Lãng du trong văn học Ai Cập

Nhà văn, nhà viết kịch Ai Cập Naguib  Mahfouz  (1911-2006) sinh trong một gia đình viên chức nhỏ.  Năm 1934 ông tốt nghiệp lọai ưu khoa Triết học Đại học Tổng hợp Cairo.Tác phẩm đầu tay của Mahfouz là tập truyện ngắn  “Tiếng thì thầm cuồng dại” (Hams al-junun, 1938). Tiếp theo ông xuất bản 2 tiểu thuyết lịch sử nói về thời huy hoàng hàng ngàn năm của Ai Cập:  “Radubis” (1943);  “Cuộc đấu tranh của Phib” (1944).   Ngoài tiểu thuyết lịch sử, Mahfouz còn viết tiểu thuyết xã hội.  Sau đại chiến thế giới II, ông chuyển sang đề tài hiện đại với Bộ sách gồm ba tiểu thuyết về Cairo  (The Cairo Trilogy)  1. “Giữa những lâu đài”;  2. “Chính quyền bền vững”;  3. “Ngôi nhà em yêu”.  Trong thời gian 1961-1967 ông viết theo bút pháp: đề tài gay cấn, ngôn ngữ đối thọai cô đọng. Tiểu thuyết “Tấm gương” kể về 55 nhân vật đại diện cho các tầng lớp người khác nhau trong đất nước Ai Cập. Những tác phẩm khác đáng lưu ý của Mahfouz là  tiểu thuyết  “Số phận trớ trêu” (1939);  tiểu thuyết “Chim cút mùa thu” (1962);  tiểu thuyết “Ánh sáng của Thượng đế” (1964);  tiểu thuyết “Tiếng huyên náo trên dòng sông Nil” (1966); tiểu thuyết “Tình yêu  trong mưa” (1973); sử thi  “Anh hùng ca  Harafish” (1977)

.

Sự nghiệp văn chương của Mahfouz gồm 30 tiểu thuyết, 18 tập truyện ngắn và kịch.  Mahfouz nổi tiếng  trong nước và ở nước ngoài chủ yếu qua 60 bộ phim, trong đó có 25 phim do ông viết kịch bản.  Ông được đánh giá là nhà văn hiện đại lớn nhất của Ai Cập. Các tác phẩm của ông phản ánh số phận của đồng bào, giúp họ nhận biết vị trí của mình trong xã hội và gìn giữ bản sắc văn hóa độc đáo của Ai Cập.  Ông nhận giải thưởng Nobel văn học năm 1988 vì sáng tác của ông tác động tích cực đến đời sống xã hội quê hương ông.

Lợi đấy, nhưng cũng hại lắm

Naguin Mahfouz là cây đại thụ  của văn học Ai Cập, nhà văn hiện đại lớn nhất thế giới Arập.  Ông là người gắn bó tâm tư tình cảm, hơi thở và nhịp sống của nhân dân Ai Cập qua  bộ  tiểu thuyết Cairo  (gồm 3 tập: 1. “Giữa những lâu đài”;  2. “Chính quyền bền vững”;  3. “Ngôi nhà em yêu”.   Bộ tiểu thuyết  đề cập đến tầng lớp trung lưu và những người lao động nghèo ở Cairo. Tác phẩm này  được coi là một biên niên sử về đời sống Ai Cập. Các nhà phê bình văn học gọi ông là "Balzac của Cairo".

Có một nhà báo hỏi ông:

- Giải Nobel có ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống và những sáng tác về sau của ông?

- Vâng, giải thưởng đã khuyến khích công việc sáng tác của tôi. Nhưng đáng tiếc là vinh dự này đến với tôi muộn quá, khi tôi đã ở dốc bên kia của cuộc đời.

Từ khi đoạt giải Nobel, tác phẩm của ông đã có những ảnh hưởng gì đến nền văn học Ai Cập?

- … một cái lợi mà giải Nobel này mang lại là nhờ có nó mà nhiều tác phẩm văn học Ảrập được dịch sang các ngôn ngữ khác.

Năm 1954, ở tuổi 43, Mahfouz kết hôn với Atiyyatallah Ibrahim. Họ có hai đứa con - Fatma và Umm Kulthoum. Đó là tất cả những gì ít ỏi người ta biết về đời tư của cây bút nổi tiếng nhất Ai Cập.  Mahfouz phải hứng chịu khá nhiều phản ứng dữ dội sau khi được giải thưởng Nobel văn học.

- Từ khi đoạt giải Nobel đến nay, sự kiện nào là quan trọng nhất đối với ông?

- (chỉ vào cổ) Đây, một cú đánh mà tôi nhận được năm 1994 (Mahfouz muốn nói đến lần ông bị ám sát hụt. Một tín đồ Hồi giáo cực đoạn đã cố đâm dao vào cổ. Tay phải nhà văn đã bị tê liệt một thời gian dài sau đó).

Giải Nobel là một điều thật khủng khiếp với tôi. Tôi đã đoạt giải đấy, nhưng tôi mất mọi thứ khác",

          

LỜI BÌNH: Hơn 10.000 năm trước đây, châu thổ sông Nil là nơi khởi đầu một nền văn minh sớm của thế giới. Cùng với sự xuất hiện nền văn minh Ai Cập cổ là các công trình xây dựng vĩ đại trên một khu vực tập trung dày đặc. Ai Cập cổ đã để lại và đóng góp cho nhân loại một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại, đó là Kim tự tháp Giza và tượng nhân sư Sphinx khổng lồ.   Sông Nil đoạn chảy qua Ai Cập dài 1.200 km.  Nhà nước Ai Cập cổ đại có 30 pharaon xuất hiện từ thiên niên kỷ 4-3  trước Công nguyên.  Ai Cập là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại, có nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học và nghệ thuật. Những điều trên ai cũng biết, nhưng rất ít người nước ngoài thông thạo tiếng Arập tới mới có thể dịch thơ văn Arập sang tiếng Anh để cả thế giới có dịp thưởng lãm thơ văn Arập.  Văn đàn Arập hiện đại cứ như một ốc đảo.  Trường hợp Naguib Mahfouz  là một ngoại lệ. Ông là người con ưu tú của Ai Cập. Ông là nhà văn đưa tiểu thuyết thành thể loại trụ cột trong nền văn học Ai Cập.  Với 30 tiểu thuyết, ông trở thành “một sứ giả nghệ thuật, bến đỗ đầu tiên “  để độc giả tiến vào văn học hiện đại Ai Cập.

Ông nhận thức rất rõ vai trò của một nhà văn trong việc kế thừa tinh hoa văn hoá dân tộc, giới thiệu để thế giới biết tới dân tộc mình, vì vậy trong diễn từ nhận giải Nobel văn học, Naguib Mahfouz viết:

-  Tôi là con của hai nền văn minh (bảy nghìn năm văn minh pharaon và một nghìn bốn trăm năm văn minh Islam) đã kết hôn với nhau  ở một thời kỳ nào đó trong lịch sử.

Ông kể hai giai thoại, một về văn minh pharaon:”Xin quý vị hãy lắng nghe một biến cố lịch sử được ghi lại như sau:   một văn bản viết trên giấy papyrus  kể lại rằng, một vị pharaon biết được  mối quan hệ tội lỗi  giữa mấy cung nữ và mấy bậc quần thần.  Mọi người chờ đợi  đấng quân vương sẽ kết liễu đời họ theo lệ tục thời đó.  Nhưng không, ông cho gọi quan hình luật đến bảo điều tra sự việc mà ông biết.   Ông nói là ông muốn biết Sự Thật để phán quyết của mình đưa ra có Công Lý.”     Rồi Mahfouz kết luận:

-   Thái độ này của vị Pharaon lớn hơn việc tạo dựng đế chế và xây nên Kim Tự Tháp…Đến một ngày nào đó  Kim Tự Tháp vĩ đại  cũng sẽ  biến mất.  Nhưng Sự Thật và Công Lý sẽ mãi mãi còn chừng nào Nhân Loại còn có đầu óc suy nghĩ và ý thức.

Một về văn minh Islam  (Hồi giáo): “ …, tôi giới thiệu nền văn minh này ở một tình huống kịch tính đầy cảm động:  Trong một trận đánh thắngquân Byzantium, người cầm quân đem tù binh đổi lấy một số lớn sách cổ Hy Lạp viết về triết học, y học và toán học.  Đây là một bằng chứng đánh giá cao trí tuệ của con người.”

Mahfouz cho rằng, đó là những minh triết của văn minh Arập,  “là hành động cao thượng và dũng cảm.”  Không những giới thiệu tinh hoa văn hoá Arập, Mahfouz  còn đề xuất cách giải quyếtvấn đề nổi cộm, nóng bỏng mang tính sống còn của nhân loại ngày nay.   The ông, các nhà khoa học đang nỗ lực làm sạch môi trường khỏi ô nhiễm công nghiệp thì các nhà trí thức cũng phải nỗ lực làm  sạch nhân loại khỏi sự ô nhiễm đạo đức.    Cuối cùng ông nhận xét: “Trong hỗn độn của thế giới ngày nay,  Cái Ác  là một kẻ trác táng huyên náo, ầm ĩ.  Con người nhớ về nỗi đau nhiều hơn là niềm vui.  Ông kết thúc diễn từ  bằng thơ của Abul-Alaa Al-Ma’ari:

Nỗi buồn vào giờ chết - Hơn gấp nhiều lần - Niềm vui vào giờ sinh.

Nguồn: http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/vanhoc_tacpham.asp?TPID=12193&LOAIID=21&LOAIREF=1&TGID=2093

Thông tin truy cập

63661538
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
5256
17595
63661538

Thành viên trực tuyến

Đang có 1210 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website