09102024Wed
Last updateMon, 07 Oct 2024 12am

Cảm hứng xuân trong thơ chữ Hán Ức Trai

Nguyen TraiXưa nay người ta nói nhiều về thơ Nôm của Nguyễn Trãi, nổi bật vẫn là hình ảnh mùa xuân hiện ra thật phong phú, tươi trẻ và sống động. Nếu trong thơ Nôm Nguyễn Trãi “mùa xuân được cảm nhận như là biểu tượng của vẻ đẹp hoàn mỹ, hoàn chỉnh, phổ biến” thì còn một mùa xuân suy tư và ẩn ức, có vẻ già cỗi hơn, riêng tư hơn, chất chứa những nỗi niềm sâu lắng bàng bạc trong dòng thơ chữ Hán của ông.


Hành trình tinh thần của một nhà thơ

Hoang Hung

1. “Người thơ phong vận như thơ ấy” - hành trình thơ và đời Hoàng Hưng

Ròng rã suốt một năm đi dọc sông Dương Tử để quên đi bệnh tật và lo âu, Cao Hành Kiện đã hoàn tất Linh Sơn, kiệt tác đưa ông đến giải thưởng Nobel danh giá. Trước đó gần ba trăm năm, lang thang trên con đường sâu thẳm tìm kiếm vẻ đẹp tinh thần Nhật Bản, Basho trở thành hành giả - thi nhân, người mà đến nay vẫn được xem là biểu tượng cho sức sống kỳ diệu của thơ Haiku, của hồn thiền Nhật Bản.

Mùi sách

Có lần, tôi được một người bạn sống ở nước ngoài tặng vài món quà nhỏ, trong đó có hũ thủy tinh đựng nến thơm, một món đồ xinh xắn không có gì đặc biệt. Một buổi tối mất điện, tôi mang hũ nến ra đốt và dần cảm nhận một mùi thơm thoang thoảng, không phải mùi hương hoa mà là một thứ mùi lạ lùng lại rất thân quen, gợi nhớ một điều gì rất xưa cũ.

Lúc đó tôi mới nhìn lại nhãn dán trên hũ nến. Đó là loại nến có mùi hương của … sách bọc bìa da thuộc, loại sách quý được đóng bằng kỹ thuật kinh điển, thường nằm trong các tủ sách giới thượng lưu hoặc là loại sách cổ lưu truyền nhiều đời trong một gia đình bình thường. Nhà tôi chỉ có vài cuốn sách như vậy, bằng tiếng Pháp, để lại từ thời ông ngoại còn làm ở sở Hỏa xa Đông Dương trước năm 1945. Mùi hương đó có mùi giấy cũ, mùi da thuộc và một chút mùi vani, mùi trà cũ… là những gì tôi cảm nhận. 

20210102 4

Việc nghiên cứu và kinh doanh mùi hương của sách ở nước ta nghe có vẻ lạ lẫm, nhưng thế giới, nhất là phương Tây, đã đi rất xa trong chuyện này. Ở Anh có một viện mang tên “Viện Số hóa khảo cổ học” đã làm chuyện độc đáo là thu lại mùi từ những cuốn sách cổ thế kỷ XIII tại hai thư viện của Anh và Mỹ rồi tổ chức triển lãm cho khách đến thăm ngửi mùi.

Họ lấy mùi bằng cách đặt sách trong hộp kín 72 giờ, thổi khí tinh khiết vào và thu mùi hương, xong phân tích thành phần hóa học của nó rồi mô phỏng lại. Một số công ty nước hoa và làm nến thơm nắm bắt ngay ý tưởng này, cho ra lò các sản phẩm của mình cho dân “mọt” ngửi mùi sách.  Có nơi còn tạo mùi hương lấy cảm hứng từ một tác giả cụ thể, như một người ở Mỹ kể rằng đã được mẹ anh tặng cho một cây nến  Charles Dickens  có mùi quýt, mùi cây bách xù và đinh hương. Tất nhiên, anh ta là một con mọt sách sống ở một đất nước nhiều người thích đọc sách.

Hình ảnh người mua sách ấp cuốn sách vào mặt hít mùi sách mới rất dễ bắt gặp đâu đó ở nhà sách, đường sách. Vậy sách có mùi gì? Tôi nhớ sách thường có mùi thơm nhẹ như vani, có khi có mùi chua nhẹ. Người ta nghiên cứu rằng giấy làm từ gỗ có chứa chất clignin, một hóa chất có liên quan mật thiết với vanillin là hợp chất tạo ra hương vani.

Ở Anh, từ một cuốn sách cổ xuất bản năm 1928, người ta ngửi thấy một phần của cuốn sách này là một trong tám mùi không xác định, bao gồm mùi sô cô la, mùi lửa than, mùi... nhà trọ cũ, mùi chợ cá, mùi vải lanh, bã cà phê, nước xốt và cà ri. Ở nhiều nơi, người ta cảm thấy mùi sôcôla là phổ biến nhất. Sau đó là mùi cà phê, mùi cà ri, gỗ và mùi than củi. Sách trong một nhà thờ ở Anh có mùi gỗ, khói, đất, vani, mùi mốc, hạnh nhân, mùi cay nồng, dược liệu, hoa, trái cây, mùi bánh mì, cam quýt, mùi chua, và mùi kem...

Chắc chắn mùi của sách ở châu Âu khác mùi sách ở xứ nhiệt đới. Cuốn sách trong căn nhà ẩm thấp hay thiếu vệ sinh dễ hình thành mùi của sách. Sách càng cũ càng có mùi riêng. Mùi sách có được còn từ những thói quen của người đọc sách. Có ai ăn vặt khi đọc không? Có ai đã làm đổ rượu, hút tẩu, hay vừa đọc vừa nấu bếp đốt bằng củi? Có cuốn sách nào được dùng đế... chống chân ghế hoặc đập con ruồi, con muỗi hay con gián không? Có ai ép lá thuộc bài, cánh hoa hồng hay cánh hoa phượng không? Tất cả đều tạo nên hương của sách.

Vậy sách ở Việt Nam có mùi gì? 

Thập niên 1940, khi giấy in khan hiếm, người ta dùng giấy dó in sách, vậy sách bằng giấy dó có mùi gì? 

Sau năm 1975, giấy in sách dùng giấy tái chế có mùi gì? Trong trí nhớ, tôi nghĩ đó là mùi than củi khét, mùi cỏ khô, có đúng vậy chăng? Mùi sách in bằng giấy tái chế gắn chặt với thời bao cấp khốn khó, thèm đọc sách đến độ không thể tưởng tượng rằng mình có thể đọc được những cuốn sách giấy đen xỉn đến như vậy. Mua lại vài cuốn sách xưa như Đội săn của quốc vương Xtac hay Nhà nguyện Critxtốp, lại cảm thấy có mùi ẩm mốc và mùi bụi lâu năm không thoát được.  

Mùi sách gắn với những kỷ niệm. Tôi nhớ ba tôi thích vừa đọc sách vừa rít ống điếu (bây giờ gọi là tẩu). Khi giở mấy cuốn sách ba thường đọc đi đọc lại như bộ Con đường đau khổ của Alexey Tolstoi hay bộ Sông Đông êm đềm của Solokhov, thoảng qua mùi thuốc lá Gò Vấp. Tuy nhiên, khi giở ra bộ Tam Quốc Chí mà ông đọc thường xuyên thời trước 1975, lại có mùi thuốc lá nhồi Half and Half mà sau này tôi biết đó là mùi anh đào. 

Ảnh minh họa: Reuters

Những ngày hè mùa mưa tuổi nhỏ, không đi chơi được, tôi ôm bất cứ sách gì đang có để đọc. Ánh sáng ngày mưa ngoài cửa sổ không đủ nên sách được dí sát vào mắt.  Tôi nhớ nhiều cảm giác lúc đó với mùi sách ấm, hơi chua sát tận mũi. 

Tôi nghĩ, nếu có ai thích ngửi mùi sách, thật ra đó là tình yêu đối với sách mà mùi hương là chất dẫn truyền. Cuốn sách mới mua, nâng niu trên tay nhưng chưa đọc được ngay thì động tác ấp sách vào mặt để cảm nhận mùi hương là cách tiếp nhận ban đầu chóng vánh nhất. Đối với những cuốn sách xưa cũ, sách quý trong thư viện mới có, sách do người Pháp viết về Đông Dương, sách giấy dó của Tản Đà, sách L’art à Hue… mùi sách đôi khi ẩm mốc, đôi khi khô cứng hay bụi bặm…. tỏa ra mùi quá khứ, mùi thuộc địa, mùi  của những ngày xưa lạc hậu, lễ nghĩa cũ mòn… Ai đã cầm đến nhưng cuốn sách này: ông Tây thực dân? Cụ Vương Hồng Sển? Sơn Nam?... Nó đã nằm ở đây từ khi nào, lưu lạc vào Nam từ biến cố 1954, Huế 1968 hay được thu mua sau này?     

Người ta có thể đoán tuổi một cuốn sách dựa vào mùi giấy cũ in ra cuốn sách đó đang trong quá trình tự hoại dù rất chậm. Điều đó được giới bán sách cổ nghiên cứu kỹ. Trong số đó, vài người đã tìm cách làm sách cổ giả, ngoài hình thức cũ kỹ và tàn tạ bằng kỹ thuật in ấn, kỹ thuật đóng sách theo kiểu cổ điển và nhiều thủ thuật khác, họ bắt buộc cần phải tạo mùi mốc, ẩm lâu ngày, bụi và những mùi khác để đẩy tác phẩm giả mạo tinh vi của mình lên giá rất cao mà chỉ giới siêu giàu mới mua nổi. Đó là câu chuyện ở nước ngoài và biết đâu nó sẽ lan tới thị trường sách Việt!

Tôi nhớ mấy năm đầu thập niên 2000, thị trường sách khởi sắc do các công ty văn hóa tư nhân được làm sách liên kết. Sách tồn nhiều nên vài nơi bắt đầu bán sách giảm giá, đến tận kho chọn lựa. Cảm giác được bò dưới sàn xi măng lựa sách, lúc đó đã bề bộn không theo thứ tự nào, thật sung sướng. Mùi sách cũ lưu kho thoảng trong không khí, không giống lắm mùi của những tiệm sách cũ… kiểu gì cũng là những khoảnh khắc hạnh phúc, nhắc tôi nhớ tuổi nhỏ cùng anh đi mua sách ở mấy cái sạp gần khu vệ sinh công cộng trên đường Lê Lợi, và những lần tự đón đi xe lam ra chợ sách cũ Đặng Thị Nhu sau năm 1975... 

Phạm Công Luận

Nguồn: Người đô thị, ngày 08.10.2020.

Bước đầu tìm hiểu thơ đi sứ của Trịnh Hoài Đức

1. Trịnh Hoài Đức (1765-1825), thuở nhỏ tên An, tự Chỉ Sơn, hiệu Cấn Trai, người gốc Trung Quốc, một trong ba nhà thơ nổi tiếng của đất Gia Định. Ông cùng Nhữ Sơn Ngô Nhân Tĩnh, Tri Chỉ Lê Quang Định được đời tôn vinh là Gia Định tam gia. Tác phẩm của Trịnh Hoài Đức hiện nay còn Gia Định thành thông chí Cấn Trai thi tập cùng một số bài văn bia chép trong Đại Nam anh nhã tiền biên.

Nữ giới Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh - truyền thống, hội nhập và phát triển

                                                                                           Tóm tắt

            Bài viết giới thiệu những giá trị truyền thống cùng những điểm nổi bật về quá trình hội nhập và phát triển của nữ giới Phật giáo thành phố hiện nay. Ngoài ra, chúng tôi còn thảo luận thêm về những vấn đề đang đặt ra cho nữ giới Phật giáo cần được quan tâm. Hướng tiếp cận của chúng tôi trong bài viết này theo hướng tiếp cận lịch sử cũng như nghiên cứu bối cảnh, ở đây là bối cảnh đặc thù của một đô thị phát triển trước nay, để làm cơ sở phân tích, đánh giá những nội dung chính trong bài viết.

Mấy nét về văn học Việt Nam trước thế kỷ X và về bài thơ chữ Hán viết vào thế kỷ VII của người Việt Nam

I. Hiện nay chúng ta chưa biết gì nhiều hơn về văn học viết Việt Nam trước thế kỷ thứ X (trước thời Lý Trần) ([1]) ngoài vài tác giả, tác phẩm mà cố GS. Nguyễn Đổng Chi, PGS. Trần Nghĩa, PGS. PTS. Nguyễn Đăng Na, học giả Lê Mạnh Thát đã giới thiệu ([2]).

Triết lý Tarot và Truyện Kiều: từ ngây thơ đến thế giới

 

Ở phương Tây, bài Tarot là một hệ thống hình ảnh mang tính tượng trưng, ban đầu là một trò chơi, sau đó được người ta sử dụng như một công cụ bói toán để khám phá, suy tư về cuộc đời, thế giới tâm hồn của con người. Hiện nay Tarot vẫn đang rất phổ biến trên thế giới, nhưng ở Việt Nam còn chưa nhiều người biết đến, nhất là biết đến Tarot với tư cách là một cẩm nang chứa đựng triết lý về con người và cuộc đời của phương Tây, chứ không phải đơn thuần chỉ là một trò chơi hay công cụ bói toán. Lần này nhà nghiên cứu Nhật Chiêu đã kết hợp giới thiệu triết lý Tarot trong sự đối chiếu với Truyện Kiều. Đây vừa là một cách tiếp cận Tarot độc đáo, đồng thời cũng vừa là một khám phá đặc biệt trong cách nghiền ngẫm Truyện Kiều.

Vấn đề văn bản Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

 

I. “ĐẠC NGỰA BÒ VÀNG” LÀ CHUYỆN CÓ THẬT VÀ DIỄN RA Ở NGAY KINH ĐÔ

Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ được nhà soạn tuồng, nhà thơ Đào Tấn yêu quý đặt cho biệt danh  là “Hoàng Độc Thi Nhân” (nhà thơ cưỡi bò vàng). Người đời vẫn truyền tụng giai thoại cụ Thượng Trứ sau khi về hưu, đi đâu cũng thường cưỡi con bò cái vàng, đeo nhạc ngựa, sau đít bò có đeo cái mo cau, ai hỏi thì cụ kêu là để “che miệng thế gian”. Trong bài thơ nổi tiếng làm sau khi về hưu của Cụ là Bài ca ngất ngưởng cũng có nhắc đến chuyện cưỡi bò:

Lễ hội Cổ Đụng - Nét văn hoa riêng của đảo Phú Quốc

             Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam (diện tích 589,23 km²), nằm ở phía Tây Nam thuộc tỉnh Kiên Giang. Do đặc điểm cư trú ở môi trường biển nên từ lâu ngư dân Phú Quốc hình thành những tín ngưỡng mang tính đặc thù riêng. Nơi đây có nhiều tộc người sinh sống như người Việt, Hoa, Khmer, nên đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở đây phong phú, đa dạng và có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của họ.

Thơ mới Nam Bộ qua Đông Hồ

Nhà phê bình Hoài Thanh đã viết về Đông Hồ với những lời thật dễ thương:

“Từ nay, Đông Hồ sẽ chỉ ca tình yêu và tuổi trẻ. Ngòi bút của thi nhân riêng âu yếm những nỗi lòng của người thiếu nữ, khi bình yên lặng lẽ, khi phơi phới yêu đương. “Cô gái xuân” của Đông Hồ thỏ thẻ những lời đều dễ thương, những lời tuồng như lả lơi mà vẫn trong sạch. Ta thấy trong lời nàng cả cái êm dịu, cả cái mơn trớn, vuốt ve của tình ái. Nghe nàng nói lòng nào không xiêu. Nhất là khi nàng kể cảnh ái ân trên bãi biển ta khó có thể không cùng nàng mơ tưởng đến những cảnh ấy. Đông Hồ là người thứ nhất đã đưa vào thi ca Việt Nam bát ngát của tình yêu dưới trăng thanh trong tiếng sóng.”

Văn miếu HÀ NỘI và SUNGKYUNKWAN SEOUL – Hai thiết chế một con đường

          Đông Á, một vùng kinh tế năng động của thế giới, đã và đang hiện diện rạng rỡ và bừng sáng bởi bước chuyển mình mạnh mẽ nền kinh tế và sự huyền nhiệm của sắc màu văn hóa được ngưng tụ, kết tinh trên từng gương mặt, được chuyển hóa, thẩm thấu qua từng cách sống cư dân. Đông Á không chỉ có sự năng động của đời sống hiện đại, ở đó còn có cả một kho tàng tri thức bản địa được trao truyền từ thưở ban mai của khai sáng dân tộc.

Tiểu thuyết lịch sử- một khuynh hướng nổi bật trong văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ đầu thế kỷ XX

Cuộc xâm lăng của thực dân Pháp có tác động lớn đối với xã hội Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng. Cùng với việc thay đổi diện mạo văn hoá xã hội là sự thay đổi diện mạo của nền văn học. Những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XIX, nền văn học dân tộc chứng kiến sự tan rã của nhiều quan niệm văn học trung đại. Tuy thế, một quan niệm văn học cho thời kỳ cận hiện đại vẫn chưa được xác lập một cách vững chắc. Văn học đang dò dẫm tìm lối đi trước những ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn học Phương Tây, đặc biệt là văn học Pháp, và một nền văn học không mấy xa lạ là văn học Trung Quốc. Song song với sự đổ vỡ của nền văn học cũ về nội dung, hình thức, thể loại, văn tự, là sự hình thành một quan niệm văn học mới. Tuyên ngôn của nền văn học mới, một chừng mực nào đó được phát biểu trong lời tựa cuốn tiểu thuyết viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên xuất hiện ở Nam Kỳ, Truyện thầy Lazarô Phiền, đã nói lên quan niệm nghệ thuật mới mẻ rất khác với tiểu thuyết trung đại về cuộc sống, xã hội và con người. “Đã biết rằng dân ta chẳng thiếu chi thơ văn phú truyện nói về những đấng anh hùng hào kiệt, những tay tài cao trí cả rồi đó, mà những đấng thuộc về đời xưa, nay chẳng còn nữa. Bởi vì đó tôi mới dám bày đặt một chuyện đời nay là sự thường có trước mắt ta luôn như vậy sẽ có nhiều người lấy lòng vui mà đọc, kẻ thì cho quen mặt chữ, người thì cho đặng giải buồn một giây”(1)

Lục bát Nguyễn Duy

Là một trong số những nhà thơ làm thơ từ khi đất nước còn trong những năm tháng chiến tranh cho đến khi hòan tòan độc lập và chuyển mình thay đổi cùng thời cuộc, Nguyễn Duy luôn luôn trăn trở và luôn tìm cách đổi mới giọng điệu để thích hợp với hòan cảnh. Vốn từng “ca hát quá nhiều về tiềm lực”, lúc cần thiết phải thay đổi, Nguyễn Duy sẵn sàng trở thành người vận động mọi người “đánh thức tiềm lực”, sẵn sàng làm những “câu thơ tuẫn tiết” khi không còn “rưng rưng”, không thể “tình tang phiêu lưu”.

Tính dân dã của địa danh Nam Bộ

Tính dân dã của địa danh Nam Bộ

                                                                                                            (Lê Trung Hoa, Kiến thức ngày nay, số 930, 10-6-2016, tr.7-9 và tr.74-76)

1. Một đặc trưng khá nổi rõ của địa danh Nam Bộ là tính dân dã. Tính dân dã được thể hiện do nhiều nguyên nhân. Chúng ta có thể khái quát các nguyên nhân sau.

2.1. Nhiều danh từ chung trở thành địa danh

   Trong địa danh Nam Bộ có khá nhiều đơn vị bắt nguồn từ danh từ chung:

2.1.1. Tên các giao lộ trở thành địa danh

Chủ nghĩa siêu thực và Xuân Thu nhã tập

 (Trích luận văn thạc sĩ)

Mở đầu

1. Chủ nghĩa siêu thực là sản phẩm của môi trường thẩm mỹ hiện đại, trong đó, tác phẩm không còn thẳng tắp, một chiều, không còn du dương, dễ nghe như trước, mà dung chứa sự phức tạp, đa chiều của một nhân loại bị đấu tranh sinh tồn ám ảnh. Người nghệ sĩ tìm đến sáng tạo nghệ thuật như là tìm một nơi trú ẩn trước đời sống hiện thực, trước sự tàn phá của trí tuệ và logic truyền thống. Vì vậy, muốn nắm bắt được tác phẩm siêu thực nói riêng, chủ nghĩa hiện đại nói chung, nên hiểu, nên quen với môi trường thẩm mỹ hiện đại.

Tư liệu Hán Nôm và nghiên cứu lịch sử văn hóa thời Mạc

Sáng ngày 10-4-2016, tại Phòng A.214, Văn phòng Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Bộ môn Hán Nôm đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Tư liệu Hán Nôm và nghiên cứu lịch sử văn hóa thời Mạc” do diễn giả PGS.TS. Đinh Khắc Thuân (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) trình bày với sự tham gia của các thầy cô thuộc Bộ môn Hán Nôm, học viên Cao học cùng sinh viên ngành Hán Nôm.

Về bài tựa sách "Thiền tông chỉ nam" của Trần Thái Tông

l

              Rất tiếc do binh lửa, thiên tai nên quyển luận thuyết triết lý Thiền tông chỉ nam không còn. Hiện chỉ còn lại bài Tựa của sách mà người đời sau khắc in chung trong Khoá hư lục của cùng tác giả. Không hiểu tại sao trong cuốn sử Phật giáo viết bằng tiếng Pháp Le Bouddhisme en Annam des origines au XIIIe siècle của Trần Văn Giáp và sau đó ít lâu trong cuốn Việt Nam Phật giáo sử lược (1942) của Mật Thể đều khẳng định “sách còn truyền đến ngày nay”. Việc sách còn hay mất không thuộc phạm vi bài viết này (dù cho đến nay vẫn chưa tìm thấy). Có điều, tài liệu cũ cho biết người xưa đã đánh giá rất cao “Ôi! Tâm của các Đức Phật ở cả trong này, sao không in thành sách để chỉ dạy cho hậu thế” như lời của Trúc Lâm đại sa môn mà tác giả sách có ghi lại trong bài Tựa; hay như Mật Thể đã xem nó là “báu vật trong vườn Thiền Việt Nam” (Việt Nam Phật giáo sử lược).

Xuân của nhân duyên

Không phải ngẫu nhiên mà mùa xuân được xem là mùa của duyên tình. Con người tin rằng linh khí giao hoà của đất trời là thời khắc lý tưởng để cầu xin và hy vọng một mối lương duyên tốt đẹp. Niềm tin sâu xa ấy không phải tự nhiên mà có. Nó tựa vào các thần thoại, huyền tích và những phong tục tập quán cổ xưa trên thế giới.