Đậm đà món bún vịt nấu tiêu ở Sóc Trăng

bun2-8475-1433737917.jpg

            Sóc Trăng là xứ sở hiền hòa, con người giản dị và chất phác, nơi hội tụ và giao thoa văn hóa của 3 dân tộc Việt, Hoa và Khmer. Đến với Sóc Trăng, du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn tuy dân dã mà độc đáo, nổi tiếng gần xa của địa phương như món bún nước lèo, bánh cống Đại Tâm, lẩu mắm, cháo Quảng, bún gỏi dà, bò nướng ngói Mỹ Xuyên,…Nhưng có lẽ không thể không nhắc đến món bún vịt nấu tiêu đậm đà, nếu ai đã từng ăn thì chắc khó quên.

            Lang thang đâu đó ở thành phố Sóc Trăng, khách phương xa dễ dàng nhận thấy khá nhiều quán bày bán món bún vịt nấu tiêu trên các trục đường lớn, nhất là khu vực gần chợ. Người dân Sóc Trăng thường ăn món này vào buổi sáng cho nóng. Họ ngồi ăn tô bún xì xụp trông rất ngon lành ở trong quán hay ngoài vỉa hè. Nếu quan sát kĩ thì thấy người ăn vừa húp nước vừa chấm thịt, lòng vịt vào chén nước mắm bên cạnh rồi đưa vào miệng, thỉnh thoáng nhấp một ngụm trà đá, chậm cái khăn trên trán lấm tấm mồ hôi và  hít thở vài cái để cảm nhận không khí trong lành của sớm mai. Vì vậy, bún vịt nấu tiêu là món ăn khoái khẩu, khá gần gũi của người dân Sóc Trăng trước giờ.

            Tìm hiểu kĩ mới biết món này nấu thật đơn giản, chẳng cầu kì gì cả. Nấu bún vịt nấu tiêu gần giống như nấu món vịt tiềm. Người ta chọn mua con vịt xiêm to, mập mạp nhưng còn tơ ở chợ về nhổ kĩ lông, làm sạch, chặt nhỏ và để ráo nước. Họ lấy tiêu đen bỏ vào cối đâm cho bể ra. Sau đó, ướp tiêu với thịt vịt và các gia vị khác như tỏi, bột ngọt,…trong nhiều giờ. Cho nồi lên bếp, phi dầu và tỏi, tiêu cho thơm rồi đổ thịt và lòng vào xào cho săn lại. Bún vịt nấu tiêu đậm đà nhờ cho nước dừa vào nồi làm nước lèo, đun sôi chừng 2 giờ rồi để lửa liu riu. Khi sôi, người nấu vớt bọt, nếu nhìn kĩ thấy nồi nước khá là trong, trên mặt có lớp mỡ vàng, rất đẹp mắt, nhìn là muốn ăn liền, nhất là nó có mùi thơm nhẹ. Thịt và lòng được vớt ra ngoài có màu nâu nhạt, trông rất bắt mắt. Một kinh nghiệm nữa là thịt vịt không để lâu trong nồi vì sẽ mất ngon, khi mềm nên vớt ra ngay.

            Ăn bún vịt nấu tiêu  phải biết cách mới ngon và đúng điệu. Người bán bỏ bún trong cái rổ lót lá chuối xanh bên dưới bỏ vào tô. Sau đó, lấy rau ghém gồm giá, hẹ, rau diếp cá và không thể không thiếu hoa chuối cùng rau muống xắt nhuyễn để lên mặt, rồi mới chan nước lèo. Do đó, tô bún có nhiều màu sắc nên trông bắt mắt vô cùng. Tùy vào sở thích của khách, bà chủ quán sẽ bỏ thịt, lòng, huyết, đùi, phao câu, chéo cánh…vào. Ăn bún vịt nấu tiêu phải vắt tí chanh, kèm chén nước mắm có mấy lát hành tím bào mỏng còn sống và bỏ ít ớt băm ngâm dấm mới ngon. Khi ăn, thực khách có cảm giác trơn trơn của bún, sực sực của rau và sự mềm mại của thịt vịt, đặc biệt là vị ngọt đậm đà của nước lèo không chê vào đâu được, chinh phục cả những người khó tính. Do có vị cay cay của tiêu, nên khi trời nóng, ai húp nước lèo này sẽ toát cả mồ hôi, người khỏe hẳn ra, còn thời điểm gần tết, khi trời se lạnh, ăn bún vịt nấu tiêu để ấm người, nhất là buổi sáng sớm.

            Ăn món bún vịt nấu tiêu còn là dịp để thực khách cảm nhận vẻ trù phú của thiên nhiên, những nét văn hóa đặc trưng và tấm lòng hiếu khách của người dân vùng đất Sóc Trăng. Vì vậy, nó rất cần thiết trong việc xây dựng thương hiệu ẩm thực cho du lịch địa phương đang trên đà phát triển. 

Nguồn: Doanh Nhân cuối tuần ngày 16.1.2015

Thông tin truy cập

63743076
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
5947
35223
63743076

Thành viên trực tuyến

Đang có 551 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website