12122024Thu
Last updateWed, 11 Dec 2024 6pm

Vietnamese literature modernnization problem in comparison with East Asia

Prof. Phong Le

(Institute of Literature, Hanoi, VN)

 

ABSTRACT

To establish the mordern face of Vietnamese literature and philosophy, while distinguishing and putting it off its middle-age form and comparing the same cultures in East Asia, such as China, South Korea, North Korea and Japan

 

Vấn đề hiện đại hoá văn học Việt Nam

trong đối sánh khu vực Đông Á

 

1/ Các giáo sĩ Thiên Chúa giáo và thuyền buôn phương Tây đã vào các cảng biển Việt Nam vào đầu thế kỷ XVII; tiếng súng xâm lược của liên quân Pháp- Iphanho đã nổ vào Đà Nẵng 1858; Hiệp ước Patenôtre nhường đứt chủ quyền dân tộc cho Thực dân Pháp được ký năm 1884… Thế nhưng quá trình hiện đại hoá văn chương - học thuật Việt Nam chỉ có thể diễn ra một cách có ý thức và chủ động, với hiệu quả thấy được, từ thập niên đầu thế kỷ XX, khi Việt Nam hoàn toàn chuyển sang xã hội bán phong kiến - thuộc địa. Đó là điều khác với Trung Hoa và Nhật Bản.

2/ Đặc thù thứ hai: Ở Việt Nam, quá trình hiện đại hoá cùng song song tiến hành với quá trình cách mạng hoá, cũng đã diễn ra ngay từ thập niên đầu thế kỷ XX cho đến 1945. Trong 45 năm ấy trên biến động của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, đời sống văn chương - học thuật đã đi qua nhiều chặng, cho đến thời 1930-1945 là thời hoàn thiện diện mạo hiện đại của văn học dân tộc, theo ý nghĩa dứt bỏ triệt để mô hình trung đại, với sự xuất hiện của ba trào lưu văn học: cách mạng, hiện thực và lãng mạn; và kết thúc ở thời điểm Cách mạng tháng Tám – 1945. Đó là điều khác với Hàn Quốc và Nhật Bản.

3/ Thế nhưng lịch sử còn tiếp tục một cuộc đi dài cho đến 1975, với 30 năm chiến tranh- chống Pháp, rồi chống Mỹ ( trong đó có 20 năm đất nước chia đôi), trong tình thế chiến tranh lạnh giữa hai phe; cho đến đầu 90 khi Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa tan vỡ. Phải từ đây, từ thập niên cuối thế kỷ XX, ngót nửa thế kỷ sau Cách mạng tháng Tám, văn học Việt Nam mới có hoàn cảnh thuận lợi và thích hợp để tiếp tục và phát triển sự nghiệp hiện đại hoá; như là sự trở lại trên một tầm cao hơn và một quy mô rộng hơn, những mục tiêu đã đặt ra từ thập niên đầu thế kỷ XX. Từ đây, trong bối cảnh Toàn cầu hoá lần thứ 3, hy vọng văn học Việt Nam sẽ nhanh chóng đến được với những mục tiêu chung của nhân loại, dựa trên hai định hướng Dân chủVăn minh, nhằm giải quyết tối ưu mối quan hệ giữa Dân tộcThời đại, giữa Văn hoá dân tộcXã hội hiện đại.

Toàn bộ diễn biến như trên, diễn ra trong suốt thế kỷ XX, qua sự trình bày cụ thể về nó, là vừa có điểm chung, vừa có điểm khác với khu vực đồng văn - Trung Hoa, Hàn Quốc - Triều Tiên, và Nhật Bản.

 

GS. Phong Lê

Nơi công tác:  Viện Văn học

Điện thoại:   0912357748 ;  04.3.8561020

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Địa chỉ liên hệ: Phòng 302 - Nhà F1 - Ngõ 165 đường Thái Hà, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.