu.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      2007 / Sơ.

[25]. Xuân Thu Khảo Dị Bưu.

Vĩ Thư Tập Thành Bản.

Nhật Bản. An Cư Hương Sơn. Trung Thôn Chương Bát tập lục.

Hà Bắc Nhân Dân Xuất Bản Xã      1994 / Sơ.

(Vĩ Thư là danh xưng chỉ chung những sách viết ra nhằm giải rộng ý nghĩa của Kinh, chủ yếu căn cứ Kinh nghĩa Nho gia, người thời Hán soạn, nhưng thác danh Khổng Tử (551 - 479 tr. Cn). Nội dung Vĩ Thư luận đoán họa phúc, cát hung, suy trắc lẽ hưng phế  và trị loạn của nhân sự, hầu hết là thêm thắt, với những luận đàm quái đản, vô căn cứ.

Danh xưng là nhằm đối với danh xưng KINH - như những sợi dệt dọc (Kinh) giao những sợi dệt ngang () trên một tấm vải. Thời Hán có 7 tác phẩm được liệt vào hàng KINH: - Dịch. Thư. Thi. Lễ. Nhạc. Xuân Thu. Hiếu, do đó Vĩ Thư cũng có Thất Vĩ, và mỗi lại phân nhiều tập, mỗi tập có một danh xưng khác. Vì lượng các Tập khá nhiều không tiện nêu hết ra đây, tôi chỉ nêu tổng số Tập của mỗi Vĩ Thư như sau:

~ *Dịch 28 Tập. Thư 29. Thi 04. Lễ 04. Nhạc 04. Xuân Thu 29. Hiếu Kinh 15).

[26]. Sơ Học Ký.

Đường. Từ Kiên đẳng.

Tư Nghĩa Tổ điểm hiệu.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      2004 / 2.

[27]. Bắc Mộng Tỏa Ngôn.

Ngũ Đại. Tôn Quang Hiến.

Giả Nhị Cường điểm hiệu.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      2006 / 2.

[28]. Sự Vật Kỷ Nguyên.

Bắc Tống. Cao Thừa.

Minh. Lý Quả đính.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1989 / Sơ.

[29]. Sở Từ Bổ Chú.

Đông Hán. Vương Dật chú.

Nam Tống. Hồng Hưng Tổ bổ chú.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      2006 / 5.

[30]. Văn Tuyển.

Nam Bắc triều – Lương. Chiêu Minh Thái Tử (Tiêu Thống) tuyển.

Đường. Lý Thiện chú.

Thương Vụ Ấn Thư Quán (HC)      1977 / trùng ấn.

[31]. Toàn Đường Thi.

Thanh. Thánh tổ (Khang Hi) sắc soạn.

+ Toàn Đường Thi Dật. Nhật Bản. Thượng Mao Hà Thế Ninh toản tập.

Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã (TQ)      1986 / Sơ.

[32]. Đỗ Thi Kính Thuyên.

Đường. Đỗ Phủ.

Thanh. Dương Luân tiên chú.

Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1998 / 2.

[33]. Hàn Xương Lê Văn Tập.

Đường. Hàn Dũ.

Thanh. Mã Thông Bá chú.

Trung Hoa Thư Cục (HC)      1975 / Trùng ấn.

[34]. Bì Tử Văn Tẩu.

Đường. Bì Nhật Hưu.

Tiêu Địch Phi. Trịnh Khánh Đốc chỉnh lý.

Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1981 / Sơ.

[35]. Vương Lâm Xuyên Toàn Tập.

Bắc Tống. Vương An Thạch.

Quảng Trí Thư Cục (HC)      (Nhà Xuất bản này không bao giờ ghi năm xuất bản).

[36]. Cổ Kim Xưng Vị Ngữ Từ Điển.

Trách nhiệm Chủ biên. Lý Giai Tuấn.

Trung Quốc Quốc Tế Quảng Bá Xuất Bản Xã (TQ)      1988 / Sơ.

[37]. Kinh Truyện Thích Từ.

Thanh. Vương Dẫn Chi.

Dân Quốc. Hoàng Khản. Dương Thụ Đạt phê ngữ.

Nhạc Lộc Thư Xã (TQ)      1984 / Sơ.

[38]. Khang Hi Tự Điển.

Thanh. Thánh tổ (Khang Hi) sắc soạn.

Lăng Thiệu Văn đẳng toản tu.

Cao Thụ Phiên trùng tu.

Linh Ký Xuất Bản Hữu Hạn Công Ty (HC)      1981 / Sơ.

[39]. Cổ Đại Hán Ngữ Tự Điển.

Vương Lực (1900 - 1986) chủ biên.

Đường Tác Phiên. Quách Tích Lương. Tào Tiên Trạc.

Hà Cửu Doanh. Tưởng Thiệu Ngu. Trương Song Đê.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      2003 / 4.

[40]. Từ Hải (Hợp đính Bản).

Chủ biên: Thư Tân Thành. Thẩm Di. Từ Nguyên Cáo. Trương Tướng.

Trung Hoa Thư Cục (HC)      1983 / Trùng ấn.

[41]. Từ Hải (Thái đồ Súc ấn Bản - 1999 Bản. Ngũ Quyển Bản).

Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xã      2007 / 6.

[42]. Từ Nguyên (Súc ấn Hợp đính Bản. 1987 Bản).

Chủ biên: Quảng Đông. Quảng Tây. Hồ Nam. Hà Nam Tu đính Tổ.

Thương Vụ Ấn Thư Quán (HC)      1987 / Sơ. 

[43]. Từ Vị.

Văn Hóa Đồ Thư Công Ty Biên Thẩm Ủy Viên Hội biên tập.

Lục Sư Thành chủ biên.

Văn Hóa Đồ Thư Công Ty (ĐL)      Dân Quốc năm 74 (1985) / Khuyết.

[44]. Kiến Văn Tiểu Lục. (Bản Hán Văn).

Việt Nam - Lê triều. Lê Quí Đôn.

Nguyễn Khắc Thuần dịch, hiệu đính và chú thích (Bản dịch có rất nhiều sai lầm).

Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam      2009 / Lần đầu.

 

Hết

 

 

Online Members

We have 279 guests and no members online

Homepage Data

62436266
Today
Yesterday
All
5942
10098
62436266

Show Visitor IP: 98.81.24.230
13-09-2024 12:22