Kiến thức chuyên ngành: có hiểu biết cơ bản về Văn học Việt Nam và tiếng Việt. Có kiến thức cơ bản về Văn học dân gian Việt Nam, Lịch sử Văn học Việt Nam và một số nền văn học lớn trên thế giới, về lý luận và phê bình văn học, về một số trào lưu văn học hiện đại....
CHUẨN ĐẦU RA HỆ ĐẠI HỌC
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ
(Ban hành theo quyết định của Hiệu trưởng)
A. CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC VĂN HỌC
1. Trình độ kiến thức:
§ Cử nhân ngành Văn học, chương trình giáo dục Văn học được trang bị có hệ thống các khối kiến thức sau:
§ Kiến thức tổng quát: khối kiến thức giáo dục đại cương thuộc khối ngành khoa học nhân văn.
§ Kiến thức chuyên ngành: có hiểu biết cơ bản về Văn học Việt Nam và tiếng Việt. Có kiến thức cơ bản về Văn học dân gian Việt Nam, Lịch sử Văn học Việt Nam và một số nền văn học lớn trên thế giới, về lý luận và phê bình văn học, về một số trào lưu văn học hiện đại và phương pháp nghiên cứu văn học hiện đại, về những kiến thức nền tảng của Ngôn ngữ học.
§ Kiến thức bổ trợ: tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng….
2. Năng lực nhận thức, tư duy/ Kỹ năng thực hành:
Cử nhân ngành Văn học, chương trình giáo dục văn học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hóa với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. những kỹ năng đó bao gồm:
§ Khả năng ngiên cứu và giảng dạy Văn học Việt Nam.
§ Kỹ năng phê bình văn học.
§ Kỹ năng viết báo, biên tập báo chí, xuất bản.
§ Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính, lưu trữ văn bản, làm việc nhóm, tổ chức các cuộc họp, sự kiện.
3. Phẩm chất nhân văn:
Cử nhân ngành văn học, chương trình giáo dục văn học được đào tạo theo mục tiêu vừa hồng vừa chuyên, có kiến thức vững vàng và những phẩm chất nhân văn tốt đẹp.
§ Trung thành với tổ Quốc, tự hào về dân tộc.
§ Năng động, tự tin, có trách nhiệm, nghiêm túc trong công việc, hòa đồng, cấu tiến.
§ Có ý thức phục vụ cộng đồng và giữ gìn phẩm chất đạo đức của người trí thức.
4. Vị trí làm việc và cơ hội học lên trình độ cao hơn:
4.1. Vị trí làm việc:
Cử nhân ngành văn học, chương trình giáo dục văn học có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:
§ Làm công tác giảng dạy và nghiên cứu văn học ở trường đại học và trung học phổ thông, các viện, trung tâm nghiên cứu.
§ Làm phóng viên, biên tập viên ở các cơ quan báo chí, nhà xuất bản.
§ Làm công việc văn phòng ở các cơ quan văn hóa và kinh tế
4.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
Cử nhân ngành văn học, chương trình giáo dục văn học có thể học lên bậc sau đại học ( thạc sỹ, tiến sỹ), các ngành phù hợp và ngành gần như: Văn học Việt Nam, Lý luận văn học, Hán nôm, Ngôn ngữ học, Văn hóa học, Việt Nam học, châu Á học…
B. CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NGÔN NGỮ HỌC
1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân ngành Ngôn ngữ học, chương trình giáo dục Ngôn ngữ học được trang bị có hệ thống các khối kiến thức sau:
§ Kiến thức tổng quát: khối kiến thức giáo dục đại cương thuộc khối ngành khoa học nhân văn.
§ Kiến thức cơ bản: các kiến thức Ngôn ngữ học đại cương, Ngữ âm học, Từ vựng học, Ngữ pháp học, Phong cách học, một số kiến thức văn học, Hán Nôm.
§ Kiến thức chuyên ngành: khối kiến thức chuyên về ngôn ngữ học, Việt ngữ học và văn học Việt Nam. Đặc biệt chú ý đến các phương pháp nghiên cứu và trường phái ngôn ngữ học hiện đại.
§ Kiến thức bổ trợ: tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng….
2. Năng lực nhận thức, tư duy/ Kỹ năng thực hành:
Cử nhân ngành ngôn ngữ học, chương trình giáo dục ngôn ngữ học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hóa với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. những kỹ năng đó bao gồm:
§ Khả năng vận dụng, ứng dụng kiến thức vào các công việc cụ thể, có khả năng làm việc độc lập.
§ Kỹ năng quản lý: trong lĩnh vực khoa học xã hội hoặc các lĩnh vực có liên quan.
§ Kỹ năng làm việc nhóm.
§ Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề.
§ Kỹ năng giao tiếp xã hội: mềm dẻo, hòa đồng.
§ Kỹ năng hợp tác, thuyết phục.
§ Kỹ năng thu thập thông tin và xử lý văn bản.
3. Phẩm chất nhân văn:
Cử nhân ngành ngôn ngữ học, chương trình giáo dục ngôn ngữ học được đào tạo theo mục tiêu vừa hồng vừa chuyên, có kiến thức vững vàng và những phẩm chất nhân văn tốt đẹp.
§ Trung thành với tổ Quốc, từ hào về dân tộc.
§ Có đạo đức nghề nghiệp.
§ Ý thức phục vụ cộng đồng
4. Vị trí làm việc và cơ hội học lên trình độ cao hơn:
4.1. Vị trí làm việc:
Cử nhân ngành ngôn ngữ học, chương trình giáo dục ngôn ngữ học có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:
§ Làm công tác giảng dạy và nghiên cứu Ngôn ngữ học, Việt ngữ học ở trường đại học và trung học phổ thông, các viện, trung tâm nghiên cứu.
§ Làm phóng viên, biên tập viên ở các cơ quan báo chí, nhà xuất bản.
§ Làm công việc văn phòng ở các cơ quan văn hóa và kinh tế
4.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
Cử nhân ngành ngôn ngữ học, chương trình giáo dục ngôn ngữ học có thể học lên bậc sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ), các ngành phù hợp và ngành gần như: Ngôn ngữ học, Văn học Việt Nam, Lý luận văn học, Hán nôm, Văn hóa học, Việt Nam học, châu Á học…
C. CHUYÊN NGÀNH HÁN NÔM
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC HÁN NÔM
1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân ngành Hán nôm, chương trình giáo dục Hán nôm được trang bị có hệ thống các khối kiến thức sau:
§ Kiến thức tổng quát: khối kiến thức giáo dục đại cương thuộc khối ngành khoa học nhân văn.
§ Kiến thức chuyên ngành: kiến thức về chữ Hán, chữ Nôm, Hán nôm nâng cao, kiến thức về lịch sử ngữ âm chữ Hán, chữ Nôm, ngữ pháp tiếng Hán cổ, tiếng Hán hiện đại, Âm vận Việt Nam ( Lý, Trần, Lê – Mạc, Tây Sơn – Nguyễn, Hán văn Trung Quốc ( Tiên tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh), lịch sử cổ - trung đại Trung Quốc, triết học cổ - trung đại Trung Quốc, tư tưởng Nho giáo, đạo giáo, Phật giáo, Lịch sữ khoa cử và quan chế, thể loại văn học cổ - trung đại Việt Nam, Trung Quốc, tiếng Hán hiện đại, tin học tiếng Hoa, báo chí tiếng Hoa.
§ Kiến thức bổ trợ: tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng….
2. Năng lực nhận thức, tư duy/ Kỹ năng thực hành:
Cử nhân ngành Văn học, chương trình giáo dục Hán nôm được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hóa với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. những kỹ năng đó bao gồm:
§ Khả năng vận dụng, ứng dụng kiến thức vào công việc cụ thể: sưu tầm, xử lý, nghiên cứu di sản Hán nôm, thao tác thực hiện và xử lý văn bản bằng tiếng Hoa trên máy tính, viết báo bằng tiếng Hoa, khả năng phiên dịch văn bản tiếng hán cổ, tiếng Hán hiện đại, khả năng thông dịch cơ bản tiếng Hoa.
§ Kỹ năng làm việc nhóm.
§ Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề.
§ Kỹ năng giao tiếp xã hội.
§ Kỹ năng hợp tác, thuyết phục.
3. Phẩm chất nhân văn:
Cử nhân ngành Hán nôm, chương trình giáo dục Hán nôm được đào tạo theo mục tiêu vừa hồng vừa chuyên, có tri thức vững vàng và những phẩm chất nhân văn tốt đẹp.
§ Trung thành với tổ Quốc, tự hào về dân tộc.
§ Năng động, tự tin, có trách nhiệm, nghiêm túc trong công việc, hòa đồng, cầu tiến.
§ Có đạo đức nghề nghiệp, trung thực, khéo léo trong cách ứng xử.
§ Có ý thức phục vụ cộng đồng , hài hòa giữa quyền lợi cá nhân và tập thể và giữ gìn phẩm chất đạo đức của người trí thức.
4. Vị trí làm việc và cơ hội học lên trình độ cao hơn:
4.1. Vị trí làm việc:
Cử nhân ngành Hán nôm, chương trình giáo dục Hán nôm có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:
§ Làm việc ở các cơ quan nghiên cứu Hán nôm.
§ Làm việc cho các cơ quan, công ty nước ngoài nói tiếng Hoa.
§ Làm báo tiếng Hoa.
§ Dịch thuật tiếng Hán cổ, tiếng Hoa.
§ Biên tập viên ở các cơ quan, báo đài.
§ Giảng dạy ở trường trung học, cao đẳng, đại học.
§ Giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
§ Làm việc ở các cơ quan bảo tồn, bảo tàng, các cơ quan văn hóa.
4.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
Cử nhân ngành Hán nôm, chương trình giáo dục Hán nôm có thể học lên bậc sau đại học ( thạc sỹ, tiến sỹ), các ngành phù hợp và ngành gần như: Hán nôm, Ngôn ngữ học, Văn học Việt Nam, Lý luận văn học, Văn hóa học, Việt Nam học, Hán nôm , châu Á học…ở trong và ngoài nước.