Lãng du trong văn học Italia

Nhà thơ Dante (Alighieri,  1265-1321) Italia sinh ở Florenz trong một gia đình luật sư giàu có và quyền thế.  Ông theo phái giáo hoàng “trắng” trong bộ máy chính quyền Florenz và làm công tác ngọai giao bên cạnh Boniface VIII, cuối cùng bị phái giáo hoàng “đen” lọai trừ và bị án phải lưu đầy suốt đời (một hình thức trục xuất- một hình phạt thường xảy ra ở nước Italia thời đó), sống những năm cuối cùng trong cảnh lưu đầy ở Vérone, Lucques, Ravenne.  Ông mất tại Ravenne ngày 14.9.1321 ở tuổi 56.

 

Dante thể hiện quan niệm chính trị của mình trong tác phẩm  “Chính thể quân chủ” (De Monarchie), trong đó ông nêu tính độc lập của thế quyền  đối với thần quyền:

- Lý trí tự nhiên (đủ) đem lại cho con người diễm phúc ở cõi trần trong trật tự của  hành động.

Dante là người ham học hỏi, có học vấn uyên thâm, nắm vững  các môn khoa học đương thời. Ông trình bày quan niệm của mình về trí tuệ trong cuốn khái luận triết học “Bữa tiệc” (II Convivio, 1307).

Dante sử dụng tiếng Italia phổ thông để sáng tác. Dante biết yêu và làm thơ tình khi còn niên thiếu. Tập  Cuộc đời mới (La Vita nuova)  bao gồm sáng tác thơ và văn xuôi  để Dante bộc lộ tình yêu của mình với Béatrice Portinari. Dante coi Béatrice là “Linh hồn  của cuộc sống”.  Tình yêu của cậu bé si tình Dante với cô bé 9 tuổi ấy là sức mạnh dẫn đường cho linh hồn ông lên thiên đường. Tình yêu mang tính thánh thiện ấy là nguồn hưng phấn trong suốt cuộc đời sáng tác của Dante . Beatrice lấy chồng và  mất năm 1290, từ đó người đương thời không bao giờ nhìn thấy Dante cười.

Dante viết bản anh hùng ca “Hài kịch thần thánh”(tác phẩm này thường được biết dưới cái tên “Thần khúc”,  La Divina Commedia, 1307-1321), trong đó ông miêu tả nhân lọai đi tìm hạnh phúc ở trần thế và vĩnh phúc  ở thế giới bên kia  với tinh thần thần học và  bi kịch về thân phận con người. Tác phẩm tổng kết tinh thần của thời đại đương thời và mọi khía cạnh của Cơ đốc giáo thời trung đại. Commedia là một trong những kiệt tác của văn học thế giới.  Mặc dù sống trước thời Phục hưng (Renaissance), nhưng Dante được coi là một trong  những người mở đầu và là đại biểu xuất sắc của trào lưu này.

Kết thúc thời Trung cổ- mở đầu thời Phục hưng

Dante sáng tác trường ca “Hài kịch thần thánh” (La Divina Commedia, 1813-1818)trong thời gian bị trục xuất khỏi quê hương Florenz. Bản trường ca  gồm 100 đọan, mỗi đọan từ 130 đến 140  câu thơ, tổng cộng 14.226 câu thơ. Tác phẩm mở đầu với một khúc ca, tiếp đến là 3 phần: 1. Địa ngục,  2. Tĩnh tội giới,  3. thiên đàng.

Theo Dante miêu tả thì Địa ngục là một cái vực thẳm khổng lồ hình phễu ở cực Bắc cắm sâu vào tận giữa lòng trái đất và chia làm 9 khu để tra tấn 9 lọai tội nhân khác nhau. Dante lạc vào rừng , gặp báo, sư tử, chó sói. Dante cầu cứu Beatrice.  Nhà thơ được thiên sứ Virgin dẫn xuống địa ngục. Ở đây Dante  gặp Paris, Helene của thời cổ đại, gặp đôi trai gái Paolo và Francesca tư  thông bị hành hình  ở Italia năm 1289.

Ngọn núi có 7 tầng (dành cho 7 trọng tội) ở cực Nam trái đất chính là Tĩnh tội giới. Ở đây tội nhân sống trong  không khí trầm lặng của sự suy tư sám hối: lũ kiêu căng thì cúi gầm mặt xuống, lũ ganh ghét thì  mắt nhắm nghiền, lũ lười biếng phải luôn chân đi đi lại lại.  Thiên sứ Virgin dẫn Dante và một nhà thơ La Mã vào Tĩnh tội giới. Đi hết 7 tầng, Dante lên tới ngọn núi.  Beatrice hiện ra trong hào quang rực rỡ xuống đón Dante lên thiên đường.

Thiên đường có 9 tầng dành cho 9 hạng người khác nhau.  Beatrice kể những lầm lỗi  mà Dante  phạm phải. Nhà thơ thú nhận và được Mathilde dẫn tới sông Léthé tắm để quên hết sự đời. Beatrice dẫn Dante đi qua 9 tầng thượng giới. Trong lúc đi họ bàn về thần học, triết học, gặp các anh hùng, những thánh tử vì đạo. Dante bước lên chiếc thang vàng để tới bầu trời đầy sao, nhà thơ ngây ngất chiêm ngưỡng Chúa Jesus và Đức mẹ Maria, thấy mình lâng lâng bay bổng trong tình yêu của Thượng đế.

Các chi tiết ở Địa ngục, Tĩnh tội giới, Thiên đường có tính ám dụ  về tình hình chính trị thời Dante sống. 

 

Salvator  Quasimodo (1901-1968) là nhà thơ Italia.  Ông là con một trưởng ga đường sắt ở Modica.  Năm 1916, ông học trường kỹ thuật của thành  phố Parlermo, sau đó ông theo học đại học bách khoa ở  Rom.  Tại Rom ông học thêm tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh. Do hoàn cảnh kinh tế nên ông phải bỏ dở việc học.  Từ khi còn là học sinh, Quasimodo đã say mê văn học.  Tập thơ đầu tay của ông Đất và nước (Acque e terre) xuất bản năm 1930.  Thi phẩm của Qyuasimodo theo ba khuynh hướng: 1. khuynh hướng cổ Hy Lạp-La Mã (miêu tả phong cảnh, con người và dĩ vãng quê hương Sicile) với những dấu ấn cổ điển, gần như huyền thoại  2. khuynh hướng tượng trưng tìm chất thơ trong một quá khứ mong manh, thời thơ ấu coi như một Thiên đàng đã mất, cảm xúc tế nhị   3. khuynh  hướng thơ Valéry (lời thơ hết sức cô đọng, gần như ngôn ngữ toán học, tấn bi  kịch tư duy  thông qua cảm xúc của con người đứng trước vũ trụ; chỉ có thơ thuần túy  mới giải quyết được tấn bi kịch ấy và giải thoát được nhà thơ khỏi nỗi băn khoăn tư duy siêu hình).  

Nhà thơ và nhà chính trị

Theo Quasimodo, nhà thơ phải dùng tài năng của mình để tham gia vào cuộc đấu tranh trong xã hội hiện đại.  Trong lễ nhận giải thưởng Nobel văn học, ông nói về đặc tính nghệ sĩ của nhà thơ:

-   Thi sĩ là kẻ không theo lề lối thông thường và không chịu chui vào cái vỏ của thứ văn minh học giả hiệu đầy những tháp canh phòng thủ...  Anh ta chuyển từ thơ trữ tình sang hùng ca để nói về thế giới và những khổ đau trên thế giới thông qua con người, bằng lý trí và tình cảm.  Thi sĩ do vậy, trở thành một nguy cơ.  Nhà chính trị nhìn nhận tự do văn hóa đầy nghi kỵ và thông qua lối phê phán công thức, hành động sáng tạo là vừa tốn thời gian, vừa vô tác dụng trong xã hội.

Ông chỉ ra sự quan tâm của thi sĩ, của nhà chính trị:

-   Thi sĩ quan tâm đến trật tự nội tâm của con người.  Nhà chính trị thì lo sắp xếp con người vào vòng trật tự...   Nhà chính trị có tự do không?  Không.  Trên thực tế, những đẳng cấp bao vây ông ta quyết định số phận xã hội...  Cách phòng thủ dễ nhất của ông ta là hạ thấp khái niệm văn hóa.

LỜI BÌNH:   Theo nhà phê bình văn học Anh thế kỷ 19, Matthew Arnold, nền văn minh phương Tây là kết quả của sự hợp lưu giữa hai dòng chảy văn hóa Hebraic (Kinh Thánh) và Cổ Điển.  Chính người Hy Lạp  (Griechen) có những cống hiến quan trọng cho lịch sử Cổ Đại, người La Mã  (Roemer) vay mượn nhiều yếu tố của văn hóa Hy Lạp trong quá trình xây dựng nền văn hóa của mình. Ngày nay, chúng ta xem người La  Mã gần như bình đẳng trong sự hình thành di sản cổ điển.  Nền văn hóa La Mã có tính logocentric, nghĩa là tập trung vào văn viết:  truyền đạt và phổ biến thông tin, tư tưởng qua các văn bản viết.  Nhiều văn bản thần học, văn học viết được các tu sĩ, giáo sĩ Tây Âu sao chép bằng tiếng La tinh. Qua các bản sao chép  trên da cừu này, chúng ta có thể biết được tính đa dạng, phong phú của văn hóa viết thời La Mã cỗ đại (altes Rom). Ngày nay chúng ta ngạc nhiên khi biết, tới 50% nam giới thuộc giới thượng lưu và truing thời La Mã cổ đại biết đọc biết viết.  Ở các Trường ưu tú, sinh viên học để trở thành viên chức chính phủ, luật sư, nhà văn theo trường phái tả thực (nay ta gọi là văn học hiện thực).  Chính quyền thành bang, Hoàng đế, nhà giàu đứng ra bảo trợ nhà trường.  Hệ thống giáo dục rộng mở, vững chắc của La Mã cổ đại là cơ sở cho văn học viết phát triển.   Khi ra trường, sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng viết cao, rất thông thạo nội dung các bản văn của thời cổ đại Hy Lạp-La Mã.  Người La Mã cỗ đại thích xem bi, hài kịch Hy Lạp.

Italia ngày nay là một bán đão nhô ra biển Địa Trung hải. Miền đất với phong cảnh tuyệt đẹp là nguồn cảm hứng cho những văn nghệ sĩ tài ba sáng tạo nên những kiệt tác nổi tiếng.  Thành bang La Mã (Rom) khi xưa nay là thủ đô Cộng hòa Italia.      Người Italia cởi mở dễ gần. Họ ngưỡng mộ những người lang bạt kỳ hồ, nổi tiếng là những người yêu nghệ thuật. Họ rất chú ý tới vẻ bề ngoài, luôn thể hiện một hình ảnh tao nhã và có văn hóa (la bella figura).

*

Dante có may mắn, khi còn trẻ được học một người thầy có kiến thức uyên bác là Brunetto Latini và thầy đã truyền cho Dante niềm say mê văn chương, Dante rất tôn sùng thơ Virgilius. Ngoài văn chương, Dante còn ngiên cứu thần học, triết học, thiên văn học.  Dante là người có kiến thức của một nhà bác học vạn năng, người uyên bác bậc nhất ở thời đại ông. Những kiến thức uyên bác của Dante đã được đưa vào trong tác phẩm Thần khúc.  Các chi tiết ở Địa ngục, Tĩnh tội giới, Thiên đường có tính ám dụ  về tình hình chính trị thời Dante sống.  Trong tác phẩm Thần khúc , Dante trình bày ý thức, niềm tin tôn giáo, quan điểm triết học thời Trung cổ. Điều này chính là cầu nối hiện tại với văn hóa thời Phục hưng sau này. Engels (Ănghen) nhận xét:

-  Dante là một người khổng lồ, là nhà thơ cuối cùng của thời Trung cổ, đồng thời là nhà thơ đầu tiên của thời đại mới (thời Phục hưng).

Tiếp nối truyền thống thi ca Italia, thi phẩm của Quasimodo toát ra nỗi buồn hiu quạnh, diễn tả bằng một ngôn ngữ chọn lọc, tế nhị, điêu luyện, biến hiện thực gần thành huyền thoại. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai và cuộc kháng chiến chống phát xít, Quasimodo dùng lời thơ giản dị hơn, ấm áp hơn để gần con người hơn trong những tập thơ  Đời đâu phải là mộng (La vita non è sogno, 1949) và Trái đất vô song (La terra impareggiabile,1958).  Ông được trao giải Nobel văn học năm 1959 vì thơ trữ tình đầy trí tuệ của ông phản ánh thực tế bi thảm của thời đại chúng ta với tính sinh động cổ điển.

Nguồn: http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/vanhoc_tacpham.asp?TPID=12436&LOAIID=21&LOAIREF=1&TGID=2093

Thông tin truy cập

63729446
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
27540
22198
63729446

Thành viên trực tuyến

Đang có 1156 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website