Sự kiện Trúc Lâm Đại sĩ Trần Nhân Tông xuống núi năm 1304 theo lời thỉnh cầu của con là vua Trần Anh Tông để truyền tâm giới Bồ tát cho nhà vua và triều thần, nhằm tăng cường ý thức lợi lạc cho muôn dân của triều đình được miêu tả trong cuộn thư-họa mang tên Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ do họa sư đời Nguyên Trần Giám Như hoàn thành năm 1363. Trong khi bản gốc hiện còn lưu giữ tại Bảo tàng Liêu Ninh, việc một bản phục chế bằng kỹ thuật cao của tác phẩm này đã được mua với giá cao bất thường (1.8 triệu USD) tại một cuộc đấu giá ở Bắc Kinh tháng 4/2012 đã góp phần tái khẳng định giá trị lịch sử và nghệ thuật độc đáo của nó.[1] Tuy nhiều vấn đề liên quan đến cuộn thư-họa đã được thảo luận trong chuyên đề Bóng hình để lại,[2] những đặc trưng nghệ thuật “thủ quyển” hình thành nên bố cục và phương thức thể hiện của họa phẩm tiếc thay vẫn chưa được giới thiệu đầy đủ. Tìm hiểu nghệ thuật đặc sắc của loại hình “thủ quyển” là cần thiết để thâm nhập cuộn thư họa mang tính lịch sử và nghệ thuật cao Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ nói riêng, và cũng là để hiểu thêm một loại hình đặc sắc của hội họa Trung Hoa nói chung.
Phân cảnh đầu tranh với binh sĩ, công bộc cùng võng, kiệu, tuấn mã chờ đón Trúc Lâm Đại sĩ Trần Nhân Tông
(xin xem toàn văn ở tập tin đính kèm)