TRANSLATED LITERATURE IN COCHINCHINA IN THE LATE 19TH CENTURY AND THE EARLY 20TH CENTURY

Vo Van Nhon, PhD

(HCMC-USSH)

ABSTRACT

         Being colonized by France, Cochinchina (South of Vietnam) were the region where Western literature was translated quite early. Truong Minh Ky was considered as the first translator of Western literature in Vietnam. His earliest works of translation appeared since 1884. By the early 20th century, Western literary works started to gain popularity. Poetry, prose, even drama of English literature, of American literature, of Russian literature and so on were also introduced to Vietnamese readers.

        In the late 19th century, many writers, such as Truong Vinh Ky, Huynh Tinh Cua, were interested in Chinese literature. In the first decade of the 20th century, a great amount of Chinese novels wered translated into Vietnamese, forming a strong movement of translating "truyen Tau” (Chinese fiction).

        The remarkable characteristics of the translation of Western literature in Cochinchina were as following:
- The newspapers and magazines in “Quoc Ngu” (Vietnamese language written in Latin characters), where the first works of translation were published, played very important role.

- The translators were very diversed, coming from different social and cultural ranks.

- More translation were made on prose. The novels of martial arts, the fantastic novels, the historical novels attracted the attention of the tranlators and the publishers, they were translated twice as much as the romance novels were, because of their compatibilty with the popular audience.

- By translating the works of Western literature, the writers tried to express new concepts of humanism, such as women rights, or gender issues.

        Translation literature in Cochinchina late 19th and early 20th century reflects a paradox: the Western literature started to leave its mark but the Chinese influence was still strong. Anyway, this was a remarkable step in the journey of modernization of the national literature. Through early translated works, the new literary genres were introduced and gradually became familiar with the Vietnamese readers. The translation experiences were the first steps for the Cochichina writers to comprehend and to learn the Western writing techniques, which helping them become the pioneers of new literature in Vietnam.

 

VĂN HỌC DỊCH Ở NAM BỘ CUỐI THẾ KỶ 19 ĐẦU THẾ KỶ 20

Tóm tắt:

 

          Vì là thuộc địa của Pháp, nên văn học phương Tây được giới thiệu ở Nam Bộ sớm hơn so với miền miền Bắc. Trương Minh Ký, dịch giả văn học phương Tây đầu tiên đã có những tác phẩm dịch từ năm 1884. Đến đầu thế kỷ 20, các tác phẩm văn học phương Tây ngày càng được giới thiệu nhiều hơn, không chỉ có văn học Pháp mà còn có cả tác phẩm của Anh, Mỹ, Nga; không chỉ có thơ, văn xuôi mà có cả kịch.

        Trong khoảng cuối thế kỷ 19, các nhà văn như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của đã dịch nhiều tác phẩm văn học của Trung Quốc ra chữ quốc ngữ. Đến thập niên đầu của thế kỷ 20, nhiều tiểu thuyết của Trung Quốc đã được dịch ào ạt, tạo thành một phong trào dịch “truyện Tàu”.

Những điều đáng chú ý trong văn học dịch ở Nam Bộ:

          - Báo chí quốc ngữ đóng một vai trò hết sức quan trọng, là nơi công bố những bản dịch văn học đầu tiên.

         - Đội ngũ dịch thuật có thành phần rất đa dạng với những nghề nghiệp hết sức khác nhau.

         - Văn xuôi được chú ý nhiều hơn. Tiểu thuyết anh hùng, dã sử, nghĩa hiệp được dịch nhiều hơn tiểu thuyết lãng mạn, tài tử giai nhân, bởi chúng phù hợp với độc giả bình dân.

           - Phản ánh một quan niệm mới mẻ về con người: ý thức về nữ quyền, chú ý vấn đề tính dục.

          Văn học dịch ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX phản ánh một nghịch lý: sớm tiếp thu sự mới mẻ của phương Tây, đồng thời vẫn chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn học Trung Hoa. Dù sao, đây cũng là một bước đi đáng ghi nhận trong chặng đường hiện đại hóa của văn học dân tộc. Độc giả, qua những tác phẩm này, cũng sẽ làm quen dần với những đặc điểm của thể loại mới. Từ bước dịch thuật này, các nhà văn đã rèn luyện tay nghề, nắm bắt kỹ thuật viết văn của nước ngoài để sớm trở thành những nhà văn tiên phong của nền văn học mới.

 

TS.Võ Văn Nhơn

Khoa Văn học và Ngôn ngữ

Trường Đại học KHXH và NV (ĐHQG TP.HCM)

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.


Bài viết cùng tác giả

Danh mục website