05102024Sat
Last updateMon, 30 Sep 2024 8am

Đạo diễn Đặng Nhật Minh: Hướng đi riêng

Ngày 13 tháng 11 năm 2013, trong chuỗi hội thảo văn hóa thuộc Chương trình Giáo Dục Tổng Quát, trường Đại học Hoa Sen, ban tổ chức đã mời Đạo diễn Đặng Nhật Minh  tới nói chuyện với sinh viên và giảng viên, cùng thân hữu của trường. Đạo diễn Đặng Nhật Minh đã cuốn hút gần 100 khán giả bởi lối nói đơn giản, sâu sắc, chia sẻ những trải nghiệm chân thực, đam mê, nhiệt huyết, và hiểu biết sâu rộng về điện ảnh. Buổi nói chuyện được phân làm ba phần: 1. Hướng đi riêng, 2. Lịch sử điện ảnh, và 3. Giao lưu với khán giả.


Trí khôn nghệ thuật và trí khôn khoa học

     Khi nhìn vào những thành tựu phát triển khoa học và công nghệ của con người ngày hôm nay, ta không tránh khỏi cảm giác ngưỡng mộ, tự hào. Song, hãy thử thoát ra khỏi cái nhìn có tính so sánh, ta sẽ thấy mọi thành tựu tự bản thân nó vào lúc xuất hiện, trong trạng thái cuối cùng của thành tựu, bao giờ nó cũng mang tính chất gây ngưỡng mộ.

Ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Chánh Sắt

(VH-NN) – Khóa luận “Ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chánh Sắt” của SV Trương Thị Thanh Nhã (SV chuyên ngành Văn học hệ Cử nhân tài năng khóa 2010-2014, Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM) do PGS. TS Nguyễn Công Đức hướng dẫn, đã được bảo vệ tại Trường ĐH KHXH và Nhân văn tháng 6 năm 2014 vừa qua. Khóa luận được Hội đồng đánh giá loại giỏi với số điểm tuyệt đối (10 điểm). VH-NN xin giới thiệu Chương 3 và Mục lục của khóa luận.

Sự phát triển của lý thuyết điện ảnh ở phương Tây từ thập niên 1960 đến nay (Ghi lại từ buổi thuyết trình của GS. David James ngày 10/3/2011)

1. Từ văn chương đến điện ảnh

 

Trước kia, trong nền nghệ thuật kinh điển, các nhà văn thường sử dụng tiếng Latin và tiếng Hy Lạp để sáng tác và trong giáo dục ở lĩnh vực khoa học nhân văn. Nhưng đến cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, ngôn ngữ thông tục được đưa vào việc học tập và các nhà văn bắt đầu chuyển sang sử dụng tiếng Pháp, tiếng Anh. Đây cũng là thời kỳ có nhiều chuyển biến đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp. Theo quan điểm lúc bấy giờ, tác phẩm văn chương được viết bằng tiếng mẹ đẻ mới có thể mang đến sự phản ánh sâu sắc và toàn diện về đời sống văn hoá, xã hội của đất nước. Nhà nghiên cứu người Anh Matthew Arnold đã nói rằng:

Những biểu hiện của tiểu thuyết từ điển qua "Từ điển Mã Kiều"

(VH-NN) – Khóa luận TÌM HIỂU THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT TỪ ĐIỂN QUA TỪ ĐIỂN MÃ KIỀU CỦA HÀN THIẾU CÔNG (SO SÁNH VỚI TỪ ĐIỂN KHAZAR CỦA MILORAD PAVIĆ) của SV Thái Cao Trí Cường (SV chuyên ngành Văn học hệ Cử nhân tài năng khóa 2010-2014, Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM) do TS Trần Lê Hoa Tranh hướng dẫn, đã được bảo vệ tại Trường ĐH KHXH và Nhân văn tháng 6 năm 2014 vừa qua. Khóa luận được Hội đồng đánh giá loại giỏi với số điểm tuyệt đối (10 điểm) . VH-NN xin giới thiệu Chương 3 và Mục lục của khóa luận.

Đẹp từng centimet - vết trượt trên đà quán tính của Bỗng dưng muốn khóc

Sự thành công của Vũ Ngọc Đãng trên màn ảnh nhỏ với hai bộ phim truyền hình “Tuyết nhiệt đới” (phát sóng năm 2006) và “Bỗng dưng muốn khóc” (phát sóng năm 2008) đã tạo ra một lực hút mạnh mẽ kéo khán giả đến rạp vào dịp tết Kỷ Sửu để xem “Đẹp từng centimet” ngay từ ngày khởi chiếu (15/1/2009). Mặc dù vẫn mang lại doanh thu đạt ở mức kỷ lục tại Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua (kinh phí làm phim: 4 tỉ đồng, doanh thu: 10,1 tỉ đồng), trong phim có sự xuất hiện của cặp đôi diễn viên ăn khách hiện nay (Lương Mạnh Hải – Tăng Thanh Hà), bộ phim đã thực sự là một thất bại và đạo diễn Vũ Ngọc Đãng đã không thực hiện được “tham vọng” nối tiếp sự thành công của “Bỗng dưng muốn khóc” bằng 108 phút trong “Đẹp từng centimet”.

Dòng ý thức trong "Khi tôi nằm chết" như một cách thức xây dựng nhân vật

(VH-NN) – Khóa luận NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG TÁC PHẨM KHI TÔI NẰM CHẾT CỦA WILLIAM FAULKNER của SV Lăng Đức Lợi (SV chuyên ngành Văn học hệ Cử nhân tài năng khóa 2010-2014, Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM) do PGS.TS Đào Ngọc Chương hướng dẫn, đã được bảo vệ tại Trường ĐH KHXH và Nhân văn tháng 6 năm 2014 vừa qua. Khóa luận được Hội đồng đánh giá loại giỏi với số điểm 9,5 điểm. VH-NN xin giới thiệu Chương 3 và Mục lục của khóa luận.

Thiên Giang Trần Kim Bảng - nhà văn tranh đấu miền Nam giai đoạn 1945 - 1954

(Tóm tắt) Thiên Giang - Trần Kim Bảng là chiến sĩ - nhà văn - nhà giáo và cũng là chứng nhân lịch sử của thế kỷ XX. Ông đã dùng văn chương như vũ khí để đấu tranh trong cuộc chiến đấu chung của toàn dân. Những sáng tác, nghiên cứu và dịch thuật của ông có những tiến bộ nhất định, tạo nên hiệu ứng tích cực trong đời sống xã hội bấy giờ. (Đỗ Thị Thanh Nhàn)

Cuộc vận động đổi mới văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX qua Đông Dương tạp chí

(VH-NN)  “Cuộc vận động đổi mới văn hóa Việt Nam đầu TK.XX qua Đông Dương tạp chí” là công trình nghiên cứu khoa học sinh viên do sinh viên Ngô Thị Thanh Loan (sinh viên Khoa Văn học và Ngôn ngữ hệ Cử nhân tài năng khó 2007-2011) thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Đoàn Lê Giang, được Giải Ba Cấp Bộ năm 2010. VH-NN xin giới thiệu Mục 3.2 Đổi mới phong tục.

Ngôn ngữ quảng cáo nhìn từ góc độ phân tích diễn ngôn

 (VH-NN) – Khóa luận “Ngôn ngữ quảng cáo nhìn từ góc độ phân tích diễn ngôn” của SV Vũ Nguyễn Nam Khuê (SV chuyên ngành Văn học hệ Cử nhân tài năng khóa 2010-2014, Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM) do TS Huỳnh Thị Hồng Hạnh hướng dẫn, đã được bảo vệ tại Trường ĐH KHXH và Nhân văn tháng 6 năm 2014 vừa qua. Khóa luận được Hội đồng đánh giá loại giỏi với số điểm tuyệt đối (10 điểm). VH-NN xin giới thiệu một phần của Chương 3 và Mục lục của khóa luận.