20112024Wed
Last updateTue, 19 Nov 2024 1pm

Lý luận và phê bình văn học

Bộ môn Lý luận và Phê bình văn học

Từ khi Khoa Ngữ văn được thành lập đến khi đổi tên thành Khoa Văn học và Ngôn ngữ, chuyên ngành Lý luận văn học trực thuộc Bộ môn Văn học Việt Nam và Lý luận văn học. Trong giai đoạn đầu, các giảng viên dạy chuyên ngành này là GS....

Nhân sự:

 Trưởng Bộ môn - Nguyễn Hữu Hiếu

Huỳnh Như Phương

Lê Ngọc Phương

Trần Tịnh Vy

Nguyễn Đình Minh Khuê

Từ khi Khoa Ngữ văn được thành lập đến khi đổi tên thành Khoa Văn học và Ngôn ngữ, chuyên ngành Lý luận văn học trực thuộc Bộ môn Văn học Việt Nam và Lý luận văn học. Trong giai đoạn đầu, các giảng viên dạy chuyên ngành này là GS. Lê Đình Kỵ, nhà giáo Dương Trọng Dật, nhà giáo Đỗ Hữu Trọng... GS. Lê Đình Kỵ là người đặt nền móng cho việc đào tạo và nghiên cứu Lý luận văn học ở Khoa, đồng thời là Chủ nhiệm bộ môn vào những năm 80 thế kỷ trước.

Từ năm 2007, do nhu cầu phát triển của Khoa, chuyên ngành Lý luận văn học được tách ra để thành lập Bộ môn Lý luận và Phê bình văn học, với nhiệm vụ giảng dạy các môn lý luận và phê bình văn học ở bậc cử nhân và đào tạo chuyên ngành Lý luận văn học ở bậc tiến sĩ. Từ năm 2015, Bộ môn được giao thêm nhiệm vụ đào tạo chuyên ngành Lý luận văn học ở bậc thạc sĩ.

Hiện nay Bộ môn có năm giảng viên là GS. TS. Huỳnh Như Phương, PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân, PGS. TS. Nguyễn Hữu Hiếu, ThS. Hồ Khánh Vân, ThS. Lê Ngọc Phương. Bộ môn còn được sự cộng tác của nhiều giáo sư, học giả ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trong việc giảng dạy, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và chấm luận văn, luận án.

Một số đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia và cấp Nhà nước mà Bộ môn chủ trì thực hiện là: Nghiên cứu hệ thống những vấn đề nguyên lý văn học; Thi pháp học với việc nghiên cứu tác phẩm và thể loại văn học; Các trường phái phê bình văn học Phương Tây thế kỷ XX; Hoạt động nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học ở Nam Bộ từ cuối thế kỷ 19 đến 1954; Sự du nhập các lý thuyết văn học phương Tây vào miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975…

Những giáo trình và chuyên khảo tiêu biểu do giảng viên trong Bộ môn biên soạn: Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932-1945, Giáo trình Tác phẩm văn học, Nhà văn và phong cách (PGS. TS. Lê Tiến Dũng); Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20, Văn học Nhật Bản ở Việt Nam (PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân); Lý luận văn học – nhập môn, Trường phái Hình thức Nga (GS. TS. Huỳnh Như Phương). Bên cạnh những vấn đề lý luận văn học truyền thống, các giảng viên trong Bộ môn cũng đầu tư nghiên cứu một số trường phái văn học hiện đại như: Phê bình Mới, Phê bình Xã hội học, Phê bình Phân tâm học, Phê bình Cấu trúc và Giải Cấu trúc, Phê bình Nữ quyền, Phê bình Hậu thực dân…