Prof. Doan Le Giang
Faculty of Literature and Linguistics
University of Social Sciences and Humanities –
Vienam National University HoChiMinh city
ABTRACT
Vietnamese and Japanese literatures originated in their native culture. In the beginning of Christian era they began to join the Sinographic cultural region, and later became the typical representatives of East Asian paradigm of literature. There were many close relations and similar features that could be found in the process of their development. Naturally, the similarities exist belong with the national differences. The analogues and similarities between Vietnam and Japan also lay in the cultural regional interrelations with China and Korea.
This paper aims to examine the process of literary exchanging and impacting between Vietnam and Japan in East Asian context and to give some suggestive ideas on comparative studies of those two literatures.
LỜI DẪN VÀO VIỆC NGHIÊN CỨU
VĂN HỌC VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH ĐÔNG Á
PGS. Đoàn Lê Giang
Khoa Văn học và Ngôn ngữ,
Trường Đại học KHXH & NV – ĐHQG TP.HCM
Tóm tắt
Văn học Việt Nam và Nhật Bản khởi đi từ những nền văn hóa bản địa, đến đầu Công nguyên bắt đầu quá trình gia nhập Khu vực Văn hóa Đông Á (còn gọi là Khu vực văn hóa chữ Hán) và sau đó trở thành những nền văn học tiêu biểu thuộc hệ hình Đông Á. Trong quá trình ấy văn học Việt Nam và Nhật Bản có những mối liên hệ rất mật thiết; đồng thời cũng có nhiều điểm tương đồng thú vị về tư tưởng và tình cảm; về quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ, thể loại văn học; quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc…Bên cạnh đó văn học mỗi nước lại có những đặc sắc riêng. Những mối liên hệ ấy, những điểm tương đồng và dị biệt ấy sẽ được thấy rõ ràng hơn nếu đặt trong mối quan hệ rộng lớn với các nước khác trong khu vực: Trung Quốc, Hàn Quốc/ Triều Tiên. Bài viết này đi vào tìm hiểu giao lưu, ảnh hưởng giữa văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh văn học Đông Á và đưa ra những suy nghĩ về việc nghiên cứu những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nền văn học ấy.