Lãng du trong văn học Anh

Ngày nay nhắc tới nước Anh là người ta liên tưởng tới kịch của Shakespeare (1564-1616), vì kịch của Shakespeare  là đỉnh cao của nghệ thuật sân khấu thế giới.  Kịch của ông ngày nay vẫn được diễn, quay thành phim, nó có ảnh hưởng lớn đến sân khấu hiện thực.

Cuộc đời sáng tác của ông chia làm ba giai đoạn.  Giai đoạn thứ nhất từ 1600 trở về trước (chủ yếu là hài kịch và kịch lịch sử), giai đoạn thứ hai từ 1600 tới 1608 (chủ yếu là bi kịch), giai đoạn thứ ba từ 1608 tới 1612 với không khí thần thọai nên thơ.  Ngoài kịch Shakespeare còn viết 150 bài thơ sonnette là thơ tình và thơ tư duy.

Người viết sách này đã từng xem những vở kịch sau của Shakespeare trong thời gian học ngữ văn Đức ở ĐHTH Karl Marx  (1968-1974)  thành phố Leipzig (Đức) : “Giấc mộng đêm hè”  (A  Midsummer Night’s Dream,  1595);  “Người  lái buôn thành Venice”  (The Merchant of Venice, 1596),  “Richard Đệ nhị”  (Richard II, 1595),  “Julius  Ceasar” (1599);  “Romeo và Juliet” (Romeo and Juliet, 1594);  “Hamlet” (1600); “Macbeth”  (1600);  “Vua Lear” (1605);  “Othello”  (1604);  “Đêm thứ mười hai” (Tweilfth Night, 1602).

Shakespeare là văn hào lớn cuối cùng  của tư tưởng nhân văn trong trào lưu văn nghệ phục hưng ở châu Âu từ giữa thế kỷ 14 tới đầu thế kỷ 17.  Đề tài kịch của ông  lất từ cốt chuyện của Đan Mạch, Italia, Anh .v.v. nên đa dạng, phong phú, đả phá tư tưởng phong kiến, tôn giáo, phản ánh sự thống trị của đồng tiền trong giai đọan đầu của chủ nghĩa tư bản.

TỪ VUA  LEIR TRUYỆN CỔ DÂN GIAN ANH ĐẾN BI KỊCH VUA LEAR CỦA SHAKESPEARE  TRONG  VĂN HỌC ANH

Năm 1585, ở tuổi 21, Shakespeare rời quê hương Stratford đến kinh thành London với hai bàn tay trắng và lòng đam mê sân khấu.   Cũng giống Molière, Shakespeare cũng là diễn viên (năm 1594 ông là diễn viên đoàn kịch của bá tước vùng Leicester), tác gia kịch bản kiêm đạo diễn.  Để lấp khoảng trống  kiến thức của mình, ông có cuốn sách gối đầu giường là Biên niên sử nước Anh, Ailen, Scốtlen  (England, Irlang, Schottland).  Bổ sung cho kiến thức văn hóa cổ  đại La Mã, ông đọc bộ sách nổi tiếng  Truyện danh nhân của Plutarque. Shakespeare học hỏi được rất nhiều ở bộ tự điển sống – học giả Italia Giovannie Florio đang sống lưu vong ở London.   Bá tước Southampton đã bắc nhịp cầu  để  Shakespeare đến với xã hội thượng lưu quý tộc London.  Vốn kiến thức về nước Pháp, văn hóa Pháp, Shakespeare có được nhờ việc kết giao với một thương gia Pháp đang sống ở London.  Không những thế, Shakespeare còn lắng nghe học hỏi nghề ngfhiệp sân khấu ở nơi các diễn viên, ở công chúng xem kịch. Tất cả những điều nói trên là nguồn sữa tươi mát vô tận cho những cảm hứng sáng tạo  của kịch gia Shakespeare.  Kịch của  Shakespeare  mang *hồn thời đại,  luôn đáp ứng được mong đợi của người xem.

Nguyên thủy  Vua Leir  (Lear) là truyện cổ dân gian Anh. Vua Leir có 3 con gái là Gonorilla,  Regan, cô út tên là Cordeilla.   Theo truyền thống cổ xưa ở nước Anh (Pháp, Đức cũng vậy), khi vua cha già yếu thì chia đều giang sơn cho các con. Theo tục lệ đó nên giang sơn vua Leir chia làm 3 phần đều nhau cho 3 con gái. Trong truyện cổ dân gian Anh thì câu chuyện xoay quanh Thiện-Ác.  Làm việc Thiện sẽ được thưởng công xứng đáng.  Làm việc Ác sẽ bị trừng phạt.  Vào năm 1135, Georffrey of Monmouth xuất bản   Historia regum  Brintanniae von Leir, đây là một biến thái ( Maerchenvariant của King-Leir - truyện dân gian Vua Leir).   Để thử thách tình thương của 3 con gái với vua cha.  Vua Leir đặt câu hỏi, Ai trong số 3 con yêu quý vua cha nhất?   Hai cô chị dùng mọi lời lẽ để tỏ lòng yêu quý cha. Cô út trả lời ngắn gọn:  Con quý cha như muối ăn.   Nhà vua chia giang sơn làm hai và sống với hai con gái lớn.  Vua nổi giận vì lời nói mộc mạc chân thành của cô con út (vì vua quen nịnh với những mỹ từ, lời nói mộc mạc chân thành chỉ dùng nơi sinh hoạt bình dân).  Cô con út không được chia phần nên sống trong cảnh nghèo túng.   Hai chị lấy chồng, truất hết mọi thứ. Vua Leir rơi vào cảnh cô đơn túng quẫn.  Cô út lấy vua nước Pháp liền cùng chồng là Aganippus giúp vua cha lấy lại giang sơn.   3 năm sau, vua Leir băng hà .  Vợ chồng cô út nối ngôi.  Đây là kết thúc có hậu kiểu truyện cổ dân gian: họ vui sống bên nhau tới khi tóc bạc, răng long.

Vào cuối thể kỷ 16, văn nghệ sĩ Anh làm sống lại đề tài King Leir.  J. Higgins viết  bi kịch The  Mirour  for Magistrates, containning the fallesof the first infomate Princes of this lande năm 1574.  Dựa trên cốt truyện dân gian Vua Leir các nhà văn Anh khác như E. Spencer, cũng có sáng tác xoay quanh chủ đề này.  Năm 1606,  Shakespere cũng dựa trên cốt truyện dân gian  King Leir   viết bi kịch  King Lear.  Đây là một biến thái mang hồn thời đại  mà  Shakespeare đang  sống của King Lear (King Lear-Maerchenvariant).

Các sử gia Anh  gọi thời kỳ Nữ hoàng Elisabeth I  là thời kỳ  Nước Anh vui vẻ  (The merry England).   Nhờ hoạt động thương mại, nên London kinh đô nước Anh trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của nước Anh và của cả châu Âu với những biến động dữ dội (mâu thuẫn giai cấp gay gắt)  của thời kỳ quá độ  (Uebergangsphase) từ chế độ phong kiến sang tư bản chủ nghĩa.   Tuy phát triển sau Italia, Pháp, Tây Ban Nha, nước Anh thế kỷ 16 đã nhanh chóng trở thành một  quốc gia tư bản điển hình:phân hóa xã hội, cách biệt giàu nghèo, đồng tiền chi phối nhân phẩm .v.v.  Ánh sáng và bóng tối thể hiện rõ nét.  Tình hình trên để lại dấu ấn trong văn học nghệ thuật Anh đương thời. Tính thần bí, tôn giáo trong văn học nghệ thuật nhường chỗ cho giáo dục luân lý, đạo đức.  Kịch là thể loại thích hợp nhất lúc này, vì nó tác động trực diện tới công chúng.   London chỉ có 2 vạn dân, nhưng có tới một chục rạt kịch.  To là rạp Thiên Nga và Địa cầu.  Rạp Địa Cầu của Shakespeare có tới 3.000 chỗ ngồi.   Bi kịch Vua Lear là một trong bốn bi kịch lớn của Shakespeare  (Hamlet : trả thù, Othello: lòng ghen tuông,  Macbeth: nỗi tham vọng, vua Lear : sự phản trắc).  Nó cho ta thấy phản trắc hoành hành: Vua Lear bị hai con gái đuổi ra khỏi lâu đài giữa đêm gió gào bão rít, sau khi chia hết gia tài cho người con này.  Bá tước Gloucester chứa chấp nhà vua, bị đứa con ngoài giá thú mà ông thương yêu, tin cậy Edmund tố cáo tội chứa chấp vua Lear nên bị con rể vua Lear là   Cornwall chọc mù cả hai mắt và bị đuổi đi.  Khi điên, ở trong túp lều rách nát giữa đồng với những kẻ áo manh –những  người bần cùng trong xã hội,   vua Lear tỉnh ngộ,  trở nên sáng suốt hơn, thấu hiểu nhân tình thế thái mà kêu gọi công bằng xã hội:

- Ôi những kẻ áo manh,…  làm sao  các người  chống chọi nổi  với thời tiết phũ phàng cay nghiệt?  …   Hỡi những kẻ sống xa hoa, hãy lấy đây làm thuốc đắng.  Hãy dấn thân mà chung nếm khổ với kẻ nghèo hèn, hãy biết san sẻ  bớt những của thừa dùng cho trời khỏi mang điều bất công vô lý.

Cảnh những đứa con bất hiếu như Goneril, Regan, kẻ phản nghịch như Edmund bị trời chu đất diệt mang ý nghĩa giáo huấn về luân lý đạo đức, về tình trong đạo làm người. Nó như lời cảnh báo xã hội đương thời:  Trời có mắt, có tai.  Phản trắc là con đường nhanh nhất để gia tăng của cải, uy quyền, nhưng cũng là con đường dẫn tới tự hủy diệt nhanh nhất.  Trời không dung tha cái Ác, trừng phạt những kẻ phản trắc!

Shakespeare mượn cốt chuyện xưa, thêm nhân vật và tình tiết.  Câu chuyện mang dáng dấp chuyện xưa lại mang hơi thở của thời nhà văn sống. Nên tuy là cốt chuyện xưa, nhưng vở bi kịch này lại mang hồn thời đại, bi là chính, nhưng có cả yếu tố hài: Ác áp đảo hoành hành mọi chỗ, mọi nơi, nhưng luật đời nhân quả vẫn còn đó. Trong bi kịch Vua Lear có hai tuyến nhân vật  tạo nên sự tương phản (Kontrast) giữa tốt và xấu, giữa Thiện  (Cordelia, Kent, Edgar)  và Ác (Goneril, Regan, Edmund, Cornwall), nhưng rồi Goneril giết Regan và tự sát.   Edgar đánh bại Edmund.   Cornwall bị đâm chết bởi người hầu trung thành với Gloucester.  Nhưng thời Shakespeare , tuy Ác thất bại, nhưng Thiện cũng chưa phải là thắng, nên Shakespeare để Kent hỏi, khi vua Lear ôm xác con gái Cordelia trên sân khấu:

-   Đây có phải là một kết thúc đã được hứa hẹn hay không?  (Is this the promised end?)

Nhìn cảnh Cordeila bị treo cổ, vua Lear chết, Kent đi vào cõi vĩnh hằng, Edgar thốt lên :

-    Chúng ta phải gánh vác trách nhiệm của thời khắc đau buồn này.  Hãy nói những gì ta nghĩ, chứ không phải những gì ta buộc phải nói.   (The weight of this sad time we must obey, Speak what we feel, not what we ought to say).

LỜI BÌNH:  Khoảng thời gian 1580-1642 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ và đạt tới đỉnh cao nhất trong lịch sử sân khấu Anh.  Trước Shakespeare nền kịch Anh có 2 xu hướng với những đại diện là John Lyly, với chủ đề cảnh thơ mộng, tình yêu éo le với kết thúc có hậu kiểu thần thoại, truyền thuyết (như vở hài kịch Campaspe của Lyly) và Christopher  Marlowe (1564-1593) với chủ đề hận thù (làm cho sân khấu đầy nước mắt và máu)  và khát vọng (kích động tham vọng chinh phục như Câu chuyện bi kịch của Tiến sĩ Faustus -  The tragical history of Dr. Faustus).  Hai kịch tác gia này là tác gia lớn của kịch trường nước Anh trước Shakespeare.  Shakespeare biết kế thừa gia sản hai khuynh hướng trên, vận dụng sáng tạo và thành công, tạo nên phong cách riêng – phong cách Shakespeare.

Shakespeare là văn hào lớn cuối cùng  của tư tưởng nhân văn trong trào lưu văn nghệ phục hưng ở châu Âu từ giữa thế kỷ 14 tới đầu thế kỷ 17.  Đề tài kịch của ông  lất từ cốt chuyện của Đan Mạch, Italia, Anh .v.v. nên đa dạng, phong phú, đả phá tư tưởng phong kiến, tôn giáo, phản ánh sự thống trị của đồng tiền trong giai đọan đầu của chủ nghĩa tư bản.

Trong lịch sử của ngành kịch phương Tây có hai khuynh hướng:

1.xây dựng nhân vật như mẫu người phát ngôn  cho tinh thần, tư tưởng của thời đại.  Khuynh hướng này được gọi là Schiller hóa.

2. cá thể hóa nhân vật triệt để như Hegel từng đòi hỏi (nhân vật phải là “một con người hoàn mỹ, có sinh khí”).  Khuynh hướng này được gọi là Shakespeare hóa.

Mỗi nhân vật của Shakespeare là “một con người”, rất khác nhau trong suy nghĩ, trong tính cách, trong lối sống.  Tất cả tạo thành “vạn tâm hồn” và thể hiện rõ nét tinh thần thời đại. Hoàn cảnh của nhân vật trong kịch Shakespeare  đã được điển hình hóa trên cơ sở chất liệu hiện thực.  “Cùng báo thù cho cha, nhưng Hamlet rất khác với Lauste,  cùng có tình yêu mãnh liệt nhưng Juliet  đâu có giống  Orphelia, cùng tham quyền cố vị  nhưng Richard III tàn bạo, xảo quyệt, đầy nghị lực”.

http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/vanhoc_tacpham.asp?TPID=11878&LOAIID=21&LOAIREF=1&TGID=2093

Thông tin truy cập

64102666
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
24455
29791
64102666

Thành viên trực tuyến

Đang có 475 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website